Viêm mũi dị ứng có lây không? Làm sao phòng ngừa?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không?

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Mẹ bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bị ngứa mũi và hắt hơi: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

6 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi cực hay giúp nhanh khỏi bệnh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị an toàn

Viêm mũi dị ứng thời tiết: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh thường gặp, tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại có tính chất dễ tái phát nhiều lần khiến bé mệt mỏi và khó chịu. Điều trị bệnh này nếu không đúng hướng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của bé.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là gì

Tình trạng bé hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, quấy khóc nhiều về đêm do ngạt mũi rất có thể là biểu hiện của viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Thực chất các triệu chứng này là phản ứng tốt của cơ thể nhằm chống lại các dị nguyên đang có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể bằng các phóng ra histamin gây hắt hơi. Tuy nhiên khi lượng histamin phóng ra quá mức có thể làm sưng phù niêm mạc mũi, gây viêm nhiễm chảy nước mũi hay nói cách khác chính là viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh kèm với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc

Ở trẻ sơ sinh cũng có hai dạng viêm mũi dị ứng bao gồm

  • Viêm mũi theo mùa: Tình trạng viêm mũi dị ứng chỉ xuất hiện vào một thời điểm trong năm, có tính chu kỳ nhất định. Thường là vào thời điểm giao mùa, hoặc mùa xuân thường có nhiều phấn hoa khiến bé hít phải dễ gây dị ứng hoặc khi trời chuyển sang mùa lạnh.
  • Viêm mũi quanh năm: Tình trạng viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, không có chu kỳ, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết các dấu hiệu này càng rõ nét hơn. Một dị nguyên nhỏ tác động cũng có thể là yếu tố khiến viêm mũi dị ứng tái phát.

Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh là

  • Ngứa mũi, chảy nước thường xuyên, kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nước mũi có màu trong có thể chảy giàn giụa. Nếu nước mũi màu nhầy đục có thể là dấu hiệu đã bị bội nhiễm.
  • Hắt hơi từng cơn dài liên tục,có khi tới mấy chục lần liên tiếp. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bé mới ngủ đậy hoặc tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng.
  • Ngạt mũi, khó thở khi về đêm, bé quấy khóc không ngủ do khó thở. Có khi ngạt từng lúc, có thể bị ngạt một hoặc cả hai bên.

Bên cạnh đó, với trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm còn có thể xuất hiện các triệu chứng như nhiễm trùng tai, đau tai, thở khò khè khi ngủ.

Các triệu chứng này khá giống với các triệu chứng về các bệnh hô hấp thông thường, vì vậy không ít người nhầm lẫn và chủ quan không đưa bé đi điều trị biến bệnh chuyển sang mãn tính vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng trẻ em và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh này hơn cả. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh thường không để ý. Cơ quan của trẻ sơ sinh chưa thực sự được hoàn thiện, vì vậy một yếu tố nhỏ cũng có thể gây tác động khiến bé mắc bệnh, nhất là các bệnh về hô hấp do hệ miễn dịch còn yếu kém.

viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, chủ yếu là do hệ miễn dịch bị suy yếu

Các nguyên nhân có thể gây viêm mũi dị ứng ở trẻ bao gồm

  • Thay đổi thời tiết: Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn khá non trẻ, vì vậy sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể khiến cơ thể không kịp thích ứng và gây dị ứng. Đồng thời khi thay đổi thời tiết cũng khiến độ ẩm, nhiệt độ không khí thay đổi và làm cho niêm mạc mũi kích ứng gây sưng viêm.
  • Các dị nguyên gây kích ứng: bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc, lông động vật, nấm mốc… đều là các dị nguyên có thể xâm nhập và gây kích ứng niêm mạc mũi khiến nó bị sưng viêm ngứa ngáy, chảy nước mũi.
  • Cơ địa dị ứng: Một số trẻ có cơ địa dễ dị ứng nên chỉ một tác nhân nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng trong khi cùng một môi trường mà trẻ khác không bị.
  • Do di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có bố mặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp thì con khi sinh ra có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn.
  • Bệnh đường hô hấp: Trẻ sơ sinh nếu mắc các bệnh hô hấp như viêm xoang, viêm họng hay viêm amidan sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Ở trẻ sơ sinh, bé cần nhiều thời gian để ngủ để phát triển hệ thần kinh và cảm xúc cũng như sản xuất hormone tăng trưởng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên các triệu chứng của viêm mũi dị ứng gây ra khiến bé không chỉ mệt mỏi mà còn thiếu ngủ trầm trọng. Khi khi nằm bé sẽ thấy ngạt mũi và dễ hắt hơi nhiều hơn. Đồng thời khi về đêm, nhiệt độ hạ xuống càng khiến các triệu chứng này thể hiện rõ hơn.

Việc hắt hơi ngạt mũi không chỉ khiến bé khó ngủ mà còn có thể gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ vô cùng nguy hiểm. Thiếu oxy khi ngủ có thể gây một số biến chứng não bộ và sức khỏe về sau này cho trẻ nên phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các biến chứng sau

  • Khiến trẻ chậm phát triển cả thể chất và trí não: Viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng khiến trẻ mệt mỏi, quấy khcos liên miên, chán ăn khiến cơ thể gầy đi trông thấy. Tình trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần của trẻ, bé chậm lớn, trí não cũng kém phát triển hơn các bạn cùng trang lứa.
  • Các biến chứng có thể phát sinh: Bệnh viêm mũi dị ứng nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính ở trẻ sơ sinh có thể  tiềm ẩn có nguy cơ mắc một số bệnh có liên quan đến hệ hô hấp như nhiễm trùng xoang, bệnh viêm họng, viêm tai giữa hoặc cả hen suyễn.

Như vậy có thể thấy viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến cả sức khỏe hiện tại và tương lai của trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh phải thường xuyên theo dõi bé để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh

Việc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ sơ sinh không hề đơn giản bởi với các bé dưới 6 tháng tuổi việc dùng thuốc hầu như là hạn chế bởi thận của bé còn khá yếu, tiếp nhận thuốc sớm có thể gây ra tình trạng ngộ độc vô cùng nguy hiểm. Thay vào đó các phương pháp tại nhà giúp làm thông đường thở chính là các cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh được hương tới chủ yếu.

viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh không hề đơn giản vì cơ thể bé chưa phù hợp để dùng các loại thuốc

Dùng thuốc Tây Y

Với người trưởng thành hay trẻ lớn nếu bị viêm mũi dị ứng thì sẽ được chỉ định kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn, virus có hại trong niêm mạc mũi, tuy nhiên với trẻ sơ sinh sẽ không được chỉ định thuốc này, vì thế quá trình điều trị sẽ có phần lâu hơn.

Một số loại thuốc được chỉ định dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh an toàn và ít tác dụng phụ như

  • Thuốc kháng Histamine: Có tác dụng ức chế các phản ứng phóng thích histaminm, nhờ đó cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng đáng kể. Có thể dùng cả dạng xịt và dạng uống nhưng với trẻ so sinh thường được ưu tiên dùng dạng xịt loại kháng Histamine thế hệ 2 sẽ an toàn hơn.Một số loại thuốc thường được dùng như levocitirizine, azelastine, loratadine, desloratadine, cetirizine…
  • Thuốc nhỏ mũi hay phun xịt có chứa NaCl 0,9%: Thường được chỉ định để làm sạch khoang mũi, thông thoáng đường thở nhanh chóng. Đây là loại thuốc nhỏ mũi phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh, phụ nữ co thai hay người lớn.

Việc dùng thuốc cho trẻ nhỏ tốt nhất nên có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ để tránh một số tác dụng phụ hay ngộ độc. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự kê đơn thuốc hay đung sai liều lượng đã được bác sĩ chỉ định vì đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của trẻ.

Các phương pháp điều trị tại nhà

Các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng chủ yếu là làm sạch mũi giúp đường thở được thông thoáng, giảm kích ứng ở niêm mạc nhờ đó các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở nhanh chóng được thuyên giảm. Bên cạnh đó, một số ít biện pháp chữa viêm mũi dị ứng tại nhà vẫn được chứng minh là mang lại hiệu quả điều trị triệt để bệnh, an toàn cho trẻ nhỏ. Trong số đó có bài thuốc nam gia truyền hơn 150 năm tuổi từ dòng họ Đỗ Minh.

Bài thuốc là công trình nghiên cứu trải dài qua 5 đời lương y nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chắt lọc tinh hoa của YHCT kết hợp cùng phương pháp chữa bệnh hiện đại để mang đến liệu trình an toàn cho trẻ nhỏ. Được biết, phương pháp chữa bệnh viêm mũi dị ứng của Đỗ Minh Đường cũng chính là bí quyết đã giúp Dv Thanh Tú khỏi bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính hàng chục năm trời. Đây cũng là bài thuốc được giới thiệu trên chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” của VTV2, số phát sóng ngày 29/02/2020.

[THAM KHẢO] VTV giới thiệu bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang an toàn từ Đỗ Minh Đường

  • Liệu trình bài thuốc: Kết hợp 3 loại thuốc để tạo nên cơ chế khép kín, tác động 2 chiều điều trị từ gốc đến ngọn. Bên cạnh đó, thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để trẻ phát triển toàn diện, kháng lại sự tái tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
  • Kết hợp hơn 50 thảo dược sạch: AN TOÀN luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi chữa bệnh viêm mũi dị ứng cho bé. Về điểm này, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đảm bảo 100% nam dược làm thuốc đều là thảo dược sạch từ vườn nhà của đơn vị phát triển. Các thảo dược đều được chăm sóc kỹ lưỡng đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, chiết xuất dược tính, phối hợp nhuần nhuyễn để phát huy cao nhất hiệu quả. Bài thuốc này còn được đánh giá cao bởi sự thân thiện, lành tính với mọi thể trạng người bệnh từ trẻ nhỏ,  phụ nữ có thai, người cao tuổi…
Bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường an toàn cho bé
Bài thuốc viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường an toàn cho bé

Cách sử dụng: Là thuốc nam nhưng bài thuốc Đỗ Minh Đường chữa viêm mũi dị ứng được điều chế sẵn thành các chế phẩm, cách sử dụng dễ dàng, tiện lợi như thuốc tây nên mẹ có thể an tâm điều trị tại nhà cho bé.

  • Với thuốc cao: Mẹ lấy cao pha cùng nước ấm, khuấy tan hết rồi cho bé uống khi còn ấm
  • Thuốc xịt: Lắc nhẹ rồi xịt trực tiếp vào niêm mạc mũi của trẻ.
  • Thuốc viên hoàn: Cho bé uống trực tiếp, nếu trẻ còn quá nhỏ, mẹ có thể nghiền thuốc thành bột, pha với nước ấm để bé uống từ từ.

Lưu ý, với mỗi tình trạng, cơ địa và độ tuổi khác nhau, lương y sẽ đưa ra phác đồ và linh hoạt liều lượng, loại thuốc cho phù hợp. Mẹ nên đưa bé đến trực tiếp để được lương y thăm khám tại địa chỉ: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh, HCM.

[pr_middle_post]

Bên cạnh bài thuốc đặc trị bệnh viêm mũi dị ứng cho bé Đỗ Minh Đường, bố mẹ có thể tham khảo thêm một số cách giúp làm  giảm  triệu chứng khó chịu của con trẻ dưới đây:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là sản phẩm vệ sinh phù hợp với mọi đối tượng, kể cả với trẻ sơ sinh nên mẹ hoàn toàn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho con. Tuy nhiên việc làm sạch mũi cho bé cũng phải chú ý vì có thể làm xước niêm mạc mũi khiến các tổn thương nặng hơn.

viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi và an toàn cho trẻ sơ sinh

Phụ huynh có thể tham khảo các bước vệ sinh mũi cho bé hợp lý dưới đây

  • Bước 1: Nên đặt trẻ nằm trên giường để dễ nhỏ mũi hơn. Để đầy bé nghiêng sang một bê, kê đầu bằng khăn hoặc gối mỏi mỏng, thấp. Có thể quàng thêm khăn vào cổ để tránh tình trạng nước muối chảy ngược làm bẩn người.
  • Bước 2: Cố gắng giữ bé nằm im rồi bắt đầu nhỏ mũi cho trẻ. Đưa đầu chai thuốc nhỏ khoảng 1- 2 giọt vào mũi đợi cho dịch mũi loãng ra, lấy tăm bông thấm sạch rồi mới nhỏ tiếp. Làm từ từ lần lượt để mũi bé sạch dịch nhầy hoàn toàn.
  • Bước 3: Dùng khăn mềm lau sạch lại mũi bé.

Các thao tác thực hiện thật nhẹ nhàng, vì nếu làm quá nhanh chóng có thể vô tình làm tổn thương niêm mạc mũi hết sức mỏng manh quá bé. Ngày thực hiện phương pháp này từ 3-4 lần sẽ giúp đẩy hết dịch nhầy và dị nguyên trong mũi, nhờ đó bé dễ thở và ngủ ngon hơn, không còn quấy khóc và khoẻ lại nhanh chóng.

Cho bé bú nhiều hơn

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi việc uống nước khá hạn chế nên tốt nhất mẹ nên cho bé bú nhiều hơn. Cung cấp nước cho cơ thể giúp tăng khả năng làm loãng dịch nhầy trong mũi. Đồng thời khi sức đề kháng yếu, bé quấy khóc mất sức thì việc tăng cữ bú sẽ giúp bé được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng để tăng sức đề kháng hiệu quả.

Kê gối cao hơn khi ngủ

Nếu trẻ bị ngạt mũi nặng thì phụ huynh có thể kê gối cao hơn khi ngủ để bé dễ ngủ hơn, hạn chế tình trạng nghẹt mũi khiến bé không đủ oxi trong lúc ngủ. Tuy nhiên phụ huynh cần chú ý về cách đặt gối để không gây ra một số biến chứng khác có liên quan.

viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Kê gối cao giúp trẻ bị viêm mũi dị ứng dễ thở hơn, nhờ đó ngủ ngon giấc hơn

Phụ huynh nên chọn loại gối mềm, thấm hút mồ hôi, có độ dày 1 – 2mm cho trẻ dưới 4 tháng tuổi, có chiều rộng bằng vai bé hoặc rộng hơn một chút nhằm bảo vệ cổ, cột sống trẻ. Đặt gối sâu về sát gáy,  hơi ngửa ra sau khoảng 10 – 15 độ là tư thế giúp bé dễ thở hơn và có giấc ngủ ngon nhất.

Dùng máy làm ẩm không khí

Không khí khô hanh cũng khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng của bé nặng hơn. Vì vậy phụ huynh có thể đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng bé vui chơi hay ngủ sẽ giúp mũi của bé dễ chịu hơn rất nhiều. Để tốt hơn cho mũi, mẹ cũng có thể cho vào máy tạo độ ẩm một vài giọt tinh dầu tràm trà hay tinh dầu sả cũng giúp thông thoáng mũi, diệt khuẩn trong phòng ngủ của bé hiệu quả.

Hít tinh dầu

Với trẻ sơ sinh nên hạn chế dùng phương pháp xông hơi hay nhỏ trực tiếp nước ép một số loại thảo dược vì có thể gây dị ứng hay tổn thương niêm mạc. Thay vào đó phụ huynh có thể cho bé hít trực tiếp tinh dầu cũng có tác dụng làm thông đường thở, diệt trừ các vi khuẩn virus trong mũi rất tốt.

Mẹ chỉ cần nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào khăn sữa rồi đễ gần mũi cho bé hít vài lần sẽ thấy các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở nhanh chóng thuyên giảm.

Tốt nhất các phương pháp này bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để có cách thực hiện an toàn và đảm bảo sức khoẻ cho bé tốt nhất.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng là một vấn đề về hô hấp, vì thế không quá khó để có thể phòng ngừa tình trạng này. Phụ huynh cần chú ý chăm sóc sức khoẻ bé để tăng cường sức khoẻ cho hệ miễn dịch, nhờ đó tăng cường phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị mắc viêm mũi dị ứng hiệu quả.

viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh
Giữ môi trường sống sạch sẽ, không có bụi bẩn là cách tốt nhất để phòng tránh viêm mũi dị ứng

Các vấn đề mà phụ huynh cần chú ý bao gồm

  • Đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ thoáng mát, không có bụi bẩn hay nấm mốc, đặc biệt là những khu vực bé thường xuyên vui chơi.
  • Hạn chế nuôi động vật như chó mèo vì lông của chúng có thể tăng cường gây kích ứng mũi khiến trẻ mắc viêm mũi dị ứng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với một số loại hoa vì có thể hít vào phấn hoa gây kích ứng niêm mạc.
  • Giữ vệ sinh thân thể cho bé để tránh các vi khuẩn, virus hay các dị nguyên có thể bám vào và gây bệnh. Hạn chế để bé đưa tay lên mắt, mũi miệng.
  • Với trẻ hơn 6 tháng tuổi có thể cho bé uống nhiều nước, tập ăn dặm với rau xanh, hoa quả tươi, thịt để bổ sung vitamin, đạm và chất xơ cần thiết cho sự phát triển.
  • Giữ ấm cho trẻ trước khi ra ngoài. Đặc biệt là khi trời lạnh.
  • Tập cho bé đeo khẩu trang để tránh các tác nhân có thể gây dị ứng từ bên ngoài.
  • Dùng nước muối sinh lí để vệ sinh mũi cho bé hằng ngày.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh sẽ không quá nguy hiểm nếu có thể sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho con.

Cùng chuyên mục

12 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà an toàn hiệu quả

12+ cách trị viêm mũi dị ứng dân gian tại nhà an toàn hiệu quả

Các loại thảo dược tự nhiên như hoa ngũ sắc, cây tầm ma, lá ngải cứu, tỏi, hoa ngũ sắc,...có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối và cách thực hiện đúng nhất

Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người dùng cải thiện nhanh tình trạng bệnh và sớm khôi phục lại...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam hiệu quả lành tính

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam là phương pháp thường được người bệnh ưu tiên áp dụng bởi nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản mà lại...

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị dứt điểm

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trường hợp để bệnh kéo dài, phát triển...

Viêm mũi dị ứng quanh năm và cách chữa không tái phát

Viêm mũi dị ứng quanh năm khiến người bệnh thường xuyên hắt hơi sổ mũi, thậm chí có thể gây ra nghẹt mũi mãn tính hay viêm xoang mãn tính...

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng và cách thực hiện đúng nhất

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng thường được dân gian sử dụng để điều trị bệnh khi mới khởi phát, các biểu hiện còn đơn giản và chưa chuyển...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn