Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

La hán quả: Công dụng trị bệnh và cách dùng vị thuốc quý

La hán quả là một vị thuốc phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng tuyệt vời. Trong Đông y, nó được mệnh danh là “quả thần tiên” bởi tác dụng điều trị một số căn bệnh nan y nguy hiểm. Tuy nhiên, loại thảo dược này liệu có thần kỳ như lời đồn đoán? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về la hán quả

Là loài thảo mộc dây leo bản địa ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Thái Lan, la hán quả có tên khoa học là Momordica Grosvenori Swingle, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Quả này còn được gọi là giả khổ qua, quang quả mộc miết…

Trong quan niệm Đông y, la hán quả có tính mát, vị ngọt, không độc khi đi vào đại trường và 2 kinh phế. Với tác dụng thanh nhiệt, ích phế, lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, hóa đàm chỉ khát, vị thuốc này được dùng để trị hỏa ho, ho gà, ho phế nhiệt, huyết táo, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản cấp hay mạn, đàm hỏa nội kết, đại tiện bí kết…

tổng quan quả La Hán
Trong quan niệm Đông y, la hán quả có tính mát, vị ngọt, không độc khi đi vào đại trường và 2 kinh phế.

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi của quả la hán bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa. Trong giai đoạn hưng thịnh của thời Đường, những môn phái võ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ, trong đó, nổi bật nhất là phái Thiếu Lâm Tự ở miền Nam Trung Quốc. Sử sách ghi chép rằng các vị đại sư thường nấu nước uống từ dược liệu này nhằm bồi bổ cơ thể, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt đồng thời kéo dài tuổi thọ. Từ đó, dân gian đã truyền tai nhau về một loại quả thần kỳ mang tên la hán quả (sức mạnh phi thường của các vị La Hán).

Đặc điểm hình thái

Vì mang lại giá trị kinh tế cao nên từ việc mọc hoang, loài cây này được người dân nhân giống và chăm sóc kỹ lưỡng. Tại Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc như Sơn La, Lào Cai… La hán quả có một số đặc điểm nhận biết như sau:

  • Cây thân leo, cao từ 1 – 3m, trên thân có nhiều tua cuốn nhằm bám chặt vào cây khác để leo lên.
  • Lá hình trái tim với một đầu nhọn, dài khoảng 10 – 20cm, rộng khoảng 3,5 – 12cm và rụng theo mùa.
  • Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm. Mỗi chùm có khoảng 2 – 3 hoa, cuống dài 3 – 5cm.
  • Quả hình tròn hoặc tròn dài, đường kính 5 – 8cm. Lúc chưa chín, vỏ có màu xanh lục, khi về già, quả chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu sẫm, bề mặt bóng láng với một chút lông nhung và sọc dọc màu sẫm. 
  • Chóp quả phình to, ở giữa có dấu gốc của trụ hoa hình tròn, phần đáy hơi hẹp còn vết cuống quả.
  • Khi chín, quả rất giòn, dễ vỡ, bên trong xốp nhẹ, có sắc trắng vàng. Khi bóc bỏ vỏ ngoài, bạn sẽ thấy đủ 10 sợi vân mảnh dọc sống lưng của quả.
  • Hạt hình tròn chữ nhật hoặc tựa tròn, dạng dẹt, màu nâu, phần rìa hơi dày, ở giữa lõm xuống, trong đó có 2 lá mầm, vị ngọt.
đặc điểm của quả La Hán
Quả hình tròn hoặc tròn dài, đường kính 5 – 8cm. Lúc chưa chín, vỏ có màu xanh lục, khi về già, quả chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu sẫm, bề mặt bóng loáng với một chút lông nhung và sọc dọc màu sẫm.

Thành phần dinh dưỡng

Được mệnh danh là vua của các loại quả, quả la hán chứa đựng thành phần dưỡng chất vô cùng đa dạng:

  • Hợp chất Protein Monogrosvin
  • Đường hữu cơ: Glucose, Fructose…
  • Chất tạo ngọt tự nhiên Mogrosid ngọt gấp 300 lần đường mía. Vì không phải là đường nên đây là thức ăn lý tưởng dành cho người bệnh rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, tim mạch…
  • 8 – 13% protein thực vật
  • Hàm lượng vitamin C, khoáng chất vi lượng (sắt, kẽm, mangan…) dồi dào
  • Hạt la hán quả chứa 41% acid béo tự nhiên, có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa chất béo

Công dụng thần kỳ của la hán quả

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đây là loại dược liệu quý, có công dụng thần kỳ, bao gồm:

1. Thanh nhiệt, giải độc, mát gan

Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ ăn uống không hợp lý sẽ gây tích tụ độc tố trong gan, dẫn đến hiện tượng phát ban, nổi mụn, ngứa ngáy… Với vị ngọt, tính ôn, quả la hán giúp làm mát máu, kích thích tiêu hóa, làm sạch đường ruột, thải độc gan và phòng ngừa tình trạng nóng trong người vô cùng hiệu nghiệm. 

quả La Hán thanh nhiệt
Đây là loại thảo dược thanh nhiệt tuyệt vời.

2. Chống dị ứng

Một số nghiên cứu đã phát hiện quả la hán có tác dụng kháng histamin (một chiếm vai trò quan trọng trong việc sản sinh một số phản ứng như dị ứng, sốc phản vệ, tăng cường bài tiết nước mắt, nước mũi…). Do đó, thảo dược này có khả năng giảm ngứa, chống viêm (do dị ứng).

3. Kháng viêm, chống nhiễm trùng

Các nhà khoa học đã phát hiện rằng quả la hán có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn (đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nha chu hoặc sâu răng). Bên cạnh đó, loại quả này còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ chữa trị tình trạng nhiễm trùng do nấm candida gây ra. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng kháng viêm, làm lành vết thương, giảm sưng đau ở những khu vực bị tổn thương. 

4. Cung cấp năng lượng

Kết quả của một số thí nghiệm cho thấy những chú chuột được uống nước la hán có thể vận động trong một khoảng thời gian dài hơn hẳn. Các chuyên gia lý giải rằng chính chất tạo ngọt tự nhiên trong loại quả này đã cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi sau khi tập thể dục cường độ cao hoặc lao động nặng nhọc.

quả La Hán
Chất tạo ngọt tự nhiên trong loại quả này đã cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi sau khi tập thể dục cường độ cao hoặc lao động nặng nhọc.

5. Điều trị bệnh tiểu đường, béo phì

Từ ngàn xưa, ngành y học cổ truyền Trung Hoa đã nghiên cứu và ứng dụng quả la hán để chữa bệnh tiểu đường, béo phì. Với vị ngọt tự nhiên gấp 300 lần đường mía, vị thuốc này có thể đáp ứng tốt nhu cầu ăn ngọt của bệnh nhân mà vẫn đảm bảo sức khỏe ổn định. Thêm vào đó, nó còn làm giảm lượng đường trong máu, thúc đẩy tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, nhờ đó kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

6. Bảo vệ gan

Hoạt chất Mogrosid trong quả la hán có khả năng phá vỡ cấu trúc của Cholesterol đồng thời bảo vệ gan khỏi tổn thương trong quá trình oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này có thể kích hoạt các enzyme chống oxy hóa gan (Superoxide Effutase, Glutathione Peroxidase) ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Đây đều là 2 enzyme có vai trò quyết định trong quá trình thanh lọc và giải độc cơ thể. 

7. Hỗ trợ giảm cân

Vì chứa ít calo, không có carbohydrate và chất béo, quả la hán là thực phẩm hỗ trợ giảm cân tuyệt vời dành cho chị em phụ nữ. Bạn có thể tận dụng vị ngọt tự nhiên của dược liệu này để thay thế đường nhân tạo trong giai đoạn ăn kiêng.

giảm cân với quả La Hán
Loại thảo dược này có tác dụng giảm cân hiệu quả.

8. Ngăn ngừa quá trình lão hóa

Chất tạo vị ngọt Mogrosid đặc trưng của quả la hán có tác dụng chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Hoạt chất này bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó làm chậm tiến trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó, loại thuốc quý này còn giúp chị em phụ nữ hạn chế tình trạng da dẻ nhăn nheo, tóc rụng sớm, rối loạn kinh nguyệt và suy giảm chức năng sinh lý. 

9. Chữa bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng chất chống oxy hóa trong vị thuốc này có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, ngăn chặn quá trình lan rộng của bệnh ung thư. Tuy trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần kiêng ăn đường nhân tạo nhưng họ hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng chất tạo vị ngọt tự nhiên từ quả la hán.

10. Cải thiện các bệnh lý về hô hấp, tim mạch

Với tính mát, vị ngọt thanh, quả la hán được các thầy thuốc Đông y dùng để chữa nhiều bệnh lý đường hô hấp như ho khan, ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm amidan… Đồng thời, dược liệu này cũng góp phần cải thiện triệu chứng của bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch…

11. Làm đẹp da và dưỡng tóc

Nhiều người ưu ái gọi quả la hán là “dược liệu thần” vì vị thuốc này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ da dẻ cũng như nuôi dưỡng mái tóc óng mượt.

12. Kéo dài tuổi thọ

Các nhà khoa học cho rằng, nếu kiên trì uống nước la hán trong nhiều năm liền, sức khỏe tổng thể của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

quả La Hán tăng cường tuổi thọ
Việc sử dụng vị thuốc này thường xuyên giúp tăng cường tuổi thọ.

Những bài thuốc trị bệnh từ quả la hán

Mời bạn tham khảo một số bài thuốc Nam đơn giản, hiệu nghiệm dưới đây:

  • Trị ho lao: Chuẩn bị 60g la hán quả và 100g thịt nạc lợn; thái lát cả hai nguyên liệu, thêm nước, đem hầm; nêm nếm vừa ăn; dùng với cơm trắng
  • Chữa viêm họng, viêm thanh quản (mất tiếng): Bóp nhỏ 1 quả la hán, cho nước sôi vào ngâm khoảng 15 – 30 phút và uống nhiều lần trong ngày
  • Trị ho gà (bách nhật khái): Dùng 1 la hán quả và 25g hồng khô để sắc lấy nước uống
  • Chữa ho khạc ra đờm vàng đặc: Sắc uống 20g quả la hán và 12g tang bạch bì
  • Trị viêm phế quản, ho nhiều đờm: Chuẩn bị 10g hạnh nhân và 1 la hán quả; đập nhỏ quả la hán; cho hạnh nhân và quả la hán vào sắc trong 1 lít nước; uống 3 – 4 lần/ngày
  • Trị táo bón: Dùng la hán quả sắc lấy nước, pha thêm chút mật ong để uống nhiều lần trong ngày
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nấu lấy nước đặc 2 – 3 quả la hán; mỗi lần dùng, chỉ cần lấy một ít cho vào thức ăn hoặc đồ uống để tạo vị ngọt thay thế cho đường nhân tạo

4 cách chế biến quả la hán phổ biến và đơn giản

Tùy khẩu vị và mục đích sử dụng, bạn có thể chế biến la hán quả theo các công thức dưới đây:

1. Nước la hán quả

Nước la hán quả đơn giản, dễ nấu, giúp dịu họng, thanh nhiệt, chống ho, trị đờm nên được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào những ngày nóng bức.

nước thảo mộc
Nước quả la hán đơn giản, dễ nấu, giúp dịu họng, thanh nhiệt, chống ho, trị đờm.

Cách thực hiện:

  • Chọn 1 – 2 quả la hán lớn, vỏ màu nâu sậm sáng bóng và phát ra tiếng kêu khi lắc. Nếu quả không phát ra tiếng kêu, rất có thể quả bị hư thối hoặc rỗng ruột
  • Rửa sạch quả la hán 3 – 4 lần, dùng tay hoặc dao loại bỏ lớp lông trên bề mặt vỏ
  • Bổ quả thành 4 – 5 phần (tùy vào kích thước quả) rồi thái nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể bóp nát cả quả
  • Đổ nước sôi vào bình chứa quả la hán hoặc cho quả trực tiếp vào nồi đun. Nhiệt độ nước khoảng 70 độ là hợp lý. Nếu bạn sử dụng nước quá nóng, một phần dưỡng chất của vị thuốc này sẽ bị mất đi
  • Sau khoảng 5 – 10 phút, bạn rót nước ra và dùng dần trong ngày

Lưu ý: 

  • Mỗi quả có thể pha với 1,5 – 2 lít nước, tùy khẩu vị mỗi người.
  • Chỉ nên uống trà la hán tươi trong ngày, không được để qua đêm.
  • Loại trà này chứa đường Glucose tự nhiên cao hơn đường mía nhiều lần. Vì vậy, bạn không cần cho thêm đường khi sử dụng.

2. Trà la hán quả hoa cúc

Trà la hán và hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt và hỗ trợ tiêu hóa.

trà hoa cúc
Trà la hán và hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt và hỗ trợ tiêu hóa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 25g hoa cúc, 1 bó lá dứa và 1 quả la hán
  • Rửa sạch lá dứa, hoa cúc và quả la hán, sau đó thái quả thành lát mỏng
  • Cho quả đã thái vào nồi rồi đổ thêm 1,5 – 2 lít nước tinh khiết
  • Đun với lửa nhỏ trong vòng 30 – 45 phút
  • Thả lá dứa, hoa cúc vào khi nước sôi, nấu thêm 10 phút rồi tắt bếp
  • Để nguội, lọc bỏ phần cặn và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Lưu ý: Nếu ưa ngọt, bạn có thể cho thêm một chút đường phèn.

3. Sâm bí đao la hán quả

Sâm bí đao la hán quả là thức uống dễ làm, có tác dụng trị mụn, rất phù hợp với các chị em phụ nữ.

sâm bí đao
Sâm bí đao quả la hán là một thức uống dễ làm có tác dụng trị mụn, rất phù hợp với các chị em phụ nữ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 quả la hán, 1kg bí đao già, 10g lá dứa, 20g thục địa và 2 khúc mía tươi
  • Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu: bí để vỏ, bỏ ruột và cắt thành khoanh tròn; mía chẻ nhỏ, đập giập, lá dứa cột thành bó nhỏ; quả la hán đập nát
  • Xếp mía ở đáy rồi cho nước, bí đao, quả la hán vào nồi, đun sôi
  • Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và nấu tiếp trong khoảng 45 phút
  • Bỏ thêm lá dứa, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
  • Để nguội và lọc nước uống

4. Rượu la hán quả

Rượu la hán quả có công dụng làm mát gan, bồi bổ khí huyết, trị chứng nhức mỏi tay chân (bằng cách xoa bóp).

rượu thảo dược
Rượu quả la hán có công dụng làm mát gan, bồi bổ khí huyết, trị chứng nhức mỏi tay chân (bằng cách xoa bóp).

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 7 – 10 quả la hán tùy vào kích cỡ bình đựng, 5 – 7 lít rượu trắng và 1 bình thủy tinh
  • Phơi khô quả, loại bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần ruột
  • Bỏ ruột quả vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu ngập mặt tất cả các quả trong bình
  • Đậy kín bình rượu và ngâm 8 – 9 tháng rồi dùng dần

Dùng nhiều la hán quả có tốt không?

Hiện nay vẫn chưa có bất cứ bằng chứng nào về tác dụng phụ của quả la hán hoặc các sản phẩm chiết xuất từ dược liệu này. Theo một nghiên cứu, loại quả này không hề độc hại. Tuy đây là vị thuốc lành tính, an toàn và sở hữu công dụng tuyệt vời như mát gan, nhuận tràng, nhuận phế lợi hầu… nhưng chúng ta không được lạm dụng, đặc biệt là khi bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Trẻ em
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Người bệnh tiểu đường 
  • Người bị hư hàn (da nhợt nhạt, thích ấm, sợ lạnh, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng, đại tiện lỏng…)

Các bác sĩ khuyến cáo rằng người bình thường chỉ nên sắc uống 1 – 2 quả la hán mỗi ngày.

Quả la hán dành cho những đối tượng nào?

Giới chuyên môn cho rằng la hán quả phù hợp với:

  • Người bình thường có nhu cầu thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể
  • Người bệnh béo phì, tiểu đường (sử dụng với liều lượng hợp lý)
  • Bệnh nhân mắc ho gà, táo bón, một số bệnh lý đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn…)
  • Người muốn điều trị dứt điểm bệnh ho lao
  • Người ốm yếu, gầy gò, khí huyết hao tổn, sức đề kháng yếu
  • Người thiếu máu, huyết áp thấp
  • Trẻ em trên 6 tuổi (cần tham khảo ý kiến thầy thuốc)
thảo dược thiên nhiên
Vì là loại dược liệu lành tính nên la hán quả phù hợp với đa số mọi người.

Một số lưu ý khi sử dụng quả la hán

Trong quá trình dùng la hán quả để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Khi bổ quả, nếu phát hiện phần ruột bị bột, khô hoặc có mối mọt thì bạn nên bỏ đi vì quả đó có thể sẽ ít ngọt hoặc đã bị hỏng.
  • Vì vị thuốc này thường được sấy khô và để lâu nên khi ngửi, bạn sẽ thấy mùi hơi khô mốc. Đó là chuyện bình thường.
  • Quả la hán cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát với nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C.
  • Dược liệu này có tính hàn và chứa đựng thành phần dưỡng chất đa dạng. Việc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như tình trạng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
  • Để tránh tác dụng không mong muốn, người dùng nên tránh sử dụng kết hợp quả la hán với các loại thảo dược, thuốc trị bệnh hay thực phẩm chức năng khác.
  • Người đang cảm lạnh, tiêu chảy, nhiễm hàn… hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của quả la hán không được dùng loại quả này.
  • Trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần cân nhắc kỹ lưỡng hoặc trao đổi với thầy thuốc/bác sĩ trước khi dùng.

Với khả năng thanh nhiệt giải độc, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, la hán quả đã và đang trở thành loại dược liệu được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích sức khỏe ở mức tối đa, bạn cần chủ động tham vấn ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn