Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Gan yếu nổi mề đay: Biểu hiện nhận biết và hướng điều trị

Tình trạng gan yếu đặc trưng bởi triệu chứng nổi mề đay gây ngứa ngáy, khó chịu. Chứng nổi mề đay do gan yếu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Đây còn là biểu hiện chức năng gan đang gặp vấn đề, có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tại sao gan yếu gây nổi mề đay?

Các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường là hệ quả của các bệnh lý ngoài da, dị ứng thực phẩm, thay đổi thời tiết đột ngột, tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên gây bệnh. Trong một số trường hợp, nổi mề đay mẩn ngứa là dấu hiệu của tình trạng gan yếu.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong khám chữa bệnh bằng YHCT, Lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, biểu hiện gan yếu thường do các yếu tố cộng hưởng gây ra. Cụ thể như:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh
  • Sinh hoạt và làm việc không điều độ
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây điều trị
  • Lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, nước có gas, cà phê,…
  • Sinh sống, làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, hóa chất độc hại

Khi chức năng bị suy giảm có thể phát sinh các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, hơi thở có mùi hôi, các vấn đề tiêu hóa gặp bất thường,…Phần lớn các trường hợp bị gan yếu xuất hiện tình trạng nổi mề đay, gây ngứa ngáy khắp người.

Chức năng chính của gan là đào thải các độc tố bên trong cơ thể ra ngoài và thanh lọc. Khi gan yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đào thải, các chất độc lâu dần sẽ tích tụ trong máu và bài tiết qua các tế bào da. Từ đó dẫn đến hiện tượng uất tích tại bì và khởi phát chứng nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu.

Gan yếu nổi mề đay thường có xu hướng dễ tái phát và chỉ được kiểm soát khi chức năng của gan được khắc phục, hoạt động bình thường. Trường hợp chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến chức năng gan suy giảm trầm trọng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về gan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể.

Các biểu hiện nhận biết gan yếu nổi mề đay

Nổi mề đay ngứa ngáy do gan yếu thường có các biểu hiện khác hơn so với các nguyên nhân khác. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để áp dụng các biện pháp can thiệp hợp lý và nhanh chóng.

Tổn thương da do gan yếu nổi mề đay gây ra thường tạo thành từng mảng màu đỏ và cộm hơn các vùng da xung quanh, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường, khi sờ vào sẽ cảm giác cứng, có thể bị ngứa hoặc không.

XEM THÊM: Bệnh mề đay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị? 

Các biểu hiện nhận biết gan yếu nổi mề đay
Tổn thương da do gan yếu nổi mề đay gây ra thường tạo thành từng mảng màu đỏ và cộm hơn các vùng da xung quanh, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường, khi sờ vào sẽ cảm giác cứng, có thể bị ngứa hoặc không

Nổi mề đay do gan yếu thường khởi phát tập trung ở cổ, tay chân, lưng. Ngoài ra, tình trạng này còn được biểu hiện thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Vàng da, vàng mắt, vàng móng: Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn đến sắc tố mật Bilirubin dần tích tụ trong máu cùng với các độc tố tồn đọng lâu ngày. Từ đó gây ra biểu hiện vàng da, vàng mắt, vàng ở móng tay, móng chân.
  • Ngứa ngáy khắp người: Các cơn ngứa do gan yếu gây ra thường khởi phát trên diện rộng, ngứa châm chích dưới da. Cơn ngứa thường xuất hiện đột ngột và có thể trở nên nặng nề hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc ra gió.
  • Hơi thở có mùi: Khi gan yếu có thể dẫn đến hơi thở có mùi hôi, nguyên nhân là amoniac không được đào thải toàn bộ, khi tồn đọng trong cơ thể có thể khiến hơi thở hoặc khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài các biểu hiện thường gặp trên, gan yếu có thể phát sinh các triệu chứng như nước tiểu màu vàng đậm, phân màu bạc, dễ chảy máu răng, môi khô và đỏ. Người bệnh thường mất ngủ, chướng bụng và gặp phải các vấn đề tiêu hóa khác.

Các biện pháp khắc phục gan yếu nổi mề đay

Đối với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do các nguyên nhân khác có thể khắc phục bằng các biện pháp điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, đối với người bị gan yếu gây nổi mề đay thì cần điều trị từ căn nguyên gây bệnh. Cần thanh lọc gan, cải thiện các chức năng gan giúp cải thiện chứng nổi mề đay ngứa ngáy hiệu quả.

Khi cơ quan này khỏe mạnh sẽ thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể diễn ra tốt hơn. Từ đó, khắc phục được tình trạng các chất độc bài tiết qua da gây khởi phát triệu chứng nổi mề đay. Ngoài ra, khi chức năng gan được cải thiện cũng sẽ làm giảm nguy cơ phát sinh các bệnh lý về gan ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Dưới đây là các biện pháp cải thiện tình trạng gan yếu nổi mề đay, ngứa ngáy:

1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Tình trạng gan yếu nổi mề đay có thể trở nặng nề hơn nếu người bệnh duy trì thói quen ăn uống không khoa học. Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể cũng như chức năng đào thải độc tố của gan.

Việc tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi gan, hỗ trợ quá trình bài tiết độc tố thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người do gan yếu gây ra. Dưới đây là một số thực phẩm có lợi cho gan và sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Bông cải xanh: Trong thực phẩm có chứa các thành phần thiocyanates, indole, glucosinolates,… Có khả năng loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy hoạt động ở các cơ quan bài tiết hiệu quả hơn, đặc biệt là gan.

XEM THÊM: Cách chữa nổi mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian 

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Bông cải xanh là có chứa các thành phần thiocyanates, indole, glucosinolates,… Có khả năng loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể. Từ đó thúc đẩy hoạt động ở các cơ quan bài tiết hiệu quả hơn, đặc biệt là gan

Rau bina: Thành phần glutathione có trong rau bina có tác dụng hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố của gan. Trong khi đó, chlorophylls giúp trung hòa những kim loại nặng làm giảm áp lực cho cơ quan này.

Trái cây họ cam, quýt: Các loại trái cây thuốc nhóm này thường chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào có tác dụng giải độc và thanh nhiệt cơ thể, tăng cường bảo vệ tế bào gan trước sự tấn công của các gốc tự do cũng như quá trình lão hóa.

Cà rốt: Uống nước ép cà rốt thường xuyên không chỉ có tác dụng làm đẹp da, loại bỏ các cholesterol gây bất lợi mà còn giúp loại bỏ triglyceride, MUFA, DHA hiệu quả. Giúp làm mát gan, bảo vệ gan, từ đó khắc phục chứng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người.

Ớt chuông đỏ: Trong thực phẩm này có chứa hàm lượng vitamin A, C dồi dào và chất Lycopene hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của gan được diễn ra tốt hơn. Bên cạnh đó, vitamin B6 có trong ớt chuông còn hỗ trợ hoạt động sản xuất hồng cầu.

Một số thực phẩm khác: Củ cải đường, bắp cải, củ dền, hạt óc chó, hành tây, tỏi, dầu oliu,… chứa các thành phần có lợi cho gan, việc dung nạp các thực phẩm này thường xuyên sẽ cải thiện chức năng gan, đồng thời khắc phục triệu chứng nổi mề đay do gan yếu.

Bên cạnh tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho gan vào thực đơn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh dung nạp các thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe, tăng áp lực lên gan. Cụ thể như:

  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối, chất bảo quản. Các thực phẩm này sẽ làm khiến gan hoạt động mạnh mẽ, lâu dần sẽ khiến chức năng gan suy giảm, các độc tố tích tụ ngày càng nhiều. Từ đó khiến triệu chứng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tránh dung nạp các thực phẩm và gia vị cay nóng, việc tiêu thụ những thực phẩm này không chỉ làm gia tăng áp lực lên gan mà còn gây nóng trong người. Từ đó dẫn đến các tuyến bã nhờn bài tiết qua da mạnh mẽ hơn, khiến tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy trở nên nặng nề hơn.
  • Trường hợp đang gặp phải vấn đề về cân nặng, cần chú ý cân bằng khẩu phần ăn hàng ngày. Việc ăn uống quá mức sẽ khiến gan làm việc nhiều hơn, đồng thời tích trữ lượng lớn cặn bã, chất độc và cholesterol trong cơ thể.

2. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Mỗi ngày, cơ thể cần đáp ứng đủ lượng nước lọc cần thiết để hoạt động tốt hơn. Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố, làm giảm áp lực ở những cơ quan bài tiết, nhất là gan.

Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày còn giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, làm mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Mỗi ngày nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước lọc ngay cả khi bạn có bị yếu gan hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước ép hoa quả không đường giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn. 

3. Duy trì hoạt động thể chất

Theo các chuyên gia đầu ngành, mỗi ngày dành 30 phút để luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhất là các trường bị gan bị suy giảm chức năng gây nổi mề đay thì đây là một biện pháp hỗ trợ tích cực.

Hoạt động thể chất sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố bên trong cơ thể. Các chất độc sẽ được bài tiết qua da thông qua các tuyến mồ hôi. Từ đó cải thiện tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người do gan yếu.

Bên cạnh đó, việc duy trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày còn đẩy nhanh quá trình chuyển hóa, giúp thanh lọc cơ thể, làm mát gan, giải độc hiệu quả. Đồng thời nâng cao thể trạng, tăng cường khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, người yếu gan cần chú ý lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp như bơi lội, đi bộ, yoga, tabata ở cường độ thấp,… Tránh luyện tập quá sức sẽ kích thích triệu chứng nổi mề đay trở nên nặng nề hơn, gây phản tác dụng.

ĐỌC NGAY: Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y: Nên hay không nên?

Duy trì hoạt động thể chất
Theo các chuyên gia đầu ngành, mỗi ngày dành 30 phút để luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh

4. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt kém khoa học là một trong những nguyên nhân khiến chức năng gan bị suy giảm. Do đó, trường hợp bị nổi mề đay do gan yếu cần chú ý thay đổi các thói quen tiêu cực, thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý. Bao gồm:

  • Không sử dụng các chất kích thích, trường hợp bị nghiện hút thuốc bạn cần loại bỏ sớm, có thể tham khảo các chuyên gia để được tư vấn các giải pháp giúp từ bỏ thói quen này hiệu quả hơn. Trong khói thuốc lá có chứa các chất độc Methoprene, Nicotine, Arsenic, Sulfuric, Formaldehyde không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn tác động xấu đến các cơ quan nội tạng khác.
  • Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, không đủ năng lượng cho một ngày hoạt động mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan. Khoảng thời gian đào thải độc tố của gan và phục hồi tổn thương sẽ bắt đầu từ 23h00 đến 2h00. Do đó, thói quen thức khuya sau 23h00 sẽ làm gián đoạn hoạt động của cơ quan này, từ đó dẫn đến suy giảm chức năng và kéo theo phát sinh các vấn đề về gan.
  • Tránh căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn phát sinh các vấn đề khác tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, bao gồm tăng huyết áp, làm giảm lưu lượng máu đến gan khiến chức năng của cơ quan này bị suy giảm, hoạt động đào thải độc tố bị trì trệ.
  • Đối với các trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị cần thận trọng, bao gồm các loại thuốc không kê đơn. Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau như Ibuprofen, Paracetamol, Diclofenac. Việc lạm dụng thuốc điều trị không chỉ gây yếu gan mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan hay xơ gan.

Bên cạnh loại bỏ các thói quen xấu, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng cho gan như:

  • Ngủ trước 23h00, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng để cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động cho một ngày.
  • Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp lực. Bạn có thể áp dụng một số giải pháp như ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách,…
  • Mang khẩu trang, che chắn khi ra đường hoặc đến những nơi công cộng, đồng thời tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
  • Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị làm giảm áp lực lên gan ở dạng dán hoặc bôi ngoài da, trường hợp sử dụng thuốc đường uống, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể về liều dùng và tần suất sử dụng.

5. Tận dụng các dược liệu tự nhiên

Các trường hợp gan yếu nổi mề đay có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ hoạt động đào thải độc tố làm giảm áp lực lên gan hiệu quả. Dưới đây là một số dược liệu thường được sử dụng phổ biến trong cải thiện chức năng gan:

Atiso: Loại thảo dược này có vị đắng, tính mát, mùi thơm nhẹ, có chứa hoạt chất faradiol và taraxasterol dồi dào, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm và phục hồi chức năng gan. Ngoài ra, các vitamin B2, B1, A, C, photpho, mangan, sắt,..có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Cây mã đề: Đây được xem là dược liệu rất tốt cho gan, với các hoạt chất Rinatin, Aucubin, Carotin, Au Cobozit, Vitamin K, Vitamin C,… Không chỉ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt mà còn hỗ trợ thanh lọc, cải thiện chức năng gan. Hỗ trợ quá trình điều trị viêm đường tiết niệu và xơ gan cổ trướng.

Lá trà xanh: Trong lá trà xanh chứa thành phần Epigallocatechin Gallate có nhiều công dụng cho sức khỏe. Uống nước trà xanh mỗi ngày không chỉ làm giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, cải thiện chức năng gan. Ngoài ra, các thành phần có trong lá trà xanh còn có khả năng bảo vệ gan tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.

Nha đam: Uống nước nha đam thường xuyên cũng là một trong các biện pháp cải thiện tình trạng gan yếu hiệu quả. Với hàm lượng các chất oxy hóa cao, dược liệu này còn có tác dụng đào thải các độc tố, tiêu trừ các gốc tự do. Góp phần bảo vệ gan tốt hơn, từ đó cải thiện chứng nổi mề đay, ngứa ngáy khắp người.

Bên cạnh các dược liệu trên, để tăng cường sức đề kháng cho gan, bạn cũng có thể tận dụng một số loại thảo dược có tác dụng giải độc, thanh nhiệt khác như râu ngô, rau má, đậu đen, diếp cá, trà hoa cúc,…

XEM THÊM: Dị ứng, nổi mề đay kiêng gì để phòng bệnh hiệu quả?

Tận dụng các dược liệu tự nhiên
Atiso là thảo dược có vị đắng, tính mát, mùi thơm nhẹ, có chứa hoạt chất faradiol và taraxasterol dồi dào, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, chống viêm và phục hồi chức năng gan

6. Dùng thuốc nam MỀ ĐAY ĐỖ MINH – giúp bổ gan, loại bỏ các triệu chứng mề đay mẩn ngứa chỉ từ 1 liệu trình

Từ xa xưa, sử dụng thuốc nam điều trị mề đay đã được rất nhiều người bệnh ưa chuộng bởi hiệu quả cao cũng như độ an toàn, lành tính. Có lịch sử nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng trong điều trị bệnh mề đay suốt 3 thế kỷ qua, bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH của nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường được đánh giá là một trong những giải pháp điều trị mề đay hàng đầu.

Mề đay Đỗ Minh được nghiên cứu bởi các thế hệ lương y dòng họ Đỗ Minh, bám sát chặt chẽ theo nguyên lý điều trị của YHCT. Chính vì vậy, bài thuốc tác động sâu vào trong căn nguyên gây bệnh, trị từ GỐC tới NGỌN thông qua liệu trình đặc biệt, được kết hợp từ 3 phương thuốc nhỏ:

XEM THÊM: Triệt tiêu ngay mề đay, phong ngứa bằng bài thuốc bí truyền 3 thế kỷ nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh

Thuốc hoạt động theo cơ chế SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG, mang lại tác động “kép” đi từ trong ra ngoài. Không chỉ giúp triệt tiêu triệu chứng bệnh bằng cách tiêu viêm, tiêu độc mà thuốc còn hỗ trợ phục hồi chức năng tạng phủ, nâng cao sức đề kháng để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Nhằm mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất,  nhà thuốc Đỗ Minh Đường trước tới giờ còn áp dụng chặt chẽ nguyên tắc biện chứng luận trị trong thăm khám và lên liệu trình cho bệnh nhân. Do đó, mỗi người khi đến nhà thuốc sẽ được gia giảm thuốc theo đúng tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh. Hiệu quả thuốc mang lại ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau, thời gian có thể dài hoặc ngắn nhưng đều sẽ được thể hiện qua 3 giai đoạn chính:

XEM THÊM: 150.000 người bệnh từng sử dụng bài thuốc BÍ TRUYỀN Mề đay Đỗ Minh, họ nói gì?

Không chỉ có liệu trình điều trị đặc biệt, Mề đay Đỗ Minh còn được người bệnh đánh giá cao bởi nguồn gốc thành phần LÀNH – XANH – SẠCH. Hơn 50 vị thuốc có trong bài thuốc đều được lương y Tuấn cùng các cộng sự nghiên cứu kỹ về dược tính đặc trị mề đay, gia giảm liều lượng tỉ mỉ theo đúng công thức BÍ TRUYỀN của dòng họ.

Điều đáng nói là thay vì nhập dược liệu ở ngoài thị trường, không đảm bảo được về nguồn gốc, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã tự chủ phát triển hệ thống 3 vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO ở Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm (Hà Nội). Mỗi vườn đều có diện tích rộng và ươm trồng hơn 100 loại thuốc quý thuần Việt.

Cận cảnh vườn dược liệu rộng lớn của Đỗ Minh Đường 

Nhờ ưu điểm này mà bài thuốc thân thiện với mọi đối tượng người bệnh, kể cả những người có cơ địa nhạy cảm nhất như trẻ em, phụ nữ đang trong thai kỳ, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém,… Đặc biệt, suốt 3 thế kỷ ứng dụng chữa bệnh, nhà thuốc chưa từng ghi nhận bất kỳ trường hợp người bệnh nào gặp tác dụng phụ của thuốc.

Không giống như những bài thuốc nam hiện nay, Mề đay Đỗ Minh được bào chế dưới dạng cao đặc vô cùng tiện dụng. Thuốc được chưng cất thủ công trong suốt 48h, sở hữu nhiều lợi thế dưới đây:

ĐỪNG BỎ LỠ: Mề đay Đỗ Minh được nhiều mẹ bầu, mẹ sau sinh tin dùng bởi độ an toàn và tiện dụng khi dùng 

Trải qua 3 thế kỷ đưa thuốc vào ứng dụng chữa bệnh, Mề đay Đỗ Minh thành công điều trị cho +150.000 người bệnh khác nhau, đủ mọi lứa tuổi. Khi tìm hiểu trên kênh fanpage của nhà thuốc, chúng tôi được biết, có rất nhiều người bệnh không ngần ngại mà để lại những phản hồi trực tiếp tại bình luận ở các bài viết, bạn đọc có thể tham khảo:

Ngoài ra, trên kênh youtube của Đỗ Minh Đường cũng có rất nhiều người bệnh đánh giá tích cực về bài thuốc này:

Người bệnh có nhu cầu thăm khám và chữa mề đay TẬN GỐC bằng Mề đay Đỗ Minh, đừng chần chừ thêm nữa, liên hệ ngay với nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được đội ngũ lương y chuyên môn cao hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ và lên liệu trình phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Thông tin liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường 

Lưu ý khi nổi mề đay do gan yếu

Tình trạng gan yếu nổi mề đay, ngứa khắp người tuy khởi phát đột ngột nhưng thường có xu hướng thuyên giảm nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau giúp chủ động hơn trong điều trị cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả:

  • Nổi mề đay do gan yếu thường khởi phát trên diện rộng gây ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng liệu pháp chườm lạnh, tắm nước mát hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1 hỗ trợ.
  • Tránh chà xát, cào gãi lên vùng da bị tổn thương, hành động này chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời nhưng sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên nặng nề hơn, có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng, viên uống hỗ trợ giải độc, cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, lựa chọn các trạng phục thoáng mát, thấm hút tốt và hạn chế hoạt động ngoài trời từ 10h00 đến 15h00 nhằm hạn chế tiết mồ hôi gây ngứa ngáy, khiến triệu chứng nổi mề đay trở nên nặng nề hơn.

Gan yếu nổi mề đay là tình trạng phổ biến khi chức năng của cơ quan này bị suy giảm. Để cải thiện, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tận dụng các dược liệu tự nhiên. Trường hợp, nổi mề đay do gan yếu có dấu hiệu tiến triển nặng nề hơn, lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Bệnh mề đay có chữa khỏi được không? Giải đáp

Mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở rất nhiều đối tượng, chủ yếu do các tác nhân dị ứng gây nên, đặc biệt thường gặp...

Sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tốt không? Những lưu ý cần biết

Với những điểm ưu Việt trong điều trị mề đay, dị ứng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người...

[Review] bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang chữa mề đay dứt điểm từ kinh nghiệm người bệnh

Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc nổi danh về hiệu quả và tính an toàn trong điều trị dứt điểm mề đay, mẩn ngứa, dị ứng bằng thảo...

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ là do đâu? Nguy hiểm không?

Bé tắm xong bị nổi mẩn đỏ là vấn đề thường xảy ra, tình trạng này gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Đây có thể là biểu hiện của...

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay còn được gọi là mề đay do lạnh, các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát...

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ thường gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho sản phụ. Trường hợp mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn