Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn ngứa ở nách là do đâu? Làm sao nhanh khỏi?

Nách là vùng da có các nếp gấp, tiết nhiều mồ hôi nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, nổi mề đay ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng nổi mẩn ngứa ở nách gây bất tiện và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Trong một số trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở nách cảnh báo một số bệnh lý đang tiềm ẩn. Vậy nổi mẩn ngứa ở nách là do đâu? Làm sao khỏi? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nổi mẩn ngứa ở nách là do đâu?

Nổi mẩn ngứa ở nách là tình trạng phổ biến ở nhiều người, hiện tượng này có thể liên quan đến một số bệnh lý phổ biến, bao gồm:

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp ở cả người trưởng thành và trẻ em. Bệnh khởi phát với các triệu chứng đặc trưng là nổi mẩn ngứa và đóng vảy tiết. Các mẩn ngứa có thể mọc khu trú ở khắp cơ thể, nhất là các vùng da có nếp gấp như đầu gối, khuỷu tay, nách.

Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng khiến người bệnh ngứa ngáy dữ dội, khi chà xát hay gãi mạnh có thể gây trầy xước, tổn thương da dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Do đó, khi bị viêm da tiếp xúc bạn nên có các biện pháp chăm sóc da đúng cách để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa hiệu quả.

Viêm da tiếp xúc

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc khởi phát khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng. Đôi khi các chất tẩy rửa, quần áo, hương liệu trong kem dưỡng da cũng có thể gây viêm da tiếp xúc. Các phản ứng dị ứng thông thường sẽ xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi tiếp xúc với các dị nguyên.

Biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc thường tập trung ở các khu vực da như cánh tay, mặt, dái tai, bàn chân, bộ phận sinh dục, nách,…Kèm theo các dấu hiệu nhận biết như:

  • Bề mặt da xuất hiện các mẩn đỏ
  • Ngứa ngáy, châm chích khó chịu
  • Phồng rộp dưới da
  • Da bị khô và có hiện tượng bong tróc

Viêm da bã tiết

Bệnh viêm da bã tiết là phản ứng kích ứng da do các tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức. Dấu hiệu nhận biết của bệnh thường xuất hiện các mẩn đỏ nổi thành từng mảng nhờn có kèm theo vảy trắng hoặc vàng, thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ tập trung ở những vùng da có nếp gấp như ở nách, mặt và ngực.

Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ em bị viêm da bã tiết sẽ không có biểu hiện ngứa ngáy, không chảy máu, thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát ở tuần thứ 3 và thứ 4 sau sinh.

Viêm da bã tiết gây nổi mẩn ngứa ở nách
Viêm da bã tiết gây nổi mẩn ngứa ở nách

Nhiễm nấm Candida

Nhiễm nấm Candida là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở nách. Bệnh thường khởi phát ở những khu vực da ẩm ướt, tiết nhiều mồ hôi như ở bẹn hay nách. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh như nổi mẩn ngứa ở vùng da bị bệnh, có dấu hiệu bị sưng nhẹ.

Tình trạng bệnh nhiễm nấm Candida có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết nóng bức, vệ sinh cá nhân kém, mặc trang phục bó sát. Người bệnh có thể sử dụng các loại kem bôi tại chỗ và các biện pháp chăm sóc da để cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Bệnh chàm- Eczema

Bệnh chàm là bệnh ngoài da mãn tính, không có khả năng lây nhiễm. Bệnh thường có các triệu chứng khởi phát ở vùng da có nhiều nếp gấp điển hình là vùng nách, cổ tay, đầu gối, bàn chân,…

Các dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh bao gồm:

  • Nổi các mẩn ngứa trên vùng da bị viêm nhiễm
  • Da trở nên khô ráp, có xu hướng bong tróc
  • Da bị nứt nẻ, gây đau rát
  • Trường hợp da bị trầy xước sẽ tiết ra dịch nhầy

Tình trạng nổi mẩn ngứa do bệnh chàm thường kéo dài hơn 7 ngày. Bệnh có tính chất kéo dài dai dẳng theo từng giai đoạn và có xu hướng bùng phát thành từng đợt trong năm.

Nhiễm giun đũa

Nhiễm giun đũa là tình trạng giun ký sinh vào đường ruột người bệnh thông qua đường ăn uống. Giun đũa có thể quan sát được bằng mắt thường mà không cần soi qua kính hiển vi. Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, sốt, chán ăn khi bị nhiễm giun đũa, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng như nổi mẩn ngứa, da bị phồng rộp và bong tróc,…

Nhiễm giun đũa bao gồm triệu chứng nổi mẩn ngứa ở nách
Nhiễm giun đũa bao gồm triệu chứng nổi mẩn ngứa ở nách

Tình trạng nổi mẩn ngứa do nhiễm giun đũa có thể xuất hiện bất cứ khu vực nào trên cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng thường khu trú ở nách, ngực, lưng và da đầu. Để chữa bệnh do nhiễm giun đũa, người bệnh cần tiến thành tẩy giun, sán để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh các nguyên nhân được trình bày ở trên, hiện tượng nổi mẩn ngứa ở nách còn có thể do thời tiết nắng nóng, chà xát hay cào gãi mạnh khiến vùng da nách bị tổn thương dẫn đến nổi mẩn ngứa, hay tẩy lông không đúng cách cũng có thể gây ra triệu chứng nổi mẩn ngứa ở nách.

Đối với các trường hợp nổi mẩn ngứa ở nách khi mang thai có thể liên quan các bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến thai nhi nếu không điều trị đúng cách.

Nổi mẩn ngứa ở nách có nguy hiểm không?

Nổi mẩn ngứa ở nách thường lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách có thể để lại thâm sẹo hoặc nhiễm trùng da.

Các sẹo thâm ở vùng thâm là hệ quả của việc chà xát và cào gãi quá mức, ngoài ra hành động này còn có thể khiến da bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng da. Sau điều trị vùng da ở nách bị thâm rất khó phục hồi gây mất thẩm mỹ.

Nổi mẩn ngứa ở nách nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như viêm da tiếp xúc và bệnh hen suyễn kéo dài dai dẳng, có xu hướng tái phát theo từng đợt trong năm. Các trường hợp nổi mẩn ngứa ở nách do nhiễm nấm và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu, suy nội tạng, nặng nhất là tử vong.

Các phương pháp điều trị nổi mẩn ngứa ở nách

Chữa nổi mẩn ngứa tại nhà

Trường hợp nổi mẩn ngứa ở nách do các phản ứng dị ứng thông thường, bạn có thể áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.

Chữa nổi mẩn ngứa tại nhà
Chữa nổi mẩn ngứa tại nhà

Một số biện pháp chữa nổi mẩn ngứa ở nách tại nhà, bao gồm:

  • Chườm lạnh lên vùng da bị nổi mẩn ngứa, biện pháp này có thể cải thiện nhanh các cơn ngứa, đồng thời làm giảm tình trạng sưng đỏ.
  • Sử dụng chanh chà nhẹ lên vùng da nách bị nổi mẩn giúp khử mùi, sát khuẩn và làm cải thiện các cơn ngứa. Trong chanh có chứa các acid citric hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên, bạn tránh áp dụng biện pháp này với vùng da bị trầy xước, có vết thương hở vì có thể gây đau rát.
  • Bạn cũng có thể sử dụng một số tinh dầu để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ. Các loại tinh dầu phổ biến thường được áp dụng như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm trà. Các tinh dầu này ngoài làm giảm triệu chứng ở nách còn điều trị nhiễm nấm.
  • Tắm nước ấm có thể kết hợp với baking soda, giấm, muối, bột yến mạch giúp làm dịu da, giảm ngứa và phục hồi vùng da bị tổn thương, tái tạo các tế bào da mới.

Các cách chữa tại nhà từ thảo dược kể trên đa phần lành tính, an toàn giúp cải thiện các triệu chứng ở vùng da nách tạm thời. Tuy nhiên, phương pháp này không phải áp dụng cho mọi đối tượng.

Do đó, trước khi thực hiện bất kì phương pháp điều trị nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tránh tình trạng triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngày càng nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc Tây điều trị

Với các trường hợp sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà không mang hiệu quả mà còn có dấu hiệu tiến triển nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê toa điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà chỉ định các loại thuốc điều trị hợp lý. Thông thường, các loại thuốc được chỉ định để chữa nổi mẩn ngứa ở nách bao gồm:

  • Với trường hợp nổi mẩn ngứa ở nách do viêm da hay bị kích ứng thường sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ Hydrocortisone, kem dưỡng da Calamine.
  • Bên cạnh thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với các loại thuốc kháng Histamin để làm giảm tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng Histamin có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Trường hợp nổi mẩn ngứa ở nách do bị nhiễm nấm Candida và các vi nấm khác sẽ được bác sĩ điều trị theo phác đồ riêng. Một số loại thuốc kháng nấm được áp dụng như Ketoconazol, Nystatin, Clotrimazol giúp cải thiện các mẩn ngứa nổi ở nách. Người bệnh cũng lưu ý không sử dụng thuốc bôi có chứa Steroid trong điều trị bệnh nhiễm nấm, vì có thể gây các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị, bạn nên lưu ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc tự điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường hoặc thuốc không có hiệu quả, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.
  • Thăm khám thường xuyên và đúng hẹn.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa ở nách

Song song với các phương pháp điều trị tình trạng nổi mẩn ngứa ở nách, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau để có thể ngăn ngừa tình trạng này và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa ở nách
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa ở nách
  • Xác định nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa, từ đó tránh xa các dị nguyên gây dị ứng cũng như các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng cao.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có mùi, có chất tẩy rửa và tạo bọt vì có nguy cơ gây kích ứng da gây ra các phản ứng dị ứng.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm mất cân bằng độ ẩm của da. Bạn nên tắm nước ấm thường xuyên để làm dịu và mềm da, lưu ý không ngâm mình quá lâu trong nước.
  • Lựa chọn các trạng phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt, tránh các quần áo bó sát, chất liệu dày vì có thể gây ma sát với da, khiến tình trạng nổi mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.
  • Tránh dung nạp các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh và các chất kích thích, bia rượu, nước có gas, hút thuốc lá,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và các vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
  • Nên che chắn, sử dụng kem chống nắng ra ngoài để bảo vệ da tránh các tia UV gây hại và khói bụi.

Trên đây là các thông tin về tình trạng nổi mẩn ngứa ở nách. Hiện tượng này có thể liên quan đến các vấn đề về da liễu. Tuy nhiên, để biết được nguyên nhân chính xác để áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và điều trị.

Cùng chuyên mục

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Hiện tượng da nổi đốm trắng không ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh về da liễu thông thường hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của...

Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da do đâu?

Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da do đâu? Làm sao khỏi?

Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là vấn đề da liễu mà nhiều người mắc phải. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý...

Nổi mề đay sau sinh là gì? 

Nổi mề đay sau sinh và cách biện pháp điều trị an toàn

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng phổ biến của nhiều sản phụ. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ da ảnh hưởng đến sinh hoạt của...

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Ngứa tay chân về đêm là dấu hiệu liên quan đến các bệnh về da liễu. Bên cạnh đó, đây còn là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm đang...

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Cảm giác ngứa như kim châm khắp người gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh. Người bệnh cũng nên chú ý đến các dấu hiệu đi...

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là một trong các hiện tượng da liễu mà nhiều người gặp phải. Trên thực tế, đây không phải là dấu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn