Thuốc ngủ liều mạnh và những tác dụng phụ nguy hiểm nên biết

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Cách Pha Mật Ong Uống Trước Khi Ngủ Giúp Ngủ Ngon, Giảm Cân

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và các bài thuốc chữa trị hiệu quả

Bé khó ngủ thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Bài thuốc từ cây lạc tiên chữa mất ngủ cho hiệu quả bất ngờ

Cách chữa mất ngủ bằng mật ong giúp bạn ngon giấc cả đêm

Thiếu ngủ: Nguyên nhân, Biểu hiện và cách khắc phục

Mất ngủ kinh niên: Nguyên nhân và các bài thuốc chữa trị hiệu quả

Mất ngủ là một biểu hiện rối loạn căng thẳng và rối loạn lo âu phổ biến, tuy nhiên đối với mất ngủ kinh niên thì mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ nghiêm trọng hơn. Mất ngủ kinh niên hay mất ngủ mãn tính đến từ nhiều nguyên nhân, sinh lý hoặc bệnh lý, bài viết đem lại những thông tin cụ thể về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên có thể gặp ở mọi độ tuổi và xuất phát chủ yếu từ tâm lý người bệnh

Mất ngủ kinh niên là gì? Triệu chứng điển hình

Bệnh mất ngủ kinh niên, hay còn gọi là mất ngủ mãn tính, được xếp vào nhóm bệnh rối loạn giấc ngủ. Bệnh khiến người bệnh lo lắng khi ngủ và khó ngủ kéo dài, tình trạng này thường tái phát liên tục. Những biểu hiện khác nhau của mất ngủ kinh niên có thể là khó ngủ, ngủ hay mộng mị, người bệnh thườn bị tỉnh giấc nửa đêm, sau đó khó ngủ lại.

Ban đầu người bị mất ngủ sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ thông thường, trước khi bệnh tiến triển thành mất ngủ kinh niên. Mất ngủ dưới 1 tháng gọi là mất ngủ cấp ( ngắn hạn) và mất ngủ trên 1 tháng là mất ngủ mãn tính. Ngoài ra, nếu tình trạng mất ngủ diễn biến trong vòng 1 tháng và hết, sau đó tái phát lại không dưới 6 lần mỗi năm cũng được xem là hội chứng mất ngủ kinh niên.

Theo thống kê, từ 10 – 15 % người trưởng thành trải qua ít nhất 1 thời gian mất ngủ ngắn nhưng tỷ lệ mất ngủ mãn tính không phổ biến. Mất ngủ mãn tính có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên người trưởng thành và những người ở độ tuổi trung niên thường gặp phải các vấn đề về giấc ngủ nhất. Nhưng nhiều số liệu gần đây cho thấy, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi có xu hướng mất ngủ ngày càng tăng.

Triệu chứng của mất ngủ kinh niên

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
Căng thẳng và mệt mỏi vào ban ngày là những biểu hiện ban đầu của mất ngủ

Mất ngủ mãn tính thường không được phân biệt rõ ràng với mất ngủ thông thường. Tuy nhiên người bệnh có thể biết tình trạng của mình sau thời gian dài mất ngủ. Cụ thể nhận diện mất ngủ mãn tính qua triệu chứng sau:

  • Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.
  • Người bệnh cảm thấy sợ mỗi khi đi ngủ
  • Không cảm nhận được giấc ngủ ngon, sảng khoái sau khi ngủ dậy.
  • Thường xuyên tỉnh giấc khi ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Sau khi tỉnh giấc thường rất mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ trở lại.
  • Tự động tỉnh dậy từ rất sớm, không thoải mái khi thức dậy.
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ, không tỉnh táo
  • Làm việc kém hiệu quả, khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi nhớ.
  • Tình trạng mệt mỏi, mất năng lượng xảy ra trong ngày.
  • Dễ bực tức, nóng nảy, thường xuyên cáu gắt
  • Đau đầu thường xuyên, dễ bị căng thẳng 
  • Nghiêm trọng hơn bạn có thể bị ảo giác.

Thông thường mất ngủ sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên nếu như tình trạng diễn biến trên 1 tháng và tái phát thường xuyên thì bạn có thể nghi ngờ bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh mà các triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau.

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên

Nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên
Mất ngủ ở người trẻ tuổi thường đến từ stress, căng thẳng thường xuyên trong công việc

Tình trạng mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng phần lớn là lo tâm lý hoặc lạm dụng thuốc. Theo các chuyên gia, những yếu tố thúc đẩy mất ngủ kinh niên thường bao gồm:

  • Stress và căng thẳng kéo dài: Những vấn đề về tâm lý có mối quan hệ mật thiết với tình chứng mất ngủ. Những người trẻ tuổi, thường xuyên căng thẳng và áp lực trong công việc hoặc phụ nữ ở tuổi mãn kinh rất dễ bị mất ngủ do ảnh hưởng của hormone. 
  • Lạm dụng chất kích thích: Mất ngủ thường xảy ra ngắn hạn hoặc kinh niên ở những người thường xuyên sử dụng rượu, cà phê, trà đặc, bia, thuốc lá,… Trong các loại thức uống và chất gây nghiện này có chứa chất kích thích; một trong những nguyên nhân chính làm tăng vận động nơ ron thần kinh và gây mất ngủ.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn bao gồm việc bạn ăn quá no vào buổi tối, làm việc ca đêm và ngủ ngày, hoặc ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chu trình ngủ – thức ngày cày đêm. 
  • Do lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ hiện nay. Đặc biệt là khi lạm dụng các loại thuốc tác động đến hệ thần kinh như: thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu, thuốc chống dị ứng có chứa cafein. Ngoài ra khi bạn lạm dụng thuốc ngủ lâu dài cũng khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc, gây ra tình trạng mất ngủ kinh niên. Do đó mặc dù những loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc giảm đau hay thuốc chống trầm cảm sẽ khiến bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn nhưng đều là tác dụng tạm thời và không được khuyến khích dùng lâu dài.
  • Ảnh hưởng từ bệnh lý: Việc mắc các căn bệnh mãn tính khiến bạn bị đau, mệt mỏi cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những bệnh lý phổ biến phải kể đến là tiểu đường, bệnh đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày, viêm đa khớp, viêm xoang, các bệnh tâm thần phân liệt, mộng du….
  • Các vấn đề về tuần hoàn não: Nguyên nhân này chủ yếu gặp phải ở những người mắc bệnh suy nhược cơ thể nặng, ăn uống và nghỉ ngơi không đầy đủ khiến cơ thể thiếu chất. Suy giảm tuần hoàn não là sự thiếu hụt oxy lên não, các dưỡng chất không cung cấp đủ cho não bộ làm suy nhược hệ thần kinh trung ương. 

Môt nguyên nhân gây mất ngủ kinh niên khác chính là do người bệnh chủ quan, không điều trị mất ngủ ngay từ giai đoạn ban đầu. Phần lớn các trường hợp mất ngủ kinh niên đều xuất phát từ mất ngủ thông thường. Do đó bạn hoàn toàn có thể phòng tránh trước diễn biến bệnh nặng hơn bằng cách chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt từ sớm.

Bệnh mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?

bệnh mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch

Đa số người mắc bệnh mất ngủ đều đánh giá thấp tính nghiêm trọng của căn bệnh này.  Khác với mất ngủ cấp tính thường chỉ xuất hiện thoáng qua, mất ngủ kinh niên gây ra nhiều ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người bệnh. Bệnh nhân phải đối mặt với những hệ lụy lâu dài, đặc biệt là về tâm thần, sinh lý. Những ảnh hưởng có thể là:

  • Làm tăng nguy cơ suy nhược thần kinh: Ngủ đủ giấc đảm bảo cho các hoạt động của não bộ vận hành tốt, giữ cho tinh thần chúng ta luôn tỉnh táo và làm việc hiệu quả. Ngược lại nếu mất ngủ thường xuyên, hoạt động thần kinh có thể bị chậm lại và không đảm bảo điều kiện các bộ phận khác hoạt động.
  • Tăng nguy cơ thương tích: Khi mất ngủ kéo dài, hệ lụy lớn nhất là khả năng bạn có thể gặp tai nạn, do không tỉnh táo, lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ mà bạn rất dễ bị té ngã, không làm chủ được tay lái lúc tham gia giao thông hoặc khi làm việc.
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Khó ngủ, hay mất ngủ lâu ngày sẽ nhanh chóng làm yếu đi hệ miễn dịch của cơ thể, các tế bào kháng thể khỏe mạnh trở nên yếu ớt, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh. Đây là nguyên nhân vì sao người bị mất ngủ lâu năm rất dễ gặp phải các bệnh vặt và khả năng bị ung thư đại trực tràng lên đến 36%.
  • Nguy cơ đối mặt với tiểu đường: Các hoạt động trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng khi bạn không ngủ đủ giấc, đặc trưng là khả năng xử lý glucose sẽ không đảm bảo. Khi đường không được phân giải hoàn toàn thì chúng sẽ tồn đọng trong máu, người bệnh có thể đối mặt với tiểu đường type 2.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Mất ngủ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Theo thống kê, ở những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có khả năng tăng cân mất kiểm soát cao hơn gấp đôi so với người ngủ đủ giấc.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, hoạt động kích thích nội tiết tố và hormone sinh sản ở cả nam và nữ cũng sẽ bị đình trệ. Do đó ở những người mất ngủ kinh niên, stress, trầm cảm cũng gặp nhiều rắc rối trong sinh sản và sinh nở nói chung.  
  • Mất kiểm soát trong hành vi: Người bị mất ngủ thường xuyên rất dễ bị cáu gắt, khó chịu và mất kiên nhẫn. Đây là biểu hiện của hội chứng rối loạn kiểm soát hành vi, một dạng rối loạn tâm thần, trầm cảm, trong đó trí tuệ của người bệnh cũng sẽ bị sụt giảm do khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin của não bộ cũng sẽ kém hơn.
mất ngủ nguy hiểm không
Mất ngủ kéo dài làm tinh thần thiếu tỉnh táo và người bệnh khó kiểm soát các hành vi của mình
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Não bộ liên kết với tim và các mạch máu trong hoạt động vận hành cơ thể con người. Do đó, không ngủ đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến não mà còn làm tăng nguy cơ tắc nghẽn lưu thông máu, và dễ dẫn đến các cơn co thắt tim.
  • Tăng nguy cơ trầm cảm: Mất ngủ gây ra những căng thẳng và áp lực kéo dài cho người bệnh, khi có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như cáu gắt, lo âu, hoặc xuất hiện ảo giác…. có thể nghi ngờ các dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm.
  • Tiềm ẩn cơn đột quỵ: Khi người bệnh mất ngủ, cảm giác hồi hộp sẽ làm tăng nhịp tim, gây ra sự mất ổn định về huyết áp. Điều này có thể dẫn đến các áp lực trong khi máu lưu thông tại mạch máu và làm vỡ thành động mạch vạch. Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ, đây là một trong những nguy cơ nguy hiểm nhất có thể gặp ở người trẻ hoặc người lớn tuổi khi mất ngủ kinh niên.
  • Nguy cơ bị ung thư vú: Nguy cơ ung thư vú là một trong những hệ lụy khó lường của mất ngủ kéo dài. Bởi khi cơ thể căng thẳng, thiếu ngủ sẽ sản sinh tăng cường các Melatonin – đây là điều kiện hình thành các tế bào tự do phát triển thành ung thư vú.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị mất ngủ kinh niên

Chẩn đoán mất ngủ bằng cách nào?

Mất ngủ kinh niên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nếu như nguyên nhân từ bệnh lý thì người bệnh sẽ cần được điều trị theo phác đồ và sử dụng những loại thuốc phù hợp. Ngược lại ở những trường hợp mất ngủ xuất phát từ tâm lý, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tự cải thiện giấc ngủ tại nhà.

Để chẩn đoán và điều trị mất ngủ, nhằm xác định được bạn chỉ bị mất ngủ thông thường hay mất ngủ kinh niên, bác sĩ có thể hỏi về tình trạng sức khỏe của người bệnh, nhật ký giấc ngủ, biểu hiện cơ thể sau khi tỉnh giấc… Từ đố loại trừ được những nguyên nhân không khả thi.

Đối với một vài trường hợp đặc biệt, nếu bệnh nhân có những dấu hiệu của rối loạn tâm thần, cần thiết phải thực hiện xét nghiệm nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như phương pháp xét nghiệm điện não (EEG). Ngược lại với những bệnh lý mãn tính gây mất ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị từ bệnh nền để cải thiện giấc ngủ cho bệnh nhân.

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán, người bị mất ngủ cần thành thật chia sẻ với bác sĩ về những vấn đề mình đang gặp phải. Đồng thời thông tin về các bệnh lý đã từng mắc phải hoặc các loại thuốc đang sử dụng. Điều này sẽ giúp chẩn đoán đúng bệnh và giúp bác sĩ điều trị đưa ra phương hướng chữa bệnh phù hợp.

Phương pháp điều trị mất ngủ kinh niên 

điều trị bệnh mất ngủ kinh niên
Sử dụng các loại thuốc chữa mất ngủ có thể phát sinh một số tác dụng phụ như việc lạm dụng thuốc

Điều trị mất ngủ hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là điều trị theo y học hiện đại (Tây y) và điều trị tại nhà bằng những phương pháp dân gian đơn giản. Tùy theo từng mức độ mất ngủ mà bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị phù hợp. Cụ thể từng hướng điều trị được thực hiện như sau:

Phương pháp Tây y

Việc sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị mất ngủ không phổ biến được sử dụng. Bởi mặc dù thuốc Tây y mặc dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng đồng thời cũng phát sinh nhiều tác dụng phụ. Người bệnh có thể gặp phải những hệ lụy như lạm dụng thuốc, khiến cơ thể luôn trong trạng thái cần đến thuốc để duy trì giấc ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tự nhiên của bộ não khi vận hành các cơ quan khác, cũng như làm rối loạn đồng hồ sinh học.

Một số trường hợp sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần gây ra tình trạng mệt mỏi và suy giảm về trí nhớ. Điều này phổ biến hơn ở những người lạm dụng thuốc thường xuyên. Vì thể chỉ những bệnh nhân cấp thiết cần điều trị với thuốc ngủ mới được kê đơn điều trị cùng một số loại thuốc hỗ trợ chữa rối loạn giấc ngủ.

Các loại thuốc chữa mất ngủ sẽ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, đảm bảo người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và không gây suy nhược. Hiện nay các loại thuốc an thần liều nhẹ được chỉ định chủ yếu trong điều trị mất ngủ kinh niên, như thuốc Diphenhydramine, Melatonin hoặc Doxylamine succinate. Ngoài ra Temazepam, Zolpidem, Zaleplon, Suvorexant, cũng được dùng phổ biến.

Thuốc chữa mất ngủ được chỉ định cho bệnh nhân bị mất ngủ nghiêm trọng và dùng trong thời gian ngắn. Dưới hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh nhân cần phải tuân thủ những lưu ý khi dùng thuốc. Song song đó người bệnh nên kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, ổn định tâm lý và tránh làm việc quá sức để việc điều trị đạt hiệu quả.

Điều trị mất ngủ kinh niên tại nhà

Phương pháp chữa mất ngủ kinh niên tại nhà có thể áp dụng lâu dài, người bệnh có thể yên tâm vì các cách chữa mất ngủ dân gian thường không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên nhược điều của phương pháp này là cần một thời gian nhất định để việc điều trị đạt hiệu quả. Sau đây là những cách chữa mất ngủ được áp dụng phổ biến nhất:

  • Dùng củ gừng tươi trị mất ngủ

Chữa mất ngủ kinh niên bằng gừng tươi đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Gừng là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian, vị cay nhẹ và thơm không chỉ giúp người bệnh giảm stress, kích thích khí huyết lưu thông, hỗ trợ hoạt động kinh mạch mà còn giúp chữa chứng mất ngủ hiệu quả.

– Bài thuốc: Bạn chuẩn bị 1 củ gừng tươi đã được rửa sạch, gọt bỏ vỏ và cắt lát hoặc đập dập, sau đó đem nấu cùng 500ml nước. Để dễ uống bạn nên thêm vào nước gừng 1 viên đường phèn và nấu đến khi lượng đường này tan hết. Nước gừng sẽ giúp bạn dễ ngủ và ổn định các hoạt động tiêu hóa về đêm, bạn nên uống nước gừng ấm vào buổi trưa hoặc buổi chiều.

  • Chữa mất ngủ bằng đậu xanh
Bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên
Đậu xanh được lưu truyền trong nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh mất ngủ, căng thẳng thần kinh

Trong ghi nhận của y học cổ truyền, đậu xanh là vị thuốc có tính hàn, giúp thanh nhiệt mát gan, rất tốt cho tim mạch, giúp an thần. Do đó mà nhiều bài thuốc từ đậu xanh được áp dụng trong dân gian để chữa chứng mất ngủ

– Bài thuốc: Chuẩn bị khoảng 50g đỗ xanh cùng với10g đường phèn. Đem đậu xanh rửa sạch và ngâm nước khoảng 1 –  2 tiếng, sau đó đem nấu với đường phèn và 200ml nước. Món ăn bài thuốc từ đậu xanh này sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng sức khỏe và cùng lúc điều trị chứng mất ngủ.

  • Chữa mất ngủ bằng lá dâu tằm

Trong Đông y, lá dâu tằm được xem là một trong những vị thuốc chữa mất ngủ hiệu quả và dễ tìm nhất. Lá dâu tằm có vị mát, tính hàn, khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả, khi sử dụng đúng cách sẽ thấy cơ thể được thư giãn và dễ ngủ hơn. 

Bài thuốc: Chuẩn bị khoảng 300gram lá dâu tằm, sau khi rửa sạch đem phơi khô và sao vàng. Sau đó đem hạ thổ lá dâu tằm trong vòng 12 – 25 ngày. Sau đó, người bệnh có thể dùng 1 nắm lá dâu tằm đã qua sơ chế hãm cùng 100ml nước đến khi thuốc sắc còn ½. Bài thuốc uống mỗi ngày 2 lần sẽ phát huy hiệu quả chữa mất ngủ và giúp tinh thần sảng khoái hiệu quả .

  • Dùng tim sen chữa mất ngủ
các bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên
Tim sen luôn được xem là vị thuốc chữa mất ngủ hiệu quả trong dân gian

Những bài thuốc hay thức uống, thực phẩm từ tim sen luôn được công nhận trong điều trị bệnh mất ngủ theo dân gian. Trong Đông y công nhận, tim sen  giúp an thần, dưỡng tâm, ổn định đường huyết và nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe.

– Bài thuốc: Chuẩn bị từ 5-10g tim sen đem rửa sạch và sau đó hãm với nước sôi trong vòng 15 phút. Lọc lấy nước tim sen để uống thay trà, tốt nhất bạn nên uống nước tim sen vào buổi trưa và chiều tối để dễ đi ngủ hơn. Nếu như nước khó uống, có thể dùng khoảng 1 viên đường phèn cho vào hãm cùng để dễ uống hơn.

  • Chữa mất ngủ bằng cây trinh nữ 

Những tên gọi khác phổ biến hơn của cây trinh nữ là cây hoa mắc cỡ, cây xấu hổ. Theo Y học dân gian, cây trinh nữ là vị thuốc góp mặt thường xuyên trong các bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, giúp an thần, hỗ trợ tuần hoàn máu lên não.

– Bài thuốc: Chuẩn bị 20g cây trinh nữ phơi khô sắc cùng với100 ml nước. Sau khi thuốc sắc còn 1/2 người bệnh đem lọc lấy nước, uống mỗi tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc áp dụng điều trị chứng suy nhược thần kinh, chữa bệnh mất ngủ.

Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ kinh niên

Để phòng tránh mất ngủ kinh niên, người bệnh cần có sự kiên nhẫn phối hợp theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và thay đổi một số thói quen sinh hoạt. Trong đó những lưu ý quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh mất ngủ kinh niên là:

  • Người bệnh dành thời gian để giải trí và thư giãn, không nên hoạt động nhiều, lao lực quá sức trước khi đi ngủ 
  • Không nên dành nhiều thời gian để làm việc vào buổi tối, điều này sẽ kishc thích cơ thể tăng năng lượng, tiết nhiều cholesterol khiến bạn khó ngủ.
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích vào ban đêm, tốt nhất bạn nên uống sữa ấm hoặc nước ấm trước khi ngủ.
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với những môi trường gây áp lực hoặc khó chịu cho bạn.
Cách phòng tránh mất ngủ kinh niên
Để có giấc ngủ ngon, trước tiên bạn cần đảm bảo duy trì một tinh thần tích cực
  • Không nên vận động mạnh trước khi ngủ, đặc biệt là các bài tập thể dục vào buổi tối có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Đảm bảo không gian phòng ngủ phải luôn thông thoáng và yên tĩnh.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các loại thực phẩm dễ tiêu nên ưu tiên dùng cho buổi tối
  • Trừ những trường hợp không cần thiết, ngoài ra bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ
  • Không ngủ quá nhiều vào buổi trưa, điều này sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi khi thức dậy và khó ngủ trở lại vào ban đêm. 

Nhìn chung, mất ngủ kinh niên  hoàn toàn là một bệnh lý gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì thế, ngay khi có những biểu hiện mất ngủ trong tuần đầu tiên bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị ngay, đây là cách phòng tránh bệnh tiến triển đến giai đoạn mãn tính hiệu quả nhất. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh vẫn có thể chữa bệnh tại nhà nhưng cần tuân thủ tuyệt đối những lời khuyên của chuyên gia.

Bài viết  liên quan:

Cùng chuyên mục

chữa mất ngủ bằng gừng

5 cách chữa mất ngủ bằng gừng đơn giản hiệu quả

Chữa mất ngủ bằng gừng là mẹo dân gian an toàn giúp dưỡng tâm và an thần rất tốt. Hơn nữa gừng còn chứa các thành phần giúp làm giảm...

Trị mất ngủ bằng chuối xanh

Chữa trị mất ngủ bằng chuối xanh – Bài thuốc hiệu quả, rẻ tiền

Chữa trị mất ngủ bằng chuối xanh là giải pháp hiệu quả và ít tốn kém được nhiều người tin dùng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, kiên trì áp...

bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

Bệnh mất ngủ (Insomnia) là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân, nhất là ở người cao tuổi. Cần chú ý...

lá vông chữa mất ngủ

Bài Thuốc Từ Lá Vông Chữa Mất Ngủ Cực Hay Dễ Áp Dụng

Lá vông là thảo dược chứa nhiều thành phần có tác dụng dưỡng tâm, an thần nên có thể dùng chữa mất ngủ. Đây là mẹo tự nhiên lành tính,...

Nhắm mắt nhưng không ngủ được

Nhắm Mắt Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Trong cuộc sống hiện đại, do áp lực từ công việc, cuộc...

cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả an toàn

5 Cách Tự Nhiên Chống Mất Ngủ Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Mất ngủ là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở người trẻ tuổi bị mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như lối...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn