Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Cách Pha Mật Ong Uống Trước Khi Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Giảm Cân

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ cho hiệu quả bất ngờ

Cách chữa mất ngủ bằng mật ong giúp bạn ngon giấc cả đêm

Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và các bài thuốc chữa trị hiệu quả

Thiếu ngủ: Nguyên nhân, Biểu hiện và cách khắc phục

Thiếu Ngủ Mệt Mỏi Chóng Mặt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt là một trạng thái thường gặp khiến bạn choáng váng ngay sau khi vừa thức dậy kèm theo cảm giác uể oải trong suốt ngày ngày hôm đó. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hoặc cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài. Tìm hiểu cách cải thiện tình trạng này hiệu quả nhất tại đây.

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt do nguyên nhân nào?

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe. Trong quá trình ngủ khoa học từ 11h, các cơ quan trong cơ thể sẽ tiến hành quá trình đào thải độc tố hoặc phục hồi năng lượng, nhờ đó khi ngủ dậy bạn sẽ thấy toàn thân khỏe khoắn, sẵn sàng cho một ngày làm việc năng động. Ngược lại nếu bị thiếu ngủ, mất ngủ khiến các cơ quan không đủ thời gian để phục hồi thì khi tỉnh dậy sẽ thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, tinh thần trì trệ suốt cả ngày.

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt
Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt là tình trạng gặp phổ biến ở nhiều người

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt vào ngày hôm sau là một trạng thái cực kỳ phổ biến mà hầu như ai cũng gặp tình trạng này. Sau một đêm thiếu ngủ bạn sẽ thấy rất mệt mỏi, đầu óc quay cuồng mơ hồ, có thể loạng choạng và té ngã nếu bước từ trên giường cao xuống. Các triệu chứng này sẽ được bộc lộ rõ ràng hơn nếu bạn bật dậy một cách đột ngột.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt chính là do não không được cung cấp đủ oxy, máu lưu thông kém và bị gián đoạn nhịp thở trong quá trình ngủ. Ngoài ra việc uống ít nước cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của não  và làm trầm trọng hơn các triệu chứng chóng mặt mệt mỏi do thiếu ngủ.

Bên cạnh đó việc ngủ không đúng tư thế cũng là tác nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng này. Khi tư thế ngủ không thoải mái bạn sẽ khó ngủ ngon, hay bị giật mình thức giấc giữa chừng. Việc kê gối quá cao, quay trái quay phải thường xuyên, nằm sấp cũng làm máu khó lưu thông dẫn tới cảm giác tê liệt toàn thân sau khi thức dậy.

Theo các nghiên cứu tại Đại học Warwick (Anh) được đăng trên tạp chí Scientific Reports cho biết, việc ngủ không đủ vào ngày hôm trước sẽ khiến cơ thể mất kiểm soát vào ngày hôm sau do một đêm mắt không được nhắm – tức rơi vào trong trạng thái nghỉ ngơi. Do đó điều này sẽ làm ảnh hưởng sự nghỉ ngơi của não gây ra chóng mặt đồng thời ảnh hưởng đến tầm nhìn khiến bạn dễ bị vấp ngã ngay khi thức dậy.

Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên bị thiếu ngủ không rõ nguyên nhân khiến tình trạng mệt mỏi chóng mặt thường lặp đi lặp lại thì có thể liên quan đến các nguyên nhân sau

  • Rối loạn tiền đình: đây là tình trạng thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên do kinh số 8 bị tổn thương hay tắc nghẽn mạch máu não. Ngoài việc thiếu ngủ, bệnh nhân thường dễ bị chóng mặt sau khi thức dậy, ù tai, đi đứng loạng choạng, đau đầu và thay đổi tâm lý. Rối loạn tiền đình có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người lớn tuổi nên tuyệt đối không nên chủ quan.
  • Suy nhược thần kinh: thường gặp ở những người lao động trí não nặng trong thời gian dài, thần kinh yếu, lạm dụng rượu bia quá mức, hoặc ảnh hưởng từ một số bệnh lý mãn tính trước đó. Người bệnh thường hay bị rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, dễ hoảng loạn đồng thời trí nhớ cũng suy giảm đáng kể.
  • Thiểu năng tuần hoàn não: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt. Do lượng máu không được đưa đủ lên não, oxy không lưu thông dẫn đến các triệu chứng đau đầu, chóng mặt kèm rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
  • Mất ngủ kinh niên: mất ngủ kéo dài gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hằng ngày. Tình trạng thiếu ngủ, chóng mặt kéo dài quá 3 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mất ngủ kinh niên rất khó chữa trị.
  • Hạ đường huyết: nguyên nhân là do hạ đường huyết khiến các hormone thay đổi và làm bạn cảm thấy run rẩy, chóng mặt ngay sau khi thức dậy. Tình trạng này rất thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin hoặc sulfonylurea .

Nói chung với tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt nếu diễn ra chỉ vài lần thì không đáng kể, có thể cải thiện. Nếu tình trạng này lặp đi lặp dài nhiều lần, kéo dài trong nhiều tháng liền kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác thì nên đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hướng điều trị thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt

Việc điều trị thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng này xảy ra chỉ do việc ngủ không đúng tư thế, do thiếu ngủ hay thiếu nước thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng một vài biện pháp đơn giản. Nếu do các tác nhân bệnh lý thì cần điều trị bằng thuốc nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe.

Hướng giảm chóng mặt, mệt mỏi sau khi thức dậy

Nếu bạn dễ bị khó ngủ, hay cảm thấy toàn thân uể oải và chóng mặt khi tỉnh giấc thì nên thay đổi một vài thói quen đơn giản khi vừa mới ngủ dậy để cải thiện hiệu quả nhất. Bạn nên áp dụng thử các biện pháp này trước khi dùng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ không đáng có từ những loại thuốc tây.

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt
Không nên ngồi dậy đột ngột ngay khi vừa thức dậy

Một số phương pháp đơn giản để cải thiện tình trạng này như

  • Không nên ngồi dậy đột ngột, nên ngồi dậy từ từ để tránh tình trạng chóng mặt đi loạng choạng
  • Ngủ dậy nên uống ngay một cốc nước lọc, ngay cả khi bạn không khát nước. Nên uống nước ấm, không nên dùng nước đá lạnh
  • Hít thở nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông ổn định
  • Không nên nằm ườn trên giường quá lâu sẽ càng khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi hơn
  • Thức dậy nên đi bộ nhẹ nhàng, không nên vận động mạnh hay chạy vội vã

Hướng cải thiện tình trạng thiếu ngủ để giảm mệt mỏi

Một trong những tác nhân chính gây ra các tình trạng này chính là do thiếu ngủ. Vì vậy bạn chỉ cần cải thiện được tình trạng này thì cũng giảm dần được các dấu hiệu chóng mặt và mệt mỏi. Một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà bạn có thể tham khảo thực hiện đơn giản như sau

  • Duy trì thói quen đi ngủ trong một khung giờ nhất định, nên ngủ từ 11h đêm là phù hợp nhất
  • Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8h một ngày để cơ thể có đủ năng lượng
  • Chỉ nên ngủ trưa trong 15 phút, tránh ngủ ngày quá nhiều sẽ khiến đêm không ngủ được
  • Không nên tiếp xúc với máy tính, điện thoại quá nhiều trước khi đi ngủ
Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt
Tránh xa điện thoại trước khi ngủ sẽ giúp ngủ sâu và ngon hơn
  • Không nên xem các bộ phim có tính chất kinh dị, gây ám ảnh có thể làm bạn khó ngủ hoặc giật mình khi thức giấc
  • Giữ không gian phòng ngủ yên tĩnh, nên tắt đèn để dễ buồn ngủ và ngủ sâu hơn
  • Sử dụng tinh dầu trong phòng cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Uống trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà hay trà hoa nghệ tây cũng giúp kích thích cơn buồn ngủ và ngủ ngon hơn
  • Không nên ăn quá no, ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, bia rượu và các chất kích thích vào buổi tối trước khi đi ngủ
  • Thời điểm ăn cuối cùng nên cách thời gian ngủ khoảng 2- 3 tiếng để thức ăn có thể tiêu hóa hết, tránh tình trạng đầy bụng
  • Không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối có thể gây gián đoạn giấc ngủ vì phải dậy đi vệ sinh
  • Kê cao đầu vừa phải, kê gối ở dưới chân cũng giúp máu huyết lưu thông để giảm tình trạng tê bì chân tay
  • Không nên nằm sấp khi ngủ, nên nghiêng về bên trái là phù hợp nhất, hạn chế di chuyển tư thế nằm ngủ quá nhiều
  • Tập thiền, yoga hay các bài thể dục nhẹ nhàng cũng giúp ngủ sâu và ngon hơn

Điều trị y khoa

Như đã nói, nếu tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt liên quan đến các tác nhân bệnh lý thì người bệnh nên thăm khám sớm để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Tùy theo từng tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như chụp XQ, chụp CT, xét nghiệm máu hay một số kiểm tra xác để phát hiện bệnh. Sau đó tùy theo nguyên nhân, giai đoạn bệnh bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng người.

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt
Nên thăm khám bác sĩ sớm nếu tình trạng này lặp lại quá nhiều lần

Người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm cả việc dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối. Không nên tự ý tăng/ giảm liều thuốc trong bất cứ trường hợp nào. Ngoài ra cũng đừng quên đi thăm khám định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ để kiểm soát và loại bỏ bệnh hoàn toàn.

Phòng tránh nguy cơ thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt

Dù với bất cứ nguyên nhân nào thì tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt cũng đều gây ra rất nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe. Người gặp tình trạng này không chỉ suy giảm sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cả chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc, chất lượng học tập. Do đó cần có biện pháp phòng tránh tình trạng này càng sớm càng tốt.

Thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt
Thay đổi thói quen đi ngủ mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh tình trạng này hiệu quả

Một số biện pháp đơn giản để phòng tránh nguy cơ này mà bạn có thể tham khảo như

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, cố gắng đi ngủ đúng giờ, hạn chế tối đa việc thức khuya
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật
  • Thực hành thiền, yoga hay dưỡng sinh cũng là các biện pháp rất tốt cho sức khỏe và giấc ngủ
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, buổi tối nên ưu tiên các món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa
  • Thư giãn cơ thể trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm
  • Giữ ấm cơ thể khi ngủ, hạn chế để quạt hay điều hòa chiếu thẳng vào người

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng thiếu ngủ mệt mỏi chóng mặt, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống nên mỗi người cần có hướng phòng tránh càng sớm càng tốt.

Cùng chuyên mục

Những tác hại của thiếu ngủ đến sức khoẻ cần lưu ý

Những tác hại của thiếu ngủ đến sức khoẻ cần lưu ý

Thiếu ngủ, khó ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Với bất kỳ đối tượng nào, dù là người già, người trưởng thành hay trẻ nhỏ...

Thuốc tây trị mất ngủ

Các loại thuốc Tây trị mất ngủ và lưu ý khi sử dụng

Tỷ lệ người bị mất ngủ ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại, vì thế nhu cầu sử dụng các loại thuốc ngủ cũng được quan tâm nhiều hơn....

Thiếu Ngủ Gây Đau Nhức Đầu Và Các Biện Pháp Xử Lý Hiệu Quả

Thiếu ngủ thường gây đau đầu, nhức đầu do cơ thể không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày dài. Tình trạng này ảnh...

Ngủ trưa có tốt không? Ngủ bao nhiêu là đủ?

Ngủ trưa có tốt không? Ngủ bao nhiêu là đủ?

Thông thường, cơ thể chúng ta sẽ cần một giấc ngủ vào buổi tối và một giấc ngủ phụ vào buổi trưa. Tuy nhiên đối với trẻ em và người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn