Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Mề đay có kiêng gió không? Lời khuyên từ bác sĩ

Đa số người bị nổi mề đay đặt ra câu hỏi khi bị nổi mề đay có kiêng nước không? Theo quan niệm của dân gian, một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa là do gió. Quan niệm này có đúng không, hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.

Mề đay có kiêng gió không? Lời khuyên từ bác sĩ
Mề đay có kiêng gió không? Lời khuyên từ bác sĩ

Tổng quan về bệnh mề đay

Nổi mề đay mẩn ngứa là tình trạng nổi các mẩn đỏ gây ngứa ngáy trên bề mặt da, đôi khi còn kèm theo các triệu chứng như sốt, phù, mạch, khó thở,…bệnh khởi phát khi người bệnh vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.

Lúc này cơ thể sẽ phản ứng và giải phóng các histamin dưới da gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu và bùng phát bệnh mề đay.

Các sẩn đỏ, ngứa ngáy có thể xuất bất kỳ khu vực nào trên cơ thể. Thông thường, các triệu chứng của bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh. Mề đay thường sẽ khu trú ở các vùng da ở bẹn, lưng, mặt, tay, chân,…

Theo quan niệm của nhiều người, khi bị nổi mề đay cần kiêng gió để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bị nổi mề đay có kiêng ra gió không?

Mề đay có kiêng gió không? Lời khuyên từ bác sĩ

Theo quan niệm của Đông y, tác nhân chính gây ra hiện tượng nổi mề đay là do nhiễm nước lạnh và gió kết hợp với cơ địa nhạy cảm. Khi khởi phát người bệnh sẽ có các triệu chứng ngứa ngáy, nổi các sẩn đỏ và cải thiện sau vài phút hoặc vài giờ mà không cần đến sự can thiệp của y khoa.

Đặt biệt, những trường hợp bị dị ứng hay mẫn cảm với thời tiết nên tránh gió, kiêng tắm nước lạnh, nên giữ ấm cơ thể để tránh tình trạng nổi mề đay.

Với các trường hợp nổi mề đay không phải do dị ứng thời tiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên người bệnh hạn chế ra ngoài. Để hạn chế với các dị nguyên có nguy cơ gây nổi mề đay cao như khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, bụi phấn, lông động vật,…

Trường hợp có cơ địa dị ứng thời tiết nên kiêng gió để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn
Trường hợp có cơ địa dị ứng thời tiết nên kiêng gió để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Bên cạnh đó, người bị nổi mề đay cũng không nên che chắn quá kĩ quá kỹ khi ra ngoài hay ở trong phòng kín. Điều này có thể gây ra tình trạng da bị bí bách, ngứa ngáy khó chịu khiến mề đay có thể lan sang các vùng da lân cận. Do đó, bạn không cần kiêng gió hoàn toàn, chỉ nên hạn chế đến những nơi bị ô nhiễm, có nhiều phấn hoa hay lông động vật.

Tóm lại, đối với trường hợp có cơ địa dị ứng thời tiết nên kiêng gió để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Còn những trường hợp khác, người bệnh chỉ cần có các biện pháp chăm sóc da đúng cách kết hợp với xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt nhất. Việc kiêng cữ quá mức có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Nổi mề đay nên làm gì?

Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, bên cạnh tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát.

  • Cần tránh xa các tác nhân gây bệnh và có khả năng gây dị ứng cao như hóa chất, lông động vật, phấn hoa, khói bụi, mủ nhựa thực vật,…
  • Để kiểm soát bệnh mề đay hiệu quả, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng tai, mũi họng, viêm gan A,…
  • Tránh sử dụng các mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất, mùi hương tổng hợp vì có thể gây kích ứng da và khiến tình trạng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên chọn các sản phẩm chứa các thành phần dịu nhẹ, có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, kiểm soát các triệu chứng bệnh mề đay hiệu quả.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, dung nạp các thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể, uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giảm tình trạng ngứa ngáy.
Nổi mề đay nên làm gì?
Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ mỗi ngày từ 2 – 3 lần tùy theo tình trạng da để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da
  • Tránh tắm nước nóng vì có thể làm mất cân bằng độ ẩm trên da, khiến da bị khô, bong tróc gây ngứa ngáy dữ dội. Bạn có thể tắm bằng nước ấm hoặc tắm nước các loại thảo dược để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng viêm.
  • Chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu từ cotton hoặc sợi tự nhiên thấm hút tốt. Tránh mặc những trang phục bó sát, hầm bí gây cọ xát da tổn thương da, có thể gây ra viêm nhiễm.
  • Không chà xát, cào gãi mạnh khi bị nổi mề đay vì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bị ngứa ngáy khó chịu, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà như: Chườm lạnh, tắm lá khế, lá tía tô, lá kinh giới,…
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ mỗi ngày từ 2 – 3 lần tùy theo tình trạng da để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.

Thông tin bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi mề đay có kiêng gió không cũng như các biện pháp chăm sóc da khi bị nổi mề đay tại nhà. Bên cạnh áp dụng các biện pháp trên, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hợp lý, giúp kiểm soát bệnh mề đay tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Bé bị nổi mẩn đỏ từng mảng là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Hiện tượng bé bị nổi đỏ từng mảng có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da như bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...

Cách chữa mề đay bằng lá đinh lăng dứt ngay cơn ngứa

Cơn ngứa ngáy khó chịu hay tình trạng da nổi phồng rộp của bệnh mề đay dần được giảm nhẹ khi bạn biết đến các bài thuốc từ lá đinh...

Cách trị mề đay bằng lá trầu không hiệu quả dễ thực hiện

Điều trị mề đay bằng lá trầu không là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá rất cao về độ lành tính và an toàn. Theo đó, những người...

Bệnh nổi mề đay: Dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm

Nổi mề đay là một tình trạng bất thường của da khi có sự kích thích tại mao mạch ở lớp trung bì. Tình trạng này đặc trưng bởi sự...

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Da nổi đốm trắng không ngứa: Nguyên nhân và cách chữa

Hiện tượng da nổi đốm trắng không ngứa có thể là dấu hiệu của các bệnh về da liễu thông thường hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của...

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ là tình trạng các mẩn đỏ xuất hiện ở vùng cổ gây ngứa ngáy, châm chích. Biểu hiện xuất hiện khi gặp phải các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn