Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Cách Pha Mật Ong Uống Trước Khi Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Giảm Cân

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Cách chữa mất ngủ bằng mật ong giúp bạn ngon giấc cả đêm

Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và các bài thuốc chữa trị hiệu quả

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ cho hiệu quả bất ngờ

5 cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản hiệu quả

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại, do áp lực từ công việc, cuộc sống mà chứng rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên phổ biến. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì?
Nhắm mắt nhưng không ngủ được là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn giấc ngủ

Điều gì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn?

Thời gian ngủ kéo dài trung bình từ 7 đến 8 tiếng. Vì thế nếu thời gian ngủ ít hơn khoảng 4/ngày và kéo dài hơn 1 tuần cho thấy bạn thiếu ngủ. Vậy một giấc ngủ như thế nào gọi là giấc ngủ chất lượng, theo các chuyên gia, việc ngủ đủ giấc và giấc ngủ đủ sâu, sau khi ngủ dậy bạn tỉnh táo cho thấy cơ thể đã được nghỉ ngơi đầy đủ.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một biểu hiện của mất ngủ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, chủ yếu là do:

  • Do các bệnh tâm lý, rối loạn giấc ngủ gây ra
  • Ảnh hưởng của stress, căng thẳng dẫn đến khó ngủ
  • Lo lắng hay tâm lý bồn chồn cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Thường xuyên làm việc về đêm, làm việc quá sức trong thời gian dài.
  • Do các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc ngủ lâu ngày
  • Thói quen uống cà phê, trà hay sử dụng chất kích thích trước khi ngủ.
  • Do ăn quá no hoặc vận động mạnh  trước khi đi ngủ.
  • Ảnh hưởng từ tiếng động, ánh sáng hoặc nhiệt độ đến giấc ngủ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nguyên nhân nhắm mắt nhưng không ngủ được
Nhắm mắt nhưng không ngủ được cũng có thể xảy ra khi bạn sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể xảy ra trong giấc ngủ trưa hoặc giấc ngủ chính. Nguyên nhân từ nhiều phía gây ra, cụ thể là do:

Tác động từ môi trường

  • Ánh sáng xanh: Thói quen sử dụng điện thoại di động, máy tính hay các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử làm não bộ của bạn lầm tưởng đây là ánh sáng ban ngày, từ đó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
  • Lạm dụng các chất kích thích: Nhiều người cho rằng việc uống bia rượu trước khi ngủ sẽ giúp cơn buồn ngủ nhanh đến hơn, nhưng thực tế các chất kích thích sẽ chỉ gây ra các cơn buồn ngủ tạm thời, giữa giấc ngủ bạn có thể thức dậy và hoàn toàn tỉnh táo, sau đó rất kho để ngủ lại. Nhất là khi bạn sử dụng rượu nồng độ cao, caffeine, trà hay thuốc lá.
  • Ăn nhiều chất béo: Việc ăn nhiều món ăn chiên xào, chất béo động vật vào buổi tối khiến cơ thể bạn cần tăng cường thải chất độc. Điều này làm cho bộ máy trao đổi chất làm việc liên tục, bạn sẽ cảm thấy khát nước do yêu cầu của cơ thể. Đồng thời điều này cũng gây ra cảm giác bồn chồn, khó chịu, giấc ngủ không được đảm bảo.

Do ngủ trưa quá lâu

Nhắm mắt nhưng không ngủ được
Ngủ trưa nhiều cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ chính vào buổi tối

Ngoài ra nhiều người nhắm mắt nhưng không ngủ được do ngủ trưa quá nhiều. Nếu tình trạng mất ngủ xảy ra trong thời gian dài ( hơn 3 tháng ) sẽ được đánh giá là mất ngủ mãn tính. Những bệnh lý khác cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ như dị ứng, viêm khớp, do ảnh hưởng của bệnh tim, những bệnh lý liên quan đến dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hoặc do thay đổi nội tiết ở tuổi mãn kinh mà khó ngủ…

Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất là từ 30 – 60 phút. Ngoài ra không nên ngủ trưa vào buổi xế chiều, sau 3h là thời điểm cơ thể cần được tỉnh táo để tiếp tục làm việc và vận động. Thói quen ngủ trưa quá muộn đồng thời cũng sẽ gây mệt mỏi và khó ngủ vào ban đêm.

Khó ngủ do các vấn đề về tâm lý

Một trong những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là do những vấn đề về tâm lý. Nếu nguyên nhân do bất ổn về tâm lý, căng thẳng thì việc điều trị bằng thuốc ngủ kéo dài có thể khiến tình trạng mất ngủ tiến triển nghiêm trọng hơn. Những ảnh hưởng tâm lý dẫn đến mất ngủ có thể là do:

  • Hội chứng rối loạn lo âu: Rối loạn lo âu và vấn đề tâm lý mà nhiều người mắc phải hiện nay, rối loạn lo âu có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc ngược lại. Ta,a lý lo lắng sẽ khiến bạn luôn trong trạng thái căng thẳng, hồi hộp, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người mắc hội chứng rối loạn lo âu thường rất tỉnh táo, ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi. 
  • Suy nhược: Tình trạng suy nhược thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do thiếu chất hoặc do quá tải từ công việc. Theo đánh giá, có hơn 90% người được chẩn đoán bị suy nhược cơ thể, suy nhược tâm thần sẽ có biểu hiện khó ngủ kéo dài hơn 1 tháng. 
  • Khó ngủ do stress: Stress là nguyên nhân gây khó ngủ chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là stress ở người trẻ do áp lực từ công việc. Stress gây ra mất ngủ trong thời gian ngắn hoặc khó ngủ sâu giấc, thường bị giật mình giữa đêm do ác mộng. Theo đánh giá, stress hay trầm cảm đều gây ra những ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Do bệnh trầm cảm: Trầm cảm là nguyên nhân gây mất ngủ vầ cũng là biểu hiện của mất ngủ. Kèm theo đó, người bị trầm cảm có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: khó thở, rối loạn nhịp thở, bồn chồn, buồn nôn….Trầm cảm làm tăng hoặc giảm một số hormone và phá vỡ nhịp sinh học của bạn, dẫn đến các rối loạn về giấc ngủ. 
  • Ngoài ra một số hội chứng tâm thần có thể liên quan đến giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên có thể xảy ra nhưng không phổ biến. Những vấn đề về tâm lý – rối loạn tâm thần mức độ nhẹ đều có  thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm và khiến bạn buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

Do các bệnh lý mãn tính

Nhắm mắt nhưng không ngủ được
Các vấn đề về tâm lý, tâm thần nhẹ thường gây ra tình trạng khó ngủ ở những người trẻ tuổi

Nhắm mắt nhưng không ngủ được cũng thường gặp phải ở những người cao tuổi. Đặc biệt là người cao tuổi có bệnh nền, bệnh mãn tính, cơ thể đau, khó chịu gây khó ngủ, có thể nằm trằn trọc suốt đêm.

Chu kỳ giấc ngủ gián đoạn ở những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh béo phì hoặc bệnh thận, nhóm người này thường phải đi tiểu nhiều vào ban đêm. Ở những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa lâu năm, bệnh viêm dạ dày hay mắc các bệnh tim mạch cũng sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.

Phổ biến hơn ở người cao tuổi là viêm khớp, đau nhức xương khớp gây khó ngủ. Trong khi ngủ, người bệnh cũng dễ gặp phải tình trạng chuột rút, ê ẩm cơ thể do kém lưu thông máu đến các cơ, gân, xương.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được có phải bệnh?

Tùy thuộc vào thời gian bạn bị khó ngủ mà tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể kéo dài và tiến triển thành bệnh. Đa số các bệnh nhân bị mất ngủ lâu năm đều có biểu hiện rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn đề về thần kinh mức độ nhẹ. Mất ngủ ngắn hạn không được xem là bệnh, thuật ngữ thường dùng để chỉ trạng thái khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ. 

Mất ngủ được phân chia thành 2 dạng là mất ngủ thoáng qua và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ thoáng qua thường xảy ra do các chấn động về tâm lý, hoặc do thay đổi múi giờ, quá tải về công việc gây ra tình trạng lo lắng và căng thẳng tạm thời. Hoặc nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ những thay đổi từ không gian phòng ngủ, lạ chỗ ngủ, nhiệt độ phòng,…

Nhắm mắt nhưng không ngủ được kéo dài hơn 1 tháng có thể tiến triển thành mất ngủ mãn tính. Nếu như người bệnh đã xác định được nguyên nhân gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ thì đây được xem là bệnh lý cần được điều trị chuyên môn. Người bị mất ngủ mãn tính vẫn có thể có những giấc ngủ ngon xen giữa thời gian mất ngủ, tuy nhiên số buổi mất ngủ sẽ nhiều hơn và người bệnh cũng có các biểu hiện như: sức khỏe giảm sút, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ…

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là bệnh gì
Điện não đồ là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong chẩn đoán mất ngủ

Bạn cần thăm khám sớm nếu như thời gian khó ngủ, trằn trọc kéo dài hơn 2 tuần. Ban đầu người bệnh sẽ được chẩn đoán thông quan thăm khám lâm sàng. Để loại trừ các nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, bác sĩ sẽ làm một số trắc nghiệm hoặc câu hỏi, sau đó có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm nếu cần. Các chẩn đoán thường được chỉ định trong chẩn đoán rối loạn giấc ngủ gồm có:

  • Đa sắc kí giấc ngủ: Chẩn đoán phổ biến được áp dụng ở những bệnh nhân mắc chứng mất ngủ lâu ngày. Phương pháp có thể giúp đánh giá lượng oxy trong máu và oxy đến não, cho thấy biểu đồ sóng não. Từ đó có thể chẩn đoán được liên kết giữa sóng não ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào.
  • Phương pháp điện não đồ: Đây là xét nghiệm chuyên được thực hiện để đánh giá các bệnh lý về tâm thần, mất ngủ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Sau điện não đồ, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán được các tiềm ẩn liên quan gây ra mất ngủ.
  • Xét nghiệm máu di truyền: Một số bệnh nhân mất ngủ do bệnh lý di truyền, phương pháp này thường được áp dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và những bệnh lý tiềm ẩn không có dấu hiệu. 

Việc thực hiện xét nghiệm được chỉ định khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc thời gian mất ngủ kéo dài lâu hay mau mà chỉ định xét nghiệm ngay hoặc theo dõi thêm. Những xét nghiệm này sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị cụ thể trong liệu trình điều trị rối loạn giấc ngủ.

Điều trị

Sau khi chẩn đoán nguyên nhân gây mất ngủ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Thông thường các phương pháp điều trị bảo tồn, không dùng thuốc giúp người bệnh xây dựng lại đồng hồ sinh học tự nhiên sẽ được ưu tiên. Với những bệnh nhân mất ngủ mãn tính cần kết hợp sử dụng thuốc hoặc các phương pháp can thiệp y khoa.

Dùng thuốc Tây

Nếu như nguyên nhân mất ngủ xuất phát từ các bệnh lý như tiểu đường, đau nhức xương khớp hay bệnh dạ dày thì bệnh nhân chỉ sử dụng nhóm thuốc kê toa điều trị các bệnh lý này. Từ đó khắc phục được nguyên nhân gây mất ngủ thì triệu chứng cũng sẽ được cải thiện.

Nhắm mắt nhưng không ngủ được
Sử dụng thuốc ngủ thường xuyên sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến não bộ

Ngược lại nhắm mắt nhưng không ngủ được là do rối loạn giấc ngủ, lo âu hoặc trầm cảm là thì bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm hoặc nhóm thuốc an thần cho bệnh nhân. Những loại thuốc này đều có tác dụng giúp người bệnh ngủ nhanh, tuy nhiên liều dùng được kê đơn theo quy định và không sử dụng kéo dài hơn 1 tháng. Nhóm thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần được sử dụng khá phổ biến ở người trẻ tuổi hiện nay, tuy nhiên các tác dụng phụ là rất nguy hiểm.

Thuốc ngủ cũng được sử dụng như một chất gây mê, tùy mức độ mất ngủ nhẹ hay nặng mà các loại thuốc ngủ liều mạnh sẽ được chỉ định khi thật sự cần thiết. Việc lạm dụng thuốc ngủ sẽ gây ra những tác dụng phụ sau:

  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng
  • Cảm giác nặng nề và đau đầu sau khi ngủ dậy
  • Buồn nôn do thuốc kích thích dạ dày
  • Bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa
  • Tinh thần kém tỉnh táo, buồn ngủ thường xuyên
  • Suy giảm trí nhớ hoặc không tập trung
  • Một số người có phản ứng dị ứng sưng phù
  • Sử dụng thuốc ngủ lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ tai nạn, té ngã

Điều trị bằng thuốc Đông y 

Phương pháp điều trị khó ngủ bằng thuốc Đông y an toàn, ít tác dụng phụ nhưng thường mất nhiều thời gian mới phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, thuốc Đông y cũng có xác suất điều trị không cao khi bệnh mất mất ngủ nặng.

Trong đó các loại thuốc Đông y dùng điều trị mất ngủ là các loại thảo dược hoạt huyết, thông mạch, dưỡng não, giúp bổ huyết, bổ não. Các loại thuốc này thường dễ tìm, giá thành rẻ, điều trị bảo tồn lâu dài không gây nguy hiểm. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ, không hiệu quả nếu như bệnh nhân mắc bệnh tâm lý, bệnh lý nguyên căn.

Liệu pháp tâm lý

Nhắm mắt nhưng không ngủ được
Các liệu pháp tâm lý sẽ giúp người bệnh giải tỏa được căng thẳng và kiểm soát được cơn khó ngủ

Điều trị tâm lý trong chữa rối loạn giấc ngủ kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc, nhằm mục đích giúp bệnh nhân thư giãn tinh thần, từ đó giấc ngủ đạt chất lượng tốt hơn. Những phương pháp này thường bao gồm: Duy trì giấc ngủ và thức giấc cùng thời điểm trong ngày, đọc sách trước khi ngủ; massage hoặc ngâm chân nước ấm, đồng thời kết hợp các bài tập các bài tập thư giãn được hướng dẫn. Liệu pháp tâm lý trong điều trị rối loạn giấc ngủ là phương pháp này có vai trò rất quan trọng trong trị mất ngủ mãn tính.

Thói quen giúp duy trì giấc ngủ ngon

Nhắm mắt nhưng không ngủ được
Thay đổi các thói quen và duy trị giờ giấc ngủ quy chuẩn sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn

Kết hợp giữa điều trị chuyên môn và thay đổi một số thói quen sinh hoạt sẽ giúp quá trình điều trị rối loạn giấc ngủ đạt hiệu quả. Theo các chuyên gia về giấc ngủ, nếu như người bị mất ngủ lâu ngày tuân thủ những quy tắc sau sẽ cải thiện được tình trạng mất ngủ nhanh chóng: 

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
  • Bạn cần giới hạn thời gian nằm trên giường nếu không ngủ được
  • Khi thức dậy vào buổi sáng bạn nên rời khỏi giường ngủ ngay
  • Cần ngủ ngay nếu có những dấu hiệu cho thấy cơn buồn ngủ như ngáp, mắt lim dim. 
  • Tuyệt đối không cố gắng thức trong khi cơ thể đang bắt đầu buồn ngủ.
  • Tránh làm việc muộn hay thức khuya và sử dụng máy tính, điện thoại
  • Không nên suy nghĩ quá nhiều hay để tâm vào vấn đề gì đó khi ngủ
  • Tránh xem các chương trình hoặc đọc sách có nội dung căng thẳng, gay cấn
  • Trước khi đi ngủ, bạn không nên sử dụng chất kích thích ít nhất 3 tiếng 
  • Uống sữa nóng hoặc nước ấm vào buổi tối sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
  • Không ăn quá no trước khi đi ngủ, tránh gây đầy bụng, kích thích năng lượng lúc ngủ
  • Không nên vận động nặng vào buổi tối, nên ngồi thiền hoặc tập yoga
  • Buổi tối nên tắm nước ấm, ngâm chân trong nước nóng để thư giãn.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ hoặc thuốc an thần khi chưa được sự cho phép

Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là một trong những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Do đó cần có phương pháp điều trị đúng đắn, tránh để mất ngủ quá lâu sẽ dễ khiến triệu chứng tiến triển thành bệnh mãn tính. Việc kết hợp điều trị chuyên khoa và thay đổi lối sống tích cực sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại nhịp sinh hoạt và nghỉ ngơi bình thường.

Bài viết liên quan:

Cùng chuyên mục

lá vông chữa mất ngủ

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Lá vông là thảo dược chứa nhiều thành phần có tác dụng dưỡng tâm, an thần nên có thể dùng chữa mất ngủ. Đây là mẹo tự nhiên lành tính,...

Cách chữa mất ngủ bằng mật ong giúp bạn ngon giấc cả đêm

Mất ngủ hiện nay là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải, trong đó có nguyên nhân do tâm sinh lý, và cũng có những xuất phát từ bệnh...

thiếu ngủ

Thiếu ngủ: Nguyên nhân, Biểu hiện và cách khắc phục

Thiếu ngủ là tình trạng diễn ra phổ biến ở mọi đối tượng, từ người trẻ cho tới người già. Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng...

cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả an toàn

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở người trẻ tuổi bị mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lối...

Thuốc ngủ liều mạnh và tác dụng phụ

Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

Các loại thuốc ngủ liều mạnh hiện nay đều tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm. Sau khi sử dụng thuốc nhiều lần, người dùng có thể xuất hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn