Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay, có thể nổi mẩn hoặc phát ban trong thời gian ngắn. Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da và thường gặp ở những người có làn da và cơ địa nhạy cảm.

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý
Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là bị gì?

Tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là một hiện tượng ngoài da. Hầu hết các trường này đều có xu hướng tự thuyên giảm và không cần đến can thiệp y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu cần được khắc phục kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh:

1. Mề đay Aquagenic

Mề đay Aquagenic là bệnh lý da liễu, các triệu chứng bệnh thường khởi phát khi người bệnh tiếp xúc với nước lạnh hoặc các chất lỏng khác. Bệnh mề đay Aquagenic thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng và ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn.

Các triệu chứng mề đay Aquagenic khởi phát khi da tiếp xúc với nước lạnh, sau khoảng 10 phút sẽ dần xuất hiện các ban đỏ, sưng phồng và ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này sau vài giờ sẽ dần thuyên giảm mà không cần thực hiện các biện pháp điều trị. 

Tất cả các loại nước đều có thể kích hoạt phản ứng nổi mề đay, bao gồm nước từ vòi hoặc nước mưa. Trường hợp người có làn da đặc biệt nhạy cảm, hiện tượng phát ban, ngứa ngáy có thể bùng phát sau khi bơi ở biển hoặc hồ bơi. Ngoài ra, mề đay Aquagenic cũng có thể khởi phát khi lan da tiếp xúc với nước mắt, mồ hôi và nước bọt.

Tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh mề đay Aquagenic, bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên các triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ.

Mề đay Aquagenic
Bệnh mề đay Aquagenic thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng

Do đó, bạn có thể áp dụng các loại thuốc chỉ định của bác sĩ để làm giảm cơn ngứa và kết hợp với các biện pháp chăm sóc để phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần.

2. Bệnh cước

Bệnh cước (Perniosis hay Chilblain) thường khởi phát vào mùa đông, nơi có khí hậu ẩm ướt hoặc khi tiếp xúc với nước lạnh. Khi làn da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ khiến các tĩnh mạch và động mạch dưới da co lại. Bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng lâm sàng như: 

  • Nổi các nốt đỏ trên da
  • Da bị sưng nề thành từng mảng
  • Vùng da bị bệnh có màu đỏ hoặc màu tím
  • Khu vực da bị tổn thương đôi khi có hình nhẫn
  • Một số trường hợp có mức độ tổn thương nghiêm trọng có thể xuất hiện mụn nước, mủ, loét

Các triệu chứng bệnh cước thường xuất hiện ở những khu vực da chứa ít máu, nhất là các đầu chi, cụ thể như mặt bên của các ngón tay và mặt mu bàn tay, ngón chân, gót chân, chi dưới, cổ tay trẻ em, tai, mũi, đùi.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh cước có xu hướng thuyên giảm sau 7 – 14 ngày, các trường nặng hơn có thể kéo dài vài tháng. 

3. Hội chứng Raynaud

Tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud. Đây là một hiện tượng máu hoạt động ở đầu ngón tay, ngón chân mũi, tai, đầu mũi do mạch máu bị hẹp và thường khởi phát khi người bệnh tiếp xúc với nước lạnh, nhiệt độ thấp hoặc bị căng thẳng.

Lúc này, những vùng da này sẽ dần chuyển sang màu trắng dần chuyển xanh và sau đó chuyển thành màu tím, hiện tượng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. 

Hội chứng Raynaud
Tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có thể là dấu hiệu của hội chứng Raynaud

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Raynaud:

  • Các ngón tay dần mất màu (chuyển thành màu trắng, màu xanh nhạt rồi thành màu tím đỏ)
  • ngứa , tê và gây đau ở vùng da mất màu
  • Vùng da bị tổn thương bị sưng, cảm giác nóng hoặc nhói đau khi da chuyển sang màu đỏ hoặc tím
  • Khu vực da ở ngón tay, mũi, ngón chân và tai dễ bị ảnh hưởng

Trường hợp các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây đau nhức và nổi mụn nhọt, nếu tuần hoàn máu quá thấp kéo dài có thể khiến vùng da tổn thương bị hoại tử vĩnh viễn.

4. Dị ứng nước

Các triệu chứng dị ứng nước khởi phát khi cơ thể không tương thích với nguồn nước mà người bệnh tiếp xúc. Phần lớn trường hợp gặp phải tình trạng này là do cơ địa nhạy cảm, làn da dễ bị kích ứng và một số thành phần có trong nguồn nước.

Dị ứng nước có thể xuất hiện ở vùng da tay tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc khởi phát toàn thân khi bạn tắm hoặc bơi lội. Các nguồn nước có nguy cơ gây dị ứng như: Nước máy, nước giếng, nước hồ bơi, nước sông, nước biển, nước mưa, nước lạnh,…

Dị ứng nước thường xuất hiện các tổn thương trên bề mặt da, do đó bạn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Vùng da tiếp xúc với nước gây dị ứng xuất hiện các mẩn đỏ, nổi mề đay gây ngứa ngáy khó chịu
  • Phát ban diễn ra nhanh chóng
  • Mề đay có xu hướng lan rộng sang các vùng da lân cận
  • Bề mặt vùng da bị tổn thương nổi mụn nước, mụn nhọt

Một số trường hợp nghiêm trọng có các biểu hiện khó thở, choáng váng, mệt mỏi,…Người bệnh cần đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Dị ứng thời tiết lạnh

Dị ứng thời tiết lạnh là một trường hợp của dị ứng thời tiết, đa số các trường hợp dị ứng xuất hiện khi thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp hoặc khi tiếp xúc với nguồn nước lạnh. Ngoài các tổn thương ngoài da thì bệnh lý còn có thể kèm theo một số triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho, viêm kết mạc.

Dị ứng thời tiết lạnh
Hầu hết các trường hợp dị ứng thời tiết lạnh thường khởi phát đột ngột và có xu hướng thuyên giảm mà không cần tiến hành điều trị

Hầu hết các trường hợp dị ứng thời tiết lạnh thường khởi phát đột ngột và có xu hướng thuyên giảm mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, với đối tượng có làn da và cơ địa nhạy cảm, các biểu hiện dị ứng có thể kéo dài đến vài tuần.

Một số dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết lạnh:

  • Da nổi các sẩn ngứa có kích thước và hình dáng đa dạng
  • Tổn thương da thường tập trung ở những vùng da như bàn tay, cổ, bàn chân, mặt,…
  • Gây ngứa ngáy dữ dội nhưng ít gây đau nhức, nóng rát
  • Đau cổ họng và ho
  • Chảy nước mũi, mũi bị nghẹt và ngứa
  • Chảy nước mắt, đỏ mắt

6. Viêm da tiếp xúc

Hiện tượng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc. Đây là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, khởi phát khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, dị ứng. Phần lớn các trường hợp bị viêm da tiếp xúc đều có các tổn thương tập trung ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên.

Một số nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng viêm da tiếp xúc, bao gồm: Hóa chất, dung dịch làm sạch, tẩy rửa, nước lạnh, quần áo, mủ nhựa thực vật, các loại thuốc điều trị, phấn hoa, bụi, côn trùng,…

Các tác nhân này thường gây tổn thương lên các khu vực da như trên mặt, da môi, xung quanh da đầu, lòng bàn tay và vùng bàn tay, da dái tay,…

Các triệu chứng nhận biết viêm da tiếp xúc như sau:

  • Trên vùng da tiếp xúc với dị nguyên nổi mẩn ngứa, phát ban
  • Ngứa ngáy khó chịu
  • Da bị khô, nứt nẻ và có xu hướng bong tróc
  • Tại vùng da bị tổn thương sưng phù và nổi mụn nước, dịch tiết có thể rò rỉ và đóng vảy
  • Da bị nóng, sưng, đau tại vùng da bị tổn thương hoặc mưng mủ
Viêm da tiếp xúc
Hiện tượng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc

Đa số các trường hợp bị viêm da tiếp xúc sẽ có dấu hiệu thuyên giảm từ 1 – 4 tuần nếu áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, trường hợp tổn thương do viêm da tiếp xúc ngứa ngáy dai dẳng, chà xát hay cào gãi mạnh sẽ gây ra các biến chứng nặng nề.

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có nguy hiểm không?

Tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là hiện tượng da liễu, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở tay tác động trực tiếp đến sinh hoạt, tâm lý và công việc, hơn nữa tình trạng này có thể tái phát nhiều lần nếu tay gặp nước lạnh, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.

Một số trường hợp tay bị ngứa khi tiếp xúc với nước là biểu hiện của bệnh dị ứng nước hoặc Hội chứng Raynaud nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hoại tử da, sốc phản vệ và đe dọa đến tính mạng. 

Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở tay khi tiếp xúc với nước lạnh, xuất hiện với tần suất cao và mức độ trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo các biểu hiện của bệnh lý. Lúc này bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị phù hợp.

Biện pháp khắc phục tình trạng tay ngứa khi gặp nước lạnh

Để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Nhằm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng tay ngứa khi gặp nước lạnh, từ đó sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc tân dược là phương pháp điều trị được nhiều người tìm đến. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp. Cụ thể như:

Thuốc uống: Khi tình trạng ngứa ngáy ở tay bùng phát đồng nghĩa với hàm lượng histamin tăng lên, từ đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội.

Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamin H1: Hydroxyzine, Dexclorpheniramin,…Những loại thuốc này khi được dung nạp vào cơ thể có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,…

Biện pháp khắc phục tình trạng tay ngứa khi gặp nước lạnh
Các loại thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng khuẩn, làm dịu da, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý

Nhóm thuốc bôi: Các loại thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng giảm ngứa ngáy, kháng khuẩn, làm dịu da, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý, hỗ trợ làm lành các tổn thương da. Bác sĩ có thể chỉnh định kết hợp thuốc uống và thuốc bôi để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát.

Thuốc tiêm: Thông thường thuốc tiêm có thể chỉnh định với các trường hợp có các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng, cần kiểm soát kịp thời. Bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng một các thuốc kháng thụ thể H1 để tiêm giúp khắc phục tình trạng dị ứng ngoài da, mề đay,…

Tận dụng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh áp dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể cải thiện triệu chứng ngứa tay khi gặp nước lạnh bằng các thảo dược tự nhiên.

Đây là một biện pháp khá ăn toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ nếu thực hiện trong thời gian dài và mang lại hiệu quả điều trị. Bạn có thể tận dụng các thảo dược dễ tìm như lá tía tô, lá ổi, lá khế, gừng,…

Các vị thuốc này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn hiệu quả. Bạn có thể dùng các thảo dược này nấu nước để tắm, ngâm tay hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để cải thiện tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước.

Các bài thuốc dân gian thường an toàn, lành tính và hạn chế tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả phát huy chậm và chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, hiệu quả của thuốc còn dựa vào các yếu tố như cơ địa, thể trạng, mức độ tổn thương.

Trước khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh

Hiện tượng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh có tái đi tái lại nhiều lần nếu thường xuyên tiếp xúc với nước lạnh hoặc gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, bạn nên lưu ý các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả sau đây:

  • Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa tay khi gặp nước lạnh, giúp bạn phòng tránh tốt hơn. Bên cạnh đó, hạn chế tiếp xúc với những nguồn nước có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng như nước sông, nước hồ bơi, nước giếng,…
  • Lựa chọn các loại xà phòng rửa tay, các sản phẩm chăm sóc toàn thân và da tay phù hợp với da, có nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa các thành phần gây kích ứng, làm khô da. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để chọn các sản phẩm phù hợp.
Phòng ngừa tình trạng tay bị ngứa khi gặp nước lạnh
Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa tay khi gặp nước lạnh giúp bạn phòng tránh tốt hơn
  • Vệ sinh cá nhân, tắm gội bằng nước sạch, mang găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất như giặt quần áo hay rửa bát.
  • Tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây trầy xước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có trong trái cây, rau xanh, thịt,…Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi và bảo vệ da tốt hơn.
  • Kiêng các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe cũng như làn da như: Thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích khác, thực phẩm gây dị ứng (thịt bò, tôm, cua, thịt gà,…)

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là hiện tượng thường gặp, triệu chứng này đa phần là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da, không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng có thể là biểu hiện của các bệnh dị ứng nước, Hội chứng Raynaud sẽ thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? 9 loại lá lành tính hiệu quả

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? là câu hỏi chung của rất nhiều người. Chọn đúng loại lá, làm đúng phương pháp sẽ giúp cải thiện được các triệu...

Dị ứng phấn hoa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Dị ứng phấn hoa là một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm....

Dị ứng thịt gà: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có triệu chứng...

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

Dị ứng thời tiết có được tắm không

Dị ứng thời tiết có được tắm không? Có kiêng nước không?

Dị ứng thời tiết có được tắm không, có cần phải kiêng nước là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong quá trình điều trị. Thực tế người bệnh...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Bình luận (2)

  1. Lại thị Linh says: Trả lời

    tôi bị dị ứng nước lạnh

  2. Thanh hằng says: Trả lời

    Bàn tay e bi ngứa sưng mỗi khi trời lạnh hoặc cầm vật dì lạnh.hiện tượng này xảy ra khi em bi sảy thai 3 tháng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn