Bibi Fiber: Phương pháp bổ sung chất xơ cho bé đúng cách

Các sản phẩm waxing và kem dưỡng nổi bật tại Nowax

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Hoa đu đủ đực: Tác dụng và các bài thuốc trị bệnh cực hay

Hoa đu đủ đực được thu hoạch từ cây đu đủ có giống đực, thường sinh trưởng ở những vùng nông thôn. Bên cạnh sử dụng chế biến thành những món ăn hàng ngày, hoa đu đủ đực còn là dược liệu dùng trong điều trị một số bệnh lý thường gặp và hỗ trợ chữa trị bệnh tim mạch, bệnh lý đường tiêu hóa, sỏi thận,… Và phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Hoa đu đủ đực: Tác dụng và các bài thuốc trị bệnh cực hay
Hoa đu đủ thường thu hoạch từ cây đu đủ có giống đực, thường sinh trưởng ở những vùng nông thôn

Họ: Caricaceae – Đu đủ

Tên khoa học: Carica papaya L

Mô tả cây đu đủ đực

Đu đủ thuộc nhóm cây ăn quả được trồng phổ biến tại các vùng nông thôn ở nước ta. Cây đu đủ còn được biết đến với những tên gọi như Phan qua thụ, Cà lào,… và tên khoa học Carica papaya L. Theo các nhà thực vật học, cây đủ nằm trong nhóm thực vật đa tính do có cả cây cái, cây đực và cây lưỡng tính. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về cầy đủ đủ đực.

1. Đặc điểm thực vật

  • Đu đủ đực dạng thân thảo, thân vỏ xù xì, mọc thẳng, thường cây chỉ mọc 1 ngọn và sẽ phân nhanh khi ngọn bị gãy. Cây có chiều cao khoảng từ 3 – 10 mét.
  • Phần lá đu đủ thường mọc ở ngọn, đâm ra trực tiếp từ thân. Lá đu đủ đực có xu hướng mọc xe kẽ nhau, hình ống, cuốn dài và rỗng bên trong. Thân lá màu xanh và được chia thành các phiến. Ở mỗi phiến tạo thành từ 8 – 9 thùy sâu. Có các khía cạnh ở mép lá như bị xẻ rách.
  • Hoa nở đều vào các mùa trong năm, hoa thường mọc thành cụm rồi phân ra thành những nhánh nhỏ có cuống dài chứa nhiều hoa.
  • Cây đủ đủ đực có rễ cọc và cắm sâu dưới lòng đất

2. Khu vực phân bố

Cây đu đủ và cây đu đủ đực có nguồn gốc từ Mexico. Cây được di thực sang các quốc gia thuộc vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Hiện nay, loại cây này được trồng nhiều ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đối như Ấn Độ, Việt Nam hay Philippin.

Ở nước ta, có thể tìm thấy cây đu đủ giống đực ở một số tỉnh miền múi phía Bắc như Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn,…

3. Bộ phận dùng

Đối với cây đu đủ đực có thể dùng cả lá và hoa để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, hoa đu đủ đực thường được sử dụng phổ biến hơn.

4. Đặc điểm hoa

Hoa đu đủ đực có màu trắng, nhỏ, khi nở có 5 cánh khá đều nhau. Có một số hoa có màu vàng xen lẫn màu xanh nhạt. Hoa của giống đu đủ đực có vị đắng và mùi thơm.

5. Thu hái và sơ chế 

Do đặc tính nở hoa quanh năm, do đó bạn có thể thu hái hoa đủ đủ đực vào các thời điểm trong năm. Tuy nhiên, thời gian thu hái tốt nhất vào khoảng tháng 5 – tháng 10. Hoa được thu hái vào buổi sáng sớm khi còn đọng sương mai.

Sau khi mang về rửa lại với nước sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn có hại thì sẽ mang đi phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản được lâu hơn.

6. Hướng dẫn phơi hoa đu đủ đực

Bạn nên phơi hoa ở nhưng nơi thoáng mát, có gió lùa hoặc những nơi có bóng râm. Tránh phơi ở những nơi có nắng bởi theo dân gian, việc phơi hoa đu đủ ở những nơi có nắng to sẽ làm giảm dược tính trong dược liệu và cánh hoa có thể bị vụn nát.

Sau khi rửa hoa sạch, bạn có thể đựng vào một cái mâm hoặc cái nia và đặt ở nơi có bóng râm. Thông thường, nếu thời tiết khô thoáng, không có mưa, bạn phơi hoa từ 3 – 4 ngày thì có thể khô hoàn toàn.

Thu hái và sơ chế hoa đu đủ đực
Thời gian thu hái tốt nhất vào khoảng tháng 5 – tháng 10. Hoa được thu hái vào buổi sáng sớm khi còn đọng sương mai

7. Bảo quản

Để bảo quản dược liệu trong thời gian dài để sử dụng dần, bạn cần cho vào hũ có nắp đậy kín hoặc túi nilon. Lưu ý để ở những nơi khô ráo, thoáng mát tránh bị ẩm mốc.

8. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu cho thấy trong hoa đu đủ đực có chứa các thành phần dưỡng chất sau:

  • Carbohydrate
  • Vitamin A, B1, C
  • Tannin
  • Protein
  • Iron
  • Khoáng chất (Photpho, Canxi)
  • Hoạt chất chống oxy hóa (Phenol, Axit gallic)

Dược liệu hoa đu đủ đực

1. Tính vị

Hoa đu đủ đực có tính bình, vị đắng

2. Công dụng 

Theo ghi nhận của cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều nhận thấy các công dụng của hoa đu đủ đực đối với sức khỏe. Cụ thể:

Công dụng dược liệu trong nghiên cứu Y học hiện đại

Nhờ vào các hoạt chất dồi dào nên hoa đu đủ đực mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:

Đối với hệ thống tiêu hóa

Men papain có trong dược liệu này có tác dụng thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra tốt hơn, kích thích co bóp ở nhu động ruột, nhờ đó thức ăn sẽ di chuyển nhanh hơn. Việc sử dụng hoa đu đủ đực sẽ tránh được tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiểu hiệu quả.

Bên cạnh đó, các vitamin E, A, C, folate có trong dược liệu còn tăng khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra tốt hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hoa đu đủ đực còn có công dụng nâng cao hoạt động hệ miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng nhờ vào hàm lượng vitamin C dồi dào có trong dược liệu.

Đối với hệ hô hấp

Hoa đu đủ đực mang lại nhiều lợi ích đối với hệ hô hấp nhờ vào hoạt chất beta – carotene và vitamin C có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp như viêm họng, ho, đau rát cổ họng, khàn tiếng.

Công dụng dược liệu trong nghiên cứu Y học hiện đại
Hoa đu đủ đực mang lại nhiều lợi ích đối với hệ hô hấp nhờ vào hoạt chất beta – carotene và vitamin C có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả

Tác dụng đối với hệ tuần hoàn và tim mạch

Trong hoa đu đủ đực có chứa hoạt chất folate, beta – carotene và một số chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, hỗ trợ bảo vệ thành tim mạch, ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ, đau tim.

Ngoài ra, các hoạt chất này còn có khả năng chống lại quá trình hình hành huyết khối tĩnh mạch và các mảng xơ vữa, duy trì hoạt động tuần hoàn máu.

Đối với người bệnh tiểu đường

Các thành phần hoạt chất có trong hoa đu đủ đực sẽ hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả thông qua hoạt động tăng sản xuất insulin bên trong cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia, hoạt chất lycopene có trong hoa đu đủ đực có khả năng ức chế sự phát triển các khối u. Dược liệu có góp phần ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết, làm chậm quá trình di căn và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Ngoài ra, một số nhà khoa học người Mexico và Úc cũng đã chỉ ra việc nam giới dùng hoa đu đủ đực hoặc các chiết xuất từ vị thuốc này sẽ giúp làm giảm 82% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Đối với người bị béo phì

Thừa cân, béo phì gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Hoa đu đủ đực hàm lượng vitamin B, A, C, chất xơ và khoáng chất dồi dào giúp tăng cường chuyển hóa chất béo ở gan, đồng thời ngăn ngừa tình trạng tích trữ mỡ ở những cơ quan như bắp tay, bụng, đùi,… Từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tác dụng của hoa đu đủ đực trong Y học cổ truyền

Theo các tài liệu Đông y ghi nhận, hoa đu đủ đực có tính bình, vị đắng. Dược liệu có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, kích thích hoạt động tiểu tiện và làm giản nở các cơ hiệu quả.

3. Hoa đu đủ đực chữa trị bệnh gì

Hoa đu đủ đực là dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y. Cụ thể:

  • Viêm họng
  • Viêm loét dạ dày
  • Khàn tiếng
  • Ho có đờm, ho khan, ho nhiều về đêm, ho gà
  • Sỏi thận
  • Tiểu rắt
  • Đau rát niệu đạo
  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

4. Liều lượng sử dụng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng sẽ được chỉ định liều lượng hoa đu đủ đực cụ thể. Do đó, trước khi dùng dược liệu, người bệnh nên tham vấn thầy thuốc để được hướng dẫn liều lượng và cách sử dụng hợp lý phù hợp với tình trạng bệnh.

5. Độc tính

Hoa đu đủ đực không chứa độc tính

Hướng dẫn cách dùng hoa đu đủ đực

Bạn có thể dùng hoa đu đủ đực ở dạng tươi hoặc sau khi phơi khô đều được. Đối với hoa đu đủ đực phơi khô, người bệnh có thể sao vàng rồi dùng nhằm giữ được dược tính của vị thuốc.

Bông đu đủ đực có thể sử dụng làm trà, chế biến món ăn, ngâm với đường phèn, mật ong, ngâm rượu hoặc sắc uống.

1. Trà hoa đu đủ đực

Chuẩn bị:

  • 15 gam hoa đu đủ đực tươi hoặc 30 gam hoa đã phơi khô
Trà hoa đu đủ đực
Trà hoa đu đủ đực giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời ngăn ngừa một số bệnh lý thường gặp

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dược liệu tươi mang khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất, vi khuẩn gây hại
  • Sau khi để ráo nước thì cho hoa vào ấm pha trà và rót khoảng 300ml nước sôi vào
  • Hãm trà khoảng 15 phút rồi uống sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời ngăn ngừa một số bệnh lý thường gặp.

2. Một số món ăn được chế biến từ bông đu đủ đực

Bạn có thể sử dụng hoa đu đủ tươi chế biến một số món ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe.

Hoa đu đủ đực xào chay

Chuẩn bị:

  • 100 gam hoa đu đủ đực
  • Quả cà dại
  • 4 lá đu đủ bánh tẻ
  • Hành tăm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các nguyên liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có hại.
  • Lá đu đủ thái nhỏ, cà dại cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, hành tăm thái nhỏ
  • Cho hành tăm vào chảo với một ít dầu ăn phi thơm, sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào xào nhanh
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể dùng món ăn trong bữa cơm như món rau.

Hoa đu đủ đực xào tỏi

Chuẩn bị:

  • 300 gam bông đu đủ đực tươi
  • Tỏi và các gia vị nêm nếm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Hoa đu đủ sau khi rửa và ngâm với nước muối pha loãng thì vớt ra để ráo
  • Luộc sơ hoa đu đủ với nước sôi giúp làm giảm vị đắng của hoa
  • Sau đó, vớt hoa ra rồi vò nát, kế đến ướp với một ít gia vị để khoảng 5 phút
  • Cho tỏi tăm vào chảo cùng với một ít dầu ăn phi thơm rồi cho hoa đu đủ vào xào nhanh trên lửa lớn, đến khi chín thì tắt bếp
  • Món bông đu đủ đực xào tỏi có mùi vị thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe. Đây còn được xem là một trong những món đặc sản miền núi Tây Bắc
Hoa đu đủ đực xào tỏi
Món bông đu đủ đực xào tỏi có mùi vị thơm ngon, rất tốt cho sức khỏe. Đây còn được xem là một trong những món đặc sản miền núi Tây Bắc

Các bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực

Trong Y học cổ truyền, hoa đu đủ được là một trong những dược liệu thường được dùng trong điều trị các bệnh lý thường gặp. Cụ thể:

1. Chữa bệnh ho, ho kéo dài do viêm họng

Chuẩn bị dược liệu:

  • Hoa đu đủ đực: 15 gam
  • Củ lan tiên, rẻ quạt, tần dày lá mỗi vị thuốc 10 gam

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các dược liệu mang đi rửa sạch với nước và ngâm với nước pha loãng, rửa lại với nước lần nữa và để ráo
  • Cho các dược liệu vào bát cùng với một ít đường phèn, trộn đều lên mà mang hấp cách thủy khoảng 20 phút
  • Sau khi tắt bếp, nghiền nát các dược liệu trong chén và chia thành 3 lần ngậm trong ngày

2. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư

Chuẩn bị:

  • 100 gam hoa đu đủ đực tươi

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Dược liệu mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi phơi khô
  • Cho dược liệu vào chảo sao vàng rồi hạ thổ
  • Sau đó cho hoa vào ấm sắc cùng với 1 lít nước lọc
  • Sắc đến khi nước thuốc còn khoảnh 3 chén thì tắt bếp
  • Chia phần nước thuốc thành 3 phần và uống hết trong ngày

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận

Chuẩn bị dược liệu:

  • Hoa đu đủ khô: 15 gam
Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận
Áp dụng bài thuốc chữa sỏi thận từ hoa đủ đủ liên tục trong 10 ngày sẽ giúp làm tan soi, thông qua đường tiểu sẽ đào thải sỏi ra ngoài

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Sau khi rửa sạch dược liệu thì cho vào ấm sắc cùng với 5 chén nước lọc
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi nước sắc còn 2 chén thì tắt bếp
  • Chia phần nước thuốc thành 2 phần và uống sau bữa ăn
  • Uống liên tục trong 10 ngày sẽ giúp làm tan soi, thông qua đường tiểu sẽ đào thải sỏi ra ngoài

4. Chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng 

Chuẩn bị:

  • Bông đu đủ đực: 100 gam
  • Rượu trắng 40 độ: 200 ml

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dược liệu sau khi phơi khô cho vào chảo sao vàng và tiến hành hạ thổ
  • Kế đó cho phần hoa đu đủ đã hạ thổ vào bình thủy tinh ngâm cùng với rượu và đậy kín nắp, bảo quan ở nơi thoáng mát, khô ráo
  • Ngâm khoảng 1 tháng thì có thể sử dụng. Mỗi lần uống khoảng 15ml, mỗi ngày uống 2 lần sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

5. Chữa bệnh ho gà

Chuẩn bị:

  • Hoa đu đủ đực: 50 gam
  • Hoạt lộc thảo 20 gam
  • Dây liêm hồ đằng: 50 gam
  • Lá hẹ: 15 gam
  • Rau má: 35 gam

Cách sắc thuốc:

  • Sau khi rửa sạch các dược liệu trên thì cho vào ấm sắc với 1.5 lít nước lọc
  • Đun trên lửa đến khi cạn còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc đã sắc thành 3 phần và dùng hết trong ngày
  • Bạn có thể thêm một ít đường vào thuốc giúp dễ uống hơn

6. Cải thiện bệnh tiểu đường, giảm đường huyết

Chuẩn bị dược liệu:

  • 20 gam hoa đu đủ đực (chọn những hoa mới chớm nở)
  • 3 muỗng đường phèn hoặc mật ong

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dược liệu sau khi rửa sạch thì trộn đều với đường phèn/ mật ong
  • Mang hấp cách thủy khoảng 20 phút đến khi hoa chín và ngấm đều thì tắt bếp
  • Dằm nát hoa và chia thành 3 phần ăn hết trong ngày
Cải thiện bệnh tiểu đường, giảm đường huyết
Hoa đu đủ đực hấp cách thủy với đường phèn hoặc mật ong nguyên chất có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết

7. Giảm táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa

Chuẩn bị:

  • 50 gam hoa đu đủ đực

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dược liệu sau khi ngâm rửa sạch thì cho vào ấm sắc với 800ml nước lọc
  • Đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút thì tắt bếp
  • Lọc lấy phần nước thuốc và chia thành nhiều lần uống sau bữa ăn

8. Chữa bệnh tiểu rắt, đau rát niệu đạo

Chuẩn bị dược liệu:

  • Hắc đại đậu và hoa đu đủ đực mỗi vị thuốc 40 gam
  • Diêm tiêu: 4 gam
  • Lá bạc thau: 60 gam

Hướng dẫn sắc thuốc:

  • Các dược liệu sau rửa sạch thì cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ
  • Chia phần nước thuốc sắc thành 3 phần và uống khi bụng đói
  • Áp dụng thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả

Một số lưu ý khi dùng hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực tuy là dược liệu lành tính, hạn chế gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ loại hoa này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng hoa đủ đực với người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu
  • Cẩn trọng khi dùng dược liệu cho trẻ nhỏ
  • Chống chỉ định hoa đu đủ đực với phục nữ mang thai và đang cho con bú
  • Chọn mua hoa đu đực ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Trước khi sử dụng dược liệu, bạn cần sơ chế sạch sẽ. Sau khi rửa với nước, hãy ngâm dược liệu với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất trên hoa
  • Tham vấn thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng dược liệu này điều trị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng, thầy thuốc sẽ chỉ định liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.
  • Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa từ hoa đu đủ đực, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và hướng dẫn xử lý đúng cách.

Trên đây là các thông tin về hoa đu đực và một số bài thuốc chữa bệnh cũng như lưu ý khi sử dụng dược liệu này. Hoa đu đủ được là dược liệu lành tính, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ trong thời gian sử dụng điều trị một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa từ loại hoa này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn