Các sản phẩm waxing và kem dưỡng nổi bật tại Nowax

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 – 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính hàn, thường được sử dụng để chữa các chứng bệnh nhiệt tích ở tâm, vị, can,… Hiện nay, thảo dược này đã được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng, đặc biệt là trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường ruột.

Hoàng liên chân gà
Thân rễ của cây Hoàng liên chân gà được sử dụng để làm thuốc, được gọi là vị thuốc hoàng liên

Hoàng liên chân gà là thảo dược gì? Giải thích tên gọi

Hoàng liên chân gà (hoàng liên, chi liên, vương liên,…) là vị thuốc Đông y quý. Thảo dược này có tên khoa học là Coptis teeta Wall – thuộc họ Hoàng liên (Ranunculaceae). Vì thân rễ của cây có hình dáng như chân con gà, cong queo nên được gọi là hoàng liên chân gà để phân biệt với một số loại thảo dược cùng tên như hoàng liên ba gai, thổ hoàng liên.

Đây là một trong những loại thuốc Đông y đã được khoa học nghiên cứu cụ thể. Hiện nay, chiết xuất từ cây hoàng liên đã được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm điều trị viêm nhiễm đường ruột và một số bệnh tiêu hóa thường gặp.

Mô tả dược liệu hoàng liên chân gà

1. Đặc điểm sinh thái

Hoàng liên chân gà là loài thực vật thân thảo, chiều cao trung bình từ 20 – 35cm, sống lâu năm. Cây có thân thẳng, phía trên phân nhánh. Thân rễ hình rụ, gầy cong queo, có nhiều rễ con và có màu nâu vàng nhạt.

Tên khoa học của Hoàng liên chân gà
Hoàng liên chân gà có lá kép, lá chét được chia thành nhiều tùy và mép có răng cưa lớn

Lá mọc so le, mọc từ thân rễ, cuống dài, mỗi lá gồm 3 – 58 lá chét và có màu lục bóng. Mỗi lá chét được chia thành nhiều thùy, mép lá có răng cưa lớn.

Tên khoa học của Hoàng liên chân gà
Hình ảnh cây hoàng liên chân gà và phần thân rễ đã được phơi khô

Hoa mọc thành cụm, màu trắng vàng và mọc ở ngọn. Quả có nhiều đài, khi chín chuyển thành màu vàng, bên trong chứa hạt màu đen. Cây ra hoa và kết quả vào tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

2. Phân bố

Hoàng liên chân gà phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 – 2500m, thời tiết mưa nhiều và độ ẩm cao. Loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh thành của Trung Quốc như Vân Nam, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Giang Tây, Hồ Nam, Sơn Tây, Triết Giang,… Ở nước ta, hoàng liên chân gà mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai,…

Vì là dược liệu quý nên cây hoàng liên chân gà bị khai thác quá mức. Vào năm 1996, loại cây này đã được ghi tên vào Sách Đỏ Việt Nam.

3. Bộ phận dùng

Thân rễ của cây được dùng để làm thuốc, được gọi là vị thuốc hoàng liên.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái vào tháng 10 – 12 hằng năm trước tiết lập đông ở những cây từ 2 – 3 năm tuổi trở lên. Sau khi thu hoạch, thân rễ được cho trực tiếp vào buồng sấy, sau đó bó lại và phơi khô.

5. Phân loại

Sau khi sấy khô, dược liệu có chiều dài khoảng 32 – 65mm, đường kính 3.2 – 3.5mm, màu nâu nhạt hoặc nâu vàng nhạt. Dược liệu có chất khô cứng, mặt bẻ có màu vàng tươi, chính giữa có lỗ nhỏ, không mùi và có vị rất đắng. Tùy theo chất lượng, dược liệu hoàng liên được chia thành nhiều loại sau:

  • Nga mi liên – Chỉ thu được ở cây phát triển từ 20 – 30 năm, chất lượng rất tốt nhưng sản lượng vô cùng ít.
  • Nhã liên – Chất lượng kém hơn nga mi liên nhưng số lượng nhiều và được sử dụng phổ biến.
  • Vị liên – Phảm chất tương đối kém, có hình dạng như móng chân gà.
  • Vân liên – Dược liệu có màu vàng nhạt, chính giữa màu vàng tươi, dài khoảng 30mm, phân nhánh ít, thân rễ thẳng và bóng.

6. Cách bào chế hoàng liên

Trước khi sử dụng, hoàng liên được bào chế theo một trong những cách sau:

Hoàng liên dược liệu
Hoàng liên phiến – Hoàng liên thái lát, phơi hoặc sấy khô
  • Hoàng liên phiến: Đem rễ hoàng liên cho vào bao tải sạch, vò xát để làm sạch rễ con và đất cát. Sau đó, đem rửa sạch dược liệu, để ráo và thái miếng dài khoảng 1 – 3cm, dày 2 – 3mm. Cuối cùng, đem dược liệu phơi hoặc sấy khô được khi dùng. Đây là cách bào chế phổ biến nhất.
  • Hoàng liên chích gừng: Dùng hoàng liên phiến và gừng tươi theo tỷ lệ 10:1. Đem rửa sạch gừng tươi, giã nát và vắt lấy nước ép, thực hiện liên tục cho đến khi thu được 150ml. Tẩm nước gừng vào hoàng liên phiến, ủ trong 1 giờ, sau đó sao vàng để dùng dần.
  • Hoàng liên chích rượu: Chuẩn bị hoàng liên phiến 1000g và rượu trắng (35 – 40 độ) 150ml. Trộn đều rượu với dược liệu, ủ trong vòng 1 giờ và sao vàng.
  • Hoàng liên chích giấm: Dùng giấm ăn và hoàng liên phiến theo tỷ lệ 1:10. Trộn đều giấm với hoàng liên phiến, ủ trong 30 phút rồi đem sao vàng.

7. Thành phần hóa học

Thân rễ của cây hoàng liên chân gà chứa thành phần hóa học vô cùng đa dạng. Hoạt chất quan trọng nhất trong cây hoàng liên chân gà là berberin (chiếm 5.56 – 7.25%). Ngoài ra, thảo dược này còn chứa vô số thành phần hóa học khác như Epiberberine, Coptisine, Palmatine, Magnofoline, Worenine,…

Hoàng liên dược liệu
Berberin là thành phần quan trọng nhất trong cây hoàng liên chân gà

Toàn cây đều chứa các alkaloid kể trên nhưng hàm lượng có sự khác biệt tùy theo từng bộ phận và giai đoạn phát triển.

Vị thuốc hoàng liên theo Đông y

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị rất đắng, không mùi, tính hàn.
  • Quy vào kinh Đại trường, Tâm, Can, Đởm, Tỳ, Vị, Phế.

2. Công năng của hoàng liên chân gà theo Đông y

Công dụng trấn can, khứ nhiệt độc, trừ thấp nhiệt ở Tỳ Vị, tả Tâm hỏa, an tâm, sát trùng, giải độc, táo thấp, định cuồng táo,… Dược liệu được sử dụng để trị các chứng bệnh như:

  • Lở loét do nhiệt độc, thấp chẩn
  • Mắt đỏ, mắt sưng đau
  • Tiêu chảy, kiết lỵ do thấp nhiệt
  • Miệng lở, phiền táo, nôn mửa do vị nhiệt
  • Tâm hỏa thịnh
  • Nhiễm giun đũa
  • Phế kế hạch
  • Tiêu khát
  • Chứng cam tích ở trẻ em

3. Cách dùng – chủ trị

Hoàng liên chân gà thường được dùng trong bài thuốc thang, hoàn tán với liều lượng 4 – 12g.

Tác dụng chữa bệnh hoàng liên theo y học hiện đại

Hoàng liên dược liệu
Dược liệu hoàng liên đã được khoa học công nhận về tác dụng kháng khuẩn, chống viêm,…

1. Hoàng liên có tác dụng kháng khuẩn

Hoạt chất berberin trong cây hoàng liên chân gà có phổ kháng khuẩn rộng. Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất này có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Streptococcus viridans, Vibrio cholera, Staphylococcus aureus, Streptococcus viridans, Vibrio cholera, Shigella dysenteria, Shigella shiga,… và đặc biệt là ký sinh trùng Blastocystis hominis.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 1998 ở Hàn Quốc cho thấy, nước sắc từ hoàng liên có khả năng giảm 16% hoạt tính men urease và ức chế sự phát triển của trực khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Ngoài ra các nghiên cứu gần đầy còn nhận thấy, thảo dược này có tác dụng kháng virus và kháng nấm.

Cơ chế kháng khuẩn của berberin là ức chế sinh tổng hợp protein, ADN và ARN của vi khuẩn nhạy cảm. Tuy nhiên để tăng hiệu quả kháng khuẩn và phòng ngừa hiện tượng kháng thuốc, berberin thường được dùng phối hợp với các hoạt chất kháng sinh khác.

2. Tác dụng chống ho gà

Một số nghiên cứu cho thấy, nước sắc từ cây hoàng liên chân gà có tác dụng ức chế trực khuẩn ho gà – Hemophilus pertussis mạnh hơn so với Chloramphenical và Streptomycin. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ho gà của thảo dược này vẫn cần được nghiên cứu thêm trước khi được ứng dụng lâm sàng.

3. Tác dụng lên hệ nội tiết

Adrenaline là hormone được giải phóng khỏi tuyến thượng thận khi cơ thể căng thẳng, thích thú, sợ hãi hoặc tức giận. Loại hormone này có tác dụng làm tăng nhịp tim, ức chế sự bài tiết insulin (dẫn đến tăng đường huyết), kích thích sự tan glycogenolysis ở gan, kích thích tuyến tụy sản xuất glucagon và làm tăng huyết áp.

Chất berberin trong cây hoàng liên chân gà được chứng minh có hiệu quả kháng Adrenaline và làm giảm các ảnh hưởng của hormone này. Ngoài ra, dược liệu còn có tác dụng dung hòa rối loạn Adrenaline và các hợp chất có mối liên hệ mật thiết.

4. Hoàng liên có tác dụng kích thích tiêu hóa

Dịch chiết từ cây hoàng liên chân gà có tác dụng tăng tiết dịch mật, dịch vị và tuyến nước bọt. Đồng thời tăng hoạt động của dạ dày và đường ruột, từ đó kích thích tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm tình trạng ăn uống khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,…

5. Hoàng liên có tác dụng kháng viêm

Thực nghiệm trên chuột cho thấy, chất berberine trong cây hoàng liên chân gà có tác dụng chống viêm rõ rệt. Tác dụng chống viêm của dược liệu được đánh giá tương tự như thuốc Butazolidin.

6. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích

Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 tại Hồng Kông cho thấy, chiết xuất rễ cây hoàng liên có tác dụng giảm các cơn đau nội tạng ở động vật thực nghiệm. Cơ chế giảm đau của thảo dược được xác định là do giảm serotonin và hormone cholecystokinin – các chất có khả năng co cơ và gây co thắt đại tràng (nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng ruột kích thích).

7. Một số tác dụng khác

Berberin và một số hoạt chất trong hoàng liên chân gà còn mang đến nhiều tác dụng khác như:

  • Phòng ngừa xơ vữa động mạch
  • Chống loét đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
  • Lợi mật
  • Làm dịu thần kinh
  • Gây tê cục bộ
  • Liều nhỏ kích thích vỏ não, ngược lại liều lớn lại ức chế hoạt động của vỏ não

Các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hoàng liên

Hoàng liên chân gà
Hoàng liên chân gà được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

1. Bài thuốc trị chứng tà hỏa nung nấu bên trong gây chảy máu cam, nôn ra máu

  • Chuẩn bị: Đại hoàng 16g, hoàng liên 8g và hoàng cầm 12g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm, đổ đầy nước và sắc lấy nước uống. Ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi khỏi.

2. Bài thuốc trị chứng tâm có thực nhiệt

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 28g.
  • Thực hiện: Sắc với 1.5 chén nước đến khi còn 1 chén thì tắt bếp, chắt lấy nước và dùng uống khi còn ấm.

3. Bài thuốc trị chứng lở loét do nhiệt độc

  • Chuẩn bị: Chi tử 12g, hoàng liên, hoàng bá và hoàng liên mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

4. Bài thuốc trị chứng nôn mửa, đau tức sườn trái

  • Chuẩn bị: Ngô thù du 1 phần và hoàng liên 6 phần.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán bột mịn, trộn đều và làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4g, ngày dùng 2 lần với nước nóng.

5. Bài thuốc trị chứng sốt dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, ngực nóng và khó ngủ

  • Chuẩn bị: Kê tử hoàng 1 cái, a giao 8g, thược dược 12g, hoàng liên 3.2g và hoàng cầm 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày đùng đều đặn 1 thang cho đến khi hết sốt hoàn toàn.

6. Bài thuốc trị chứng tâm phiền gây hồi hộp, hoảng sợ, ảo não, phản vị

  • Chuẩn bị: Cam thảo 10g, chu sa 16g và hoàng liên 20g.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, sau đó đem rượu chưng, trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt lúa lớn. Mỗi lần uống 10 viên, ngày dùng 1 – 2 lần tùy theo chứng bệnh.

7. Bài thuốc trị chứng sởi mới mọc

  • Chuẩn bị: Cây xích sanh mộc, hoàng cầm, hoàng liên, ma hoàng và hoàng bá mỗi thứ 28g, thạch cao 60g, đạm đậu xị 100g và chi tử 30 hạt.
  • Thực hiện: Trộn đều dược liệu, mỗi lần dùng 30g thêm 3 cọng hành sắc uống. Ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi sởi lặn.

8. Bài thuốc trị tâm thận bất giao khiến cơ thể hồi hộp, khó ngủ, mất ngủ

  • Chuẩn bị: Nhục quế tâm 2g và hoàng liên 20g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên và uống với nước muối nhạt khi đói.

9. Bài thuốc chữa chứng mồ hôi trộm nhưng sắc mặt vẫn còn thần khí

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 6g, sinh địa và thục địa mỗi thứ 16g, hoàng kỳ 14g, hoàng bá và đương quy mỗi thứ 12g, hoàng cầm 10g, long não, táo nhân và hoàng cầm (gia giảm theo chứng bệnh).
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc chữa các chứng bệnh về mắt như mắt mờ, mắt có màng mộng, quáng gà

  • Chuẩn bị: Gân dê đực 1 cái còn tươi và bột hoàng liên 40g.
  • Thực hiện: Nghiền nhuyễn gân dê đực, sau đó trộn với bột thuốc làm thành viên to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 21 viên cùng với nước tương nóng. Trong thời gian dùng bài thuốc cần tránh dùng các món ăn từ thịt heo.

11. Bài thuốc trị phong nhiệt công lên khiến mắt sưng đỏ, đau nhức

  • Chuẩn bị; Kinh giới tuệ, đại hoàng, cam cúc hoa, hoàng liên, sài hồ, xuyên khung, cam thảo, mộc thông và thuyền thoái (cân chỉnh liều lượng tùy theo chứng bệnh).
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

12. Bài thuốc chữa các loại đới hạ (trường hợp ra mủ hoặc máu)

  • Chuẩn bị: Cam thảo, hồng khúc, hoạt thạch, biển đậu, thăng ma, liên tử và hoàng liên.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

13. Bài thuốc trị chứng xích đới kèm bụng đau

  • Chuẩn bị: Nhũ hương, một dược, chỉ xác, hoàng liên và hòe hoa (cân chỉnh dược liệu tùy theo chứng bệnh)
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

14. Bài thuốc trị bệnh trĩ

  • Chuẩn bị: Xích tiểu đậu và hoàng liên bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn, sau đó dùng bột thoa trực tiếp vào vùng trĩ bị sưng đỏ, lở loét giúp giảm đau, sát trùng và làm lành vết thương nhanh chóng.

15. Bài thuốc chữa các chứng cam nhiệt ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Bạch vô di, bạch cẩn hoa, thanh đại, lô hội, ngũ cốc trùng và bạch phù dung hoa (cân chỉnh liều lượng tùy theo chứng bệnh).
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi khỏe.

16. Bài thuốc trị chứng nghiện rượu và các bệnh do rượu gây ra

  • Chuẩn bị: Mạch môn đông, ngũ vị tử, can cát và hoàng liên (gia giảm liều lượng theo chứng bệnh).
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

17. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy sau khi lên sởi

  • Chuẩn bị: Thược dược, thăng ma, can cát, cam thảo và hoàng liên (gia giảm liều lượng tùy theo chứng bệnh)
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi dứt tiêu chảy thì ngưng.

18. Bài thuốc chữa chứng nữ giới suy nhược bị đới hạ không dứt

  • Chuẩn bị: Liên tử, nhân sâm và hoàng liên.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày, ngày dùng 1 thang.

19. Bài thuốc trị chứng lở miệng

  • Chuẩn bị: Cam thảo, ngũ vị tử và hoàng liên.
  • Thực hiện: Sắc đặc lấy nước cốt ngậm và súc miệng.

20. Bài thuốc trị chứng tiểu nhiều, tiêu khát đột ngột

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử, mạch môn đông và hoàng liên.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

21. Bài thuốc chữa chứng nga khẩu sang

  • Chuẩn bị: Thạch xương bồ 1 chỉ và hoàng liên 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc trị sốt cao do nhiễm lỵ trực trùng cấp tính

  • Chuẩn bị: Cát căn, tần bì, hoàng bá và bạch đầu ông mỗi thứ 12g, mộc hương 8g và hoàng liên 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

23. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 12g.
  • Thực hiện: Tán bột, chia thành 3 phần bằng nhau. Mỗi lần dùng 1 phần uống với nước, ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.

24. Bài thuốc trị thấp nhiệt uất kết ở can đởm khiến mắt sưng đỏ, đau nhức, mắt mờ và hay chảy nước mắt

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 4g (xắt vụn).
  • Thực hiện: Đem ngâm với sữa mẹ, sau đó dùng dịch nhỏ mắt 2 – 3 lần mỗi ngày.

25. Bài thuốc trị chứng lỵ, viêm ruột do nhiễm trực khuẩn

  • Chuẩn bị: Mộc hương 20g và hoàng liên 80g.
  • Thực hiện: Tán bột mịn làm viên, mỗi lần dùng 2 – 8g thuốc bột uống cùng với nước. Ngày dùng từ 2 – 3 lần.

26. Bài thuốc chữa chứng nôn mửa khi mang thai hoặc nôn mửa do vị nhiệt

  • Chuẩn bị: Tô diệp và hoàng liên mỗi thứ 7 phân.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

27. Bài thuốc trị chứng đại tiện bí táo

  • Chuẩn bị: Bã đậu sương và hoàng liên mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu nghiền mịn, làm thánh bánh. Dùng củ hành ép lấy dịch, thêm 1 chút muối và nhỏ vào rốn. Sau đó, đặt bánh lên rốn và dùng mồi ngải cứu hơ lên.

Lưu ý khi dùng vị thuốc hoàng liên chân gà

Trước khi dùng dược liệu hoàng liên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hoàng liên chân gà
Hoàng liên chân gà kỵ thịt heo nên cần tránh sử dụng đồng thời
  • Người phiền nhiệt, âm hư, tiết tả và tỳ hư không nên dùng bài thuốc từ thân rễ của cây hoàng liên chân gà.
  • Tránh dùng cúc hoa, nguyên hoa, bạch tiễn bì, huyền sâm, thịt heo, bạch cương tàm trong thời gian sử dụng các bài thuốc từ hoàng liên.
  • Cần tránh nhầm lẫn với một số vị thuốc mang tên “hoàng liên” khác như hoàng liên ba gai/ hoàng mũ (tên khoa học Berberis wallichiana DC), thổ hoàng liên (Thalictrum foliolosum DC) và thập đại công lao/ hoàng liên ô rô (Mahonia bealei Carr).

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý đã được khoa học công nhận về tác dụng chữa bệnh và hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng. Mặc dù không có độc tính nhưng để giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ khi dùng thảo dược này, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Hoa tam thất: Tác dụng và cách sử dụng dược liệu đúng cách

Hoa tam thất là một trong những dược liệu quen thuộc thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe dùng được cho rất nhiều đối tượng. Tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn