Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, cách điều trị

Trị huyết trắng bằng phèn chua với 3 cách cực đơn giản

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng có thực sự hiệu quả? Giải đáp

Ra huyết trắng khi mang thai và các nguyên nhân có thể gặp

9 cách trị huyết trắng dân gian từ các vị thuốc thảo dược

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Ra huyết trắng nhiều có phải có thai không? Giải đáp

Ra huyết trắng có máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa là dấu hiệu cảnh báo vùng kín đang gặp phải một số vấn đề. Đa phần những trường hợp này đều xảy ra do viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên nếu chủ quan, nấm men và vi khuẩn có thể tấn công và xâm nhập vào bên trong buồng tử cung.

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Huyết trắng có mùi hôi và ngứa là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa

Nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng hôi và ngứa

Huyết trắng (khí hư) là dịch tiết ở bên trong âm đạo, được tạo thành từ tế bào biểu mô của tử cung, tế bào tự do, mô âm đạo và một ít bạch huyết. Huyết trắng được sản xuất mỗi ngày nhằm đào thải các tế bào chết, giữ ẩm niêm mạc và giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển vào buồng tử cung sau khi quan hệ. Thông thường, khí hư chỉ bắt đầu xuất hiện khi có kỳ kinh đầu tiên.

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, màu sắc và lượng huyết trắng có thể thay đổi tùy theo nồng độ của hormone estrogen và progesterone. Huyết trắng sinh lý thường có màu trong suốt hoặc trắng đục như lòng trứng gà, không mùi hoặc có mùi hơi tanh nhẹ.

Theo các chuyên gia, dịch tiết âm đạo được xem là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe sinh lý và sinh sản của nữ giới. Sự thay đổi về màu sắc, mùi và lượng huyết trắng cho thấy cơ quan sinh dục đang gặp phải vấn đề. Vì vậy, tình trạng huyết trắng có mùi hôi và gây ngứa ngáy thường là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa.

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng huyết trắng có mùi hôi và gây ngứa ngáy bao gồm:

1. Huyết trắng hôi và ngứa là biểu hiện của nhiễm nấm Candida

Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh phụ khoa phổ biến nhất. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy. Candida là loại nấm thường trú trong cơ thể người với 40% ở đường ruột, 40% ở âm đạo và 30% ở khoang miệng.

Trong điều kiện bình thường, nấm Candida có vai trò ổn định hệ vi sinh. Tuy nhiên khi bị suy giảm miễn dịch (mang thai, nhiễm HIV, stress, sử dụng corticoid dài hạn,…), quan hệ tình dục không an toàn, nấm có thể phát triển gây viêm nhiễm âm đạo. Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng môi trường trong âm đạo do dùng kháng sinh dài hạn, thụt rửa quá sâu và mặc quần áo chật tạo môi trường ẩm ướt ở vùng kín cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm âm đạo do nhiễm nấm Candida có triệu chứng điển hình là vùng kín ngứa ngáy, huyết trắng ra nhiều có màu trắng, hơi bột và thường có mùi hôi nhẹ. Đôi khi có gây tiểu buốt, tiểu rát, đau khi quan hệ,…

2. Nhiễm trùng roi Trichomonas

Khác với nấm Candida, trùng roi Trichomonas chỉ xâm nhập vào âm đạo thông qua hoạt động tình dục. Nhiễm trùng roi Trichomonas cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư có mùi hôi và ngứa ngáy. Thực tế, không phải ai cũng phát sinh triệu chứng khi nhiễm Trichomonas. Thống kê cho thấy, khoảng 60 – 70% người nhiễm không có triệu chứng.

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa là triệu chứng thường gặp khi nhiễm trùng roi Trichomonas

Tuy nhiên, 30 – 40% còn lại sẽ xuất hiện triệu chứng viêm nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy theo sức đề kháng và cơ địa của từng người. Triệu chứng thường gặp khi nhiễm trùng roi Trichomonas là khí hư tiết ra nhiều, thường có màu trắng hoặc ngả vàng/ xanh, mùi hôi tanh và gây ngứa ngáy âm hộ. Đôi khi còn gây ra cảm giác khó chịu khi tiểu tiện, tiểu nhiều lần và đau khi quan hệ tình dục.

3. Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy là triệu chứng thường thấy ở người mắc chứng viêm âm đạo do tạp khuẩn. Bên cạnh nấm Candida, trong môi trường âm đạo cũng tồn tại nhiều loại vi khuẩn. Khi số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng, dịch tiết âm đạo sẽ có màu trắng hơi đục, không mùi hoặc mùi hôi nhẹ. Tuy nhiên nếu số lượng vi khuẩn có hại tăng lên, khí hư có thể tiết ra nhiều bất thường, mùi hôi khó chịu kèm theo ngứa ngáy khó chịu.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn thường xảy ra do một số thói quen xấu như không vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách, thụt rửa quá sâu vào bên trong, quan hệ tình dục không an toàn, stress, rối loạn nội tiết, hệ miễn dịch suy giảm hoặc do sử dụng kháng sinh dài hạn.

4. Do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis chủ yếu lây nhiễm qua các hoạt động tình dục (có thể xảy ra khi quan hệ đường âm đạo, hậu môn hoặc quan hệ bằng miệng). Nhiễm Chlamydia trachomatis thường gây viêm âm đạo với triệu chứng là tiết nhiều khí hư, huyết trắng có mùi hôi, ngứa ngáy âm hộ, tiểu đau, nóng rát, đau ở hố chậu,…

ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Nhiễm Chlamydia trachomatis có thể là nguyên nhân khiến huyết trắng ra nhiều có mùi hôi và ngứa ngáy, khó chịu

Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cổ tử cung và phần phụ dẫn đến nhiều biến chứng như sẹo vòi trứng, thai ngoài tử cung và gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Vì vậy trong trường hợp nhận thấy khí hư có mùi hôi, gây ngứa ngáy và đi kèm với một số triệu chứng nghiêm trọng, cần chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra – đặc biệt là khi nhận thấy bản thân có các yếu tố nguy cơ (không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, có nhiều bạn tình, quan hệ tập thể,…).

5. Do một số bệnh phụ khoa khác

Ngoài những bệnh lý trên, tình trạng huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy cũng có thể do một số bệnh phụ khoa khác như:

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào bên trong cổ tử cung phát triển ra bên ngoài khiến cho vi khuẩn và nấm men dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Ngoài ra, tình trạng lộ tuyến còn khiến cho không gian của cổ tử cung bị thu hẹp, từ đó cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng dẫn đến giảm khả năng thụ thai. Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gây ra một số triệu chứng như khí hư có hôi tanh, màu xanh, vàng hoặc trắng đục, vùng kín ngứa ngáy, quan hệ tình dục ra máu,…
  • Viêm cổ tử cung không do nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, huyết trắng có mùi hôi và ngứa có thể do viêm cổ tử cung không do nhiễm trùng. Tình trạng này thường xảy ra do dị ứng hoặc kích ứng với các dung dịch vệ sinh phụ nữ, bao cao su hoặc gel bôi trơn. Viêm cổ tử cung không do nhiễm trùng có thể khiến huyết trắng tiết nhiều, mùi hôi nhẹ và ngứa ngáy.

Thực tế, phần lớn những trường hợp ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa đều bắt nguồn từ viêm âm đạo do nấm Candida, tạp khuẩn hoặc trùng roi Trichomonas. Những nguyên nhân cũng có thể xảy ra hưng tỷ lệ ít gặp hơn.

Cách khắc phục huyết trắng có mùi hôi và ngứa

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm. Bên cạnh đó, cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách và có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng viêm, ngứa ngáy, khó chịu.

1. Khám và điều trị y tế

Tùy theo nồng độ hormone trong cơ thể, huyết trắng có thể tiết ra nhiều hơn và có mùi hơi tanh nhẹ. Tuy nhiên, huyết trắng sinh lý không bao giờ đi kèm với hiện tượng ngứa ngáy hay có mùi hôi khó chịu. Do đó khi gặp phải tình trạng này, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện/ phòng khám sớm để được kiểm tra.

Để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy, bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ (cách vệ sinh vùng kín, có sử dụng bao cao su khi quan hệ hay không, gel bôi trơn chứa chất dễ gây kích ứng/ dị ứng, quan hệ tình dục không an toàn, dùng kháng sinh dài hạn,…). Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử bệnh bởi nữ giới bị tiểu đường, nhiễm HIV, mắc các bệnh rối loạn miễn dịch và từng có tiền sử nhiễm Candida âm đạo rất dễ gặp phải các bệnh lý phụ khoa.

Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết như thử độ pH dịch tiết âm đạo, nuôi cấy bệnh phẩm để tìm nấm và trùng roi Trichomonas. Việc xác định được nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung có vai trò quan trọng trong điều trị nên quá trình chẩn đoán có thể mất khá nhiều thời gian.

ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Tùy theo nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine, giảm đau, chống viêm,…

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm để giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát (tùy theo nguyên nhân mà có thể dùng thuốc dạng bôi hoặc dạng uống).
  • Thuốc kháng histamine cũng có thể được sử dụng để giảm ngứa ngáy vùng kín.
  • Thuốc kháng sinh được sử dụng nếu huyết trắng có mùi hôi, ngứa xảy ra do nhiễm các loại vi khuẩn. Nếu do tạp khuẩn, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh dạng đặt hoặc bôi. Tuy nhiên nếu xảy ra do các vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục, bạn sẽ được chỉ định dùng kháng sinh đường uống.
  • Với viêm âm đạo do nấm Candida, điều trị thường là sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng và dùng thuốc kháng nấm dạng đặt. Những trường hợp tái phát có thể phải sử dụng thuốc đường uống để đạt kết quả tốt nhất.
  • Trong trường hợp huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy do nhiễm trùng roi Trichomonas, giải pháp là sử dụng Metronidazole đường uống. Loại thuốc này có hiệu quả với ký sinh trùng, amip, vi khuẩn và một số loại nấm men.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng viên uống bổ sung lợi khuẩn, vitamin C, Kẽm,… để cải thiện chức năng miễn dịch và hỗ trợ cân bằng môi trường bên trong âm đạo.

2. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Phần lớn những trường hợp bị ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy đều do mất cân bằng môi trường sinh lý của âm đạo. Do đó bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cần thực hiện vệ sinh vùng kín đúng cách để tái thiết lập môi trường sinh lý và cân bằng độ pH tự nhiên. Điều này sẽ giúp số lượng lợi khuẩn tăng lên, giảm sự phát triển của nấm men và tạp khuẩn. Ngoài ra, sự gia tăng của vi khuẩn có lợi còn giúp tăng khả năng đề kháng và ức chế sự phát triển quá mức của các tác nhân lây nhiễm qua đường tình dục.

ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Nên bỏ quần lót cũ để quá trình điều trị các bệnh phụ khoa diễn ra thuận lợi và hạn chế được tình trạng tái phát

Cách vệ sinh vùng kín đúng cách giúp cải thiện tình trạng huyết trắng có mùi hôi, ngứa ngáy:

  • Vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày để loại bỏ huyết trắng và giảm mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nước sạch để vệ sinh và chỉ dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ 1 lần/ ngày.
  • Khi mắc các bệnh phụ khoa, nên sử dụng sản phẩm vệ sinh có độ pH cân bằng để tránh ảnh hưởng đến môi trường sinh lý của âm đạo. Ngoài ra, chỉ vệ sinh nhẹ nhàng ở bên ngoài, không dùng tay thụt rửa sâu ở bên trong khiến hệ vi sinh bị rối loạn.
  • Nếu từng bị viêm âm đạo do tạp khuẩn và nấm Candida, bạn nên đổi toàn bộ quần lót mới để tránh tái nhiễm. Nên ưu tiên mặc các loại quần lót có chất liệu thấm hút và mềm để tránh tình trạng ẩm ướt. Ngoài ra, cần giặt đồ lót với nước ấm và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn có hại.
  • Trong thời gian điều trị, nên mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ ôm sát, chất liệu cứng và khó thấm hút mồ hôi. Bởi môi trường ẩm ướt chính là điều kiện để nấm men và tạp khuẩn trong âm đạo phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Nếu huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi khó chịu, có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày có tác dụng khử mùi. Tuy nhiên, cần thay băng 2 – 3 tiếng/ lần để tránh tạo điều kiện cho nấm men và vi khuẩn phát triển.
  • Vào thời điểm hành kinh, cần vệ sinh vùng kín và thay băng 4 tiếng/ lần. Bởi việc đào thải máu kinh là môi trường thuận lợi để nấm men, trùng roi và tạp khuẩn xâm nhập sâu bên trong buồng tử cung. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trong thời điểm này.

Giữ vệ sinh vùng kín tốt giúp cho quá trình điều trị các bệnh phụ khoa đạt được hiệu quả tốt hơn – nhất là viêm nhiễm phụ khoa do các tạp khuẩn và nấm men thường trú trong âm đạo. Khi tình trạng thuyên giảm, bạn vẫn nên duy trì những thói quen này để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các vấn đề phụ khoa tái phát.

3. Các mẹo chữa tại nhà

Để đào thải huyết trắng ra khỏi âm đạo và hỗ trợ tiêu diệt các tác nhân gây viêm nhiễm, bạn có thể kết hợp phương pháp y tế với một số mẹo chữa tại nhà. Các mẹo chữa này phần nào có thể giảm nhẹ tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm âm hộ, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái thiết lập lại môi trường sinh lý của âm đạo.

ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Có thể dùng lá chè xanh nấu nước ngâm rửa hằng ngày để cải thiện tình trạng ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy

Các biện pháp cải thiện huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy tại nhà:

  • Xông vùng kín bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không xông vùng kín là cách trị huyết trắng theo dân gian. Thảo dược này có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh và hỗ trợ giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Để cải thiện tình trạng huyết trắng có mùi hôi kèm ngứa rát, bạn có thể đun sôi 1 – 2 nắm lá trầu với nước và thêm vào 1 ít muối. Đổ nước ra xông đến khi nguội thì dùng để vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài nhằm giảm tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy âm hộ.
  • Rửa vùng kín bằng lá chè xanh: Lá chè xanh có tác dụng chống viêm và giảm ngứa hiệu quả nên thường được tận dụng để chữa các bệnh phụ khoa, da liễu. Đối với bệnh huyết trắng, bạn có thể dùng lá chè sắc lấy nước, sau đó pha ấm và dùng rửa vùng kín hằng ngày. Chỉ sau vài ngày thực hiện, tình trạng sưng và ngứa ngáy ở âm hộ sẽ giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, cách chữa từ lá chè xanh còn có thể giảm mùi hôi và hạn chế hiện tượng ra nhiều huyết trắng.
  • Sử dụng nước muối ấm: Nếu không có sẵn các loại thảo dược trên, bạn có thể dùng muối biển pha loãng với nước ấm rửa vùng kín 1 lần/ ngày. Nước muối ấm có đặc tính tiêu viêm, giảm ngứa ngáy và sát trùng tốt nên có thể giảm đáng kể các triệu chứng do một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Các mẹo chữa tại nhà có thể làm giảm một số triệu chứng đi kèm với tình trạng huyết trắng có mùi hôi và ngứa. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ nên bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tình trạng được điều trị dứt điểm.

Phòng ngừa huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa ngáy là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa. Các bệnh lý này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và sức khỏe sinh sản. Hơn nữa, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa do những tác nhân thường trú trong âm đạo như tạp khuẩn, nấm Candida rất dễ tái phát. Vì vậy sau khi điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

ra huyết trắng có mùi hôi và ngứa
Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách có thể phòng ngừa tình trạng khí hư ra nhiều, có mùi hôi và ngứa ngáy
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa. Khi vệ sinh “cô bé”, chị em nên lựa chọn các sản phẩm nhẹ dịu, tránh dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH cao khiến môi trường trong âm đạo thay đổi. Đây chính là điều kiện để tạp khuẩn và nấm men phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Quan hệ tình dục an toàn và nên thực hiện các biện pháp bảo vệ nếu cả hai chưa khám sức khỏe tiền hôn nhân. Ngoài ra, cả nam và nữ giới đều phải vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng trước khi gần gũi.
  • Khi sử dụng gel bôi trơn và bao cao su, cần xem xét khả năng bị dị ứng, kích ứng – nhất là với nữ giới có cơ địa nhạy cảm. Thực tế cho thấy, kích ứng với các sản phẩm hỗ trợ tình dục là nguyên nhân thường gặp gây viêm cổ tử cung mà rất ít nữ giới chú ý đến.
  • Nấm men, tạp khuẩn trong âm đạo có thể phát triển quá mức khi hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, nữ giới cần xây dựng lối sống lành mạnh và ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Tuyệt đối không để cơ thể bị suy nhược, mất ngủ, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng hay căng thẳng thần kinh quá mức.
  • Trong trường hợp dùng kháng sinh dài hạn, nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ và probiotic (lợi khuẩn) để tránh bị loạn khuẩn đường ruột và mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo. Ngoài ra, có thể dùng thêm một số chế phẩm bổ sung lợi khuẩn để ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm Candida và tạp khuẩn tái phát.
  • Các bệnh phụ khoa có thể không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Do đó, bạn cần khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe sinh lý – sinh sản và phát hiện – điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có.

Huyết trắng có mùi hôi và ngứa là biểu hiện của nhiều vấn đề phụ khoa. Để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý sử dụng thuốc và lạm dụng các mẹo chữa từ dân gian khiến tình trạng nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Cùng chuyên mục

huyết trắng đặc như keo

Huyết trắng đặc như keo: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Huyết trắng đặc như keo là triệu chứng bất thường nữ giới tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh bảo các căn bệnh phụ...

bệnh huyết trắng nên ăn gì và kiêng gì

Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì để kiểm soát?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với quá trình khắc phục tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường. Nữ giới cần nắm rõ bệnh huyết...

trị huyết trắng bằng lá trầu không

5 cách trị huyết trắng bằng lá trầu không hiệu quả, dễ áp dụng

Trị huyết trắng bằng lá trầu không có thể giúp cải thiện tình trạng ra khí hư bất thường, ngứa ngáy và nóng rát vùng kín. Bởi trong thảo dược...

rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Bài thuốc từ rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng

Dùng rễ cỏ tranh chữa bệnh huyết trắng có thể giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu. Đây là mẹo dân gian lành tính, dễ thực hiện,...

ra huyết trắng vón cục như bã đậu

Huyết trắng vón cục như bã đậu là do đâu? Nguy hiểm không?

Phụ nữ không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng ra huyết trắng vón cục như bã đậu. Bởi đây thường là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ...

chữa bệnh huyết trắng tại nhà

10+ Cách trị bệnh huyết trắng tại nhà an toàn hiệu quả

Song song với điều trị y tế, có thể áp dụng các cách trị bệnh huyết trắng tại nhà. Đây là giải pháp đơn giản, giúp cải thiện tình trạng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn