Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng hiệu quả từ 7 loại thảo dược
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Xông mũi trị viêm mũi dị ứng là cách được rất nhiều người bệnh áp dụng nhờ đem đến hiệu quả cao trong cách điều trị. Đường thở của người bệnh được thông thoáng và dễ thở, người bệnh ngủ ngon hơn, nhờ đó quá trình điều trị viêm mũi dị ứng cũng khả quan hơn. Đặc biệt người bệnh còn có thể dùng các loại thảo dược tự nhiên xung quanh để làm bài thuốc xông mũi vừa an toàn, tiết kiệm và lại đem đến hiệu quả vô cùng tuyệt vời.
Xông mũi trị viêm mũi dị ứng từ thảo dược có hiệu quả không?
Viêm mũi dị ứng khiến cho niệm mạc mũi bị sưng tấy, phù nề nên mới gây ra các triệu chứng khó thở, đau buốt lên tới tận đầu đồng thời gây ra các kích ứng khiến người bệnh hắt xì liên tục. Các dịch nhầy trong mũi cũng là nguyên nhân khiến đường thở bị bít tắc, gây khó thở khi nằm thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm.
Xông mũi có tác dụng làm loãng dịch nhầy giúp đường thở được thông thoáng hơn hẳn. Ngoài ra, hơi nóng bốc lên dưới dạng sương mù giúp cấp ẩm cho vùng niêm mạc làm giảm cảm giác bị kích thích và các triệu chứng sưng mạch máu trong khoang mũi.
Ngoài ra, khi kết hợp với một số loại tinh dầu từ các thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm cũng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm sưng tấy cho vùng niêm mạc mũi nhanh chóng. Vì vậy có thể nói, phương pháp xông mũi trị viêm mũi dị ứng tại nhà hoàn toàn đem đến hiệu quả tốt mà người bệnh nên thử áp dụng.
Cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng từ thảo dược
Các cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng đều tận dụng những loại thảo dược tự nhiên xung quanh với cách làm khá đơn giản mà lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong điều trị bệnh này. Người bệnh có thể tham khảo các cách làm dưới đây để tự thực hiện tại nhà giúp các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng được thuyên giảm nhanh chóng.
Cách 1: Dùng lá bạc hà
Lá bạc hà là loại thảo dược có mùi hương rất dễ chịu. Trong tinh dầu của bạc hà có chứa hoạt chất chống viêm rosmarinic acid có khả năng làm sạch khoang mũi nhanh chóng. Các hoạt chất khác như menthol, menthyl acetat cũng có tính chất kháng khuẩn chống viêm mạnh giúp ức chế loại bỏ các vi khuẩn và chống viêm nhiễm niêm mạc mũi hiệu quả
Nguyên liệu: Một nắm lá bạc hà
Cách làm
- Bạc hà đem rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Cho bạc hà vào một ấm nước sôi vài phút.
- Trùm khăn và xông hơi trong 15 phút.
Liều dùng: thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần, liên tiếp trong 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng nghẹt mũi sẽ được thuyên giảm ngay sau đó.
Cách 2: Dùng lá ngải cứu
Theo Đông y, ngải cứu là thảo dược tính ấm, vị đắng, mang đến công dụng điều hòa khí huyết, kháng khuẩn và giảm đau nhức cho vùng niêm mạc mũi. Hàm lượng flavonoid có trong ngải cứu được biết đến với tác dụng chống viêm nhiễm, dị ứng làm bền thành mạch máu. Vì vậy lá ngải cứu thường được ứng dụng làm bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà tuy đơn giản nhưng cho kết quả rất tốt.
Nguyên liệu: 20g ngải cứu, 1 miếng giấy nhỏ.
Cách làm
- Ngải cứu rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Đem phải cứu phơi trong 5 – 10 tiếng rồi giã nát
- Dùng một miếng giấy nhỏ cuốn lá ngải cứu vừa giã vào theo hình điếu thuốc.
- Đốt một đầu điếu “thuốc” ngải cứu vừa cuốn rồi đưa lên gần mũi để xông hơi.
- Có thể hơ các huyệt đạo từ 1 đến 5 trên đỉnh đầu.
Liều dùng: Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần để làm giảm các triệu chứng ngẹt mũi, khó thở khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.
Cách 3: Dùng lá trầu không
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, có khả năng trừ độc tiêu viêm, diệt trừ vi khuẩn, giảm đau nhanh chóng. Các nghiên cứ cũng cho thấy trong lá trầm không có đến 85% độ ẩm có tác dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi và thông thoáng đường thở, đồng thời ức chế sự sản sinh các vi khuẩn ở niêm mạc mũi cực kỳ hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không
Cách làm
- Lá trầu rửa sạch,ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Đun sôi lá trầu với một ít nước, đợi có khói bốc lên thì nhanh tay bắc xuống.
- Trùm một chiếc khăn trên đầu và xông hơi trong 10 -15 phút
Liều dùng: Tùy tình trạng viêm mũi dị ứng mà thực hiện 1- 2 lần/ ngày. Thực hiện liên tục trong 7- 10 ngày để điều trị bệnh chấm dứt hoàn toàn.
Cách 4: Dùng cây giao
Cây giao chữa viêm mũi dị ứng là bài thuốc quen thuộc được sử dụng nhiều trong dân gian. Cây giao là loài cây thuộc họ xương rồng có tính mát, vị cay, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giải độc cực tốt. Các hoạt chất cycloeucalenol, euphorginol, taraxasteryl aceta đều là những chất kháng sinh cực mạnh cũng đem đến tác dụng ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn, virus gây viêm mũi dị ứng.
Nguyên liệu: 1 vài cành giao
Cách làm
- Cành giao cắt khúc, rửa sạch,ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Cho cành giao vào ấm đun, nên để cành cây ở miệng ấm để nhựa chảy xuống dưới đáy ấm khi bốc hơi lên sẽ đưa các tinh đến mũi hiệu quả.
- Khi nước sôi để nước cạn một chút rồi đặt mũi cần vòi ấm để xông hơi từ 20- 30 phút.
Liều dùng: Thực hiện 2- 3 lần/ ngày, chỉ sau 2 tuần người bệnh sẽ thấy những chuyển biến rõ rệt trong bệnh viêm mũi dị ứng.
Cách 5: Hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc còn có tên dân gian là hoa cứt lợn, có màu vàng cam sặc sỡ thường mọc nhiều ở các khu đất trống. Tuy hoa có mùi khá hôi nhưng chiết xuất tinh dầu của nó lại khá thơm, dạng đặc và có chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, ngăn ngừa dị ứng, giảm sung tấy, phù nề như: Geratocromen, caryophyllen, cadinen, demetoxygeratocromen… Vì thế có thể thận dùng hoa ngũ sắc làm thuốc xông hơi trị viêm mũi dị ứng rất tốt.
Nguyên liệu: 1 nắm hoa ngũ sắc tươi
Cách làm
- Hoa ngũ sắc rửa sạch,ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Đun sôi hoa với 1 lít nước đợi sôi bốc nhiều hơi thì bắc xuống.
- Nếu dùng ấm đun thì cuốn một thành hình phễu, đầu to hướng về vò ấm và đầu nhỏ lên mũi rồi bắt đầu xông trong 20 phút hoặc tới khi nước nguội.
Liều dùng: Mỗi ngày 1 lần, thực hiện trong 10- 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh dần biến mất.
Cách 6: Dùng tỏi
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc mà nhà nào cũng có. Hoạt chất Allicin trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ các vi khuẩn một cách hiệu quả, ngăn ngừa viêm nhiễm nơi niêm mạc mũi, từ đó giúp điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng.
Nguyên liệu: 3 – 5 tép tỏi tươi.
Cách làm
- Tỏi bóc vỏ, đập dập
- Cho trực tiếp vào tô nước sôi rồi trùm khăn lên đầu xông hơi trong 5 – 10 phút
Liều dùng: Mỗi ngày 1 lần, tuy nhiên chỉ nên thực hiện vào buổi tối.
Cách 7: Dùng lá lốt
Các nghiên cứu cho thấy trong tinh dầu của lá lốt có các hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn mạnh cực mạnh. Nhờ đó dùng lá lốt xông hơi sẽ làm ngưa ngăn sự lây lan và viêm nhiễm ở niêm mạc mũi đồng thời hạn chế được tình trạng bội nhiễm do viêm mũi dị ứng kéo dài.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt
Cách làm
- Lá lốt rửa sạch,ngâm qua với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
- Đun sôi khoảng 1 lít nước rồi cho lá lốt và đun thêm khoảng 5 phút.
- Cho thêm một vài hạt muối hột rồi khuấy đều cho tan
- Trùm khăn lên đầu và xông hơi trong 5- 10 phút
Liều dùng: Mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 7- 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm rõ rệt.
Một số lưu ý khi xông hơi mũi trị viêm mũi dị ứng
Các bài xông hơi trên đây vừa dùng cho bệnh viêm mũi dị ứng hoặc điều trị bệnh viêm xoang đều đem đến hiệu quả rất tốt. Người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 7- 10 ngày để thấy được dấu hiệu khả quan trong cách điều trị này. Tuy nhiên đây là các bài thuốc được dân gian truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng, vì vậy có thể sẽ không phù hợp với một số cơ địa nên bạn cần lưu ý khi sử dụng.
Ngoài ra, để đảm bảo việc xông hơi có hiệu quả và an toàn người bệnh cũng nên chú ý một số vấn đề sau
- Rửa sạch các nguyên liệu trước khi xông hơi bằng nước muối loãng bởi chúng có thể dính một số chất độc hại không tốt cho cơ thể.
- Nên vệ sinh mũi bằng nước muối trước khi xông hơi để đem đến kết quả tốt hơn.
- Để mặt cách nồi xông khoảng 20 – 30cm để tránh gây nóng rát, bỏng mặt.
- Nên chuẩn bị một chiếc khăn tay để lau nước mũi chảy ra, hoặc xì mũi để các dịch nhầy chảy ra hết nhưng nhớ thật nhẹ nhàng.
Dù xông hơi mũi có đem đến hiệu quả trong việc làm thông thoáng đường thở nhưng bạn không nên vì vậy mà quá lạm dụng phương pháp này. Xông hơi đem đến tác dụng ngay lập tức nhưng lại có thể làm người bệnh bị “nghiện” và phụ thuộc vào phương pháp này khiến bệnh dù tiến triển sang mãn tính cũng không hề phát hiện được. Chưa kể xông hơi quá nhiều và không đúng cách còn có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương nặng nề hơn.
Xông hơi mũi trị viêm mũi dị ứng chỉ là phương pháp phù hợp với những người mới chớm bệnh hoặc giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Vì thế nếu thấy trong 7 ngày thực hiện phương pháp này mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp khám và điều trị phù hợp hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!