Bị ngứa khắp người không nổi mẩn là bị gì? Làm sao hết?
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiện tượng bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý ngoài da hoặc các bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể như một số bệnh liên quan đến thận, gan, hệ thần kinh,…Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bị ngứa khắp người không nổi mẩn là bị gì?
Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong khám chữa bệnh bằng YHCT, lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, hiện tượng này khởi phát bởi một số nguyên nhân sau:
Bị côn trùng cắn
Khi bạn bị côn trùng đốt như muỗi, kiến, nhện, bọ xít cũng sẽ gây ngứa ngáy ở vùng da bị cắn và những vùng xung quanh dù không bị nổi mẩn.
Ngoài ra, có vài loại côn trùng siêu nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được, chúng sẽ cư trú trên da và gây ra vết cắn trên da mà bạn không nhìn thấy được. Lúc này người bị côn trùng cắn sẽ có cảm giác ngứa ngáy râm ran, châm chích khó chịu nhưng lại không bị nổi mẩn đỏ.
Da khô
Trường hợp người có làn da khô, dưỡng ẩm không đủ sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể mà không nổi mẩn.
Đa số những người bị da khô bị tác động bởi môi trường sống, thời tiết khô hanh, độ ẩm của không khí ở mức thấp, chăm sóc da không đúng cách, uống ít nước không đủ để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da.
Ngoài ra, tắm nước nóng thường xuyên cũng sẽ làm mất độ ẩm cân bằng của da cũng là một trong các nguyên nhân khiến da bị khô và ngứa ngáy.
Một số trường hợp da khô có thể do yếu tố di truyền hoặc mắc các bệnh ngoài da như chàm- Eczema, tổ đỉa. Đối với tình trạng này bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa ngáy cục bộ hay ngứa khắp người mà không bị nổi mẩn đỏ hay phát ban.
Các loại thuốc phổ biến gây ra tình trạng ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn bao gồm:
Thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau được kê theo toa Opioids nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ, điển hình là hiện tượng ngứa khắp người nhưng không bị nổi mẩn.
Người bệnh cần lưu ý, nếu tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn hãy đến gặp bác sĩ để được theo dõi và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Thuốc huyết áp
Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như ngứa ngáy, châm chích khắp người. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được theo dõi và điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp.
Thuốc giảm nồng độ Cholesterol
Thuốc Niacin, Statin và các loại thuốc khác có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol trong cơ thể có thể gây ra các tác dụng phụ ngứa ngáy khắp người, cả ở mặt và cổ họng.
Đặc biệt là thuốc Statin nếu sử dụng trong thời gian dài có thể làm tổn thương gan, gây rối loạn các chức năng thải độc trong cơ thể, các độc tố bài tiết qua da gây ngứa ngáy, khó chịu.
Vì vậy, các trường hợp đang dùng Statin hay các loại thuốc giảm Cholesterol nếu có các dấu hiệu ngứa da, châm chích hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp.
Các loại thuốc khác
Ngứa da không nổi mẩn có thể là tác dụng phụ của các loại thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, có một số thuốc gây tổn thương các cơ quan bên trong cơ thể từ đó gây ra triệu chứng ngứa da. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sử dụng thuốc quá liều, dùng thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý mua thuốc ngoài.
Thuốc gây ngứa da nhưng không nổi mẩn như:
- Thuốc chống sốt rét
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc làm loãng máu
- Thuốc trị bệnh tiểu đường
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp có chức năng giải phóng các hormone để điều chỉnh sự trao đổi chất và tăng trưởng bên trong cơ thể. Tuyến giáp là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, được phân bố tập trung ở cổ. Khi cơ quan này bị rối loạn cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề, trong đó có làn da.
Rối loạn tuyến giáp gây ra tình trạng ngứa da nhưng không nổi mẩn ngứa hay phát ban. Tình trạng này do các mô tế bào da bị tác động, các cơ quan khác trên da có thể hoạt động không bình thường hoặc ngừng hoạt động, da sẽ trở nên khô và ngứa ngáy.
Để khắc phục tình trạng rối loạn tuyến giáp gây ngứa da, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng histamin và kết hợp với một số phương pháp y khoa giúp điều hòa hoạt động của tuyến giáp.
Bệnh lý về gan
Chức năng chính của gan là đào thải các độc tố bên trong cơ thể, lọc máu. Khi mắc phải các vấn đề về gan, chức năng của cơ quan này sẽ bị rối loạn. Các độc tố không được thanh lọc sẽ đi vào máu, lâu ngày sẽ bài tiết qua da.
Lúc này da sẽ có dấu hiệu ngứa ngáy, râm ran khó chịu nhưng không nổi mề đay, mẩn ngứa. Nếu chà xát hay cào gãi mạnh có thể gây tổn thương da và nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, người mắc các bệnh lý về gan có những dấu hiệu nhận biết như sau:
- Tròng mắt có màu vàng
- Nước tiểu màu vàng đậm
- Phân có màu sáng
- Da bị ngứa râm ran
Do đó, nếu có các triệu chứng nghi ngờ bệnh gan, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thận
Tương tự như chức năng của gan, thận giúp đào thải các độc tố bên trong cơ thể thông qua đường tiểu. Khi thận gặp vấn đề các độc tố này sẽ bài tiết qua da và gây ra tình trạng ngứa ngáy, châm chích khó chịu khắp cơ thể.
Đây là tình trạng khá phổ biến ở những trường hợp bị bệnh thận, nếu không được điều trị kịp thời những cơn ngứa ngáy ngày càng dữ dội hơn và kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác.
Đối với trường hợp người bị suy thận cần được thăm khám và điều trị sớm vì đây là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng.
Thiếu sắt, thiếu máu
Người bị thiếu sắt sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể, có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Thiếu sắt, thiếu máu thường xuất hiện ở các đối tượng bao gồm:
- Người mất nhiều máu sau chấn thương
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
- Người ăn chay
Thiếu sắt, thiếu máu đi kèm với triệu chứng ngáy da nhưng không nổi mẩn ngứa. Đây là tình trạng không phổ biến, tuy nhiên thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng có thể gây tổn thương cho là da.
Rối loạn thần kinh
Rối loạn thần kinh cũng là một trong các nguyên nhân gây ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn. Theo bác sĩ chuyên khoa, các dạng rối loạn thần kinh khiến cơ thể bị ngứa râm ran bao gồm:
Bệnh Zona thần kinh
Bệnh Zona khởi phát khi các virus tấn công đến hệ thống thần kinh của cơ thể. Gây ra hiện tượng ngứa ngáy, châm chích, đau rát. Tình trạng này sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày sau đó các mụn nước trên da bắt đầu xuất hiện. Dấu hiệu ngứa khắp người không nổi mẩn đỏ được xem là triệu chứng sớm của bệnh Zona.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường làm ức chế quá trình sản sinh Insulin, đây là hormone có chức năng điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Khi bệnh khởi phát sẽ kèm theo triệu chứng ngứa râm ran khắp người nhưng không nổi mẩn.
Dây thần kinh bị chèn ép
Dây thần kinh bị chèn ép thông thường xảy ra với người sau khi bị chấn thương, mắc bệnh loãng xương, người bị béo phì, thừa cân có thể làm các khung xương dịch chuyển, tác động đến dây thần kinh. Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ra tình trạng tê ngứa sâu trong da, không nổi mẩn ngứa.
Bị bệnh ung thư
Hiện tượng ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Tuy các chuyên gia không làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, tuy nhiên trong một số trường hợp khối u do bệnh ung thư sẽ tiết ra chất gây ngứa khắp người.
Bên cạnh đó, các loại thuốc dùng để điều trị bệnh ung thư hay hóa trị cũng có thể khiến ngứa râm ran khắp cơ thể. Khi gặp tình trạng này trong quá trình điều trị, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi và hỗ trợ kịp thời.
Các vấn đề về tâm lý
Một số vấn đề về tâm lý cũng có thể gây ngứa khắp người không nổi mẩn. Hiện tượng này xảy ra khi các chất trong não bị mất cân bằng dẫn đến da bị ngứa.
Ngoài ra, khi bạn lo lắng, áp lực, mệt mỏi trong thời gian dài cũng có thể gây ra các phản ứng trên da một cách ngẫu nhiên, kể cả tình tình ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn.
Rối loạn tâm lý cần được điều trị kịp thời vì nó tác động rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được trị liệu.
Bị nhiễm HIV
Người bị nhiễm HIV khi khởi phát sẽ có biểu hiện ngứa ngáy khắp người nhưng không nổi mẩn. Virus này làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch không thể chống lại các tác nhân xâm nhập gây bệnh. Vì vậy, người bị nhiễm HIV thường mắc các bệnh lý ngoài da và gây ngứa ngáy.
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Viêm da
- Khô da
- Bệnh vảy nến
- Bệnh chàm- Eczema
- Nổi mề đay
Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy khắp người do bị bệnh HIV, người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ điều trị.
Trường hợp ngứa khắp người không nổi mẩn thông thường có thể tự khởi mà không cần đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường đi kèm có thể đang mắc các bệnh lý liên quan. Lúc này hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Chữa ngứa khắp người không nổi mẩn
Để chữa dứt điểm tình trạng ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây ngứa ngáy. Bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, làm xét nghiệm và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bị ngứa khắp người cũng có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện các triệu chứng ngứa râm ran, khó chịu.
Các biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, mỗi ngày dùng từ 2-3 lần tùy theo mức độ da khô. Dùng kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy.
- Tắm với nước mát hoặc nước ấm có thể kết hợp thêm với bột yến mạch hay baking soda để làm mềm da, phục hồi vùng da bị tổn thương, giảm ngứa. Lưu ý, không tắm với nước nóng vì sẽ làm mất cân bằng độ ẩm cho da, khiến da khô hơn và ngứa ngáy dữ dội hơn.
- Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm cần thiết cho da.
- Tránh chà xát hay cào gãi mạnh vì có thể làm trầy xước, tổn thương da gây nhiễm trùng.
- Dung nạp nhiều hoa quả và rau củ giàu khoáng chất và vitamin để tăng cường kháng thể làm lành tổn thương da, ngăn ngừa bệnh bùng phát. Uống nhiều nước để giữ độ ẩm tự nhiên cho da.
- Chọn mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi, có độ thấm hút tốt để tránh gây kích ứng da.
- Sử dụng một số loại kem bôi chống ngứa như Capsaicin, kem bạc hà, Calamine để làm giảm tình trạng ngứa ngáy.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn kéo dài trên 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp chữa trị trên. Ngược lại có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, lúc này bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bạn cần thông tin với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Ngứa khắp người kèm theo dấu hiệu sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, thay đổi thói quen đại tiện.
- Ngứa ngáy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
- Mắc các bệnh ngoài da khác như bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da cơ địa,…
- Tình trạng ngứa ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hay các cơ quan như trong tai, mắt, bộ phận sinh dục
Ngứa khắp người không nổi mẩn là tình trạng khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy, khi bị ngứa khắp người không nổi mẩn và kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!