Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn là do đâu? Nên làm gì?

Viêm da dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Giải Đáp

Viêm da dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng da trẻ bị sưng đỏ, ngứa ngáy, bong tróc. Các triệu chứng của bệnh thường khởi phát ở trẻ từ 5 tuổi đến giai đoạn dậy thì. Viêm da dị ứng ở trẻ em nếu không được kiểm soát kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ. Do đó ba mẹ cần lưu ý và thận trọng khi trẻ gặp phải tình trạng này.

Viêm da dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị
Viêm da dị ứng ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng da trẻ bị sưng đỏ, ngứa ngáy, bong tróc

Viêm da dị ứng ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Viêm da dị ứng ở trẻ em là một trường hợp viêm da mãn tính, các triệu chứng bệnh lý có xu hướng khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường như: Phấn hoa, khói bụi, lông động vật, côn trùng, thực phẩm gây dị ứng, thời tiết, sữa,…

Khi tiếp xúc trực tiếp với các các tác nhân gây dị ứng, da trẻ sẽ xuất hiện các tổn thương như phát ban, nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó, những mụn nước sẽ nổi ở vùng da bị tổn thương hoặc da dị không ráp, bong tróc vảy. Những biểu hiện này thường khởi phát và biến mất đột ngột.

Vị trí xuất hiện các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em và trẻ sơ sinh như sau:

  • Ở trẻ sơ sinh: Các triệu chứng viêm da dị ứng thường xuất hiện tập trung ở vùng da mặt, da đầu, khủy tay, đầu gối.
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Tổn thương da do viêm da dị ứng thường xuất hiện ở cổ tay, bàn tay, bên trong khuỷu tay, xung quanh miệng, đầu gối và hai bên cổ.

Ngoài ra, những triệu chứng viêm da dị ứng cũng có thể không giống nhau ở mỗi trẻ, tuy nhiên bệnh lý thường xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như:

  • Da bị khô và bong tróc vảy
  • Gây ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội
  • Nổi các sẩn đỏ ngứa và sưng nhẹ
  • Vùng da bị tổn thương sẽ dày hơn các vùng da lân cận
  • Các sẩn đỏ thường sẽ nổi cộm trên da và tiết dịch nếu bị trầy xước
  • Da trở nên sần sùi, nhất là ở mí mắt, mặt và xung quanh tai.
Viêm da dị ứng ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết
Các sẩn đỏ thường sẽ nổi cộm trên da và tiết dịch nếu bị trầy xước

Các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em thường giống với các bệnh viêm da khác. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da trẻ, ba mẹ nên chủ động đưa con mình đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định các phương pháp điều trị hợp lý.

Việc chủ quan, không chăm sóc đúng cách và điều trị sẽ dẫn đến tình viêm da bội nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ em

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm da dị ứng cũng như viêm da dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, các bác sĩ chuyên khoa nhận thấy bệnh lý có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình mắc các bệnh về cơ địa như hen suyễn, các bệnh viêm da, viêm da dị ứng… Thì khả năng con cái mắc phải bệnh viêm da dị ứng sẽ cao hơn người bình thường.

Hệ miễn dịch bị suy giảm: Các trường trẻ bị sinh non hoặc hệ thống miễn dịch kém sẽ rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công và bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng.

Dung nạp thực phẩm gây dị ứng: Một số trẻ sẽ bị dị ứng với một vài nhóm thức ăn hoặc các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, thịt bò, đậu phộng, đậu nành, sữa,…Khi dung nạp các thực phẩm này sẽ làm khởi phát các triệu chứng viêm da dị ứng.

Một số nguyên nhân khác: Thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm, các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần kích ứng,…Cũng có thể gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ em.

Viêm da dị ứng ở trẻ em nguy hiểm không?

Các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, để tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn có thể khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ. Tình trạng này sẽ gây ra những tác động xấu như:

Viêm da dị ứng ở trẻ em nguy hiểm không?
Khi tổn thương da do viêm da dị ứng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng chán ăn, ăn kém ở trẻ

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ: Giấc ngủ đối với trẻ em vô cùng quan trọng vì sẽ giúp bé hoàn thiện hệ thống miễn dịch, giúp phát triển trí não và thể chất.

Tuy nhiên, các triệu chứng viêm da dị ứng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không sâu, không ngon giấc, nhất là về đêm các cơn ngứa sẽ bùng phát dữ dội hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Trẻ biếng ăn, mệt mỏi: Khi tổn thương da do viêm da dị ứng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng chán ăn, ăn kém ở trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị sụt cân, suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe.

Nhiễm trùng da, bội nhiễm: Thường khi bị viêm da dị ứng sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, trẻ sẽ không thể kiểm soát được phản xạ, khi chà xát hay cào gãi lên vùng da bị tổn thương sẽ khiến da bị trầy xước, chảy máu và tạo thành các vết thương hở. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây ra nhiễm trùng da, bội nhiễm.

Hoại tử da: Đây là biến chứng nặng nề nhất do bệnh viêm da dị ứng gây ra, hoại tử da khiến da trẻ rất khó phục hồi như ban đầu. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm có thể đi vào máu và gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ em

Hiện nay y học vẫn chưa có thuốc đặc trị viêm da dị ứng. Các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát thường xuyên. Đối với trẻ em, các biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, thể trạng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các biểu hiện của bệnh lý và tiền sử bệnh lý của người thân trong gia đình chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị trẻ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để xác định bệnh được chính xác nhất.

Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm dị ứng da: Khi bác sĩ nghi ngờ trẻ nghi ngờ trẻ mắc các bệnh viêm da khác sẽ tiến hành lấy mẫu da để làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nồng độ phóng thích histamin của cơ thể trẻ.

Áp dụng các biện pháp chữa viêm da dị ứng tại nhà

Thông thường, khi trẻ có các dấu hiệu viêm da, ba mẹ sẽ sử dụng các bài thuốc lá tắm và các mẹo dân gian để làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Trường hợp trẻ bị dị với các tác nhân bên ngoài môi trường như phấn hoa, côn trùng, lông động vật, bụi bẩn,…

Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ em
Nên kết hợp dưỡng ẩm sau khi tắm giúp khóa ẩm và làm giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy

Lúc này bạn nên tắm rửa vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch, nhất là khi vừa tiếp xúc với dị nguyên. Nên kết hợp dưỡng ẩm sau khi tắm giúp khóa ẩm và làm giảm tình trạng khô ráp, ngứa ngáy.

Trong khi tắm cho bé, ba mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng các sản phẩm tắm rửa, dưỡng ẩm cho bé có thành phần dịu nhẹ, có nguồn gốc từ tự nhiên, không chất tạo mùi hương. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn sản phẩm chuyên dùng cho da của trẻ.
  • Tắm không quá 15 phút và tắm bằng nước ấm vừa phải. Việc tắm quá lâu, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm phá vỡ lớp màng lipid bảo vệ da trẻ, khiến các triệu chứng viêm da dị ứng bùng phát dữ dội hơn.
  • Dùng khăn bông mềm lau khô nước trên người trẻ, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da, kích thích các phản ứng dị ứng.
  • Tiến hành thoa kem dưỡng ẩm cho bé trong vòng 3 – 5 phút sau khi tắm.
  • Một số thảo dược được dùng tắm cho bé phổ biến như: Lá chè xanh, lá trầu không, lá sài đất,…Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về loại lá tắm phù hợp với tình trạng da của trẻ.

Sử dụng thuốc Tây 

Để kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ em hiệu quả và nhanh chóng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc uống và thuốc điều trị tại chỗ. Cụ thể như:

Các loại kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ làm dịu da sẽ được chỉ định giúp cải thiện tình trạng dị ứng ở trẻ em như: 

  • Thuốc mỡ Aquaphor
  • Kem bôi ngoài da Aveeno
  • Vaseline
  • Kem Eucerin
  • Sữa hoặc kem Cetaphil

Các loại kem dưỡng ẩm, làm dịu da cần được sử dụng cho trẻ mỗi ngày 2 lần để hỗ trợ các triệu chứng viêm da dị ứng, đồng thời cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp làm dịu da, mềm da, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Trường hợp các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu do viêm da dị ứng gây ra có xu hướng tiến triển nặng hơn. Lúc này bác sĩ có thể chỉnh định một số loại thuốc kiểm soát bệnh như:

Thuốc bôi ngoài da Steroid: Thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc bôi Steroid mỗi ngày 2 lần, thoa vào vùng da bị tổn thương sau khi đã được làm sạch. Tránh làm dụng thuốc bôi vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như mỏng da, teo da, rạn da, thay đổi sắc tố da.

Sử dụng thuốc Tây
Các loại kem dưỡng ẩm, làm dịu da cần được sử dụng cho trẻ mỗi ngày 2 lần để hỗ trợ các triệu chứng viêm da dị ứng

Nhóm thuốc kháng histamin: Các loại thuốc kháng histamin được bác sĩ chỉ định để làm giảm cơn ngứa ngáy khó chịu, cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ sau khi uống như choáng, buồn ngủ, hoa mắt,…

Một số trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng cũng có thể được bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin để phòng ngừa các triệu chứng.

Các loại thuốc kháng sinh: Đối với trẻ bị viêm da dị ứng ở mức độ nghiêm trọng, có các biểu hiện nhiễm trùng, tiết dịch mủ, chảy máu,…Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị trong thời gian ngắn để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Một số loại thuốc kháng sinh tại chỗ được dùng phổ biến: Thuốc mỡ Centany, Bactroban, được thoa mỗi ngày 2 lần để tăng cường khả năng phục hồi vùng da bị dị ứng.

Thuốc điều hòa hệ miễn dịch: Thuốc dùng theo đường uống và tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Thuốc chỉ được bác sĩ sử dụng khi các liệu pháp điều trị trên không mang lại kết quả.

Trong thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch ở trẻ. Do đó, ba mẹ cần trao đổi với bác sĩ để kiểm soát tình trạng cũng như ngăn ngừa các rủi ro.

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em thường khó điều trị hơn người trưởng thành. Vì làn da của trẻ khá nhạy cảm, sức đề kháng yếu nên cần phải thận trọng với các loại thuốc điều trị. Đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid điều trị chỗ và thuốc kháng sinh đường uống.

Nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như mỏng da, teo da, giãn mao mạch, viêm da, dày sừng nang lông,…Vì vậy, ba mẹ tránh tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng ở trẻ em  có xu hướng tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa viêm da dị ứng
Tránh mặc quần áo bó sát cho trẻ vì có thể gây ma sát da, kích thích các phản ứng dị ứng

Dưới đây là các biện pháp chăm sóc da được áp dụng phổ biến:

  • Thường xuyên cắt móng tay, móng chân để tránh để bé cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương, làm da bị trầy xước dễ gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, côn trùng, vải len, chất tẩy rửa, xà phòng,…Các yếu tố này sẽ khiến tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ bùng phát dữ dội hơn.
  • Sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ thay vì nước quá nóng hoặc quá lạnh. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm để các dưỡng chất thấm vào da được tốt hơn, tăng cường hàng rào bảo vệ làn da.
  • Lựa chọn quần thoát mát, thấm hút tốt có chất liệu từ cotton hoặc sợi tự nhiên để mặc cho trẻ. Các loại vải dày, cứng, len vì có thể gây ma sát da, kích thích các phản ứng dị ứng.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, A, C và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương da do viêm da dị ứng gây ra. Ba mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giảm tình trạng da bị khô ráp, bong tróc.
  • Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, thức ăn nhanh, đồ cay nóng,…Nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng các phản ứng viêm, ngứa, không có lợi cho sức khỏe và da của trẻ.
  • Kết hợp sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ để cân bằng độ ẩm cho da bé. Hạn chế để bé hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi.

Viêm da dị ứng ở trẻ em không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, nhưng các triệu chứng bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý của trẻ, tác động đến quá trình phát triển toàn diện. Vì vậy, ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da, nổi các sẩn ngứa ngáy, da khô ráp khó chịu. Các triệu chứng viêm da dị ứng có...

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát

Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, kiêng các thực phẩm không có lợi có sức khỏe cũng như viêm da dị ứng sẽ giúp các triệu chứng...

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, các biểu hiện của bệnh lý khiến trẻ bị ngứa ngáy, da bị khô ráp, khó chịu....

Tình trạng da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn là do đâu? Nên làm gì?

Mụn là tình trạng thường gặp, là một chứng bệnh da liễu xảy ra khi có sự thay đổi trong tuyến mồ hôi và chân lông. Da mặt đột nhiên...

Bình luận (1)

  1. Vũ tiến mạnh says: Trả lời

    Bé nhà e nó hay bi nổi nốt đỏ hay ngứa và khó chịu e k muốn mua thuốc để chữa cho e nhanh khỏi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn