Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ?

Đối với trẻ chậm nói ngoài việc điều trị bằng các phương pháp âm ngữ trị liệu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu thì bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một vấn đề không thể bỏ qua. Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ, nhanh bật âm? Xin mời quý bậc phụ huynh tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng đóng vai trò gì đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ?

Theo các chuyên gia, trẻ chậm nói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do khả năng nói đến chậm, dị tật bẩm sinh vùng miệng lưỡi, các vấn đề tâm lý như cha mẹ bỏ bê, không quan tâm, mắc các bệnh lý nguy hiểm về não bộ.

Ngoài ra, một nguyên nhân mà ít ai ngờ đến đó chính là thiếu hụt dưỡng chất trong thai kỳ, cụ thể là chất Axit folic, thiếu chất này không chỉ khiến mẹ bị thiếu máu mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ sau khi được sinh ra chẳng hạn chậm nói, nói không rõ lời, tư duy kém.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ
Bổ sung đủ chất giúp trẻ phát triển thể chất và ngôn ngữ hiệu quả

Qua đó chúng ta có thể nhận định việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai của người mẹ là rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ bao gồm cả khả năng giao tiếp, ngôn ngữ và phát âm.

Vì vậy, khi trẻ không may gặp chứng chậm nói, ngoài việc điều trị bằng liệu pháp thì các bậc phụ huynh cần lưu ý đến chế độ ăn uống, nên xây dựng cho trẻ một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học để giúp con cải thiện chức năng nói, sớm phát âm, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng tốt hơn.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì tốt nhất?

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày là một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ, đặc biệt là đối với trẻ chậm nói. Vậy trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ? Dưới đây là tổng hợp các nhóm chất cần thiết cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo để nắm rõ hơn.

1. Nhóm thực phẩm giàu chất Axit folic

Như đã nói ở trên, trẻ chậm nói có thể là do trong quá trình mang thai mẹ bị thiếu hụt lượng Axit folic, do đó nhóm thực phẩm đầu tiên cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ đó chính là những món ăn chứa nhiều chất Axit folic.

Những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần này được kể đến như: Bí đao, bông cải xanh, nấm, đậu Hà Lan, rau bina, măng tây, củ cải, đậu bắp, đậu khô, rau diếp cá. Các loại rau củ này không chỉ chứa nhiều Axit folic tốt cho trẻ chậm nói mà còn giúp tiêu hóa tốt, phòng ngừa táo bón, thơm ngon, dễ ăn, dễ chế biến.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì để bé phát triển ngôn ngữ
Súp lơ xanh và súp lơ trắng chứa nhiều Axit folic tốt cho trẻ chậm nói

2. Thực phẩm chứa nhiều Omega-3, Omega-6

Tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói vô cùng tuyệt vời, bổ sung đầy đủ, đúng cách, hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển trí não, cải thiện khả năng ngôn ngữ, tốt cho mắt, giúp tập trung, tăng cường trí nhớ.

Thực phẩm giàu thành phần Omega-3 và Omega-6 bao gồm cả thực vật và động vật, cụ thể như:

  • Hải sản: Hàu, tôm, mực, nghêu, ghẹ, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
  • Rau, củ, quả: Cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, quả lý chua đen, mâm xôi, dâu tây, việt quất, nho, xoài.
  • Ngũ cốc, hạt khô: Óc chó, hạt lanh, hạt chia, macca, hồ đào, gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt, lúa mạch, yến mạch.
  • Sữa: Sữa tươi, sữa chua, sữa bột công thức, các loại sữa hạt.
  • Dầu ăn: Dầu óc chó, dầu cá, dầu đậu nành, dầu đậu phộng.
  • Omega-6 có nhiều trong thịt gà và các loại hạt như bí đỏ, đậu Hà Lan, hạt hướng dương, dầu thực vật.

Ngoài những loại thực phẩm bổ sung lượng Omega-3 cho trẻ qua đường ăn nói trên, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn thêm cho con các loại Omega-3 đường uống như viên dầu cá dạng viên nang, gel mềm. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng cho bé, để tránh trường hợp xảy ra tác dụng phụ do cơ thể không hấp thụ hoặc đang mắc bệnh lý.

3. Khoáng chất và các loại vitamin

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Giúp bài tiết các kim loại nặng – đây chính là nhóm độc tố gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho não bộ. Nếu thiếu hụt hai thành phần này sẽ dẫn đến não bộ bị tổn thương, gây ra chứng chậm nói, vận động thể chất chậm chạp.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Trẻ chậm nói nên bổ sung gì – Đó chính là lượng vitamin và khoáng chất có nhiều trong quả mọng

Các loại vitamin và khoáng chất cha mẹ cần bổ sung cho trẻ chậm nói như Vitamin A, B1, B6, kẽm, magie, sắt, canxi, cụ thể:

  • Vitamin A: Lượng vitamin A có nhiều trong cà rốt, sữa, khoai lang, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh, đậu mắt đen, gan bò, xoài, dưa lưới, bí ngô, mơ khô, cà chua, cá trích.
  • Vitamin B1: Nhóm này có công dụng tốt cho trí não, thúc đẩy khả năng phát âm, tăng cường hệ miễn dịch, dễ tiêu hóa, bao gồm các thực phẩm như cá hồi, thịt gà, gan bò, bánh mì, bắp cải, các loại đậu.
  • Vitamin B6: Bổ sung đủ lượng vitamin B6 sẽ giúp kết nối các dây thần kinh tốt cho não bộ và trung ương, thành phần này có nhiều trong các loại phomai, quả bơ, đậu gà, chuối, đậu xanh, cải bó xôi, cà rốt, thịt bò, trứng, cá ngừ, cá hồi, sữa.
  • Vitamin D: Một thành phần không thể thiếu cho trẻ chậm nói đó chính là vitamin D, do đó nên bổ sung thêm các loại sữa, nước ép trái cây, ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ cho trẻ. Ngoài ra có thể thêm lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời, các loại thực phẩm chức năng, nhưng phải có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Magie và kẽm: Hai thành phần này có tác dụng giúp tăng khả năng tập trung, trí nhớ, chúng có nhiều trong các loại thịt, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hạt khô, chuối, bơ, hạnh nhân, quả đào, thịt dê.
  • Sắt: Bổ sung đủ chất sắt giúp cơ thể phát triển hệ miễn dịch, tốt cho thần kinh, thành phần này có trong những loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, trứng, gan heo, trái cây sấy khô, hến, đậu nành, nấm.
  • Canxi: Thiếu canxi sẽ khiến trẻ ngủ không ngon giấc, lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng trí não và khả năng phát triển ngôn ngữ. Do đó nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi cho trẻ như các loại sữa bột, sữa chua, sữa tươi, trứng gà, hải sản.
  • Protein: Thành phần này cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể giúp phát triển cả thể chất và trí não, thiếu protein khiến trẻ bị suy giảm trí nhớ, chậm nói, kém tập trung. Thực phẩm giàu protein bao gồm các loại đậu, các loại sữa, trứng, thịt nạc.

4. Tăng cường lượng Axit amin vào thực đơn

Bổ sung đầy đủ các axit amin sẽ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện, tốt cho bộ não, tạo cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn, năng động, tỉnh táo, đặc biệt giúp trẻ chậm nói cải thiện khả năng ngôn ngữ. Những thực phẩm chứa nhiều thành phần này được kể đến như thịt, cá, trứng, sữa, phomai, đậu lạc, hạt bí đỏ, tảo biển.

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Trẻ chậm nói nên bổ sung nhiều các loại thịt chứa chất axit amin

5. Bổ sung Phospholipid và Lecithin

Trẻ chậm nói nên ăn gì – Câu trả lời đó chính là bổ sung những thực phẩm có nhiều thành phần Phospholipid và Lecithin như lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, dầu thực vật như dầu óc chó, dầu đậu nành, dầu đậu phộng.

Bởi vì hai thành này rất cần thiết cho bộ não để duy trì hoạt động, giúp hệ thần kinh phát triển, nhớ tốt, truyền đạt tín hiệu thông tin hiệu quả, thúc đẩy khả năng nói, tăng tuổi thọ.

6. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Thành phần chất xơ tuy không tham gia trực tiếp và thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Nhưng nếu bổ sung đầy đủ lượng chất này sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện, tiêu hóa tốt, chống táo bón, hỗ trợ hấp thụ các dưỡng chất khác tốt hơn.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ được kể đến như cà rốt, bông cải xanh, củ cải đường, quả dâu tây, quả táo, quả lê, quả bơ, mâm xôi, chuối. Nếu trường hợp bé lười ăn hoa quả thì các mẹ có thể làm nước ép hoặc sinh tố để bé dễ hấp thu hơn.

Xây dựng chế độ ăn cho trẻ chậm nói cha mẹ cần lưu ý

Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện, có sức khỏe tốt, chống còi xương mà còn tốt cho trẻ chậm nói, tuy nhiên cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý, bổ sung đúng cách thì mới có hiệu quả. Dưới đây là chia sẻ một số kinh nghiệm cũng như lưu ý cho cha mẹ khi xây dựng thực đơn ăn uống cho trẻ chậm nói, cụ thể:

Trẻ chậm nói nên bổ sung gì
Ngoài chế độ dinh dưỡng cha mẹ nên quan tâm chia sẻ để giúp trẻ sớm biết nói
  • Ngoài vấn đề trẻ chậm nói nên bổ sung gì tốt nhất thì mẹ cần chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm rau củ quả, cá thịt tươi ngon, sạch đảm bảo an toàn cho con trẻ.
  • Đối với các loại rau xanh chỉ cần nấu vừa chín, không nên chế quá kỹ vì sẽ mất chất và gây hôi úng khiến trẻ không ngon miệng.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho trẻ, ngoài nước lọc mẹ có thể cho con uống thêm các loại nước ép hoa quả tươi, rau củ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, nhiều phẩm màu, chất phụ gia. Vì chúng chứa ít dưỡng chất, gây táo bón, khó tiêu, đồng thời tác động xấu đến sự phát triển của cơ thể trong đó có bộ não, khiến cho tình trạng chậm nói càng thêm nặng nề.
  • Đối với trẻ đang trong độ tuổi tập ăn thì mẹ nên tăng độ thô của thức ăn một cách từ từ và dần dần để giúp con dễ ăn và hấp thu.
  • Nên tập cho trẻ có thói quen ngủ sớm, đủ giấc để não bộ nghỉ ngơi và cơ thể phát triển khỏe mạnh, từ đó cải thiện chức năng nói.

Có thể nói chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chậm nói. Nếu cha mẹ nào có con không may gặp trường hợp này thì nên cố gắng tìm hiểu, tham khảo để nắm rõ vấn đề trẻ chậm nói nên bổ sung gì, từ đó lên thực đơn cũng như xây dựng cho trẻ một chế độ ăn hợp lý.

Song song với đó là nên quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng trẻ, thường xuyên đưa con ra ngoài đi dạo, đồng hành cùng con trong mọi hoạt động từ học tập đến những công việc hàng ngày để giúp con tự tin, cải thiện khả năng nói cũng như phát triển một cách toàn diện.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói và những điều cần biết

Cải thiện khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ, tăng cường trí nhớ, thị lực...là những tác dụng của Omega-3 đối với trẻ chậm nói. Có thể thấy Omega-3...

Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não sớm không? Giải đáp

Siêu âm có phát hiện trẻ bị bại não sớm không là câu hỏi được khá nhiều các bậc cha mẹ quan tâm. Bởi vì hiện nay tỷ lệ thai...

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bại não sống bao lâu?

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, hiện nay chứng bại não đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh gây ra nhiều...

Nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?

Trẻ tự kỷ có hay khóc không? Việc chúng ta có thể nhận biết tự kỷ qua tiếng khóc, liệu có chính xác?. Tiếng khóc được biết là phương tiện...

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì? Biểu hiện và Cách khắc phục

Đã gần 3 tuổi nhưng trẻ vẫn nói được rất ít, dù đây là thời điểm vàng có sự “bùng nổ” về mặt ngôn ngữ. Điều này, khiến các bậc...

Bệnh bại não ở trẻ: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh bại não ở trẻ để lại hậu quả, gánh nặng lớn đối với cả gia đình và toàn xã hội. Trước tỷ lệ mắc chứng bệnh gia tăng, rất...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn