Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Nhung Hươu (Lộc Nhung): Tác dụng và cách dùng bồi bổ cơ thể

Nhung hươu (lộc nhung) là một trong 4 vị thuốc quý của Đông y (bao gồm sâm, nhung, quế, phụ). Vị thuốc này thường được dùng để ngâm rượu, chế biến món ăn hoặc dùng trong các bài thuốc bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý thường gặp.

nhung hươu là gì
Nhung hươu là gì?

Nhung hươu (Lộc nhung) là gì?

Nhung hươu (Lộc nhung) là sừng non của hươu đực (Cervus nippon Temminck) hoặc con nai (Cervus unicolor Cuv). Cả hai loài động vật này đều thuộc họ Hươu (Cervidae). Lộc nhung còn được gọi là Hoàng mao nhung, Quan lộc nhung và Ban long châu.

Sừng non của con hươu đực có xu hướng tự rụng vào mùa hè và sẽ mọc trở lại vào mùa xuân năm sâu. Sừng non chứa nhiều mô sụn, mạch máu, bên ngoài được phủ đầy lông nên khi sờ vào có cảm giác mềm như nhung. Cũng chính vì vậy mà dược liệu này được gọi là nhung hươu. Từ lâu, nhung hươu đã được sử dụng như vị thuốc bồi bổ sức khỏe và cải thiện chức năng sinh dục cho cả nam lẫn nữ giới.

Mô tả dược liệu Nhung hươu

1. Đặc điểm

Nhung hươu là sừng non của con hươu đực – loài động vật có vú thuộc họ nhai lại, kích thước nhỏ (dài 0.8 – 1.2m và cao 0.7 – 1m). Thức ăn chính của hươu là các loại cây cỏ, hươu sống chủ yếu ở những rừng thưa và trảng cỏ, phân phối rộng rãi trên thế giới.

Cách sử dụng nhung hươu
Nhung hươu là sừng non của con nai, hươu đực

Hươu có sừng lớn với lớp lông mịn bao phủ bên ngoài, thân có lông màu nâu nhạt hoặc xám. Mặt nhỏ, tai lớn nằm dưới sừng, mắt to có nhiều đốm đen ở phía dưới, đuôi ngắn và chân dài nhỏ, nhanh nhẹn.

2. Phân bố

Hươu phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như New Zealand, Nga, Siberia,… Ở nước ta, loài động vật này chủ yếu phân phố ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và rải rác ở tỉnh Đồng Nai.

3. Bộ phận sử dụng

Sừng non của hươu/ nai đực từ 3 tuổi trở lên được sử dụng để làm dược liệu.

4. Phân loại

Dựa vào tuổi của nhung hươu, dược liệu này được chia thành các loại sau:

Cách sử dụng nhung hươu
Hình ảnh Nhung hươu gác sào (nhung đã bị sừng hóa, phân nhánh và lông dày, cứng)
  • Huyết nhung: Huyết nhung là loại nhung tốt nhất và có đặc tính dược lý cao, được khai thác triệt để để làm thuốc. Loại nhung hươu này được thu hoạch khi sừng hươu còn non và được thu hoạch khi sừng chuẩn bị phân nhánh ở con hươu/ nai từ 3 tuổi trở lên. Huyết nhung có lông rất mịn, thưa, đầu từ, da hồng, thân ngắn, bên trong mọng máu và mềm.
  • Nhung hươu yên ngựa: Nhung hươu yên ngựa là sừng non bắt đầu phân nhánh nhưng kích thước nhánh ngắn. Loại nhung này được sử dụng khá rộng rãi vì chất lượng tương đối tốt và giàu dinh dưỡng.
  • Nhung hươu gác sào: Nhung hươu gác sào là loại nhung được thu hoạch khi sừng đã phân nhánh, lông dày và cứng. Đây là loại nhung đã bị sừng hóa nên có chất lượng kém và giá thành thấp nhất trên thị trường.
  • Nhung hươu chìa vôi: Nhung hươu chìa vôi là sừng non mới mọc của hươu đực dưới 3 tuổi. Do đó, loại nhung này kích thước nhỏ nên chất lượng tương đối thấp và không được ưa chuộng.

5. Cách thu bắt – sơ chế

Sừng non của hươu đực có thể tự rụng vào mùa hạ và mọc lại vào xuân năm sau. Do đó, nhung hươu thường được thu hoạch vào tháng 2 – 3 hằng năm. Tuy nhiên, hiện nay đa phần đều can thiệp phương pháp cắt nhung hươu để kịp thời lấy sừng ở giai đoạn có chất lượng tốt nhất.

Những năm gần đây nhu cầu sử dụng nhung hươu tăng lên dẫn đến nạn săn bắt và nuôi nhốt hươu/ nai quá mức. Tình trạng này không chỉ khiến chất lượng dược liệu giảm mà còn ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái.

Cách sơ chế – bào chế nhung hươu:

  • Ngâm nhung hươu với rượu trong 1 đêm. Sau đó rang với cát nóng nhiều lần cho đến khi khô hẳn.
  • Hoặc có thể tẩm nhung hươu với rượu rồi sấy khô. Lặp đi lặp lại quá trình này cho đến khi nhung hươu khô kiệt là được.

6. Thành phần hóa học

Nhung hươu (nhung) được xếp vào nhóm tứ đại danh bao gồm sâm, nhung, quế, phụ. Do đó, dược liệu này chứa thành phần hóa học vô cùng đa dạng và dồi dào:

  • Các khoáng chất như P, Mg, Na, K, Ca,…
  • Các loại axit amin, vitamin
  • Chondroitin
  • Glycosaminoglycan (Mucopolysaccharides)
  • Pantocrine
  • Alkaline Phosphatase
  • Acid uronic
  • Acid hyaluronic
  • Bạch cầu trung tính (chiếm đến 40 – 70%)
  • IGF-1 (một loại protein đặc biệt)

Nhung hươu (lộc nhung)có tác dụng gì?

Nhung hươu được biết đến với tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng tình dục. Hiện nay, dược liệu này không chỉ được sử dụng trong bài thuốc y học cổ truyền mà đã được nghiên cứu cụ thể qua nhiều thực nghiệm lâm sàng.

1. Theo y học cổ truyền

Lộc nhung có vị ngọt mặn, không độc, tính ôn, quy vào kinh Can và Thận.

nhung hươu có tác dụng gì
Nhung hươu có vị ngọt mặn, không độc, tính ôn, tác dụng ích khí, bổ huyết, bất lão, an thai,…

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, nhung hươu có các tác dụng sau:

  • Dược liệu này có tác dụng cường khí, ích khí, bất lão, sinh xỉ, dưỡng cốt và an thai. Được dùng để trị hàn nhiệt kinh giải, hư lao, lưng, thắt lưng và chân tay đau, ung nhọt, sỏi đường tiểu,…
  • Bồi bổ sức khỏe và chức năng tình dục cho cả nam và nữ. Chủ trị chứng băng trung lậu huyết ở nữ giới, di mộng tinh, chân và gối yếu sức, vùng lưng lạnh do thận dương hư ở nam giới.
  • Tác dụng ích tinh tủy, tráng nguyên dương và bổ khí huyết. Được sử dụng để trị tử cung lạnh, đới hạ, băng lậu ở nữ giới và chứng lưng gối đau, mắt mờ, liệt dương, hoạt tinh ở nam giới.
  • Với tác dụng cường kiện gân cốt và bồi bổ sức khỏe, nhung hươu còn được dùng để trị trẻ em bị tiêu chảy, người già ăn uống thất thường, mệnh môn không có hỏa và tỳ vị hư hàn.

2. Theo y học hiện đại

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, lộc nhung cũng đã được y học hiện đại công nhận có tác dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện chức năng tình dục và hỗ trợ phòng ngừa – điều trị các chứng bệnh thường gặp.

nhung hươu có tác dụng gì
Nhung hươu được chứng minh có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao miễn dịch, chống loét,…

Dưới đây là một tác dụng của nhung hươu đã được khoa học công nhận:

Cải thiện sức khỏe tổng thể: Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy dược liệu có tác dụng cường tráng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng chuyển hóa dinh dưỡng và giảm mệt mỏi. Thực nghiệm trên chuột còn cho thấy, lộc nhung có tác dụng giúp chuột tăng khả năng chịu đựng ở môi trường có nhiệt độ thấp và cao hơn bình thường.

Nâng cao khả năng miễn dịch: Lộc nhung có tác dụng nâng cao miễn dịch bằng cách tăng sinh bạch cầu (tế bào chịu trách nhiệm đề kháng, bảo vệ cơ thể), tăng sinh huyết sắc tố và tăng hồng huyết cầu. Với tác dụng này, nhung hươu thường được sử dụng để bồi bổ và phục hồi thể trạng suy nhược.

Hỗ trợ phòng ngừa loét đường tiêu hóa: Thực nghiệm gây loét dạ dày bằng axit acetic ở chuột nhận thấy, hoạt chất polysaccharide trong nhung hươu có tác dụng chống loét rõ rệt. Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa và giảm nhẹ các triệu chứng do viêm dạ dày mãn tính gây ra.

Cải thiện sức khỏe tim: Qua thực nghiệm trên chuột nhận thấy, nhung hươu có tác dụng tăng khả năng co bóp của tim, thúc đẩy lưu lượng máu ở động mạch vành và cường tim. Thực nghiệm này cũng cho thấy, dược liệu có thể tăng hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp tính và phòng ngừa rối loạn nhịp tim. Do đó, lộc nhung thường được dùng cho người cao tuổi bị huyết áp thấp và chức năng tim suy yếu do ảnh hưởng của tuổi tác.

Tăng chức năng tình dục nam và nữ: Với hàm lượng vitamin, axit amin và khoáng chất dồi dào, nhung hươu có tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, chức năng tim được cải thiện cũng giúp nam giới dễ dàng đạt được độ cương cứng và “bền bỉ” hơn khi “yêu”. Bên cạnh đó, nhung hươu còn chứa Pantocrine có tác dụng trẻ hóa cơ quan nội tiết và hỗ trợ điều trị suy giảm sinh lý.

Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các bệnh xương khớp: Nhung hươu chứa vô số thành phần tốt cho xương khớp như collagen, khoáng chất (canxi, magie, phosphor,…), Chondroitin, Glycosaminoglycas, acid hyaluronic và đặc biệt phải nhắc đến IGF-1 (một loại protein có khả năng điều hòa sự phát triển của các tế bào thần kinh, sụn và xương).

Thúc đẩy sự phát triển của cơ thể: IGF-1 còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trí não cũng như chiều cao của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó với hàm lượng vitamin, khoáng chất và axit amin dồi dào, nhung hươu cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí não.

Hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ: Lộc nhung có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tử cung, cân bằng nội tiết và phục hồi thể trạng. Nữ giới bị rối loạn hormone hoặc tổn thương buồng tử cung (do sảy thai, động thai) có thể dùng các món ăn từ nhung hươu để cải thiện. Sau khoảng 1 – 2 tuần, tổn thương ở tử cung sẽ dần lành lại.

Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan: Một thực nghiệm diễn ra trong vòng 2 năm ở các bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C cho thấy, lộc nhung kích thích cơ thể sản sinh CD4 và CD8 có tác dụng ức chế sự phát triển của Hepatitis C virus (virus gây viêm gan C), hỗ trợ điều hòa men gan và tăng thải trừ virus ra khỏi cơ thể.

Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa: Với hơn 17 loại axit amin, khoáng chất, collagen và vitamin, lộc nhung có tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa lão hóa. Đồng thời giúp duy trì làn da sáng mịn, căng bóng và khỏe mạnh.

Ngoài nhiều lợi ích đối với sức khỏe, lộc nhung được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, nâng cao khả năng phòng vệ của cơ thể và ngăn ngừa lão hóa. Bên cạnh đó hiện nay, nhung hươu cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất chế phẩm hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh lý như:

  • Các chứng bệnh sinh lý thường gặp ở nam giới như xuất tinh sớm, mãn dục sớm, yếu sinh lý, rối loạn cương dương,…
  • Nữ giới có chức năng sinh lý kém, khó thụ thai do tử cung lạnh,…
  • Người suy nhược, mệt mỏi do tuổi tác hoặc do ảnh hưởng của các bệnh mãn tính
  • Trẻ nhỏ chậm phát triển, chậm dậy thì, còi xương, ăn uống kém
  • Cải thiện chứng thiếu máu và giảm nhẹ các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não như mất ngủ, mệt mỏi, choáng váng, ù tai,…
  • Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi
  • Tăng cường chức năng tim, hỗ trợ phòng ngừa rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp

Cách sử dụng nhung hươu bồi bổ cơ thể

Với vô số tác dụng đối với sức khỏe, lộc nhung được sử dụng trong nhiều bài thuốc, món ăn, rượu ngâm,… giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi thể trạng và hỗ trợ phòng ngừa – điều trị bệnh. Dưới đây là một số cách sử dụng nhung hươu để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thường gặp.

1. Dùng nhung hươu ngâm rượu

Ngâm rượu là một trong những cách sử dụng nhung hươu phổ biến nhất. Hầu hết các bài thuốc ngâm rượu từ lộc nhung đều có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giảm mệt mỏi, cải thiện chức năng tình dục ở cả nam và nữ giới.

Cách sử dụng nhung hươu
Rượu nhung hươu có tác dụng cải thiện sức khỏe và tăng cường chức năng tình dục

Ngâm rượu nhung hươu tươi: Dùng nhung hươu tươi lau sạch toàn bộ nhung bằng rượu gừng. Sau đó để dược liệu khô và thái nhung cho vào bình thủy tinh. Thêm vào ít rượu trắng 35 – 40 độ ngâm trong khoảng 3 tháng. Chắt phần rượu ngâm ra, ngâm thêm lần 2 và lần 3 trong 3 – 4 tuần. Trộn đều 3 lần rượu và đổ thêm rượu 35 – 40 độ ngâm với lộc nhung. Ngày dùng 1 ly nhỏ để cải thiện sức khỏe và tăng cường chức năng tình dục.

Ngâm rượu nhung hươu khô: Đem nhung hươu tươi mới cắt, lau sạch bằng rượu gừng và để khô. Sau đó cho dược liệu sấy khô hoàn toàn. Lăn sạch lông bên ngoài lộc nhung bằng cồn và cắt dược liệu thành phiến dày 2 – 3mm. Tiến hành ngâm 3 lần rượu, mỗi lần ngâm trong 1 tháng (nên dùng rượu từ 35 – 40 độ). Sau đó, gộp dịch rượu của 3 lần lại và thêm rượu trắng cho đủ 2.5 – 3 lít. Mỗi lần dùng 30 – 50ml, ngày dùng 2 – 3 lần.

Rượu nhung hươu trị băng huyết, liệt dương và hoạt tinh: Chuẩn bị sơn dược 30g, rượu trắng 500ml và nhung hươu 6g. Đem ngâm dược liệu với rượu trong 10 – 15 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng 10 – 20ml, ngày dùng 2 lần.

Rượu lộc nhung đông trùng: Chuẩn bị đông trùng hạ thảo 90g, lộc nhung 20g và rượu trắng 1.5 lít. Đem ngâm rượu trong 15 – 30 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng 10ml, ngày dùng từ 2 – 3 lần. Bài thuốc ngâm rượu này thích hợp với người ăn uống kém, đau lưng, liệt dương và thận dương hư.

Rượu nhung hươu chữa chứng bệnh sinh lý ở nam giới: Chuẩn bị hoàng kỳ, bạch thược và dâm dương hoắc mỗi thứ 250g, đương quy và hồng sâm mỗi thứ 100g, nhung hươu 50g. Đem nhung hươu ngâm với rượu, sau đó đem vớt ra, sấy khô và nghiền thành bột mịn với các vị thuốc trên. Mỗi lần dùng 5g bột chiêu với rượu uống, ngày dùng 2 lần đều đặn để chữa chứng di tinh, hoạt tinh và liệt dương.

Rượu nhung hươu mật ong: Chuẩn bị mật ong 100ml, nhung hươu 15g và rượu 250ml. Đem ngâm trong khoảng 12 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ, dùng trong 10 – 15 ngày giúp cải thiện chứng thiếu máu, di tinh, liệt dương, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh.

Không sử dụng rượu ngâm nhung hươu cho phụ nữ mang thai, cho con bú, người âm hư hỏa vượng và đang bị rối loạn tiêu hóa (đau bụng đi ngoài, đầy bụng, bụng sôi,…).

2. Sử dụng bài thuốc từ lộc nhung

Lộc nhung còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe và điều trị các chứng bệnh thường gặp. Khác với các dược liệu thông thường, dược tính và thành phần dinh dưỡng trong lộc nhung dễ bị thất thoát trong quá trình sắc. Do đó, nhung hươu thường được sấy khô, tán bột và chiêu với nước sắc uống.

nhung hươu dùng để làm gì
Lộc nhung được sử dụng trong bài thuốc trị thiếu máu, đau đầu, trẻ em chậm phát triển,…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ nhung hươu được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:

Bài thuốc tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhức đầu và thiếu máu: Chuẩn bị nhung hươu 200g phơi khô, đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 1 – 3g uống với nước ấm, ngày dùng đều đặn 1 lần.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhức đầu, thiếu máu thể hư hàn: Dùng long nhãn 500g, hoàng kỳ 150g và nhung hươu 30g. Đem nhung hươu ngâm với rượu và sấy khô. Sau đó đem nghiền thành bột mịn cùng với hoàng kỳ và long nhãn. Cuối cùng, luyện bột thuốc với mật ong làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 10g uống với nước ấm, ngày dùng 2 lần.

Cao nhung hươu trị trẻ em chậm lớn và phát dục kém: Chuẩn bị hoàng kỳ 90g, đương quy 45g, nhung hươu 30g, địa hoàng 100g và nhân sâm 10g. Đem đương quy, hoàng kỳ và địa hoàng sắc 3 lần, lấy 3 thứ nước trộn với nhau. Còn nhân sâm và nhung hươu nghiền thành bột mịn, sau đó hòa với nước sắc và trộn thêm mật ong vào luyện thành cao. Mỗi lần cho trẻ uống 5ml, ngày dùng 2 – 3 lần.

Bài thuốc từ nhung hươu, cật dê tăng cường sinh lực: Chuẩn bị hạt tơ hồng 50g, nhung hươu 30g, quả cật dê 1 đôi và hồi hương 15g. Đem cật dê rửa sạch, hấp chín và xay nhuyễn. Sau đó, đem tất cả dược liệu trên nghiền nát, trộn đều với cật dê làm thành viên. Mỗi lần dùng 1 viên uống với rượu ấm, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc từ nhung hươu và dâm dương hoắc trị liệt dương: Dùng 1 – 1.5g nhung hươu nghiền bột, chiêu với nước sắc dâm dương hoắc (sắc 20g dược liệu lấy 1 chén). Uống đều đặn 1 lần/ ngày hỗ trợ trị chứng liệt dương, ù tai, đau lưng, tiểu són và váng đầu.

Bột lộc nhung trị các chứng bệnh sinh lý, tiểu tiện do thận dương hư: Chuẩn bị tang ký sinh, bạch thược, đảng sâm, đương quy, long cốt, tang phiêu tiêu mỗi thứ 12g, nhung hươu 1.5g, ô tặc cốt 20g. Cho tất cả dược liệu vào nghiền mịn và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng 4 – 8g chiêu với rượu trắng hâm nóng, uống 2 lần/ ngày.

Bài thuốc trị băng lậu đới hạ, thận và gan suy nhược: Dùng a giao, đương quy và lộc nhung mỗi thứ 12g, bồ hoàng 6g, ô tặc cốt 20g. Đem các dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4g chiêu với rượu trắng hâm nóng, ngày dùng 2 lần đều đặn trong thời gian dài.

Bài thuốc chữa chứng chân tay mềm yếu, tủy hư, trẻ em chậm lớn: Sử dụng phục linh, sơn thù, đơn bì, ngũ gia bì và trạch tả mỗi thứ 12g, nhung hươu 1.2g, thục địa 16g và xạ hương 0.1g. Đem các vị nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4 – 12g, ngày dùng 2 lần.

Bài thuốc trị tinh huyết suy kiệt, trên táo dưới hàn: Dùng đương quy và lộc nhung bằng lượng nhau (đều tẩy rượu), sau đó đem tán bột. Sử dụng thịt ô mai nếu thành cao trộn với bột thuốc làm thành hoàn. Khi đói, dùng 8 – 12g thuốc uống với nước cơm.

Bài thuốc trị doanh vệ hư tổn, tinh huyết đều khô: Chứng bệnh này biểu hiện qua triệu chứng chân tay mỏi, hồi hộp, lo sợ, cơ thể tự đổ mồ hôi, sốt về chiều,… Để cải thiện, dùng phụ tử bào và lộc nhung (chưng rượu) mỗi thứ 40g. Đem các vị tán bột và chia thành 4 phần bằng nhau. Sau đó thêm sinh khương (gừng tươi) 10 lát vào, sắc lấy nước và uống khi còn ấm.

Bài thuốc điều trị liệt dương, di tinh do thận dương bất túc: Chuẩn bị câu kỷ tử, phụ tử, lộc nhung và nhân sâm (gia giảm liều lượng theo chứng bệnh). Nghiền mịn và trộn đều làm thành hoàn. Sử dụng liều lượng tùy theo chứng bệnh và sức khỏe của từng trường hợp.

Bài thuốc chữa nữ giới bị vô sinh, băng lậu do dương hỏa suy: Chuẩn bị ô tặc cốt, lộc nhung và nhục thung dung mỗi thứ 40g, thục địa 80g. Đem tất cả tán bột và bảo quản trong lọ sử dụng dần. Mỗi ngày dùng 8 – 12g uống với nước ấm.

3. Các món ăn chế biến từ nhung hươu

Không chỉ được sử dụng trong bài thuốc và rượu ngâm, nhung hươu còn được dùng để chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng tương tự như các loại thực phẩm thông thường. Để tối ưu hết dinh dưỡng trong dược liệu, lộc nhung thường được dùng để hầm hoặc nghiền thành bột ăn cùng với cháo.

nhung hươu dùng để làm gì
Món ăn từ nhung hươu giúp cải thiện sức khỏe, ôn thận, trợ dương và tăng cường sinh lý

Nhung hươu nấu với bắp cải, nấm hương: Chuẩn bị nhung hươu 2g, nấm hương 150g, rượu trắng 20g, bắp cải 250g, gừng, bột lọc, mỡ lợn và nước trắng. Đem nhung hươu ngâm với rượu trắng, sau đó đem bắp cải thái nhỏ, nấm hương ngâm nở và rửa sạch. Cho nước và nhung hươu cùng với gia vị vào hầm cho sôi, đến khi nước đặc thì cho nấp và bắp cải vào. Đợi rau chín thì cho nước hòa bột lọc vào, khuấy đều cho hỗn hợp sền sệt là có thể dùng. Món ăn này có tác dụng trợ dương và ôn thận.

Tim lợn hầm nhung hươu: Dùng nhung hươu 15g, nhục thung dung 20g, tim lợn 200g, gừng, gia vị và rượu vừa đủ. Tim lợn rửa sạch, cắt miếng vừa ăn và chần sơ qua nước sôi. Sau đó cho 2 vị thuốc vào túi vải, cột chặt và cho tất cả gia vị vào nồi, đổ thêm nước hầm trong 40 phút. Cuối cùng, nêm gia vị vào và ăn khi ấm, ngày dùng 1 lần. Món ăn thích hợp với người có thận lạnh, suy tim lâu ngày dẫn đến loãng tinh.

Nhung hươu hầm thận dê: Chuẩn bị thỏ ty tử 15g, tiểu hồi 9g và lộc nhung 4g, thận dê 1 đôi. Sơ chế nguyên liệu, sau đó cho vào nồi, thêm ít nước và gia vị hầm cho nhừ. Ngày dùng 1 lần giúp bổ thận hương, giảm đau vùng thắt lưng và cải thiện sức khỏe do lao động nặng nhọc.

Lưu ý khi dùng nhung hươu bồi bổ sức khỏe

Nhung hươu là vị thuốc quý mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi sử dụng bài thuốc và món ăn từ dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Liều lượng

Lộc nhung được khuyến cáo sử dụng từ 1.2 – 4g/ ngày (khô) và tối đa 15 với dược liệu tươi. Để đảm bảo dược tính của thuốc, không nên cho vào sắc mà chỉ tán nhỏ và hòa uống riêng.

Không nên sử dụng quá 15g/ ngày vì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Vì quá bổ dưỡng nên lộc nhung có thể gây chảy máu cam và nứt thịt nếu sử dụng quá mức.

2. Chống chỉ định

Không sử dụng nhung hươu cho những đối tượng sau:

nhung hươu dùng để làm gì
Người bị đau thắt mạch vành kèm huyết áp thấp không nên sử dụng dược liệu lộc nhung (nhung hươu)
  • Người bị mất máu/ thiếu máu thể nhiệt (cơ thể có thân nhiệt cao hơn bình thường), nóng trong người, người có thể trạng ốm yếu nhưng tạng nhiệt,…
  • Người bị viêm phế quản, sốt cao, đang mắc bệnh truyền nhiễm,
  • Người có độ đông máu cao, người bị đau thắt mạch vành kém huyết áp thấp, người bị rối loạn tiêu hóa, đang bị viêm thận nặng, cao huyết áp
  • Người bị béo phì, cơ thể khỏe mạnh không nên dùng lộc nhung

Trẻ nhỏ bị còi xương, suy dinh dưỡng có thể dùng nhung hươu nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tự ý sử dụng có thể gây hói đầu (do tăng hormone androgen quá mức), phát dục sớm,…

3. Tác dụng phụ

Lộc nhung là vị thuốc rất bổ dưỡng nhưng chỉ nên dùng khi cần thiết. Nếu sử dụng sai cách, dược liệu có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Sử dụng quá liều gây nứt thịt, phát dục sớm và hói đầu (với thanh thiếu niên), tim đập nhanh, hạ huyết áp và biên độ co bóp của tim tăng lên
  • Có thể gây dị ứng ở một số đối tượng như ngứa da, nổi mụn, phát ban,… Trường hợp này nên chủ động ngừng sử dụng để phòng ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Trong thời gian sử dụng nếu có biểu hiện nào bất thường, cần báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Lộc nhung tác động đến quá trình sản xuất hồng cầu, khả năng đông máu, chức năng của tim và nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể. Do đó, dược liệu có thể tương tác với nhiều loại thuốc và viên uống bổ sung. Để đảm bảo an toàn, không tự ý kết hợp thuốc trong thời gian sử dụng dược liệu.

Nếu có ý định dùng phối hợp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tự ý kết hợp có thể làm tăng hiệu lực của thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng nhung hươu tăng cao đột ngột. Do đó trên thị trường có không ít địa chỉ kinh doanh dược liệu kém chất lượng. Để đảm bảo dược tính của lộc nhung, cần thận trọng khi tìm mua dược liệu và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn