Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Người hay bị nổi mẩn ngứa do đâu? Cách phòng và chữa trị

Người hay bị nổi mẩn ngứa gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và công việc. Bệnh xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mẩn ngứa, cũng như là cách phòng và điều trị hiệu quả. 

Người hay bị nổi mẩn ngứa
Người hay bị nổi mẩn ngứa gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và công việc

Người hay bị nổi mẩn ngứa do đâu?

Nổi mẩn ngứa là một bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể khởi phát ở nhiều vùng da không giống nhau trên cơ thể như thắt lưng, lòng bàn tay, mông, nách, khủy tay,… với những biểu hiện khác nhau như ngứa rát, nổi mẩn đỏ, sưng tấy,…

Tùy theo sức khỏe, môi trường, thói quen sinh hoạt,… mà mỗi người sẽ có tần suất nổi mẩn ngứa khác nhau, có những người chỉ nổi một lần hoặc không bị nổi mẩn ngứa trong một thời gian dài, nhưng có những người một tháng có thể nổi đến 2-3 lần, không kiểm soát được. Có thể lí giải điều này bởi một số nguyên nhân sau:

1. Mắc các bệnh lý về gan, thận

So với những người bình thường, người mắc các bệnh lý về gan, thận như suy thận, xơ gan, suy gan,… rất hay nổi mẩn ngứa. Tình trạng này xảy ra thường xuyên như vậy là do chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm, không đào thải được những độc tố tích tụ bên dưới da ra ngoài nên sinh ra hiện tượng nổi mẩn gây ngứa ngáy.

Thông thường, người hay bị nổi mẩn ngứa không rõ nguyên nhân đều mắc phải bệnh lý về gan, thận. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và làm các xét nghiệm để có hướng điều trị phù hợp. Tránh để lâu, ủ bệnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Người hay bị nổi mẩn ngứa
Người mắc các bệnh lý về gan, thận rất hay bị nổi mẩn ngứa

2. Mắc các bệnh lý liên quan đến máu

Theo số liệu thống kê, người mắc các bệnh lý liên quan đến máu chiếm khoảng 1/3 số người hay bị nổi mẩn ngứa. Đây là con số cao, nhắc nhở mọi người phải chú ý đến sức khỏe và chăm sóc bản thân tốt hơn.

Khi mắc các bệnh lý về máu, tuần hoàn máu bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn, ngoài ra một số bộ phận liên quan đến giải độc, bài tiết cơ thể như thận, gan,… cũng bị ảnh hưởng, không lọc được độc tố bên trong cơ thể gây ra hiện hiện tượng nổi mẩn ngứa trên da.

Dưới đây là một số bệnh lý về máu cần lưu ý để phòng tránh bị nổi mẩn ngứa thường xuyên:

  • Loạn sản tủy.
  • Đa hồng cầu.
  • Tăng Histamine trong máu.
  • Tăng Eosin trong máu.

3. Mắc bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường có lượng máu trong đường tăng cao, gây tổn thương đến hệ thống mạch máu bên trong cơ thể, cụ thể là mạch máu dưới da làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi da trở nên khó khăn, da thường xuyên khô sần, ngứa ngáy hoặc nổi mẩn đỏ.

Người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể hạn chế được tình trạng nổi mẩn ngứa bằng cách uống bổ sung nước, hạn chế ăn đường, thường xuyên đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe,…

4. Mắc các bệnh ngoài da

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho người hay bị nổi mẩn ngứa. Bệnh ngoài da có nhiều loại, xác định được nguyên nhân là bước quan trọng để điều trị hiệu quả tình trạng nổi mẩn ngứa.

  • Mề đay: Là tình trạng da bị nổi các nốt sần, kèm theo cơn ngứa và có xu hướng lan trên diện rộng. Tùy theo cơ địa và môi trường sống, bệnh sẽ kéo dài từ 2-4 ngày hoặc 1-2 tuần sau khi khởi phát.
  • Ghẻ lở: Bệnh thường xảy ra khi người bệnh dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như quần áo, khăn tắm,… với người khác. Bệnh thường có triệu chứng nổi mẩn và ngứa ngáy ở các vùng da như tay chân hoặc những vùng da hay ra mồ hôi như nách, mặt trong đầu gối.
  • Vảy nến: Đây là bệnh mãn tính, dễ tái phát. Bệnh kèm theo các triệu chứng nổi nhiều nốt mẩn đỏ, ngứa dữ dội và dai dẳng, dễ bong tróc và có hiện tượng chảy dịch khi gãi mạnh.
  • Dị ứng da: Là nguyên nhân hàng đầu làm cho người hay bị nổi mẩn ngứa. Khi da thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn,… có thể làm cho da bị kích ứng, khô ngứa và nổi mẩn.
Người hay bị nổi mẩn ngứa
Mắc các bệnh ngoài da là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho người hay bị nổi mẩn ngứa

5. Dị ứng thực phẩm

Một trong những nguyên nhân khiến người hay bị nổi mẩn ngứa là do cơ địa dị ứng với thực phẩm nhưng không hề hay biết, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Việc ăn thường xuyên những loại thực phẩm này sẽ làm cơ thể sinh ra phản ứng kháng lại, gây ra các hiện tượng nổi ửng đỏ, nổi mề đay hoặc ngứa ngáy khó chịu.

Chú ý quan sát biểu hiện cơ thể sau mỗi lần ăn, tránh xa hoặc hạn chế những loại thực phẩm có thể bị dị ứng là cách tốt nhất để giảm thiểu được tình trạng nổi mẩn ngứa trên cơ thể.

6. Nhiễm giun sán

Người bị nhiễm giun sán thường xuyên bị nổi mẩn đỏ trên người, tình trạng này có thể xuất hiện đến 2 lần trong 1 tháng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.

Khi bị nhiễm giun sán sẽ khiến cho cơ thể suy nhược, gây tắc nghẽn ống mật, dẫn đến nổi nhiều mẩn đỏ, có thể sưng phù to hoặc có hình giun bò loằng ngoằng dưới da. Tốt nhất, người bệnh nên có biện pháp tẩy giun kịp thời hoặc đến bác sĩ để xin lời khuyên, tránh tình trạng để bệnh kéo dài, mẩn ngứa sẽ dễ tái phát.

7. Một số nguyên nhân khác

Ngoài 6 nguyên nhân trên thì người hay bị nổi mẩn ngứa còn vì một số lí do sau đây:

  • Dị ứng với hóa mỹ phẩm, thuốc tây.
  • Dị ứng thời tiết, môi trường sống.
  • Nhiễm HIV hoặc mắc một số bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai,…
  • Rối loạn nội tiết tố khi có kinh nguyệt hoặc thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con.

Cách chữa mẩn ngứa hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa mẩn ngứa hay và hiệu quả, tùy theo tình trạng sức khỏe và tần suất mắc bệnh mà bệnh nhân có thể chọn cách điều trị phù hợp, nhanh chóng đẩy lùi được trình trạng nổi mẩn ngứa.

Sử dụng các mẹo dân gian

Đây là cách làm đơn giản, ít tốn kém, có thể thực hiện tại nhà và mang về hiệu quả cao. Tuy nhiên, sử dụng các mẹo dân gian để điều trị chỉ thích hợp với các trường hợp người nổi mẩn ngứa nhẹ hoặc mới bị nổi lần đầu.

Uống nước Rau Má

Trong y học cổ truyền, Rau Má có tính bình, vị đắng thanh nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc cơ thể, nhuận tràng, dưỡng ẩm cho da nên rất tốt trong việc điều trị các bệnh ngoài da như mề đay, mụn nhọt, đặc biệt là mẩn ngứa.

Rau má có thể dùng để ăn sống, nấu canh hoặc làm nước uống điều trị mẩn ngứa rất nhanh hiệu quả, các triệu chứng mẩn ngứa sẽ thuyên giảm chỉ sau vài ngày sử dụng, hạn chế được tình trạng bệnh tái phát trở lại.

Người hay bị nổi mẩn ngứa
Uống nước Rau Má giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn trên da

Chuẩn bị: 

  • 500gr Rau Má tươi
  • 1 lít nước
  • Đường
  • Máy xay sinh tố, màn lọc (hoặc rây lọc)

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rau Má cắt bỏ phần rễ và lá hư, ngâm nước muối để loại đi bụi bẩn còn sót lại trên rau. Sau đó rửa sạch lại bằng nước.
  • Bước 2: Cho Rau Má, nước và một ít đường vào cối xay nhuyễn.
  • Bước 3: Đổ Rau Má ra màn lọc (hoặc rây lọc) để lấy nước, bỏ phần bã đi.
  • Bước 4: Có thể cho  thêm đường hoặc đá tùy vào khẩu vị mỗi người.

Tắm lá Khế

Trong Đông Y, lá Khế có tính lành, vị chua chát nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm,… Nên thường được dùng để nấu nước tắm hàng ngày mỗi khi bị mẩn ngứa như một cách đào thải các độc tố tích tụ lâu ngày dưới da, làm sạch vi khuẩn và phục hồi lại làn da bị tổn thương. Nhờ đó, da sau khi tắm lá Khế thường không còn bị ngứa ngáy, mẫn ngứa cũng giảm dần và không bị lan rộng ra.

Chuẩn bị:

  • 200gr lá Khế tươi
  • 2 lít nước

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đem bỏ đi những lá Khế hư hoặc bị sâu, chỉ giữ lại những lá còn tươi.
  • Bước 2: Cho lá Khế vào nước muối ngâm trong 5 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại với nước.
  • Bước 3: Cho lá Khế và nước vào nồi nấu trong 15 phút, đợi sôi rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Nước lá Khế có thể để nguội hoặc pha thêm nước để đỡ nóng khi vừa nấu xong rồi đem đi tắm. Sau đó, tắm lại bằng nước sạch.

Dùng nước lá Khế tắm đều đặn từ 1-2 lần/ngày, sau 1-2 tuần da sẽ khỏe hẳn, không còn bị nổi mẩn ngứa nữa.

Bôi gel Nha Đam

Từ lâu, Nha Đam đã được xem là “thần dược” khi không chỉ có hiệu quả tuyệt vời trong làm đẹp mà còn điều trị các bệnh lý về da rất hiệu quả. Sử dụng Nha Đam để bôi vào các vùng da bị tổn thương sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, kiểm soát được tình trạng mẩn ngứa trên da.

Điều này là do trong Nha Đam có chứa một lượng lớn vitamin và các chất chống oxy hóa giúp nhanh chóng làm dịu đi cơn ngứa và nóng rát ở vùng da tổn thương, phục hồi và nuôi dưỡng lại làn da, hạn chế được tình trạng sẹo thâm khi da hết mẩn ngứa.

Sử dụng Nha Đam để điều trị mẩn ngứa rất đơn giản, có thể sử dụng Nha Đam tươi sau khi cắt đi phần vỏ xanh hoặc dùng gel Nha Đam để bôi vào những chỗ bị nổi đỏ, ngứa ngáy 2 lần mỗi ngày, sau 3-5 ngày mẩn ngứa sẽ biến mất, trả lại làn da mịn màng cho bạn.

Người hay bị nổi mẩn ngứa
Sử dụng Nha Đam để bôi vào các vùng da bị tổn thương sẽ kiểm soát được tình trạng mẩn ngứa trên da

Uống kết hợp với đắp bã Lá Hẹ

Một trong những cách chữa mẩn ngứa dân gian hiệu quả nhất chính là uống kết hợp với đắp bã Lá Hẹ. Khi sử dụng cách này, các hoạt chất trong Lá Hẹ sẽ giúp cơ thể thải độc, thanh nhiệt, giảm phản ứng của kháng thụ thể H2. Từ đó, các triệu chứng nổi sần, sưng phù, đỏ ngứa trên da cũng hết dần.

Đối với cách này bạn nên thực hiện tại nhà mỗi ngày 1 lần, đến khi hết mẩn ngứa thì dừng. Tránh lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chuẩn bị:

  • 100gr Lá Hẹ tươi
  • 500ml nước sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá Hẹ rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 4cm.
  • Bước 2: Cho Lá Hẹ vào nồi nấu với 500ml nước, đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp.
  • Bước 3: Lọc lấy nước Lá Hẹ uống, phần bã chà lên vùng da bị nổi mẩn ngứa.

Chườm đá

Khi bị nổi mẩn ngứa bạn có thể sử dụng đá lạnh chườm vào vùng da bị tổn thương, cách làm này sẽ giúp tê liệt tạm thời các dây thần kinh nơi đây và giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy trên da một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy đá lạnh cho vào khăn mềm hoặc miếng vải mỏng bọc lại.
  • Bước 2: Chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, không dùng sức quá mạnh có thể gây trầy xước da.
  • Bước 3: Chườm trong khoảng thời gian vài phút, sau khi cơn ngứa giảm thì ngưng lại.
  • Bước 4: Sau khi chườm đá, bạn có thể kết hợp thêm bôi gel nha đam để giảm cơn ngứa được lâu hơn.

Ngâm nước ấm

Tranh thủ thời gian để ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp hết nhanh mẩn ngứa. Nhiệt độ từ nước ấm có tác dụng rất tốt trong việc giãn nỡ hệ thống mạch máu, máu huyết được lưu thông tốt hơn, từ đó các cơn ngứa cũng giảm dần.

Khi ngâm nước nấm chỉ ngâm tối đa 15 phút và phải điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, tránh trường hợp nóng quá sẽ dễ bị phỏng, lạnh quá dễ dễ cảm lạnh, không giảm được mẩn ngứa.

Sử dụng thuốc tây

Nếu như dùng mẹo dân gian chỉ điều trị được các trường hợp người hay bị nổi mẩn ngứa nhẹ thì thuốc tây lại có thể trị dứt điểm mọi trường hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tây cần có sự thăm khám trước của các bác sĩ và chỉ sử dụng theo đơn, không được tự ý dùng tại nhà. Dưới đây là một số loại thuốc tây thường được dùng để trị mẩn ngứa:

  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc thường dùng khi tình trạng mẩn ngứa nổi kéo dài, dai dẳng. Một số loại thuốc kháng Histamin thường dùng là Doxepi, Hydrocortison – Pramixine, Clobetasol, Hydroxyzine,… sẽ giúp da bớt ngứa và đau rát.
  • Thuốc Corticosteroid: Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp bị mẩn ngứa nặng và thuốc kháng sinh Histamin không đáp ứng được để giảm nhanh các triệu chứng sưng phù, ngứa ngáy.
  • Thuốc kháng sinh: Được dùng trong trường hợp da có dấu hiệu nhiễm trùng, giúp kiềm hãm và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa trên vùng da bị tổn thương. Thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ nên chỉ được dùng khi có sự cho phép của bác sĩ.
  • Kem dưỡng ẩm: Một số loại kem dưỡng ẩm như Hydrocortisone, Betamathasone, Permethrin, Fluocinilone,… giúp cung cấp độ ẩm, làm lành và phục hồi da, giảm nhanh mụn nước, đau rát, ngứa ngáy trên da và ngăn không cho chúng lan rộng.
Người hay bị nổi mẩn ngứa
Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc Histamin,… được dùng để trị mẩn ngứa

Biện pháp phòng tránh nổi mẩn ngứa tại nhà

Để không còn thường xuyên sống chung với nổi ám ảnh mang tên “mẩn ngứa” bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh dưới đây.

  • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, thoáng mát là cách để tránh cho vi khuẩn tích tụ và gây hại cho da.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để làm mát và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh xa các dị nguyên có khả năng gây nổi mẩn ngứa trên da như lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn,… hoặc sau khi tiếp xúc phải tắm rửa sạch sẽ để loại đi hết các dị nguyên, tránh bị nổi mẩn ngứa.
  • Người hay bị nổi mẩn ngứa nên mặc những bộ đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc đồ trật trội hoặc bị ướt, sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở gây ra mẩn ngứa.
  • Hạn chế hoặc không ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng nổi mẩn ngứa trên cơ thể.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao như chạy bộ, yoga, bơi lội,… để cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại vi khuẩn, đồng thời nâng cao sức khỏe cho bản thân.
  • Có chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý để cân bằng cơ thể. Đặc biệt luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh stress, căng thẳng,… có thể hạn chế bị nổi mẩn ngứa.
  • Nên đổi hoặc hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, thuốc,… gây ngứa ngáy, nổi mẩn trên da. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh bị nổi mẩn ngứa thường xuyên.
  • Giữ cho không gian nhà ở luôn trong lành, mát mẻ, thường xuyên lau chùi, quét dọn, mở cửa đón nắng để vi khuẩn không tích tụ và phát triển gây bệnh được.
  • Luôn cố gắng giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc đủ ấm khi trời lạnh, mặc thoáng mát khi trời nóng.
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý trong cơ thể, hạn chế việc nổi mẩn ngứa thường xuyên.
  • Tẩy giun định kì vừa giúp phòng được nổi mẩn ngứa, vừa tốt cho sức khỏe.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp đủ những thông tin cần thiết và hữu ích cho người hay bị nổi mẩn ngứa, giúp mọi người điều trị kịp thời và giảm nhanh được các triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng cần cảnh giác những bệnh này

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng cần cảnh giác những bệnh này

Tình trạng nổi mẩn ngứa thường phổ biến ở nhiều người do nhiều yếu tố khác nhau, triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào trên...

nổi mề đay nên ăn gì kiêng gì

Người bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều rất quan trọng cần phải chú ý. Khi mắc bệnh này, bạn hãy lựa chọn thực...

nổi mề đay có nên cho con bú

Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú Không? [Giải Đáp]

Bị nổi mề đay có nên cho con bú không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều chị em ở giai đoạn sau sinh. Việc hiểu rõ có nên...

Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới an toàn hiệu quả

Đối với các trường hợp mắc bệnh mề đay ở mức độ nhẹ, thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y người bệnh có thể áp dụng một số...

7 Cách chữa mề đay bằng gừng cắt ngay cơn ngứa ngáy

Thông thường, người bị nổi mề đay được các chuyên gia khuyến cáo đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và có phác đồ điều trị...

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý – Chuyên gia gợi ý cách chữa TẬN GỐC

Tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa thường xuất hiện ở nhiều người, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hiện tượng này có thể do...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn