Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Có nguy hiểm không?

Mề đay mãn tính vô căn là một trường hợp của bệnh nổi mề đay nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây khởi phát. Các triệu chứng của bệnh lý thường có xu hướng tái lại nhiều lần, nếu không có biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Mề đay mãn tính vô căn là gì?

Mề đay mãn tính vô căn đặc trưng bởi tình trạng nổi sẩn đỏ hay mẩn ngứa trên da. Biểu hiện này kéo dài hơn 6 tuần và không thể xác định được nguyên nhân gây khởi phát bệnh.

Theo thống kê, có hơn 75% trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính vô căn. Các triệu chứng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng chất ngủ cũng như hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh mề đay mãn tính vô căn không gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp biểu hiện của tình trạng này sẽ phát sinh đột ngột có thể gây ra biến chứng sốc phản vệ. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm, có thể gây khó thở, nghẹn ở cổ đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu sốc phản vệ, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Mề đay mãn tính vô căn là gì? Có nguy hiểm không?
Mề đay mãn tính vô căn là một trường hợp của bệnh nổi mề đay nhưng không thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây khởi phát

Ngoài ra, các triệu chứng của mề đay mãn tính vô căn thường rất dễ tái đi tái lại, điều này làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, dị ứng, bệnh chàm, để lại thâm sẹo trên da,…

Yếu tố tăng nguy cơ mắc mề đay mãn tính vô căn

Các triệu chứng của mề đay mãn tính vô căn có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu nhưng không có khả năng lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, tình trạng này có thể lan sang các vùng da lân cận trên cơ thể.

Hiện nay, y học vấn chưa thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây khởi phát bệnh lý này. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, các bác sĩ chuyên môn nhận thấy mề đay mãn tính vô căn có liên quan đến các tác động bên ngoài môi trường, hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền.

Trong một số trường hợp, bệnh lý cũng liên quan đến những phản ứng nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn và virus.

Các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn cũng sẽ liên quan mật thiết đến hoạt động kích hoạt hệ thống đáp ứng hệ miễn dịch. Hiện tượng nổi mề đay mãn tính cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu và hormone thần kinh.

Yếu tố tăng nguy cơ mắc mề đay mãn tính vô căn
Các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn cũng sẽ liên quan mật thiết đến hoạt động kích hoạt hệ thống đáp ứng hệ miễn dịch

Dưới đây là một số yếu tố thuận lợi gây bùng phát các triệu chứng bệnh lý cũng như khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Bị nhiễm trùng
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau
  • Bị côn trùng đốt hoặc ký sinh trùng
  • Hành động chà xát, cào mạnh sẽ khiến vùng da tổn thương bị trầy xước, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm
  • Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột
  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
  • Căng thẳng thần kinh, áp lực, lo âu, stress kéo dài
  • Tập luyện thể dục, thể thao với cường độ lớn
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích
  • Bị dị ứng với một số loại thực phẩm
  • Mặc các trang phục bó sát, chất liệu thô cứng sẽ dẫn đến hiện tượng ma sát da, làm tăng nguy cơ nổi mề đay

Trong một vài trường hợp, mề đay mãn tính vô căn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tuyến giáp. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở nữ giới hơn nam giới. Thông qua một số nghiên cứu, có thể thấy đối tượng mắc bệnh lý này đều có kháng thể tuyến giáp hay chống TPO trong máu.

Những kháng thể chống TPO được xem là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan tuyến giáp tự miễn. Do đó, trong một vài trường hợp nghi ngờ, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu với mục đích kiểm tra kháng thể chống TPO tăng cao trong máu.

Dấu hiệu nhận biết mề đay mãn tính vô căn

Bệnh mề đay mãn tính vô căn đặc trưng bởi tổn thương da thành các mảng đỏ và phù mạch. Hiện tượng này có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và có xu hướng lan rộng sang các khu vực da lân cận.

Bạn có thể nhận biết mề đay mãn tính vô căn thông qua một số biểu hiện sau:

  • Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, sẩn thường tập trung thành từng mảng kéo dài hơn 6 tuần
  • Gây ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội khó chịu
  • Thường xuyên ớn lạnh
  • Đau đầu, thân nhiệt tăng
  • Trường hợp cào gãi, chà xát nhiều có thể gây xuất huyết dưới da
  • Có hiện tượng bị sưng mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng
Dấu hiệu nhận biết mề đay mãn tính vô căn
Bệnh mề đay mãn tính vô căn đặc trưng bởi tổn thương da thành các mảng đỏ và phù mạch

Tổn thương da do mề đay mãn tính vô căn thương đa dạng về màu sắc, kích thước. Ngoài ra, khu vực da nổi mề đay có xu hướng thuyên giảm sau một thời gian và hay tái lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Hơn nữa, khi căng thẳng, nhiệt độ tăng cũng có thể làm các biểu hiện bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

Mề đay mãn tính vô căn có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh mề đay vô căn mãn tính đều không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lý ở thể mãn tính thường kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái lại khi bị tác động bởi các yếu tố thuận lợi.

Tình trạng này nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách có thể ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, gây ra phiền toái. Hơn nữa, mề đay mãn tính vô căn kéo dài còn dẫn đến các biến chứng như:

Da bị thâm nhiễm, viêm da: Mề đay mãn tính vô căn sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy âm ỉ kéo dài. Và hành động gãi hay chà xát sẽ khiến vùng da bị tổn thương bị trầy xước, sưng viêm, lan rộng sang khu vực da lân cận. Đồng thời làm nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, gây thâm sẹo vĩnh viễn.

Da bị chàm hóa: Đây là tình trạng vùng da bị mề đay rỉ dịch và đóng thành từng mảng vảy tiết, khô ráp, nứt nẻ tương tự như tổn thương da do bệnh chàm gây ra. Không những gây mất thẩm mỹ, để lại thâm sẹo mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Phát sinh các bệnh dị ứng khác: Các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn nếu không được kiểm soát sẽ khiến hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng nguyên IgE, dẫn đến nồng độ huyết thanh tăng cao, lúc này sẽ tạo điều kiện khởi phát các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, bệnh chàm, hen suyễn,…

Ngoài ra, bệnh mề đay mãn tính vô căn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp, lupus ban đỏ, bị phù mạch, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ. Do đó, người bệnh tránh chủ quan về tình trạng bệnh, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị thời.

Chẩn đoán mề đay mãn tính vô căn

Bệnh mề đay nói chung và mề đay mãn tính vô căn thường gây ra khó khăn trong việc chẩn đoán để xác định chính xác yếu tố gây bệnh.

Do đó, để biết rõ chính xác căn nguyên gây bệnh, cũng như tình trạng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.

Lúc này nhân viên y tế sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau. Từ kết quả chẩn đoán sẽ có các biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán mề đay mãn tính vô căn
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng

Dưới đây là một số kỹ thuật xét nghiệm giúp bác sĩ phát hiện mề đay mãn tính vô căn như:

  • Xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp hoặc xét nghiệm da huyết thanh
  • Xét nghiệm kháng thể Anti Thyroglobulin hay giải phóng Histamin

Các phương pháp điều trị mề đay mãn tính vô căn

Mề đay mãn tính vô căn là bệnh ngoài da tái phát nhiều lần, kéo dài dai dẳng rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý hiệu quả, cũng như phòng ngừa tái phát lâu dài, bạn có thể tham khảo các phương pháp kiểm soát sau:

1. Loại bỏ các yếu tố thuận lợi

Các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn thường liên quan mật thiết đến các bệnh lý viêm hay nhiễm trùng. Bất kỳ các bệnh nhiễm trùng được xác định bao gồm (nhiễm trùng họng, nhiễm vi khuẩn HP, ký sinh ở đường ruột), các bệnh lý mãn tính như (trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm túi mật, ống mật) đều cần được điều trị dứt điểm.

Trong vài trường hợp, Plasmapheresis có thể được chỉ định để kiểm soát các kháng thể chức năng, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mề đay mãn tính tự phát khi không đáp ứng điều trị từ các phương pháp điều trị khác.

2. Sử dụng thuốc Đông y

Chữa nổi mề đay bằng Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi khả năng chữa bệnh tận gốc, mang lại hiệu uqar lâu dài và an toàn, không gây tác dụng phụ. Sở dĩ vậy các bài thuốc Đông y chữa mề đay có nguồn gốc là thảo dược tự nhiên, có tính kháng sinh tự nhiên cao. Được kết hợp theo tỷ lệ chuẩn nên phù hợp với cơ địa và thể trạng của mỗi người.

3. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng phổ biến:

Nhóm thuốc kháng histamin:

Thuốc kháng histamin thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh nổi mề đay và các bệnh lý ngoài da khác như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, chàm,…

Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Các loại thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến như: Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin, Desloratadine, Loratadin, Levocetirizin.

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn

Các loại thuốc chứa corticoid đường uống

Nhóm thuốc chứa corticoid đường uống thường được bác sĩ áp dụng cho các trường hợp mề đay mãn tính vô căn kèm theo các triệu chứng như sưng mắt, sưng môi và cổ họng.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc chứa corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, lưu ý dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian.

Kháng thể đơn dòng Omalizumab:

Omalizumab kháng thể đơn dòng ở cơ thể người và có liên kết chọn lọc với IgE tự do. Có tác dụng làm giảm lượng kháng thể IgE trong máu và da. Bác sĩ có thể sử dụng Omalizumab để điều hòa các thụ thể IgE, từ đó cải thiện các triệu chứng mề đay và phản ứng viêm.

Omalizumab cũng đã được kiểm chứng có hiệu quả và dung nạp tốt trong việc điều trị mề đay mãn tính vô căn. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ cải thiện hiện tượng phù mạch và những triệu chứng liên quan.

Chất ức chế Ciclosporin:

Ciclosporin là hợp chất ức chế Calcineurin nhằm kiểm soát các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được bác sĩ sử dụng khi các loại thuốc khác không đáp ứng điều trị tốt.

Một số loại thuốc khác:

Ngoài các loại thuốc phổ biến trên, bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc điều trị khác tùy vào mức độ bệnh lý. Cụ thể như: 

  • Dapsone
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene
  • Sulfasalazine
  • Plasmapheresis
  • Hydroxychloroquine
  • Mycophenolate
  • Methotrexate

4. Áp dụng các mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bị mề đay mãn tính vô căn có thể sử dụng một số mẹo dân gian từ các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện các triệu chứng cũng như hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.

Đa số các bài thuốc dân gian đều lành tính, an toàn, hạn chế các tác dụng nếu sử dụng trong thời gian dài. Dưới đây là một số mẹo dân gian được áp dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Nấu nước lá bạc hà tắm, ngâm: Chuẩn bị một nắm lá bạc hà mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất. Sau đó đun sôi với 1 lít nước lọc khoảng 10 phút và cho thêm vào một ít muối để tăng hiệu quả.

Pha nước lá bạc hà với nước mát để tắm và ngâm với vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 1 lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Áp dụng các mẹo dân gian
Đa số các bài thuốc dân gian đều lành tính, an toàn, hạn chế các tác dụng nếu sử dụng trong thời gian dài

Cây đinh lăng chữa mề đay mãn tính vô căn: Sử dụng khoảng 80gr lá đinh lăng khô mang đi rửa sạch và mang sắc với 500ml nước lọc. Đun đến khi nước thuốc còn 300ml thì tắt bếp và lọc lấy nước.

Chia nước đinh lăng thành 2 phần và uống hết trong ngày. Bài thuốc này sẽ giúp cải thiện tìn

h trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát do mề đay mãn tính vô căn gây ra.

Đắp rau má: Chuẩn bị 1 nắm lá rau má và lá gấc mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối rồi rửa lại với nước sạch một lần nữa.

Sau khi để ráo thì mang hai loại thảo dược này giã nát, cho thêm một ít muối. Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh rồi đắp hỗn hợp lên. Mỗi ngày thực hiện 2 lần đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn.

Các bài thuốc dân gian trên có tác dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý. Do đó, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa tại nhà, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

5. Thay đổi chế độ ăn uống

Các triệu chứng mề đay vô căn cũng có thể bùng phát khi người bệnh dung nạp các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng. Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp phục hồi bệnh tốt hơn, đồng thời phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh các thực phẩm nên bổ sung vào khẩu phần ăn như rau củ, trái cây tươi, thịt, cá,…Thì người bệnh cũng nên kiêng các thực phẩm, thức uống sau:

  • Các món ăn chế biến sẵn, chứa nhiều gia vị cay nóng, chất béo
  • Nhóm thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng dị ứng như tôm, cua, hàu, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu phộng, đậu nành, thịt bò,…
  • Các đồ uống có gas, bia, rượu, cà phê, trà đặc, các chất kích thích khác

Mề đay mãn tính vô căn là bệnh lý ngoài da không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bệnh lý có tính chất kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các phiền toái bệnh gây ra.

Cùng chuyên mục

10 cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà đơn giản hiệu quả nhanh

12 cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà đơn giản hiệu quả nhanh

Cách chữa dị ứng mẩn ngứa tại nhà được khuyến khích áp dụng trong các trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm và...

Nổi mẩn ngứa ở bụng khi mang thai là bị gì? Nguy hiểm không?

Nổi mẩn ngứa ở bụng khi mang thai là vấn đề xảy ra phổ biến ở nhiều chị em, tình trạng này luôn gây cảm giác bức rức, khó chịu....

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người do đâu? Làm sao khỏi?

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là tình trạng thường gặp trong giai đoạn mang thai. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ngứa ngáy, khó...

Bệnh mề đay mãn tính và cách điều trị hiệu quả

Bệnh mề đay mãn tính và cách điều trị hiệu quả

Bệnh mề đay mãn tính đặc trưng bởi tình trạng da nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần. So với bệnh mề đay cấp tính, các triệu chứng mề...

nổi mề đay nên ăn gì kiêng gì

Người bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều rất quan trọng cần phải chú ý. Khi mắc bệnh này, bạn hãy lựa chọn thực...

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng cần cảnh giác những bệnh này

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng cần cảnh giác những bệnh này

Tình trạng nổi mẩn ngứa thường phổ biến ở nhiều người do nhiều yếu tố khác nhau, triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào trên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn