Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Những tác hại thường gặp

Rối loạn tiền đình nên ăn gì? Các thực phẩm tốt nhất

7 Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà không dùng thuốc

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình ốc tai là gì? Triệu chứng, cách chữa

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Khám và chữa rối loạn tiền đình ở bệnh viện nào tốt nhất?

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Rối loạn tiền đình ở nam giới: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới mặc dù ít gặp hơn ở phụ nữ nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Bởi bệnh tiến triển nặng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất cần chủ động thăm khám và điều trị theo kế hoạch bác sĩ chỉ dẫn.

rối loạn tiền đình ở nam giới
Rối loạn tiền đình ở nam giới là chứng bệnh tuyệt đối không được chủ quan

Rối loạn tiền đình ở nam giới là gì?

Rối loạn tiền đình đề cập đến tình trạng cơ thể bị mất khả năng giữ thăng bằng về mặt tư thế. Nguyên nhân thường do dây thần kinh bị tổn thương khiến cho chức năng hoạt động bị ảnh hưởng, việc truyền đạt thông tin tới hệ thống tiền đình bị sai lệch. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, ù tai, đau đầu, buồn nôn…

Trên thực tế, hội chứng rối loạn tiền đình có thể ảnh hưởng tới bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào. Cũng có không ít các trường hợp nam giới bị rối loạn tiền đình, mặc dù tỷ lệ này chỉ bằng phân nửa ở nữ giới.

Rối loạn tiền đình ở nam giới thường liên quan đến các vấn đề áp lực, stress, sử dụng rượu bia, ăn uống và sinh hoạt kém điều độ… Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không sớm điều trị thì các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở nam giới

Cũng giống như các trường hợp ở những đối tượng khác, rối loạn tiền đình ở nam giới thường là hệ quả của rất nhiều nguyên nhân cộng hưởng. Các yếu tố được đề cập có thể bao gồm:

– Thiếu máu lên não:

Thiếu máu lên não còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn máu. Đây là bệnh lý rất phổ biến ở những người trên 50 tuổi. Bao gồm cả nam giới. Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân béo phì, bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu… có nhiều nguy cơ bị thiếu máu lên não hơn. Và bệnh lý này là một trong những yếu tố gây ra rối loạn tiền đình ở nam giới,

– Vấn đề tuổi tác:

Trên thực tế, tuổi tác càng cao thì các cơ quan trong cơ thể sẽ càng bị lão hóa nhanh chóng. Trong đó, bao gồm cả hệ thống thần kinh. Điều này cũng khiến cho hoạt động truyền đạt thông tin bị sai lệch và kích hoạt triệu chứng bất thường.

– Căng thẳng, stress:

Đây là vấn đề tinh thần có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính. Nam giới có thể bị căng thẳng do áp lực công việc hay cuộc sống. Từ đó khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình.

– Ăn uống không lành mạnh:

Nam giới, nhất là nhóm người trẻ tuổi thường không chú trọng đến vấn đề ăn uống. Ngoài tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn thì họ còn có thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá. Đây đều là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình ở phái mạnh.

nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở nam giới
Ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình

– Hệ lụy từ các bệnh lý khác:

Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Phải kể đến như viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa…

– Môi trường làm việc:

Nam giới làm việc văn phòng có nhiều nguy cơ bị rối loạn tiền đình hơn những đối tượng khác. Nguyên nhân là do ngồi nhiều, ít vấn động khiến hệ thống mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó gây thiếu máu lên não. Đồng thời rất dễ gặp phải các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình ở nam giới

Các triệu chứng rối loạn tiền đình ở nam giới thường tiến triển một cách từ từ. Ban đầu chỉ là những cơn đau đầu và chóng mặt thoáng qua nên rất khó nhận biệt. Tùy vào thể trạng sức khỏe mà nam giới có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

– Hoa mắt chóng mặt:

Triệu chứng này xảy ra phổ biến ở những người bị rối loạn tiền đình. Tình trạng hoa mắt, chóng mặt có thể đi kèm với buồn nôn, nôn ói… Ở giai đoạn đầu của bệnh, nếu người bệnh nằm nghỉ ngơi và thư giãn thì chúng có thể tự biến mất.

– Đau đầu, giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung:

Bệnh rối loạn tiền đình có thể khiến cho nam giới bị đau nhức đầu. Cùng với đó khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung cũng bị suy giảm. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công việc cũng như vấn đề sinh hoạt thường ngày.

– Giảm khả năng giữ thăng bằng:

Bệnh rối loạn tiền đình khiến cho khả năng truyền phát tín hiệu của não bộ bị sai lệch. Từ đó khiến người bệnh bị mất thăng bằng, đi lại khó khăn và dễ bị té ngã. Nguy hiểm nhất là khi đang vận hành máy móc hay tham gia giao thông. Tình trạng này có thể gây ra các tai nạn đáng sợ.

– Mất ngủ:

Rối loạn tiền đình cho  thấy hệ thần kinh đang bị suy giảm chức năng. Tình trạng căng thẳng, stress hay lo lắng diễn ra thường xuyên với mức độ nặng. Từ đó khiến cho ngời bệnh bị khó ngủ, mất ngủ.

dấu hiệu rối loạn tiền đình ở nam giới
Nam giới mắc bệnh rối loạn tiền đình thường xuyên bị khó ngủ, mất ngủ

– Ngất xỉu:

Tình trạng bệnh rối loạn tiền đình tiến triển nặng có thể khiến nam giới bị ngất xỉu. Hơn nữa còn làm tăng nguy cơ bị  đột quỵ hay tai biến mạch máu não. Thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.

Rối loạn tiền đình ở nam giới có nguy hiểm không?

So với phái nữ thì nam giới thường ít để ý đến những thay đổi nhỏ bên trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho rất nhiều người chỉ thăm khám khi cơ thể có những dấu hiệu của bệnh tiến triển nặng.

Bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới nếu không sớm thăm khám và kiểm soát có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như:

– Dễ bị té ngã:

Các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt và giảm khả năng giữ thăng bằng thường xuyên xuất hiện ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Nguy hiểm nhất vẫn là khi người bệnh đang đi lại hay tham gia giao thông. Điều này làm tăng nguy cơ bị té ngã, thậm chí gặp phải những tai nạn nguy hiểm.

– Tăng nguy cơ đột quỵ:

Bệnh rối loạn tiền đình tiến triển nặng có thể khiến cho lượng oxy lên não không được cung cấp đầy đủ. Nhiều trường hợp não còn rơi vào tình trạng thiếu oxy, thậm chí là bị ngừng hoạt động.

Từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu não, u não hay tai biến mạch máu não. Nguy hiểm nhất là làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ nằm liệt giường, thậm chí là tử vong.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở nam giới

Bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng. Ở giai đoạn sớm của bệnh, triệu chứng có thể được khắc phục với các giải pháp tại nhà. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng thì điều trị y tế là cần thiết.

Trong nhiều trường hợp, kế hoạch điều trị có thể bao gồm cả các giải pháp tại nhà và phương pháp y tế. Điều này giúp rút ngắn thời gian kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Cụ thể như sau:

1. Điều trị tại nhà

Các cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà có thể áp dụng lâu dài. Do không gây ra các tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng. Chúng giúp làm giảm thiểu các tình trạng chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, kém tập trung, giảm trí nhớ, căng thẳng và lo âu quá mức.

Một số lựa chọn điều trị tại nhà được áp dụng phổ biến bao gồm:

– Xoa bóp bấm huyệt:

Đây là giải pháp chữa rối loạn tiền đình tại nhà an toàn và dễ áp dụng. Liệu pháp này dùng tác động vật lý từ bàn và ngón tay để tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương và giải tỏa căng thẳng, lo âu. Hơn nữa, xoa bóp bấm huyệt vào buổi tối còn giúp chăm sóc chất lượng giấc ngủ. Cải thiện tốt tình trạng ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm.

điều trị rối loạn tiền đình ở nam giới
Xoa bóp bấm huyệt có thể giúp nam giới cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình

– Sử dụng thảo dược:

Trên thực tế, một số loại thảo dược có khả năng cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm căng thẳng, đau đầu và lo âu rất tốt. Hơn nữa còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào thần kinh.

Các loại thảo dược như hoa cúc, rễ đinh lăng hay ngải cứu được dùng phổ biến trong chữa rối loạn tiền đình. Người bệnh có thể sử dụng bằng cách hãm trà là đơn giản nhất. Đây là giải pháp được đánh giá cao về mức độ an toàn và lành tính. Tuy nhiên một số thảo dược có thể tương tác với thuốc điều trị nên cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.

– Tập luyện đúng cách:

Bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới đặc trưng bởi sự mất khả năng phối hợp vận động giữa mắt, thân mình và tay chân. Để cải thiện triệu chứng của bệnh, nam giới cần tập luyện các bài tập phù hợp.

Các bài tập cho mắt, bài tập Romberg, bài tập lắc lư hai bên, lắc lư trước sau đều mang lại những lợi ích tốt. Các bài tập này mặc dù dễ thực hiện những vẫn tiềm ẩn nguy cơ té ngã do thay đổi tư thế. Trong thời gian đầu, nam giới cần đặc biệt thận trọng khi tập luyện.

– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

Nam giới thường ít chú trọng đến chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên khi bị rối loạn tiền đình thì cần nghiêm túc điều chỉnh và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Trên thực tế, điều này giúp nâng cao sức đề kháng và làm giảm tình trạng sụt cân, suy nhược do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.

Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, kẽm, acid béo bão hòa… Chú ý cân bằng thành phần dưỡng chất trong các bữa ăn. Kiêng thực phẩm giàu chất béo, đồ uống chứa caffeine, rượu bia. Hạn chế dùng thức ăn giàu đạm, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.

– Thay đổi các thói quen xấu:

Việc duy trì các thói quen xấu thường ngày có thể khiến cho triệu chứng rối loạn tiền đình trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó nam giới nên sớm thay đổi để đảm bảo sự thuận lợi cho quá trình điều trị bệnh.

Tránh thức khuya, ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày hay căng thẳng lo âu  quá mức. Khi ngủ không nên kê gối quá cao. Tránh thay đổi tư thế đột ngột, không nên đứng ngồi 1 chỗ quá lâu. Hạn chế làm việc cường độ cao kéo dài. Không hút thuốc lá và sử dụng các chất gây nghiện.

2. Điều trị y tế

Như đã đề cập, các giải pháp tại nhà thường không thể đáp ứng trong các trường hợp bệnh rối loạn tiền đình tiến triển nặng. Lúc này tốt nhất nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và hướng dẫn điều trị y tế.

Điều trị y tế cho bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới có thể bao gồm:

– Sử dụng thuốc:

Rất nhiều nam giới thường tùy tiện mua thuốc Tây về dùng khi gặp khó chịu với các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình. Việc dùng thuốc có thể làm hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên không thể điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh. Hơn nữa còn dễ bị nhờn thuốc và gặp phải các tác dụng phụ.

điều trị rối loạn tiền đình ở nam giới
Nam giới bị rối loạn tiền đình nên thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách

Việc dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình cần đảm bảo tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được kê toa bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt và buồn nôn. Tanganil 500 mg, Seduxen 5mg, Metoclopramid 10mg… là các loại được dùng phổ biến. Tuy nhiên thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ và làm giảm khả năng tập trung.
  • Thuốc an thần: Nhóm thuốc này có tác dụng xoa dịu thần kinh và làm giảm căng thẳng, stress. Từ đó cải thiện chứng đau đầu và giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ. Các loại được dùng phổ biến là Vipocetin, Tanganil, Ginkgo biloba.
  • Thuốc tăng tuần hoàn máu: Nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện khả năng tuần hoàn máu lên não. Từ đó loại bỏ được nguyên nhân rối loạn tiền đình do thiếu máu lên não. Betaserc, Almitrin, Duxil… là các thuốc thường được chỉ định.

– Can thiệp phẫu thuật:

Trường hợp các giải pháp y tế khác không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là giúp sửa chữa hay làm ổn định các chức năng của tai trong. Ngoài ra, có thể làm ngừng sản xuất thông tin cảm giác hoặc ngăn chặn quá trình truyền tải thông tin từ tai tới não.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh phát sinh rủi ro cả trong và sau khi tiến hành phẫu thuật chữa rối loạn tiền đình ở nam giới.

Phòng ngừa rối loạn tiền đình ở nam giới

Bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới thường có xu hướng tiến triển âm thần. Tốt nhất nên thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Chú ý chăm sóc chất lượng giấc ngủ. Đi ngủ trước 23 giờ tối, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày. Điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp. Không kê đầu quá cao để đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu não.
  • Xây dựng thói quen hoạt động thể chất tối thiểu 30 – 45 phút/ ngày. Nên lựa chọn bài tập và tập luyện với cường độ phù hợp. Các bộ môn như đi bộ, đạp xe, bơi lội… rất tốt để rèn luyện sức khỏe tổng thể.
  • Những nam giới làm việc văn phòng cần tránh ngồi lâu một chỗ. Cố gắng đứng dậy di chuyển xung quanh phòng làm việc hay thực hiện một số động tác vận động tại chỗ.
  • Hạn chế thay đổi tư thế một cách đột ngột. Không nên dùng máy tính, điện thoại trên ô tô. Khi có cảm giác hoa mắt, chóng mặt thì nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể (2 – 2.5 lít/ ngày). Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ. Không nên uống rượu bia, cà phê, nước ngọt đóng chai…
  • Nếu có thói quen hút thuốc lá thì nam giới nên sớm từ bỏ.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện khi cơ thể có những vấn đề bất thường. Đặc biệt khi nhận thấy các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau nhức đầu, buồn nôn… diễn ra thường xuyên thì cần thăm khám ngay.

Tuyệt đối không được chủ quan với bệnh rối loạn tiền đình ở nam giới. Tốt nhất khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh cần chủ động thăm khám. Nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn bác sĩ và chăm sóc tốt tại nhà sẽ giúp nam giới nhanh chóng kiểm soát tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cùng chuyên mục

7 Loại lá cây chữa rối loạn tiền đình hiệu quả dễ kiếm

Phương pháp dùng lá cây chữa rối loạn tiền đình được khá nhiều người áp dụng tại nhà vì nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản mà...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình

Trầm cảm, đột quỵ, tai biến, té ngã khi trèo cao/tham gia giao thông,... là các biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn tiền đình. Gây ảnh hưởng không...

Nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình – Lời khuyên từ chuyên gia

Theo thống kê mới nhất cho biết, tỷ lệ người mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng và mọi đối tượng đều có khả...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn