Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Trầm cảm sau sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? 24 loại thực phẩm nên tránh

Phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua? Giải đáp

Sau sinh ăn hoa quả gì tốt cho mẹ và bé? Lời khuyên đúng

10+ Cách giảm mỡ bụng sau sinh lấy lại vòng eo thon gọn mịn màng

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để mau lành?

Mang thai tháng đầu nên uống sữa gì tốt cho mẹ và thai nhi

Tiêm phòng trước khi mang thai: Những thông tin cần biết

Top 15 dấu hiệu mang thai tuần đầu sau 7 ngày quan hệ phổ biến

Trẻ bại não thể múa vờn: Phương pháp điều trị & phục hồi chức năng

Theo số liệu thống kê trẻ bại não thể múa vờn có tỉ lệ mắc bệnh khá cao khoảng 15 – 20% tổng số các bệnh nhân mắc chứng bại não. Bệnh tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ, khiến trẻ dễ ngã, không giữ được thăng bằng, rối loạn vận động, ngôn ngữ. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình sinh hoạt của trẻ.

Trẻ bại não thể múa vờn là gì?

Bại não thể múa vờn hay còn gọi là loạn động, có tên khoa học là Athetoid hay Dyskinetic Cerebral Palsy. Bệnh xảy ra do các nhân vùng nền não bị tổn thương nên tác động đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Theo các chuyên gia, trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số các thể bệnh bại não. Tỉ lệ bé trai mắc nhiều hơn bé gái và chủ yếu xuất hiện khi bé được 24 tháng tuổi, ngoài ra cũng có thể mắc bệnh trước, trong và sau khi sinh cho đến 5 tuổi.

Trẻ bại não thể múa vờn: Phương pháp điều trị & phục hồi chức năng
Trẻ bại não thể múa vờn nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng liệt người

Khi mắc bệnh, trẻ thường có những triệu chứng điển hình như lực căng của cơ lúc tăng lúc giảm thất thường, cử động chậm, lộn xộn, hay rung giật, không làm chủ được hoạt động của các chi và thậm chí là cả cơ thể nên thường dẫn đến các hành động không có chủ đích.

Trẻ sinh non, mắc chứng vàng da, rối loạn đông máu thường có nguy cơ mắc chứng bại não thể múa vờn cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Nguyên nhân gây bệnh bại não thể múa vờn ở trẻ

Tương tự như chứng bại não thể thất điều, căn bệnh này vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những yếu tố cơ bản khiến cho trẻ sơ sinh dễ mắc phải căn bệnh khó điều trị này, chẳng hạn như:

  • Khi mang thai người mẹ mắc các chứng bệnh như đái tháo đường, bị nhiễm virut cúm, herpes, cytomegalovirus, nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc thạch tín, thủy ngân…dễ dẫn đến tình trạng thai nhi bị ảnh hưởng, khi sinh ra mắc các bệnh lý nguy hiểm như chậm phát triển, chậm nói, thiểu năng trí tuệ, bại não.
  • Một số bà mẹ khi mang thai có nhiều sự thay đổi nội tiết tố nên dễ bị viêm nhiễm, nấm ngứa, trường hợp không biết cách điều trị có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung. Điều này khiến cho các vi khuẩn, virut độc hại xâm nhập vào bên trong gây ảnh hưởng đến thai nhi và dễ mắc các bệnh nguy hiểm.
  • Các mẹ bầu thường xuyên lạm dụng thuốc tây y, rượu bia, chất kích thích cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trí não của trẻ sau khi sinh ra, trẻ có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ, đần độn, bại não, hội chứng down.
  • Mẹ mang nhóm máu Rh hiếm hoặc bị bại não, thiểu năng trí tuệ, khi sinh con ra trẻ có khả năng mắc chứng bại não cao, đây được gọi là gen di truyền.
  • Trong quá trình sinh con những bà mẹ không may gặp chứng khó sinh sẽ khiến con bị ngạt, chấn thương sản khoa hoặc sinh non cũng là những yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ dễ mắc bệnh bại não.
  • Trẻ nhỏ mắc các chứng bệnh như u não, xuất huyết não, viêm màng não, sốt cao do co giật cũng có khả năng mắc bệnh bại não rất cao.
  • Một số trường hợp không may bị tai nạn chấn thương sọ não, ngộ độc hơi, đuối nước, thiếu oxy khi bơi sẽ có nguy cơ khiến cho não bộ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng bại não, bại liệt, liệt nửa người.
Trẻ bại não thể múa vờn
Lạm dụng thuốc tây có thể khiến trẻ sinh ra dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến não bộ

Những triệu chứng trẻ bại não thể múa vờn điển hình

Trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn thường có rất nhiều triệu chứng điển hình, dễ nhận biết. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt. Những dấu hiệu cụ thể khi trẻ mắc chứng loạn động mà ba mẹ cần nắm rõ đó là:

1. Ở tứ chi xuất hiện sự thay đổi trương lực cơ

Biểu hiện rõ nét và cơ bản nhất khi trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn đó chính là trương lực cơ ở tứ chi tăng giảm thất thường một cách liên tục dẫn đến các hoạt động có xu hướng chậm hoặc nhanh khác nhau, thậm chí có thể bị co giật, trẻ thường không thể kiểm soát được những hành động này.

2. Trẻ giảm khả năng vận động thô

Vận động thô tức là các hoạt động như chạy nhảy, kéo đẩy, bò trườn, lăn lê, vung tay cao thấp, đá chân, leo trèo…Tuy nhiên, khi mắc chứng bại não thể múa vờn trẻ thường gặp khó khăn và bị rối loạn vận động, do đó hầu như tất cả hoạt động này đều bị hạn chế, giảm khả năng hoạt động như bình thường.

3. Có biểu hiện rung giật, múa vờn

Khi bị bại não thể múa vờn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ ngoại tháp, đây chính là nhóm tế bào thần kinh nhân xám quan trọng nằm ở vị trí đáy não. Bộ phận này có vai trò chi phối, điều khiển các cử động của tứ chi và điều hòa các trương lực cơ, tránh tình trạng tăng giảm bất thường.

Nhưng một khi hệ ngoại tháp bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các cử động của cơ thể, rối loạn vận động, cụ thể như bủn rủn tay chân, khó khăn trong việc đi lại, di chuyển chậm chạp, múa vờn hoặc múa giật, những ai không biết khi nhìn thấy sẽ rất hoang mang, sợ hãi.

Trẻ bại não thể múa vờn
Rung giật, co cứng là triệu chứng điển hình của bại não thể múa vờn

4. Không kiểm soát được hành vi

Khi mắc chứng bại não thể múa vờn trẻ nhỏ thường có những hành động không kiểm soát như: Thường xuyên chảy dãi, há hốc mồm, đầu cổ ngoái liên tục, các ngón tay chân cử động, múa vờn. Các hành vi này thường diễn ra một cách vô ý, tự nhiên, dù không muốn nhưng trẻ cũng không thể làm chủ được.

5. Trẻ bị rối loạn điều hòa cảm giác

Bại não dẫn đến một số bộ phận não bộ chịu trách nhiệm xử lý thông tin ở da, họng, mắt, mũi bị ảnh hưởng, dẫn đến sai lệch. Điều này khiến cho trẻ thường bị rối loạn điều hòa cảm giác, có thể phản ứng thái quá hoặc trơ lì.

Chẳng hạn cùng một vấn đề như té ngã hay bị đánh nhẹ nhưng trẻ bại não có thể quá nhạy cảm, khóc lóc dữ dội, thái quá. Hoặc cũng có thể không có cảm xúc, phản xạ, trơ lì dưới ngưỡng, khác hoàn toàn so với phản ứng của những đứa trẻ bình thường khác.

6. Thói quen các phản xạ đầu đời

Khi bị bại não thể múa vờn, hệ thần kinh trung ương của trẻ bị tổn thương nên dù lớn trẻ vẫn có thói quen mút tay, cầm nắm, nháy mắt, giật mình, nghẹo cổ. Do đó, đối với trẻ trên 2 tuổi những mẹ vẫn thấy những hành động này diễn ra thường xuyên thì nên đưa trẻ thăm khám sớm.

7. Rối loạn nhai nuốt, ăn uống

Không chỉ rối loạn vận động mà các vấn đề ăn uống, nhai nuốt, hấp thụ chất dinh dưỡng cũng bị ảnh hưởng khi trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn. Tình trạng trẻ thường há hốc mồm, chảy dải, miệng khó khép dẫn đến khó khăn khi cho thức ăn vào miệng, nhai hoặc nuốt.

Do đó, khi mắc bệnh, nếu trẻ gặp những trở ngại trong vấn đề nhai nuốt thì cha mẹ cần chú ý chế biến thức ăn cho trẻ bằng cách băm nhỏ, hầm nhừ hoặc xay nhuyễn đối với trẻ đang trong độ tuổi tập ăn.

Trẻ bại não thể múa vờn
Trẻ bại não thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, nhai nuốt, hấp thụ chất dinh dưỡng

8. Bất thường ở các bộ phận cơ, khớp

Bại não thể múa vờn ở trẻ thường gây ảnh hưởng đến các cơ và khớp. Trong một số trường hợp không teo cơ, ít co rút tại khớp, cơ chỉ bị trương to gây khó khăn cho việc cầm nắm, đi lại. Nhưng một số trẻ lại có nguy cơ bại liệt, có thể liệt hai chi trên, hai chi dưới hoặc cả tứ chi phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn.

9. Xuất hiện chứng động kinh, điếc nặng

Một trong những triệu chứng điển hình đáng lo ngại của trẻ nhỏ mắc chứng bại não thể múa vờn đó chính là xuất hiện chứng động kinh toàn thể hoặc động kinh cục bộ. Khi bị động kinh các cơ của trẻ sẽ bị rung giật, giật mép miệng và mí mắt.

Khi mắc bệnh bại não, các hệ thần kinh giác quan của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên một số trường hợp trẻ có thể bị điếc ở tần suất cao, không nghe được các âm thanh bên ngoài môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao tiếp, nghe nói.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bại não thể múa vờn ở trẻ

Bại não thể múa vờn không mang tính nguy hiểm chết người như các bệnh lý ung thư, tim mạch, hô hấp, tắc nghẽn phổi mãn tính…nhưng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, người bệnh thường đối mặt với những nguy cơ sau:

  • Thấp còi, nhẹ cân: Trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn không chỉ gặp khó khăn trong vấn đề vận động đi lại, mà kể cả ăn uống, nhai nuốt cũng gặp nhiều trở ngại. Chính vì vậy mà cơ thể trẻ luôn không được cung cấp đầy đủ chất, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu chất, thấp còi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng nặng.
  • Ảnh hưởng đến xương: Bại não thể múa vờn thường khiến trẻ đối mặt với tình trạng thay đổi trương lực cơ đau đớn, co giật hay động kinh khiến xương bị co rút. Điều này thường xuyên xảy ra có thể gây biến dạng xương, xương chậm phát triển, bán trật khớp, trật khớp các chi.
  • Tinh thần sa sút: Trẻ 4 -5 tuổi trở lên lúc này bé đã biết nhận thức các vấn đề, nên việc không may mắc phải chứng bại não khiến cho các hoạt động thể chất cũng như ngôn ngữ bị hạn chế gây ra sự hoang mang, hoảng loạn và chán nản cho trẻ. Kéo dài tình trạng này có thể khiến trẻ mệt mỏi, ngại tiếp xúc và giao tiếp với mọi người, lâu dần có thể mắc chứng tự kỷ, trầm cảm rất nguy hiểm.
  • Dễ mắc các bệnh tim, phổi: Theo các nghiên cứu và thống kê thì hầu hết các trẻ mắc chứng bại não nói chung và bại não thể múa vờn nói riêng thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp, tim, phổi nguy hiểm.

Cách chẩn đoán bệnh bại não thể múa vờn ở trẻ

Để điều trị bệnh có hiệu quả, trước hết cần phải xác định được nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Do đó việc đầu tiên các bác sĩ cần làm đó là chẩn đoán bệnh, đối với chứng bại não thể múa vờn, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

Trẻ bại não thể múa vờn
Siêu âm qua thóp là phương pháp chẩn đoán bệnh bại não vừa an toàn vừa mang lại kết quả cao
  • Điều tra bệnh sử: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi các câu hỏi liên quan đến quá trình mang thai và sinh đẻ của người mẹ xem có xảy ra bất thường hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm nào không? Tiếp đến là hỏi về các biểu hiện rối loạn điển hình của trẻ bao gồm vận động, ngôn ngữ, giao tiếp, ăn uống.
  • Chụp X-quang: Tức là bác sĩ sẽ chiếu chùm tia X có bức xạ năng lượng cao vào phần đầu của trẻ, các tia này có khả năng xuyên qua các mô và tạo ra hình ảnh rõ nét giúp chẩn đoán đúng bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được áp dụng để kiểm tra những rối loạn đông máu khi nghi ngờ trẻ mắc chứng bại não. Bác sĩ hoặc nhân viên sẽ làm sạch và khử trùng vị trí lấy máu, dùng kim và lấy một lượng máu vừa đủ đem đi xét nghiệm. Lưu ý, nên lấy mẫu vào buổi sáng, trước khi tiến hành lấy mẫu máu cần để trẻ nhịn ăn 4 -6 tiếng.
  • Điện não đồ: Trẻ nhỏ sẽ được gắn lên da đầu các sóng não, trên các sóng não có gắn máy đa âm, sau khi điện não đồ sẽ ghi lại toàn bộ hoạt động não bộ của trẻ. Thời gian thực hiện có thể kéo dài từ 30 – 90 phút.
  • Siêu âm qua thóp: Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò có khả năng phát ra sóng âm với tần số cao. Sau đó dùng gel thoa lên đầu dò và di chuyển trên thóp của trẻ, sau khoảng 15 – 30 phút các sóng âm dội lại từ đầu trẻ sẽ được ghi lại bởi máy tính. Dựa vào đó để phân tích và đưa ra kết luận cuối cùng.
  • Chụp cắt lớp: Phương pháp này còn được gọi là chụp CT, sử dụng nhiều tia X-quang quét lên phần đầu của trẻ theo một lát cắt ngang. Phối hợp cùng với máy tính sẽ đưa ra hình ảnh 2 – 3 chiều vị trí chụp CT.
  • Chụp cộng hưởng MRI: Đây được xem là một phương pháp chẩn đoán hiện đại và mang lại kết quả rõ nét. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng radio và sóng từ trường để chụp phần sọ não của trẻ từ đó phát hiện ra nguyên nhân cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Phương pháp điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ bại não thể múa vờn

Bại não thể múa vờn là một chứng bệnh có mức độ nguy hiểm cao, bệnh gây ra các hành vi không có mục đích, lộn xộn làm xáo trộn cuộc sống của trẻ và người thân trong gia đình. Do đó, khi thấy các triệu chứng bệnh cần thăm khám và điều trị sớm. Đối với chứng bệnh bại não thể múa vờn ở trẻ thường được áp dụng các phương pháp sau:

1. Vận động trị liệu điều trị chứng bại não

Các mốc vận động thô của trẻ bao gồm: Kiểm soát đầu cổ, tập lẫy, tập ngồi, quỳ, bò, đứng, đi và chạy. Chính vì vậy cần tập các bài tập vận động nhằm mục đích hoàn thành các cột mốc từ thấp đến cao. Một số bài tập dành cho trẻ bại não thể múa vờn như:

  • Gập duỗi tay liên tục nhằm mục đích hạn chế động tác co tay, đưa tay về vị trung gian.
  • Động tác nắm mở lòng bàn tay nhằm giúp trẻ cầm nắm và xòe bàn tay một cách dễ dàng.
  • Gập duỗi chân để giúp hai chi dưới đi lại vững chắc, không loạng choạng hay rung giật.
  • Xoay các cổ tay, khớp tay, cổ chân, khớp chân giúp trẻ vận động linh hoạt và thực hiện các hoạt động có chủ đích.
Trẻ bại não thể múa vờn
Tập vật lý trị liệu giúp trẻ bại não cải thiện được các chức năng đi lại, cầm nắm tốt hơn

2. Hoạt động trị liệu

Phương pháp điều trị này cần phải thực hiện sớm, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để dạy con trẻ các kỹ năng cần thiết trong đời sống hàng ngày như: Tự đi đứng, tư thế nằm ngủ, tư thế ngồi ăn, tự bưng và xúc đồ ăn, vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, chải tóc, chọn quần áo, mặc quần áo, mang giày dép.

Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động trị liệu này mang lại nhiều lợi ích cho con, rèn luyện được tính tự giác, nhận thức được ý thức trách nhiệm với hành động của mình. Trẻ biết cách quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là những người thân trong gia đình.

3. Tập luyện giao tiếp, ngôn ngữ

Trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn thường khó khăn trong việc phát âm ngôn ngữ, do đó áp dụng phương pháp ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp khắc phục chứng chậm nói, nói không rõ, nói lắp cho trẻ. Các bậc cha mẹ cùng chuyên gia cần kích thích khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách:

  • Tập cho trẻ nghe nói: Tổ chức các trò chơi có âm thanh hoặc dạy cho trẻ tập hát, tập nói sau đó gọi tên từng trẻ yêu cầu thực hiện lại.
  • Tập quan sát: Cho trẻ tiếp xúc với các hình dạng, màu sắc rồi yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi, hoặc chơi trò giấu đồ chơi đơn giản để trẻ đi tìm.
  • Kỹ năng bắt chước: Người lớn thực hiện các động tác đơn giản như cúi chào, giơ tay lên, tạm biệt để giúp trẻ bắt chước và làm theo.
Trẻ bại não thể múa vờn
Cha mẹ nên hỗ trợ trẻ tập đọc, tập nói ngay tại nhà

4. Sử dụng dụng cụ chỉnh hình, hỗ trợ

Trẻ mắc chứng bại não thể múa vờn thường có những hành động không kiểm soát, đi đứng không vững, hay rung giật. Do đó cần sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ chỉnh hình như đai nâng cổ, nẹp cột sống lưng, nẹp gối trên gối dưới, bàn tay, khung tập đi, ghế ngồi cho người bệnh, bàn tập đứng thẳng bại não, thanh song song tập đi.

5. Điện trị liệu điều trị bại não thể múa vờn

Phương pháp này được hiểu đơn giản là sử dụng dòng xung điện có tần số thấp hoặc tần số trung bình kích thích lên bề mặt da của người bệnh. Điện trị liệu được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn mỗi lần, cần lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian ít nhất vài tháng thì mới đem lại hiệu quả.

Cách làm này giúp bệnh nhân hạn chế được những cơn đau đớn, cải thiện chức năng nói, vận động, đi lại. Ngoài ra còn giúp tăng tuần hoàn các mạch máu, giảm viêm, phù nề, kéo dãn các khối cơ. Ngoài điều trị chứng bại não thì điện trị liệu còn được áp dụng cho các chứng viêm khớp, thấp khớp, bại liệt sau phẫu thuật.

6. Tia tử ngoại điều trị bệnh bại não

Phương pháp tử ngoại trị liệu có tác dụng đối với các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, bại não, bạch biến, vảy nến…để điều trị bác sĩ sẽ chiếu trực tiếp tia tử ngoại lên vùng cần chữa trị, tùy vào vùng da trên cơ thể để điều chỉnh công suất cho phù hợp.

Khi áp dụng phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao, nhưng lại có thể gây ra một số tai nạn ngoài ý muốn như bỏng da, dị ứng tại chỗ, tuy nhiên những trường hợp này rất ít gặp.

Trẻ bại não thể múa vờn
Sử dụng tia tử ngoại là một phương pháp điều trị chứng bại não ở trẻ hiệu quả

7. Thủy trị liệu điều trị bại não ở trẻ

Phương pháp thủy trị liệu được hiểu đơn giản là sử dụng nước để tác động vào bên ngoài da của người bệnh nhằm mục đích hỗ trợ làm giảm các triệu chứng căng cơ, mỏi cơ, hỗ trợ trẻ cải thiện khả năng vận động. Mọi người nên hiểu rằng, thủy trị liệu khác với bơi lội, bởi vì nước trong bồn cần phải ấm, đạt từ 33 – 36 độ C, trong quá trình điều trị cần phối hợp thêm các bài tập về cơ tay, cơ chân hoặc toàn thân thì mới đem lại hiệu quả.

Không chỉ áp dụng cho chứng bại não thể múa vờn ở trẻ mà phương pháp thủy trị liệu còn được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác như đau mỏi vai gáy, mổ thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, đau lưng do nhiều nguyên nhân.

8. Giáo dục hòa nhập cho trẻ

Ngoài áp dụng những phương pháp điều trị nói trên, các bậc cha mẹ nên cho con theo học các trường giáo dục đặc biệt để giúp con hòa nhập nơi đông người, tiếp xúc với bạn bè, thầy cô. Từ đó không những hỗ trợ trẻ cải thiện được kỹ năng nói, vận động mà còn giúp con tự tin giao tiếp, không còn rụt rè, sợ hãi như trước.

Trẻ bại não thể múa vờn thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp, phải cần đến sự trợ giúp của người thân. Bệnh nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời thì trẻ vẫn có khả năng giảm các triệu chứng, hòa nhập với cuộc sống thường ngày. Do đó, khi thấy những dấu hiệu bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm, tránh để lâu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nếu trường hợp trẻ sinh ra và lớn lên khỏe mạnh thì phụ huynh nên phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, cẩn thận việc đi lại tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm ảnh hưởng đến não bộ, nhằm hạn chế mắc bệnh ở mức thấp nhất cho trẻ, để cho con một cuộc sống tốt đẹp, tương lai sáng lạn.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Cùng chuyên mục

Trẻ bại não thể nhẹ: Dấu hiệu và các biện pháp phục hồi chức năng

Trẻ bại não thể nhẹ thường ít có những triệu chứng điển hình, tuy nhiên bệnh vẫn gây ra nhiều xáo trộn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống...

Bại não thể thất điều: Dấu hiệu, Chẩn đoán, Hướng điều trị

Khó khăn trong việc cầm nắm, vận động đi lại, phát âm, run tay chân, bước đi loạng choạng không vững là những triệu chứng điển hình của chứng bại...

Bại não thể co cứng: Dấu hiệu, Chẩn đoán và Điều trị

Bại não thể co cứng là một trong những chứng bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh trẻ thường có những triệu chứng điển hình như...

Giải đáp: Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không?

Bệnh bại não ở trẻ em có chữa được không là câu hỏi được khá nhiều bậc phụ huynh thắc mắc muốn biết. Bởi vì hiện nay tỉ lệ trẻ...

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh ảnh hưởng não từ việc rung lắc bé

Buồn nôn, chán ăn, lờ mờ, đờ đẫn, bứt rứt khó chịu, đồng tử giãn, co giật là những dấu hiệu điển hình của trẻ sơ sinh ảnh hưởng não...

Bệnh bại não ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bại não sống bao lâu?

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, hiện nay chứng bại não đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh gây ra nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn