Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món ăn từ dược liệu này có tác dụng bồi bổ thận âm – thận dương, ích tinh, ích huyết, kiện dương và nhuận tràng. 

nhục thung dung là cây gì
Nhục thung dung là cây gì?

Nhục thung dung là cây gì?

Nhục thung dung là cây thuốc quý, được sử dụng lâu đời trong Đông y. Cách đây khoảng 2000 năm trước, thảo dược này đã được dùng để tăng cường hoạt động tình dục của cả nam và nữ giới. Vì có khả năng tồn tại và phát triển mạnh ở khí hậu khắc nghiệt nên nhung thung dung còn được gọi là “dũng sĩ sa mạc” hay “nhân sâm sa mạc”.

Nhục thung dung (tên khoa học Cistanche deserticola Y.C. Ma.) còn được gọi là đại vân, thung dung, nhục tùng dung, địa tinh, hắc tư lệch,… Thảo dược này thuộc họ Nhục thung dung/ Cọ chổi (Orobanchaceae) và chỉ mọc ở các vùng hoang mạc đầy nắng gió.

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm cây nhục thung dung

Nhục thung dung là loài cây ký sinh. Thảo dược này chỉ phát triển ở những thân cây chủ khỏe, có rễ sâu dưới lòng đất và có khả năng hút được nguồn nước ngầm. Chính vì vậy, nhục thung dung có khả năng phát triển trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Rễ của cây sẽ bám chặt lấy hệ rễ của cây chủ nhằm hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Vào mùa xuân, thời tiết ấm áp và không quá nắng gắt, mầm cây sẽ phát triển, đâm thủng mặt đất để mọc nhô lên.

nhục thung dung ngâm mật ong
Nhục thung dung mọc chủ yếu ở những vùng đất cát, nhiều nắng và gió

Nhục thung dung có dạng chóp, cao khoảng 15 – 30cm, một số cây có thân cây chủ khỏe có thể phát triển đến hàng mét. Vào tháng 5 – 6 hằng năm, cây ra hoa, mọc ở phần ngọn. Hoa có 5 cánh, hình chuông, màu vàng nhạt, tím nhạt hoặc màu xanh. Sau đó khoảng 1 tháng (6 – 7), nhục thung dung kết quả, quả nhỏ và có màu xám.

Nhục thung dung có phần thân rễ phát triển nằm sâu bên dưới đất. Củ lớn, chắc tay và bên ngoài có nhiều vảy mịn, màu đen.

2. Phân bố

Nhục thung dung phân bố chủ yếu ở các tỉnh của Trung Quốc như Tân Cương, Cam Túc, Thiểm Tây,… Ở nước ta, số lượng thảo dược này tương đối ít và dược tính thường thấp.

3. Bộ phận sử dụng

Phần rễ củ của cây được dùng để làm thuốc. Khác với các loại thảo dược khác, rễ của nhục thung dung to, mềm, bên ngoài có nhiều vảy mềm, cả vỏ ngoài và bên trong đều có màu đen tuyền.

4. Thu hái – sơ chế

Dược liệu được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu. Khi thu hoạch, cần dùng xẻng đào sâu để lấy toàn bộ rễ củ. Nếu thu hái vào mùa thu, cần để củ vào thùng muối trong 1 năm, sau đó đem phơi khô dùng dần (diêm đại vân). Rễ củ được hái vào mùa xuân thường được rửa sạch và phơi khô trên mặt đất (điềm đại vân).

Một số cách bào chế dược liệu:

  • Cách 1: Đem toàn bộ rễ củ đồ cho chín, sau đó mang phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, một số nơi dùng nhục thung dung tẩm với muối rồi mới đem phơi. Khi sử dụng, đem dược liệu rửa sạch và thái lát, để ráo nước và dùng sắc hoặc ngâm rượu.
  • Cách 2: Đem nhục thung dung phơi khô trên mặt đất (điềm đại vân) bỏ tạp chất, ngâm nước cho sạch rồi sử dụng. Đối với diêm đại vân, đem rửa sạch với nước, sau đó cắt dọc, để ráo và phơi khô dùng dần.

5. Thành phần hóa học

Kết quả từ nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhục thung dung chứa nhiều hoạt chất sinh học đa dạng, bao gồm 8-apilogahic axit, orobanin, boschnaloside, axit hữu cơ, betaine, trên 10 loại axit amin,…

nhục thung dung ngâm mật ong
Nhục thung dung chứa nhiều hoạt tính sinh học

6. Cách bảo quản

Dược liệu dễ ẩm mốc nên cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nên đặt trong lọ có vôi hút ẩm. Nếu lâu không dùng, nên đem phơi nắng để tránh ẩm mốc.

Tác dụng của nhục thung dung theo Đông y

Nhục thung dung là một trong những vị thuốc lâu đời nhất của Đông y. Dược liệu này có công năng chính bồi bổ sức khỏe và cải thiện chức năng tình dục của cả nam và nữ giới.

1. Tính vị – Quy kinh

  • Nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính bình (một số tài liệu ghi là tính ấm).
  • Quy vào kinh Thận và Đại tràng

2. Công năng – Tác dụng dược lý của nhục thung dung

Nhục thung dung có tác dụng ích tinh, ích huyết, bổ thận, nhuận tràng, kiện dương. Do đó, vị thuốc này có khả năng bồi bổ sức khỏe tình dục cho cả nam và nữ giới.

3. Nhục thung dung chữa bệnh gì?

Với tác dụng ích tinh, kiện dương và bổ thận, nhục thung dung được sử dụng để chữa các bệnh lý sau:

  • Liệt dương (dương nuy)
  • Đới hạ (ra nhiều khí hư)
  • Vô sinh – hiếm muộn ở cả nam và nữ giới
  • Chứng băng lậu
  • Các chứng bệnh do thận yếu (tiểu tiện bí, huyết khô, lưng đau gối mỏi, cơ thể mất sức, mệt mỏi,…)

4. Cách dùng – liều lượng

Nhục thung dung thường được dùng để ngâm rượu, ngâm mật ong hoặc dùng các bài thuốc thang. Vị thuốc này không có độc tính nên không có giới hạn về liều lượng. Liều lượng được cân chỉnh tùy theo mức độ triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Tác dụng của nhục thung dung theo y học hiện đại

Không chỉ được dùng trong y học cổ truyền, nhục thung dung đã được nghiên cứu và công nhận về hiệu quả đối với sức khỏe, sinh lý của cả nam và nữ giới.

Nhục thung dung chữa bệnh gì
Tác dụng trị bệnh của nhục thung dung cũng đã được công nhận trên cơ sở khoa học

Một số công dụng của nhục thung dung đã được công nhận trên phương diện khoa học:

  • Cải thiện sức khỏe: Các hoạt chất sinh học trong nhục thung dung như orobanin, boschnaloside, betaine, alkaloid và hơn 10 loại axit amin có khả năng kiềm chế quá trình lão suy (thoái hóa), tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng và hỗ trợ kéo dài tuổi thọ.
  • Cải thiện chức năng thận: Một số hoạt chất sinh học của nhục thung dung có khả năng điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận, từ đó giúp duy trì chức năng sinh lý và sức khỏe của cả nam giới và nữ giới.
  • Tác dụng hạ áp: Thực nghiệm trên chuột cho thấy, dịch cồn ngâm của nhục thung dung có khả năng hạ huyết áp đáng kể.
  • Triển vọng điều trị u xơ tử cung: U xơ tử cung là một dạng u lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi trung niên. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt chất sinh học trong thảo dược có khả năng giảm khối u rõ rệt. Hiện nay, nhục thung dung đang được nghiên cứu để ứng dụng lâm sàng trong điều trị u xơ và một số bệnh phụ khoa thường gặp.

Cách sử dụng nhục thung dung bồi bổ sức khỏe, trị bệnh

Nhục thung dung thường được sử dụng để ngâm rượu, chế biến món ăn hoặc dùng trong các bài thuốc thang. Vì đã được dùng trong hơn 2000 năm nên số lượng bài thuốc từ thảo dược này rất đa dạng và phong phú. Dưới đây là một số cách sử dụng nhục thung dung trị bệnh và bồi bổ sức khỏe phổ biến nhất.

Sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ nhục thung dung

nhục thung dung
Nhục thung dung thường được dùng trong bài thuốc trị chứng tảo tiết, dương nuy, vô sinh nam và nữ

1. Bài thuốc giúp tăng cường sinh lý nam, trị liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý, hiếm muộn

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ 400g, nhục thung dung, thỏ ty tử và nhân sâm mỗi thứ 200g, đương quy và thạch hộc mỗi thứ 240g, hồ lô ba 640g, hồ đào nhục 480g, hoài sơn, mạch môn, sơn thù, đỗ trọng, tỏa dương, sa uyển tật lê, kỷ tử mỗi thứ 160g, xuyên ba kích và tục đoạn mỗi thứ 120g, ngũ vị tử 80g, cật dê 12 cái, cật heo 12 cái.
  • Thực hiện: Đem cật dê và cật heo hấp chín, sau đó thái mỏng và phơi cho khô hoàn toàn. Sau đó trộn đều dược liệu, đem nghiền thành bột mịn và trộn với mật ong làm thành hoàn 10g. Mỗi ngày dùng 3 – 4 viên hoàn.

2. Bài thuốc trị yếu sinh lý nam, nam giới vô sinh – hiếm muộn

  • Chuẩn bị: Tơ hồng 12g, sơn dược và viễn chí mỗi thứ 10g, nhục thung dung 20g, sơn thù du 15g, ngũ vị tử 6g, nhung hươu 0.6g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Để riêng nhung hươu và uống kèm với nước sắc. Dùng ít nhất 7 thang để nhận thấy hiệu quả.

3. Bài thuốc trị chứng lưng đau gối mỏi, liệt dương do thận hư

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử, viễn chí mỗi thứ 6g, nhục thung dung 16g, phụ tử, đỗ trọng, ba kích thiên, thỏ ty tử, xà sàng tử, phòng phong mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các vị nghiền thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 12 – 20g uống với nước muối hoặc rượu ấm, ngày dùng 2 lần.

4. Bài thuốc trị chứng bí đại tiểu tiện do tân dịch hao tổn

  • Chuẩn bị: Trầm hương 20g, hỏa ma nhân 12g và nhục thung dung 24g.
  • Thực hiện: Đem các vị nghiền thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 12 – 20g, ngày dùng 2 lần.

5. Bài thuốc trị chứng di niệu, tiểu dắt

  • Chuẩn bị: Sơn dược 100g và nhục thung dung 250g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu sao nhỏ lửa đến khi khô giòn, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6g bột thuốc uống với mật ong.

6. Bài thuốc trị chứng hay quên, trí nhớ suy giảm ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Bạch linh và thạch xương bồ mỗi thứ 30g, nhục thung dung 40g.
  • Thực hiện: Đầu tiên, dùng 10g nhục thung dung mang đi tẩm rượu, sấy khô và tán thành bột mịn. Sau đó đem tất cả các vị còn lại tán bột mịn và trộn với bột nhục thung dung ban đầu. Mỗi lần uống 8b bột thuốc uống với rượu ấm ngay sau bữa ăn chính.

7. Bài thuốc trị chứng tiểu vàng, đặc

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch, trạch tả và nhục thung dung mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Đem nhục thung dung thái lát, tẩm rượu, sấy khô. Sau đó đem tất cả tán bột mịn, mỗi lần dùng 1 ít bột thuốc uống với nước ấm, ngày dùng đều đặn 2 lần sau khi ăn 30 phút.

8. Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu do dương khí kém

  • Chuẩn bị: Lộc nhung (đem cạo bỏ lông, thái thành lát mỏng và nướng với giấm), thỏ ty tử (tẩm rượu để qua đêm), nhục thung dung và can địa hoàng, các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Sau đó, đem tất cả dược liệu tán thành bột mịn và trộn với hồ làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 30 viên uống trước bữa ăn chính.

9. Bài thuốc có tác dụng minh mục, chữa các bệnh về mắt

  • Chuẩn bị: Cúc hoa, ba kích, câu kỷ tử và xuyên luyện tử mỗi thử 40g, nhục thung dung (tẩm rượu để qua đêm) 80g.
  • Thực hiện: Tán bột, trộn với hồ làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 30 viên uống với nước muối loãng trước khi ăn.

10. Bài thuốc trị chứng suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Phục linh 6g, thạch xương bồ 4g, sơn thù 5g, thỏ ty tử 8g và nhục thung dung 10g.
  • Thực hiện: Sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống, nên uống khi nóng và cần dùng hết trong ngày.

11. Bài thuốc trị chứng âm hư

  • Chuẩn bị: Sinh địa và câu kỷ tử mỗi thứ 16g, nhục thung dung, sơn thù, đỗ trọng, ngưu tất, thỏ ty tử, hoài sơn (củ mài) mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Tán bột, trộn mật làm hoàn hoặc dùng để sắc uống, ngày dùng 1 thang.

12. Bài thuốc trị chứng tê mỏi, tay chân yếu và đau nhức lưng ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọng, ba kích thiên và xuyên tỳ giải bằng lượng nhau, lộc thai 1 bộ.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, luyện với mật làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 8g.

12. Bài thuốc trị chứng tảo tiết, dương nuy ở nam giới và chứng vô sinh ở nữ do thận dương hư

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử 6g, ba kích thiên 12g, nhục thung dung, cốt toái bổ và long cốt mỗi thứ 12g, nhân sâm 8g (có thể thay thế bằng đảng sâm 16g).
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, luyện với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 2 – 3 lần đều đặn cho đến khi khỏe hẳn.

Dùng nhục thung dung chế biến món ăn bồi bổ sức khỏe

Ngoài các bài thuốc thang, hoàn tán, nhục thung dung còn được sử dụng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe, giảm đau nhức xương khớp, bổ thận và tráng dương.

nhục thung dung ngâm rượu
Nhục thung dung còn được dùng để hầm nhừ với thận dê, thịt lợn để bồi bổ sức khỏe và tráng dương

1. Thận dê hầm nhục thung dung trị chứng thận hư gây rối loạn cương dương, tiểu đêm, lưng đau gối mỏi

  • Chuẩn bị: Thận dê 1 quả và nhục thung dung 20g.
  • Thực hiện: Rửa sạch thận dê, ướp với gia vị rồi cho nhục thung dung vào. Cho vào nồi, đổ thêm nước và hầm cách thủy trong vòng 1 tiếng. Khi chín mềm, nên dùng ăn nóng để ích tinh huyết, tráng dương và bổ thận khí. Dùng món ăn này đều đặn từ 7 – 14 ngày.

2. Món canh dê hầm nhục thung dung giúp bổ thận, bổ huyết, tráng dương và cải thiện trí nhớ

  • Chuẩn bị: Dương vật dê 1 cái, thận dê 1 đôi, sơn dược, khởi tử, nhục thung dung, ba kích, táo tàu và thục địa mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Cho vào nồi đất hầm cách thủy trong vòng 1 tiếng. Khi chín, đem để nguội bớt và dùng ăn khi còn nóng.

3. Cháo nhục thung dung thịt dê chữa chứng vô sinh ở nữ giới, người cao tuổi bị táo bón do dương hư, tỳ vị hư hàn, nam giới yếu sinh lý do thận dương hư

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 100g, thịt dê 80g và nhục thung dung 15g.
  • Thực hiện: Đem thịt dê rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Đem nhục thung dung sắc lấy nước rồi cho gạo và thịt dê vào nấu thành cháo. Khi cháo chín nhừ, thêm gừng tươi, hành tươi thái lát và gia vị vào. Chia ăn nhiều lần trong ngày.

4. Canh thịt lợn nhục thung dung trị táo bón ở người cao tuổi do khí huyết hư

  • Chuẩn bị: Bạch thược, sinh địa, hỏa ma nhân và đương quy mỗi thứ 12g, gạo tẻ 100g, thịt lợn 80g và nhục thung dung 15g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi sắc lấy nước, sau đó vớt bỏ bã, cho thịt lợn đã được rửa sạch thái miếng vào cùng với gạo tẻ. Nấu cho cháo chín mềm nhừ, khi chín nêm nếm thêm gia vị, cho gừng tươi và hành tươi vào. Chia cháo thành nhiều lần ăn trong ngày.

5. Cháo trắng nhục thung dung trị táo bón lâu ngày

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 50 – 100g và nhục thung dung 35g.
  • Thực hiện: Sắc nhục thung dung lấy nước, sau đó cho gạo tẻ vào nấu thành cháo. Khi chín, nêm nếm gia vị vừa ăn và chia thành 2 lần dùng hết trong ngày.

Sử dụng nhục thung dung ngâm rượu

Ngoài các bài thuốc thang, nhục thung dung còn được dùng để ngâm rượu cùng với một số vị thuốc quý khác. So với thuốc sắc, bài thuốc ngâm rượu giúp tinh chất trong dược liệu được hấp thu tốt, góp phần cải thiện sức khỏe và sinh lý phái mạnh.

1. Rượu nhục thung dung tăng cường sinh lý nam, trị chứng dương nuy, yếu sinh lý, liệt dương

  • Chuẩn bị: Thục địa và huỳnh tinh mỗi thứ 100g, nhục thung dung 200g, sinh địa, kỷ tử, quy đầu, dâm dương hoắc, phòng đảng sâm, đỗ trọng, hoàng kỳ mỗi thứ 50g, hắc táo nhân, lộc giác giao, nhân sâm, đơn sâm, xuyên ngưu tất, cốt toái bổ, xuyên tục đoạn mỗi thứ 40g, đại táo 30 quả, cam cúc hoa và xuyên khung mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào ngâm trong 30 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 20 – 30ml.

2. Bài thuốc ngâm rượu trị chứng thận hư gây liệt dương

  • Chuẩn bị: Rượu trắng 500ml và nhục thung dung 30g.
  • Thực hiện: Đem ngâm trong bình thủy tinh hoặc bình sành (không ngâm trong bình sắt, đồng) ngâm trong 7 ngày là dùng được. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, ngày dùng 2 lần.

3. Rượu nhục thung dung hải mã chữa vô sinh và suy giảm chức năng sinh lý nam

  • Chuẩn bị: Hải mã và lộc nhung (cắt nhỏ) mỗi thứ 10g, nhân sâm (thái nhỏ) và thục địa mỗi thứ 15g, nhục thung dung (thái nhỏ) 30g.
  • Thực hiện: Đem ngâm dược liệu với 1 lít rượu trắng trong vòng 30 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 15 – 20ml.

4. Rượu nhục thung dung tang phiêu chữa xuất tinh sớm

  • Chuẩn bị: Long cốt và tang phiêu mỗi thứ 50g, nhục thung dung (thái nhỏ) và tỏa dương mỗi thứ 100g, thổ phục linh 25g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào bình, đổ thêm 3 lít rượu trắng vào ngâm trong 15 ngày. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

5. Rượu nhục thung dung sâm cau bồi bổ khí huyết

  • Chuẩn bị: Dâm dương hoắc, sơn thù, sâm cau mỗi thứ 500g, nhục thung dung 1000g và 15 lít rượu trắng 40 độ.
  • Thực hiện: Đem ngâm trong vòng 25 ngày. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày dùng 2 lần.

Kiêng kỵ – Lưu ý khi dùng nhục thung dung

Khi sử dụng dược liệu nhục thung dung, cần lưu ý một số thông tin sau:

Cách sử dụng nhục thung dung
Người âm hư hỏa vượng và tiêu chảy/ táo bón do tỳ vị quá nhiệt không nên dùng nhục thung dung
  • Người âm hư hỏa vượng và tiêu chảy/ táo bón do tỳ vị quá nhiệt không nên dùng.
  • Dược liệu nhục thung dung kỵ các vật dụng kim loại nên không ngâm rượu, sắc hay bảo quản thuốc trong các vật dụng bằng đồng, sắt.
  • Nam giới có dương vật dễ cương nhưng tinh dịch không ổn định, thận có thực nhiệt cũng không nên dùng bài thuốc từ dược liệu nhục thung dung.
  • Nhục thung dung có hình dáng khá giống với nấm tỏa dương – một loại thảo dược cũng có tác cải thiện sức khỏe và tăng cường sinh lý nam. Vì vậy, cần tránh nhầm lẫn khi tìm mua dược liệu.

Nhục thung dung là vị thuốc bồi bổ sức khỏe và sinh lý cho cả nam và nữ giới. Tuy nhiên trước khi dùng các món ăn và bài thuốc từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng, bài thuốc cụ thể và thời gian sử dụng.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Hoa tam thất: Tác dụng và cách sử dụng dược liệu đúng cách

Hoa tam thất là một trong những dược liệu quen thuộc thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe dùng được cho rất nhiều đối tượng. Tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn