Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn là do đâu? Nên làm gì?

Viêm da dị ứng ở trẻ em: Biểu hiện và cách điều trị

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Giải Đáp

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Giải Đáp

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ tổn thương da, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc và điều trị của mỗi người. Thông thường, các triệu chứng viêm da dị ứng nhẹ sẽ thuyên giảm sau 1-4 tuần. Còn với các trường hợp nặng thì đòi hỏi thời gian điều trị lâu hơn và cần nhiều đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi
Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ tổn thương da, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc và điều trị của mỗi người

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi? Giải đáp

Viêm da dị ứng là tình trạng da bị kích ứng sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: mỹ phẩm, hóa chất, thực phẩm, mủ nhựa thực vật, nọc độc côn trùng và một số dị nguyên (phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…).

Khi khởi phát, người bệnh thường sẽ bị nổi mụn nước hoặc nổi mẩn và sẩn đỏ ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể, kèm theo cơn ngứa ngáy dữ dội. Ngoài ra, da còn có thể bị khô ráp, bong tróc vẩy, sưng đỏ,… Trường hợp nặng còn khiến cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi.

Thông thường, các triệu chứng viêm da dị ứng nhẹ sẽ thuyên giảm sau 1-4 tuần. Nhưng với các trường hợp nặng, thời gian điều trị sẽ lâu hơn và cần nhiều đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi
Thông thường, các triệu chứng viêm da dị ứng nhẹ sẽ thuyên giảm sau 1-4 tuần chăm sóc và điều trị đúng cách

Ngoài ra, viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

  • Cơ địa người bệnh: Đây là yếu tố quan trọng quyết định người bệnh bị viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi. Thông thường, người có cơ địa khỏe mạnh sẽ hồi phục vết thương rất nhanh. Nhưng nếu bạn là người có thể trạng yếu, vùng da tổn thương sẽ mất một thời gian dài để có thể lành lại.
  • Mức độ tổn thương da: Mức độ tổn thương da cũng là yếu tố chi phối đến quá trình khỏi bệnh của người bị viêm da dị ứng. Với những trường hợp nhẹ, bệnh sẽ khỏi sau 1-4 tuần. Riêng với những vùng da bị kích ứng và tổn thương nặng, thời gian điều trị sẽ lâu hơn và cần đến sự can thiệp của y tế.
  • Thời điểm chữa trị: Với những người phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khôi phục rất nhanh làn da và sức khỏe ban đầu. Nếu để bệnh kéo dài và trở nặng mới chữa trị thì tình trạng viêm da dị ứng sẽ rất lâu mới hồi phục và còn có thể để lại sẹo, thâm gây mất thẩm mỹ.
  • Cách chăm sóc: Cách chăm sóc da sẽ tác động rất lớn đến thời gian khỏi bệnh của người bị viêm da dị ứng. Thực hiện đúng cách sẽ khống chế tốt tình trạng dị ứng, rút ngắn được thời gian điều trị, giúp bệnh nhanh phục hồi hơn.
  • Phương pháp điều trị: Là một trong những yếu tố chính và đóng vai trò quyết định tình trạng viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi. Đối với người chọn đúng phương pháp điều trị, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng và hết sau vài tuần. Nhưng nếu chọn cách chữa trị không phù hợp, tình trạng viêm da không những không hết mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét, nhiễm trùng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bị viêm da dị ứng nếu có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị và phục hồi làn da bị tổn thương. Ngược lại, dung nạp các thực phẩm có tính kích ứng cao sẽ khiến da dễ lỡ loét, viêm nhiễm nặng hơn và sưng mủ trên vết thương.

Các biện pháp giúp viêm da dị ứng nhanh khỏi

Ngay khi bị viêm da dị ứng, người bệnh cần làm sạch ngay vùng da bị tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ đi các vi khuẩn và dị nguyên bám bên trên. Đồng thời, thực hiện một số biện pháp dưới đây để tình trạng viêm da dị ứng nhanh khỏi.

1. Xác định nguyên nhân gây dị ứng và loại bỏ chúng

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây viêm da dị ứng có thể đến từ thực phẩm, hóa chất, mỹ phẩm, thời tiết, nọc độc côn trùng và một số dị nguyên (bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…). Người bệnh cần xác định chính xác tác nhân gây dị ứng và loại bỏ chúng ngay lập tức để khống chế bệnh kịp thời, ngăn được các tổn thương lan rộng và rút ngắn được thời gian điều trị.

Nếu người bệnh không cách ly kịp thời với các yếu tố gây dị ứng sẽ khiến da bị lỡ loét, tổn thương nghiêm trọng, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng và bội nhiễm. Điều này sẽ gây khó khăn và trở ngại lớn cho quá trình hồi phục và làm lành vết thương của người bị viêm da dị ứng.

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp cung cấp cho cơ thể các hoạt chất có lợi, giúp các triệu chứng viêm da dị ứng thuyên giảm nhanh chóng và sớm tái tạo lại làn da mới.

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh

Một số loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung vào thực đơn là:

  • Các loại trái cây giàu vitamin
  • Các loại rau giàu chất xơ
  • Thực phẩm giàu omega
  • Thực phẩm giàu kẽm
  • Ngũ cốc nguyên kẽm

Bên cạnh đó, người bị viêm da dị ứng nên tránh những thực phẩm sau đây:

  • Các thực phẩm muối chua
  • Một số loại thịt đỏ: thịt bò, thịt gà,…
  • Các loại hải sản: tôm, cua, ghẹ, ốc,…
  • Các loại đậu: đậu nành, đậu phộng, đậu tương,…
  • Những loại thực phẩm có nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt có gas,…
  • Các thực phẩm có khả năng kích ứng cao: rượu bia, thuốc lá,…

3. Bảo vệ da đúng cách

Người bị viêm da dị ứng thường có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng hơn người bình thường nên đòi hỏi người bệnh cần có biện pháp bảo vệ da đúng cách. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, bụi bẩn,… mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ sẽ khiến da tổn thương ngày càng nhiều, gây ra các vết loét và có nguy cơ bị nhiễm trùng trên diện rộng.

Một số biện pháp bảo vệ da mà người bị viêm da dị ứng nên áp dụng là:

  • Luôn giữ cho vùng da bị tổn thương sạch sẽ và thoáng mát, tránh những hoạt động khiến da đổ nhiều mồ hôi.
  • Không dùng tay chà xát hoặc gãi mạnh lên vùng da bị dị ứng nếu không muốn chúng sưng viêm và nhiễm trùng.
  • Sử dụng kem chống nắng hoặc viên uống chống nắng để bảo vệ da tốt hơn khi ra đường.
  • Dùng ô, mũ hoặc áo khoác khi đi dưới trời nắng để giảm thiểu tối đa tác hại từ tia cực tím và bụi bẩn.

4. Dùng mẹo dân gian

Ngoài những biện pháp trên, người bị viêm da dị ứng có thể dùng mẹo dân gian để cải thiện nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp, tróc vẩy, nổi mẩn,… giúp da nhanh chóng phục hồi và sớm tái tạo lại làn da mịn màng vốn có.

Dùng hành hoa để chữa viêm da dị ứng

Hành hoa là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình. Ngoài dùng làm gia vị trong các món ăn thì hành hoa còn được tận dụng để chữa các bệnh lý về da, đặc biệt là viêm da dị ứng.

Người ta tìm thấy trong hành hoa có các hoạt chất pectin, zeaxanthin và flavonoids, có tác dụng rất tốt trong việc chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B1, C, K và Collagen có khả năng làm lành vết thương và tái tạo da mới hiệu quả.

Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi
Hành hoa có thể chữa các bệnh lý về da, đặc biệt là viêm da dị ứng.

Chuẩn bị:

  • 100gr hành hoa
  • 1 thìa muối
  • 1 lít nước lọc

Cách thực hiện:

  • Hành hoa sau khi mua về thì loại đi những lá sâu và hư hỏng, cắt bỏ phần rễ và rửa sạch với nước.
  • Dùng dao cắt hành hoa thành từng khúc nhỏ có độ dài khoảng 5cm.
  • Cho nước lọc vào nồi đun sôi, sau đó thêm muối và hành hoa vào, chờ nước sôi lần nữa thì tắt bếp.
  • Đợi nước nguội bớt thì lấy rửa lên vùng da bị viêm da dị ứng. Nên rửa sạch vết thương trước bằng nước ấm để tăng hiệu quả điều trị.
  • Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn mềm lau khô.
  • Thực hiện 1-2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

Dùng lá chè xanh để chữa viêm da dị ứng

Dùng lá chè xanh để chữa viêm da dị ứng là mẹo dân gian đơn giản nhưng lại cho kết quả điều trị cao. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà mà không tốn quá nhiều thời gian.

Trong lá chè xanh có chứa Tanin, Flavonol và các vitamin A, B2, B3, B5, C có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm dịu da, đẩy nhanh quá trình phục hồi vùng da bị tổn thương do viêm da dị ứng gây ra. Ngoài ra, nó còn chứa hoạt chất EGCG có khả năng giảm sưng, đẩy lùi ngứa ngáy, đau rát, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá chè xanh rửa sạch, đem đi ngâm với nước muối để loại sạch bụi bẩn và vi khuẩn còn tồn tại bên trên.
  • Cho nước vào nồi nấu xôi. Sau đó vò nát lá chè xanh và thả vào nấu trong 10 phút. Có thể thêm vào một ít muối rồi tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu và chờ cho nước nguội bớt thì đem đi tắm, dùng phần bã chà lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả chữa trị.
  • Tắm lại lần nữa bằng nước sạch để loại đi phần lá còn xót lại trên cơ thể.
  • Áp dụng 2 lần/ngày vào sáng và tối, sau 1-2 tuần các triệu chứng viêm da dị ứng sẽ thuyên giảm dần.

Dùng lá khế để chữa viêm da dị ứng

Trong Đông Y, lá khế có tính bình, vị chua, có công dụng giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và lợi tiểu nên được dùng để chữa viêm da dị ứng. Người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn và đúng cách thì sau vài tuần các triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy hoặc tróc vẩy gần như sẽ biến mất hoàn toàn, sớm trả lại làn da nguyên bản.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá khế vào chảo sao vàng thì tắt bếp. Nhớ đảo đều tay để lá khế vàng đều và không bị cháy.
  • Chờ lá khế bớt nóng thì bọc vào khăn mềm và áp lên vùng da bị viêm da dị ứng.
  • Khi lá khế nguội hẳn thì tán thành bột mịn và đắp lên vùng da bị tổn thương.

Sử dụng mẹo dân gian đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện thì mới đạt hiệu quả cao. Tránh nôn nóng mà sử dụng sai cách hoặc quá lều sẽ dễ xảy ra các phản ứng phụ không đáng có, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

5. Sử dụng thuốc tây

Đối với các trường hợp viêm da dị ứng nặng hoặc đã dùng các biện pháp điều trị khác mà các triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên sử dụng thuốc tây. Đây là cách làm cho hiệu quả nhanh và kết quả cao nhưng bệnh nhân chỉ được dùng khi có sự cho phép của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng tại nhà nếu không muốn xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Đối với các trường hợp viêm da dị ứng nặng, bác sĩ thường cho người bệnh sử dụng thuốc tây

Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ kê đơn là:

  • Thuốc kháng Histamine: Phenergan, Benadryl,.. có tác dụng ức chế các tác nhân gây dị ứng, cải thiện cơn ngứa ngáy, giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý.
  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Betamethasone, Hydrocortisone, Fluticason,… có khả năng chống viêm, kiểm soát tốt tình trạng viêm da dị ứng, đẩy lùi được bệnh hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp da bị nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu bị bội nhiễm.
  • Thuốc bôi Tacrolimus: Thường được chỉ định trong trường hợp viêm da dị ứng nghiêm trọng, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc bôi Tacrolimus thường kèm theo phản ứng phụ teo da, mỏng da nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc Cyclosporin: Dành riêng cho người trưởng thành và được kê trong trường hợp người bị viêm da dị ứng đã sử dụng nhiều loại thuốc không hiệu quả.
  • Kem dưỡng ẩm: Thường được dùng trong trường hợp da bị khô ráp, tróc vẩy. Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, tái tạo lại lớp hydro lipid giúp da mềm mại và mịn màng hơn.

Lời khuyên cho người bị viêm da dị ứng

Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương vì có thể khiến da bị lỡ loét, nhiễm trùng, bội nhiễm, gây khó khăn cho quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
  • Tránh xa các dị nguyên gây dị ứng, khi bắt buộc tiếp xúc cần mang đồ bảo hộ hoặc có dụng cụ che chắn phù hợp.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp tình trạng viêm da không lan rộng và kiểm soát tốt các triệu chứng dị ứng.
  • Nên dưỡng ẩm da mỗi ngày với các sản phẩm lành tính và an toàn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn các loại kem dưỡng ẩm phù hợp, giúp da nhanh chóng mịn màng trở lại.
  • Không sử dụng dầu gội, sữa tắm,… có tính khử cao vì có thể gây thêm kích ứng cho da. Thay vào đó hãy chọn những loại có nguồn gốc thiên nhiên và không có hóa chất để sử dụng hàng ngày.
  • Tránh tắm nước quá nóng (trên 32 độ) hoặc quá lạnh vì có thể làm cho cơn ngứa ngáy bùng phát dữ dội, khiến da bị khô ráp, bong tróc. Cũng không nên tắm quá lâu, thời gian tắm tốt nhất cho người bị viêm da dị ứng là 5-10 phút.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, kẽm, chất xơ,… Đặc biệt, tránh xa các tác nhân có thể khiến tình trạng viêm da dị ứng tồi tệ hơn như hải sản, rượu bia, chất kích thích,…
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe giúp bệnh nhanh hồi phục và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát lại.
  • Khi phát hiện có dấu hiệu bị viêm da dị ứng, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp giúp bệnh nhanh khỏi.

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi?” cũng như là các biện pháp cải thiện bệnh hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp ích cho mọi người trong công tác điều trị và phục hồi nếu chẳng may mắc phải. Chúc mọi người luôn khỏe!

Cùng chuyên mục

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, các biểu hiện của bệnh lý khiến trẻ bị ngứa ngáy, da bị khô ráp, khó chịu....

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát

Viêm da dị ứng kiêng ăn gì để phòng bệnh tái phát

Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, kiêng các thực phẩm không có lợi có sức khỏe cũng như viêm da dị ứng sẽ giúp các triệu chứng...

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng đặc trưng bởi tình trạng tổn thương da, nổi các sẩn ngứa ngáy, da khô ráp khó chịu. Các triệu chứng viêm da dị ứng có...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn