Nổi mề đay vào buổi sáng là do đâu? Phải làm sao?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Bệnh nổi mề đay vào buổi sáng tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, ngoại hình và tâm lý của người bệnh. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân gây bệnh và các biện pháp phòng tránh, điều trị cần thiết dành cho bạn.
Dấu hiệu nổi mề đay vào buổi sáng
Ngay sau khi thức dậy nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì chắc chắn bạn đang mắc phải tình trạng nổi mề đay vào buổi sáng:
- Xuất hiện các vùng phồng rộp, phù nề với đủ hình dạng, kích thước khác nhau.
- Làn da có cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát,…
- Khi dùng tay ấn vào điểm giữa các mảng mề đay sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu trắng
Không cố định ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, người bệnh có thể bị nổi mề đay ở vùng mặt, chân tay hoặc các vùng khác trên cơ thể. Tuy nhiên, các dấu hiệu nổi mề đay sẽ xuất hiện theo từng cơn một và nhanh chóng biến mất. Mỗi cơn nổi mề đay thường sẽ kéo dài trong vài giờ (không quá 24 tiếng).
Nếu tình trạng này của bạn cứ lặp đi lặp lại trong suốt hơn 6 tuần thì tức là bệnh đã ở giai đoạn mãn tính; còn nếu chỉ kéo dài trong vài tuần thì người bệnh được xác định là mề đay cấp tính.
XEM THÊM: Nổi mề đay – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây nổi mề đay vào buổi sáng
Nổi mề đay vào buổi sáng, buổi tối hay cả ngày thì cũng đều mà một bệnh lý khá phức tạp. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, hông thường, những người mắc phải bệnh lý này sẽ rất khó để xác định nguyên nhân dù cho đã làm đủ mọi xét nghiệm cần thiết.
Bên cạnh đó, nếu không tìm và triệt tiêu hoàn toàn nguyên nhân gây nổi mề đay vào buổi sáng thì rất khó khăn trong việc điều trị. Hiện nay có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nổi mề đay như:
- Các sang chấn cơ học và hóa học trên da
- Đang mang thai, mãn kinh hoặc mắc phải các bệnh về tuyến giáp hoặc bệnh tự miễn.
- Nhiễm trùng
- Kháng nguyên hô hấp gây dị ứng cho da (bụi, men mốc, phấn hoa,…);
- Dị ứng thức ăn, thời tiết;…
- Thân nhiệt thay đổi quá đột ngột
Cần làm gì nếu bị nổi mề đay vào buổi sáng
Nổi mề đay ở thể nặng bạn sẽ có các biểu hiện đi kèm như: khó thở; sốc do phù nề đường hô hấp,… Khi cảm thấy cơ thể có hơn 1 triệu chứng bất thường bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà trong trường hợp này.
Đối với người mắc bệnh nổi mề đay vào buổi sáng nhưng ở thể nhẹ thì vẫn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc chống dị ứng kháng histamin. Người bệnh chỉ nên sủ dụng biện pháp này từ một đến vài tuần kết hợp với việc kiêng khem tuyệt đối với các yếu tố gây bệnh.
Ngoài ra, ở tình trạng nổi mề đay nhẹ, bạn có thể sử dụng các dược liệu thiên nhiên để khắc phục như:
Sử dụng bột khoai tây:
Khoai tây là loại nguyên liệu lành tính và có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong đó việc sử dụng bột khoai tây có thể giúp giảm các triệu chứng ngứa rát khi bị nổi mề đay vào buổi sáng vừa an toàn mà lại đem đến hiệu quả nhanh chóng.
Nguyên liệu: Bột koai tây
Cách thực hiện:
- Bạn hãy lấy một ít bột khoai tây rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng trong vòng 20 phút;
- Làm đều đặn 2 lần/ngày và theo dõi tình trạng cơ thể sau nhiều ngày sử dụng.
Chườm ấm bằng lá ngải cứu:
Lá ngải cứu có chứa các chất giúp kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên. Theo các bài thuốc dân gian thì loại dược liệu này có thể giúp điều trị các bệnh lý về da và đặc biệt có tác dụng nếu được dùng chung với muối biển.
Nguyên liệu: Lá ngải cứu và 1/2 bát muối
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu đã được rửa sạch, để ráo và cắt khúc. Sau đó rang vàng 1/2 bát muối biển rồi thả lá ngải đã sơ chế vào đảo đều.
- Khi lá ngải đã được rang vàng cùng với muối, bạn tắt bếp và gói chúng vào một khăn bông mềm rồi thoa nhẹ nhàng lên các vùng da bị tổn thương.
Uống nước gừng ấm:
Uống nước trà gừng sẽ giúp giữ ấm cơ thể vào buổi sáng, điều này có tác dụng không nhỏ đến việc điều trị triệu chứng của nổi mề đay do lạnh. Nếu người bệnh duy trì mỗi ngày sẽ vừa có làn da khỏe đẹp và còn hạn chế sự trở lại của căn bệnh này.
Nguyên liệu: Một củ gừng tươi và 3 thìa mật ong
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng
- Đổ nước và gừng vào ấm và đun sôi khoảng 20 phút cho gừng bớt cay.
- Sau đó cho thêm mạt ong đã chuẩn bị vào ấm trà gừng và đun thêm 5 phút rồi chắt lấy nước để sử dụng.
Cách phòng ngừa nổi mề đay vào buổi sáng
Nếu bạn thường xuyên mắc phải chứng nổi mề đay vào buổi sáng thì nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Lựa chọn các trang phục cotton nhẹ nhàng, có thể thấm hút tốt. Đối với những tình trạng nổi mề đay do lạnh, người bệnh cần chú ý mặc ấm và hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ lạnh.
- Tránh xa các chất tẩy rửa hóa học, các loại thuốc hoặc các loại thực phẩm có thể gây nổi mề đay
- Thực hiện tẩy giun sán, chống táo bón thường xuyên.
- Không chà xát mạnh và hạn chế tối đa việc gãi để không gây tổn thương làn da.
- Hạn chế các vận động nặng và để cơ thể đổ mồ hôi nhiều.
- Sừ dụng khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động nếu người bệnh làm các công việc có nhiều chất độc hại.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và những gì bạn cần làm khi bị nổi mề đay vào buổi sáng. Đừng quên theo dõi mọi sự thay đổi của cơ thể để sớm phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh cũng như nắm được các biểu hiện bất thường để kịp thời khám, điều trị phù hợp bạn nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!