Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện nay, loại dược liệu này đang được người tiêu dùng vô cùng ưa chuộng. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cặn kẽ về hồng sâm trong bài viết dưới đây!
Hồng sâm là gì?
Hồng sâm có tên tiếng Anh là red ginseng. Đây là một trong những chế phẩm đặc biệt từ củ nhân sâm tươi 6 năm tuổi hảo hạng. Nhờ vào nhiều công đoạn chế biến cầu kỳ, vị thuốc này chứa hơn 150 hợp chất ginsenoside với hàm lượng dồi dào. Bên cạnh đó, giá trị dinh dưỡng của hoạt chất saponin trong hồng sâm cũng cao hơn hẳn nhân sâm tự nhiên chưa qua chế biến.
Đây chính là nguyên nhân vì sao hồng sâm được cả các chuyên gia dinh dưỡng lẫn người tiêu dùng đánh giá cao hơn hẳn bạch sâm, nhân sâm tươi… Hơn nữa, vì mang tính hàn nên nhân sâm không được chỉ định cho trẻ em dưới 13 tuổi, người bị cao huyết áp, bệnh nhân xuất huyết dạ dày. Trong khi đó, sau khi trải qua quá trình hấp sấy cẩn thận, hồng sâm mang tính ôn và gần như phù hợp với mọi loại đối tượng.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, các công ty dược liệu đã nghiên cứu sản xuất nhiều chế phẩm chất lượng từ hồng sâm, bao gồm: cao hồng sâm, trà hồng sâm, hồng sâm củ khô, hồng sâm cắt lát tẩm mật ong, nước hồng sâm, hồng sâm baby dành cho trẻ em, viên nhộng hồng sâm…
Quy trình bào chế hồng sâm vô cùng công phu và phức tạp. Đầu tiên, người ta tuyển chọn kỹ lưỡng từng củ nhân sâm 6 năm tuổi theo tiêu chí nghiêm ngặt về hình dáng, trọng lượng, kích thước. Sau đó, họ loại bỏ một phần rễ phụ rồi xếp vào khay. Tiếp theo, củ sâm được hấp sấy liên tục 3 – 6 lần. Khi nhân sâm gần cạn hết nước, tỷ lệ nước còn lại dưới 14% và ruột củ chuyển sang màu hồng thì ngưng lại. Tiếp theo, củ sâm được lấy ra, cắt tỉa rễ phụ lần nữa, chỉ còn lại rễ chính và phần thân. Sau khi được đem soi kỹ lưỡng dưới ánh sáng quang thì các củ sâm được ép phẳng rồi đóng vào hộp thiếc để bảo quản lâu dài.
2 loại hồng sâm phổ biến
Hiện nay, dựa vào hình dáng bên ngoài, các chuyên gia phân chia hồng sâm thành 2 loại chính là thiên sâm và thái cực sâm:
Thiên sâm
Thiên sâm được tuyển chọn rất kỹ lưỡng và hình dáng và chất lượng. Sau khi hấp chín và sấy khô để đạt được tỷ lệ nước dưới 14%, thân củ thiên sâm chuyển sang màu vàng nâu.
Củ thiên sâm tốt có đặc điểm săn chắc cùng lớp vỏ mịn màng với ⅓ rễ và ⅔ thân. Thiên sâm thường dài từ 4,5cm trở lên và hai chân rễ phát triển đồng đều. Độc giả có thể nhận biết nhân sâm 6 tuổi thông qua số vòng và số mắt trên phần củ.
Tuy nhiên, một số củ sâm mọc đến 2 nhánh trong vòng 1 năm. Vì vậy, số mắt không thể được coi là điều kiện chuẩn xác để xác định năm tuổi của thiên sâm. Mặt cắt củ sâm đặc, không rỗng, trơn láng và không có vân. Toàn bộ mặt cắt đều có màu hồng hào căng mịn.
Thái cực sâm
Thái cực sâm là những củ nhân sâm tươi được ngâm trong nước nóng. Khi lớp vỏ của thân củ chuyển sang màu đỏ thì sâm được vớt ra, sấy khô ở nhiệt độ cao. Đặc điểm nổi bật nhất của thái cực sâm là sau khi trải qua quá trình bào chế, tuy lớp vỏ bên ngoài không thay đổi màu sắc nhưng thân củ bên trong vẫn biến chuyển sang màu hồng đặc trưng của hồng sâm.
Tương tự thiên sâm, thái cực sâm thường dài từ 4,5cm trở lên. Thân củ của thái cực sâm 6 năm tuổi có độ dài đồng đều. Tuy nhiên, loại dược liệu này không có chân rễ. Nhìn chung, mặt cắt của thái cực sâm đặc, không rỗng, trơn láng và không có vân. Thêm vào đó, màu hồng ở mặt cắt rất đồng đều từ trong ra ngoài, không xuất hiện lõi trắng ngay chính giữa thân củ.
Công dụng tuyệt vời của hồng sâm
Tùy thuộc vào số lần hấp sấy, thân củ của hồng sâm thành phẩm sẽ có màu hồng đậm nhạt khác nhau. Dù đã cạn bớt lượng nước vốn có nhưng vị thuốc này vẫn giữ nguyên thành phần dưỡng chất ban đầu, thậm chí, hàm lượng ginsenoside và saponin còn tăng lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, hồng sâm rất giàu PD/PT ratio, Rg2, Rg3, Rg5, Rk1, axit polysaccharide, polyacetylene…
Kết quả một nghiên cứu quy mô lớn từ Tập đoàn Nhân sâm Hàn Quốc cho biết: Hồng sâm Hàn Quốc có giá trị dinh dưỡng cao gấp nhiều lần so với nhân sâm Hoa Kỳ. Với thành phần dưỡng chất đa dạng, phong phú trên, hồng sâm có thể mang đến hàng loạt công dụng vượt trội đối với sức khỏe con người, cụ thể:
Kiểm soát huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch
Hàm lượng dồi dào của hoạt chất saponin bên trong hồng sâm có khả năng điều hòa lượng triglyceride và cholesterol xấu trong máu, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Vì vậy, loại dược liệu này rất phù hợp với những bệnh nhân mắc các vấn đề về huyết áp và tim mạch.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Không chỉ có tác dụng cân bằng huyết áp, saponin còn giúp loại bỏ alloxan và streptozotocin. Đây chính là 2 tác nhân quan trọng gây ra sự gia tăng lượng đường huyết. Do đó, khi sử dụng hồng sâm đúng cách, đường huyết của bạn sẽ được duy trì ổn định.
Phát triển trí não và tăng cường trí nhớ
Hồng sâm có thể bổ sung canxi và kích thích não bộ hoạt động mạnh mẽ, đồng thời tăng cường sức mạnh của cơ quan này. Thêm vào đó, hồng sâm còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, phòng tránh căng thẳng, mệt mỏi, từ đó giảm thiểu cảm giác cô đơn và trạng thái trầm cảm.
Tăng cường sinh lý và ngăn ngừa vô sinh
Hồng sâm có khả năng bổ thận – tráng dương, tăng cường sinh lý, cải thiện ham muốn ở phái mạnh cũng như giúp phái đẹp bổ máu, săn chắc tử cung, chữa chứng rối loạn kinh nguyệt và suy giảm tình dục. Kết quả thu được từ một số nghiên cứu lâm sàng về việc điều trị vô sinh cho biết, vị thuốc này chứa thành phần thúc đẩy quá trình tổng hợp chất đạm và ADN trong tế bào tinh hoàn. Vì vậy, hồng sâm có công dụng tăng cường sinh lý ở cả hai giới cũng như ngăn ngừa vô sinh vô cùng hiệu quả.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Theo những nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần ginsenoside Rh1 và Rh3 của hồng sâm góp phần ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Không chỉ dừng lại ở đó, dược liệu này còn hỗ trợ thuốc điều trị ung thư nhanh chóng phát huy tác dụng.
Phòng tránh loãng xương
Bên cạnh thành phần hợp chất ginsenosides phong phú, hồng sâm còn rất giàu vitamin, khoáng chất và 18 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể, giúp nâng cao khả năng hấp thụ canxi, từ đó ngăn ngừa triệt để nhiều bệnh lý về xương khớp.
Giải độc gan
Hoạt chất saponin có khả năng kích thích các enzym liên quan đến quá trình thoái hóa ethanol và acetaldehyd hoạt động mạnh mẽ. Đây chính là lý do vì sao chỉ cần ngậm hoặc uống một chút hồng sâm là độc giả có thể tránh được độc tính của rượu bia.
Loại dược liệu này có thể hạn chế tối đa sự tổn thương và hoại tử tế bào gan (do hóa chất tetrachloride carbon gây ra), đồng thời bảo vệ và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến gan như: viêm gan, suy gan, xơ gan…
Chống lão hóa và làm đẹp
Từ thời xa xưa, các phi tần, mỹ nữ đã ưu ái sử dụng hồng sâm để nuôi dưỡng nhan sắc mỹ miều, tự nhiên. Hàm lượng khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào trong hồng sâm có thể dễ dàng thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen ở lớp biểu bì, chữa lành tổn thương cũng như tái tạo tế bào. Vì vậy, làn da không còn sần sùi, xấu xí mà trở nên căng mịn, trắng sáng, trẻ trung. Thói quen bổ sung hồng sâm lâu dài còn giúp ức chế quá trình hình thành gốc tự do cũng như đánh bay nám da, mụn, chàm, tàn nhang.
Kiểm soát cân nặng
Bên cạnh khả năng bồi bổ cơ thể, thành phần dưỡng chất đa dạng của hồng sâm còn góp phần kiểm soát cân nặng vô cùng hiệu quả. Hồng sâm giúp tăng cường tốc độ trao đổi chất, đẩy nhanh chu trình đốt cháy calo, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ điều tiết lượng đường, chất béo và glycogen. Do đó, vị thuốc này có thể giảm lượng mỡ thừa, ổn định cân nặng và ngăn ngừa nguy cơ thừa cân – béo phì.
Ai nên dùng hồng sâm?
Như bài viết đã đề cập, sau khi trải qua quá trình bào chế cẩn thận và cầu kỳ, hồng sâm mang tính ôn, hầu như phù hợp với mọi đối tượng. Cụ thể, những người 40 – 60 tuổi có thể căn cứ vào thể trạng và cơ địa để sử dụng hồng sâm với liều lượng phù hợp nhất. Những người trên 60 tuổi cần bổ sung hồng sâm đều đặn nhằm bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ, điều hòa huyết áp…
Những người trưởng thành 20 – 30 tuổi không cần dùng hồng sâm mỗi ngày. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để nắm vững cách sử dụng hồng sâm an toàn, hiệu quả. Chỉ những người thường xuyên xanh xao, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, lao động nặng nhọc, sức khỏe kém, suy nhược cơ thể mới thực sự cần dùng hồng sâm thường xuyên.
Mặt khác, không phải ai cũng phù hợp với “thần dược” này. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau, bạn cần trao đổi cặn kẽ với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng hồng sâm:
- Trẻ em dưới 15 tuổi không nên dung nạp quá nhiều hồng sâm bởi điều này sẽ gây ra một số hệ lụy về mặt sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, phát dục sớm… Cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng khi cho con cái sử dụng loại dược liệu này. Bên cạnh đó, những bé bị chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ nếu muốn bồi bổ bằng hồng sâm.
- Những người bị cao huyết áp cần thận trọng với sản phẩm này. Các thống kê cho biết, hầu hết những người bị cao huyết áp đều đã lớn tuổi, có sức khỏe kém và rất dễ mắc tai biến. Do đó, độc giả hãy lưu ý kỹ về cách dùng – liều lượng trong quá trình sử dụng. Ban đầu, bạn chỉ nên bổ sung một ít hồng sâm và theo dõi sự thích nghi của cơ thể. Khi đã quen dần, bạn có thể nâng dần liều lượng theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà sản xuất.
Ngoài ra, những người bị đau bụng, lạnh bụng, nôn mửa, trào ngược, nóng trong và phụ nữ mang thai không nên dùng loại dược liệu này.
4 chế phẩm từ hồng sâm
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại chế phẩm phổ biến nhất từ hồng sâm. Tuy đều là hồng sâm nhưng mỗi dòng sản phẩm đều mang nét đặc trưng độc đáo với nhiều mức giá khác nhau, bao gồm:
Hồng sâm khô
Hồng sâm khô là dạng hồng sâm được sấy khô theo quy trình chế biến phức tạp và phải tốn rất nhiều thời gian. Thông thường, hồng sâm khô được để nguyên củ đóng trong hộp thiếc (sâm củ khô) hoặc được cắt thành từng lát mỏng để nhai/ngậm trực tiếp và hãm trà hồng sâm. Loại chế phẩm này được đóng gói theo nhiều mức trọng lượng khác nhau với chi phí đa dạng.
Hồng sâm khô phù hợp với đối tượng đa dạng và có hạn sử dụng lâu dài (lên đến 10 năm). Tùy thuộc vào trọng lượng sản phẩm, giá cả của hồng sâm khô dao động trong khoảng 750.000 – 5.500.000 đồng.
- Hồng sâm khô 37,5g (2 – 3 củ): 750.000 đồng
- Hồng sâm khô 75g (3 – 5 củ): 1.250.000 đồng
- Hồng sâm khô 150g (6 – 10 củ): 1.800.000 đồng
- Hồng sâm khô 300g (11 – 20 củ): 2.800.000 đồng
- Hồng sâm khô 600g (21 – 40 củ): 5.500.000 đồng
Nước hồng sâm
Dòng sản phẩm này bao gồm hồng sâm dạng gói và hồng sâm dạng chai. Cách sử dụng của loại chế phẩm này vô cùng tiện lợi và đơn giản. Độc giả chỉ cần uống nước hồng sâm trực tiếp mà không cần hòa tan, pha loãng hay phải chế biến thêm. Tuy nhiên, hạn sử dụng của nước hồng sâm tương đối ngắn, chỉ khoảng 1 – 2 năm.
Hiện nay, thị trường Việt Nam đang bày bán 2 dòng nước hồng sâm chính:
- Loại 1: Nước hồng sâm được chế biến từ 100% củ nhân sâm 6 năm tuổi cao cấp, thích hợp với người cao huyết áp, bệnh nhân tiểu đường và người già. 1 hộp nước hồng sâm loại 1 có giá 1.400.000 đồng.
- Loại 2: Nước hồng sâm được chiết xuất từ 40 – 50% hồng sâm nguyên chất pha cùng mật ong và một số thảo dược tự nhiên (táo đỏ, cam thảo, linh chi, đông trùng hạ thảo…). Với mức giá 600.000 – 700.000 đồng/hộp, loại này có công dụng bồi bổ sức khỏe thông thường.
Cao hồng sâm
Cao hồng sâm là chế phẩm dạng cao sệt, cần được hòa vào nước ấm mỗi khi uống và có hạn sử dụng lâu dài. Cao hồng sâm rất thích hợp cho người già hoặc những nhân viên văn phòng bận rộn. Tương tự nước hồng sâm, cao hồng sâm cũng có 2 dạng là dạng nguyên chất và dạng pha loãng. Giá thành của cao hồng sâm nguyên chất cao hơn khá nhiều so với cao hồng sâm thông thường. Trong khi hộp cao hồng sâm Cheon Ji Yang loại thường chỉ 1.400.000 đồng thì hộp cao hồng sâm Cheon Ji Yang 240g nguyên chất giá 2.950.000 đồng.
Hồng sâm tẩm mật ong
Hồng sâm tẩm mật ong được chế biến bằng cách đem những củ nhân sâm hảo hạng đi hấp cách thủy, sau đó ướp tẩm với mật ong. Đây là dòng sản phẩm dễ sử dụng bởi vị ngọt dịu tự nhiên đến từ mật ong nguyên chất. Người đọc có thể nhai ngậm trực tiếp hoặc hãm lấy nước trà. Hiện nay, sâm tẩm mật ong có 2 loại chính là hồng sâm tẩm mật ong nguyên củ (hộp 220g – 10 củ – giá 950.000 đồng) và hồng sâm tẩm mật ong cắt lát (hộp 200g – giá 850.000 đồng).
Gợi ý 5 cách dùng hồng sâm đơn giản
Hồng sâm là vốn là vị thuốc quý trong ngành y học cổ truyền với nhiều công dụng thần kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cần đảm bảo bổ sung hồng sâm đúng cách. Điều này không chỉ tăng cường hiệu quả bồi bổ sức khỏe mà còn hạn chế sự lãng phí, đồng thời giảm thiểu các tác dụng ngoài ý muốn. Dưới đây là 5 cách sử dụng hồng sâm đơn giản, hiệu quả mà độc giả có thể tham khảo:
Ngậm hồng sâm khô cắt lát
Đây là cách dùng đơn giản và phổ biến. Bạn chỉ cần cho một lát hồng sâm khô vào miệng rồi nhai nuốt chậm rãi. Những người lớn tuổi có thể trữ sẵn 4 – 5 lát sâm bên mình để dùng ngay khi mệt mỏi.
Hãm trà hồng sâm khô
Hãm trà hồng sâm khô hàng ngày là cách sử dụng hồng sâm tốt nhất mà bạn có thể dễ dàng áp dụng. Hãy ngâm 2 – 3 lát hồng sâm khô vào 200ml nước nóng trong khoảng 10 phút. Khi nước chuyển sang màu vàng nhạt, độc giả chờ cho nước nguội bớt rồi uống từ từ, đồng thời nhai nuốt phần cái. Thói quen uống trà hồng sâm vào buổi sáng giúp chống căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung cũng như duy trì tinh thần sảng khoái, thư giãn.
Ngâm hồng sâm khô với mật ong
Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng cường sức khỏe. Hồng sâm khô ngâm mật ong có khả năng thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, xua tan căng thẳng, nâng cao sức đề kháng. Mỗi ngày, độc giả nên bổ sung 2 – 3 lát hồng sâm ngâm mật ong.
Sắc nước hồng sâm
Sau khi được sắc thành nước thuốc, tinh chất hồng sâm sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Cách dùng này có thể nâng cao sức đề kháng của những người mới ốm dậy hoặc có sức đề kháng yếu vô cùng hiệu quả.
- Cách 1: Sắc kỹ 5 – 10g hồng sâm khô cắt lát với khoảng 20 – 30g đường và một lượng nước vừa đủ, sau đó chia thành nhiều phần bằng nhau, uống hết trong ngày, ăn cả phần cái.
- Cách 2: Sắc 20 – 30g hồng sâm khô với 1,5 lít nước, sau đó cho thêm vài lát gừng cùng 6 – 10 trái táo tàu cho đến khi nước cạn còn ⅔.
Bạn nên sắc hồng sâm 3 lần liên tục rồi trộn lẫn cả 3 lần nước đó với nhau để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, dùng 3 – 4 lần/ngày, 100ml/lần. Khi uống hết, hãy nhai kỹ phần bã còn lại.
Ngâm hồng sâm với rượu
Nhiều người tin rằng rượu hồng sâm (với công thức 200g hồng sâm, 4 lít rượu và 100g mật ong nguyên chất) giúp tăng cường sinh lực cho nam giới trong độ tuổi 35 – 55. Người đọc có thể uống 30 – 50ml/ngày. Thời điểm lý tưởng nhất để loại rượu này phát huy công dụng tối đa là vào khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Uống cao hồng sâm
Với tinh chất cô đặc, cao hồng sâm rất dễ sử dụng. Trong bao bì sản phẩm, độc giả có thể dễ dàng tìm thấy 1 chiếc muỗng chuyên dụng kèm theo tờ hướng dẫn cách dùng chi tiết. Nếu uống trực tiếp, cao hồng sâm có vị hơi đắng, khó uống và gây thé cổ. Vì vậy, người đọc nên hòa một lượng vừa đủ loại cao này với một chút nước ấm, sau đó thêm đường hoặc mật ong nguyên chất (tùy theo khẩu vị). Bạn cần dùng sản phẩm này theo liều lượng sau:
Vì là tinh chất dạng cô đặc nên cao hồng sâm Hàn Quốc rất dễ sử dụng. Bao bì sản phẩm đã bao gồm muỗng chuyên dụng kèm tờ hướng dẫn ghi rõ thời gian và liều lượng sử dụng. Khi được uống trực tiếp, cao hồng sâm cô đặc thường khá đắng, khó uống và gây khé cổ. Do đó, người đọc có thể hòa sản phẩm này vào nước ấm cũng như bỏ thêm một chút đường hay mật ong cho dễ uống hơn. Để cao hồng sâm Hàn Quốc phát huy tối đa công dụng, bạn hãy sử dụng sản phẩm này theo hướng dẫn sau:
- Những người bình thường muốn bồi bổ cơ thể pha 10g cao hồng sâm vào 100ml nước ấm, khuấy đều rồi thưởng thức, uống 1 – 2 lần/ngày.
- Những người suy nhược cơ thể hoặc muốn hỗ trợ điều trị bệnh lý pha 20g cao hồng sâm vào 100ml nước ấm, khuấy đều rồi thưởng thức, uống 3 lần/ngày.
Lưu ý, sau khi mở hộp, bạn hãy bảo quản sản phẩm này trong ngăn mát tủ lạnh và dùng hết trong vòng 1,5 – 2 tháng.
Nấu ăn từ hồng sâm
Hồng sâm khô, cao hồng sâm, hồng sâm tẩm mật ong đều có thể trở thành nguyên liệu nấu ăn giàu dinh dưỡng dành cho những người ốm yếu, suy dinh dưỡng, người lao động quá sức hay người già. Với những món ăn bổ dưỡng (cháo hồng sâm, gà ác hầm sâm, hồng sâm nấu sườn heo và hạt bạch quả, canh hồng sâm hạt sen), bạn có thể phục hồi sức khỏe vô cùng nhanh chóng. Ngoài ra, hãy kết hợp chế biến vị thuốc này cùng các loại dược liệu quý khác như: kỷ tử, nhung hươu, đông trùng hạ thảo… nhằm tăng cường công dụng bồi bổ cơ thể.
Một số lưu ý khi sử dụng hồng sâm
Hồng sâm được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn bởi hàng loạt công dụng tuyệt vời. Khi nhu cầu sử dụng của khách hàng tăng lên nhanh chóng, nhiều công ty, cơ sở sản xuất tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng để trục lợi bất chính. Muốn tránh khỏi các chiêu trò lừa dối tinh vi này, khi chọn mua hồng sâm, bạn cần lưu ý:
- Hồng sâm dỏm, kém chất lượng có thân củ nhăn nheo, không trơn láng, không căng mịn. Mặt cắt của củ sâm thường rỗng ruột, không đặc, màu sắc không đồng đều và hồng hào tự nhiên.
- Hãy lựa chọn hồng sâm cùng các chế phẩm liên quan tại những cửa hàng, thương hiệu và công ty uy tín. Bạn cần tìm hiểu liệu đơn vị bản thân lựa chọn đã có giấy phép kinh doanh và giấy kiểm định chất lượng sản phẩm hay chưa.
- Hồng sâm cao cấp, hảo hạng luôn là sản phẩm chính hãng, có chứng nhận từ Bộ Y tế, bao bì kín đáo, bền đẹp với mã code rõ ràng để khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra nguồn gốc – xuất xứ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chiết xuất từ hồng sâm như: hồng sâm củ khô, tinh bột nhân sâm, hồng sâm nguyên củ, hồng sâm thái lát, viên uống nhân sâm, hồng sâm cắt lát tẩm mật ong, nước hồng sâm, cao hồng sâm, siro hồng sâm… Mỗi dòng sản phẩm phù hợp với một số đối tượng nhất định.
Vì vậy, muốn sử dụng đúng cách và hiệu quả, người tiêu dùng cần tự trang bị những kiến thức nền tảng về nhân sâm nói chung và từng loại nhân sâm cụ thể nói riêng. Chẳng hạn, bạch sâm tính mát, có công dụng dưỡng âm, thanh trừ hư nhiệt, chủ yếu điều trị âm hư có hỏa. Trong khi đó, nhân sâm tươi có khả năng hỗ trợ điều trị chứng suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, đổ mồ hôi, hồi hộp, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, băng huyết, rong kinh, yếu sinh lý… Gần đây, y học hiện đại đã khẳng định tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp và phòng chống tiểu đường của hồng sâm.
Cơ địa, thể trạng và thể bệnh của mỗi người rất khác nhau. Do đó, nếu sử dụng hồng sâm, độc giả cần hết sức linh hoạt, khéo léo và cẩn trọng, nhất là khi kết hợp cùng những loại dược liệu khác. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi bổ sung vị thuốc quý này.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hồng sâm, bạn nên lưu ý:
- Tránh dùng hồng sâm quá nhiều.
- Không uống trà, ăn hải sản và củ cải khi đang dung nạp hồng sâm.
- Hạn chế dùng hồng sâm vào buổi tối.
- Tuyệt đối không chế biến hồng sâm bằng đồ dùng kim loại.
- Kiêng kỵ kết hợp hồng sâm với lê nô và ngũ linh chi.
- Hồng sâm có thể gây ra sự tương tác tiêu cực đối với một số loại thuốc Tây: tăng cường tác dụng của thuốc hạ huyết áp, thúc đẩy quá trình chảy máu đối với thuốc làm loãng máu – thuốc kết dính tiểu cầu, hỗ trợ tác dụng hạ đường huyết đối với thuốc điều trị tiểu đường.
- Khi sử dụng hồng sâm, những người nghiện rượu bia, cà phê, thuốc lá rất dễ bị lo lắng, bồn chồn.
Với hàng loạt tinh chất quý giá, hồng sâm là “thần dược” có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý phức tạp như: tim mạch, loãng xương, tiểu đường, ung thư… Việc chủ động đầu tư vào sức khỏe bản thân và gia đình bằng cách bổ sung loại dược liệu này là một quyết định khôn ngoan và sáng suốt. Tuy nhiên, trong quá trình chọn mua và sử dụng hồng sâm, người đọc hãy tìm hiểu thông tin cặn kẽ và tỉnh táo trước những mánh khóe tinh vi của những cơ sở kinh doanh lừa dối khách hàng.
Chào shop, người bị rối loạn tiền đình được dùng hồng sâm ko ạ