5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Top 5 Bài tập chữa đau thần kinh tọa hiệu quả chỉ 10 phút mỗi ngày

Râu ngô: Vị thuốc rẻ tiền với nhiều tác dụng cực hay

Râu ngô (râu bắp) là vị thuốc nam quen thuộc đối với người Việt. Với vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu, bình can, vị thuốc này thường được nhân dân sử dụng để điều trị các chứng bệnh về thận, vàng da ứ mật do viêm gan, cao huyết áp, tiểu đường,… 

Râu ngô
Râu ngô (râu bắp) có tác dụng gì?

Mô tả dược liệu râu ngô

Rau ngô là một trong những bộ phận của cây ngô (cây bắp). Râu ngô còn được gọi là râu bắp, ngọc mễ tu, hờ ho, bẹ,… Thảo dược này thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến gan, thận, chứng tiểu đường và cao huyết áp.

1. Đặc điểm

Ngô (bắp) là loại cây lương thực được trồng nhiều nơi ở nước ta. Đây là loại thực vật thân thảo, có chiều cao trung bình từ 1.5 – 2.5m. Thân được chia thành nhiều đốt như thân tre, mỗi đốt cách nhau khoảng 20 – 30cm, thân dày và có bẹ lá bao bọc xung quanh. Lá ngô có bản dài, rộng, mép lá có nhiều răng cưa (một số trường hợp cho rằng đây là lông dày của lá). Phiến lá có màu xanh và hiện rõ các đường gân trên bề mặt.

râu bắp có tác dụng gì
Râu bắp nằm bên trong quả bắp, có dạng sợi và thường có màu vàng nhạt, óng mượt

Hoa ngô mọc ở nách lá, bên trong có vòi nhụy màu vàng mọc thành chùm. Sau khi quả hình thành, vòi nhụy sẽ nằm bên trong quả – hay còn được gọi là râu ngô. Quả ngô có nhiều hạt, hạt có thể có màu trắng hoặc vàng.

2. Phân bố

Cây ngô là loài thực vật có nguồn gốc từ châu Mỹ. Hiện nay, loại cây này đã được trồng nhiều nơi trên thế giới để làm lương thực. Ở Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia châu Á, các bộ phận của cây ngô (lõi ngô, râu ngô,…) còn được sử dụng để làm thuốc.

3. Thu hoạch – sơ chế

Khi thu hoạch quả ngô, lấy râu ngô để riêng. Lựa chọn râu ngô vàng óng, dày mượt, không dùng râu ngô có màu đen hoặc nâu. Sau đó đem phơi trong râm cho đến khi khô hẳn hoặc có thể dùng tươi.

4. Thành phần hóa học

Râu ngô chứa thành phần hóa học đa dạng, bao gồm vitamin K, axit pantothenic (vitamin B5), vitamin C, vitamin A, vitamin nhóm B, chất béo, sigmasterol, sytosterol,…

5. Bảo quản

Bảo quản râu ngô phơi khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

Tác dụng của râu ngô theo y học cổ truyền

râu bắp có tác dụng gì
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi tiểu, bình can, lợi đởm và tiêu thũng

1. Tính vị – Quy kinh

  • Râu ngô có vị ngọt, tính bình
  • Quy vào kinh Thận, Can, Tâm và Phế

2. Tác dụng dược liệu

  • Tác dụng tiêu thũng, lợi niệu, tiêu thũng, lợi đàm, lợi thủy tiết nhiệt, bình can lợi đởm
  • Được dùng để điều trị sỏi thận, viêm bàng quang, cao huyết áp, viêm gan gây cản trở bài tiết mật, viêm túi mật, tiểu đường, viêm khớp,…

3. Cách dùng – liều lượng

Râu ngô thường được dùng để nấu nước uống thay trà hoặc phối hợp với các dược liệu khác làm thành bài thuốc thang chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, mỗi ngày có thể dùng từ 50 – 100g hoặc hơn vì dược liệu này hoàn toàn không có độc tính.

Công dụng của râu ngô theo y học hiện đại

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, râu bắp cũng đã được khoa học nghiên cứu và công nhận về nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo y học hiện đại, râu ngô mang đến những công dụng sau:

  • Giảm đau do gout: Nghiên cứu cho thấy, râu ngô có khả năng lợi tiểu, từ đó hỗ trợ tăng đào thải axit uric dư thừa và làm giảm tần suất cơn đau do gout bùng phát.
  • Điều trị mẩn ngứa, phát ban: Râu bắp có tác dụng làm dịu các nốt mẩn ngứa, phát ban, vết cắn của côn trùng,… Với hàm lượng vitamin và khoáng chất đa dạng, vị thuốc này còn giúp tăng tốc độ hồi phục và tái tạo mô da tổn thương.
  • Hỗ trợ giảm cân: Trà râu ngô là loại thức uống có khả năng giảm cân và kiểm soát cân nặng. Loại trà này chứa hàm lượng calo thấp nhưng cung cấp cho cơ thể nhiều loại khoáng chất và vitamin cần thiết, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tạo điều kiện cho cơ thể đào thải độc tố, mỡ thừa.
  • Hỗ trợ cầm máu: Râu bắp có hàm lượng vitamin K dồi dào. Do đó, dùng trà râu bắp thường xuyên có thể kiểm soát tình trạng chảy máu bất thường – đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C cùng với các loại vitamin và khoáng chất trong rau bắp có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe và giảm mệt mỏi. Vì vậy, trà râu ngô không chỉ được dùng để điều trị các chứng bệnh về thận mà còn được sử dụng hằng ngày để thanh thải độc tố và cải thiện sức khỏe.
  • Điều hòa đường huyết: Râu ngô có khả năng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế tình trạng tăng huyết áp quá mức.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận: Trà râu ngô có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về thận. Lý do là dược liệu này chứa nhiều khoáng chất và vitamin có khả năng ổn định độ pH trong nước tiểu và ngăn ngừa tình trạng giữ nước.

Một số món ăn – Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc râu ngô

râu bắp có tác dụng gì
Râu ngô thường được dùng để nấu trà giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm gan và viêm thận

1. Bài thuốc chữa viêm thận, viêm bàng quang

  • Chuẩn bị: Sài đất 40g, mã đề, ý dĩ và rau má mỗi thứ 50g, râu ngô 100g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Dùng đều đặn cho đến khi tiểu tiện bình thường, không đau, không rát là được.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: Hạt ngô vừa đủ
  • Thực hiện: Đem ngâm hạt ngô và ủ cho đến khi mọc mầm. Dùng mầm ngô sấy khô và bảo quản dùng dần. Mỗi ngày dùng 20 – 30g sắc uống với nước ngọn khoai lang đỏ.

3. Bài thuốc điều trị viêm thận cấp, viêm gan gây vàng da, tiểu tiện vàng, tắc mật

  • Chuẩn bị: Bấc ngô (phần lõi của cây ngô) hoặc dùng râu ngô 50 – 100g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

4. Cháo râu ngô, đậu đen chữa viêm gan gây vàng da

  • Chuẩn bị: Cà rốt 90g, râu ngô 60g, đại táo và đậu đen mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Đem râu ngô sắc lấy nước rồi vớt bã, thêm các vị khác vào nấu mềm nhừ thành cháo. Khi chín, thêm gia vị và dùng ăn khi nóng.

5. Thịt lợn hầm râu ngô tốt cho người bị đái tháo đường

  • Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 100g và râu ngô 100 – 200g.
  • Thực hiện: Cho râu ngô và thịt lợn vào nồi, thêm nước và hầm cho mềm nhừ. Sau đó, nêm nếm gia vị và dùng ăn trực tiếp.

6. Mao căn tử tô ẩm – Món ăn thích hợp với người bị viêm phù thận khiến toàn thân phù nề

  • Chuẩn bị: Tử tô 10g, râu ngô 30g và bạch mao căn 50g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Chia nước sắc thành 2 lần dùng (sáng – chiều)

7.Râu ngô hầm tiểu kế và tinh hoàn gà thích hợp với người lao phổi khái huyết

  • Chuẩn bị: Tiểu kế 20g, râu ngô 50g và tinh hoàn gà 2 đôi.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào nồi hầm cho mềm nhừ, sau đó nêm thêm gia vị và ăn khi nóng.

8. Ngọc mễ tu phong nhục thung (Râu ngô hầm ong non) thích hợp với người bị viêm túi mật, cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan và viêm thận

  • Chuẩn bị: Ong non 20 – 30g và râu ngô 100g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho chín nhừ, sau đó thêm 1 ít gia vị và dùng ăn khi nóng. Ăn cách ngày để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

9. Rùa hầm râu ngô thích hợp với người bị xơ gan cổ trướng

  • Chuẩn bị: Thịt rùa 250g và râu ngô non 100 – 200g.
  • Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu sau đó cho vào nồi, đổ thêm nước và nấu cho chín nhừ. Khi chín, nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng ăn khi nóng. Ngày ăn đều đặn 1 lần để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ phục hồi chức năng gan.

10. Trà râu ngô tốt cho người bị viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu và viêm thận

  • Chuẩn bị: Râu ngô (vừa đủ)
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, sau đó thêm 1 ít đường và khuấy đều. Có thể bảo quản trong tủ lạnh và chia thành nhiều lần uống hằng ngày thay trà.

11. Bài thuốc điều trị các chứng bệnh xuất huyết (băng huyết, tiểu ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc)

  • Chuẩn bị: Râu ngô 40g
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó đem sắc đặc với 100ml nước. Chắt lấy nước, bỏ bã và dùng uống khi thuốc còn ấm.

12. Bài thuốc chữa chứng ho ra máu

  • Chuẩn bị: Đường phèn và râu ngô mỗi thứ 50g.
  • Thực hiện: Sắc râu ngô lấy nước, sau đó cho đường phèn vào khuấy đều. Chia nước thành 2 lần uống trong ngày (sáng – tối), mỗi ngày dùng 1 thang. Nên dùng liên tục trong 5 ngày để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

13. Bài thuốc điều trị tiểu đường

  • Chuẩn bị: Râu ngô 40 – 50g, kết hợp thêm mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt và tri mẫu.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

14. Bài thuốc chữa chứng viêm túi mật, viêm gan và sỏi mật

  • Chuẩn bị: Nhân trần bắc và râu ngô mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, cho vào ấm và đun với 400ml nước. Chia nước sắc thành 2 lần dùng hết trong ngày (sáng – tối). Mỗi ngày dùng đều đặn 1 thang để lợi tiểu, thanh nhiệt và tăng tiết mật.

15. Bài thuốc điều trị viêm thận phù thũng

  • Chuẩn bị: Thóc lép, mơ leo và râu ngô mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, sắc đặc và dùng nước sắc chia thành lần dùng hết trong ngày. Sử dụng ngày 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm.

16. Bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp, đái tháo đường và ung thư gan

  • Chuẩn bị: Giảo cổ lam và râu ngô mỗi thứ 60g.
  • Thực hiện: Sắc uống thay trà hằng ngày.

17. Canh râu ngô tụy lợn hỗ trợ điều trị tiểu đường

  • Chuẩn bị: Tụy lợn 1 cái và râu ngô 100g.
  • Thực hiện: Nấu canh ăn hằng ngày.

18. Bài thuốc chữa chứng đau dạ dày

  • Chuẩn bị: Hạt ngô và râu ngô.
  • Thực hiện: Đem hạt ngô nấu cháo ăn và râu ngô đem sắc uống, dùng thay trà hằng ngày. Bài thuốc này có thể cải thiện được tình trạng đầy bụng khó tiêu, ợ chua và sa dạ dày (không dùng cho người bị loét dạ dày)

19. Bài thuốc trị chứng nóng sốt, ho gà ở trẻ

  • Chuẩn bị: Râu ngô vừa đủ
  • Thực hiện: Sắc uống cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

20. Bài thuốc trị chứng tiểu ít, tiểu đỏ sẻn ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Cùi ngô, râu ngô và hạt bo bo (ý dĩ)
  • Thực hiện: Sắc lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Dùng cho đến khi trẻ tiểu tiện bình thường, nước tiểu trong vàng là được.

21. Bài thuốc chữa chứng tiểu tiện kém và phù nề do viêm thận mãn

  • Chuẩn bị: Ngô 30g và râu ngô 15g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, đổ đầy nước và sắc lấy nước uống thay trà. Theo kinh nghiệm dân gian, nên dùng bài thuốc này liên tục trong vài tháng để điều hòa hoạt động bài tiết.

22. Bài thuốc chữa chứng phù

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh và râu ngô mỗi thứ 50g hoặc dùng lá mơ lông, râu ngô và kim tiền thảo mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày, ngày dùng 1 thang cho đến khi chứng phù thuyên giảm.

23. Bài thuốc điều trị xơ gan cổ trướng, vàng da, viêm gan

  • Chuẩn bị: Cỏ ngọt 10g, nhân trần và râu ngô mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang, dùng liên tục trong 3 – 4 tuần.

Lưu ý khi dùng râu ngô

Râu ngô (râu bắp) là vị thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe, không có độc tính và chi phí thấp. Tuy nhiên trước khi dùng dược liệu này để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị các bệnh lý, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

râu bắp có tác dụng gì
Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bài thuốc từ râu ngô
  • Để đảm bảo hiệu quả điều trị, nên lựa chọn râu ngô có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng. Tránh sử dụng râu ngô đã qua pha tạp hoặc được trồng trên các vùng đất ô nhiễm.
  • Ngâm rửa râu ngô với nước sạch kỹ lưỡng trước khi dùng.
  • Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bài thuốc – món ăn từ râu ngô.
  • Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng lạm dụng râu bắp quá mức có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ. Vì vậy, chỉ nên sử dụng râu ngô trong khoảng 5 – 10 ngày (trừ trường hợp cần điều trị bệnh lý).
  • Râu ngô có thể tương tác với thuốc chống đông máu, thuốc điều trị cao huyết, tiểu đường,… Do đó nếu đang sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đồng thời với các bài thuốc từ thảo dược này.

Râu ngô là vị thuốc nam quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích và công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn