Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Giảo cổ lam: Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Giảo cổ lam (trường sinh thảo) là vị thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Vị thuốc này không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc dân gian mà đã được khoa học nghiên cứu và công nhận về hiệu quả tăng sức đề kháng, chống oxy hóa, điều hòa huyết áp, đường huyết,…

giảo cổ lam là cây gì
Hình ảnh cây giảo cổ lam – Vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Giảo cổ lam là cây gì?

Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae) còn được gọi là cây trường thọ, ngũ diệp sâm, cỏ thần kỳ, trường sinh thảo, thư tràng năm lá, cổ yếm,… thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Đây là loại thực vật thân thảo mọc hoang nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và một số quốc gia Châu Á khác.

Từ lâu, giảo cổ lam đã được sử dụng để đầy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Theo ước tính, thảo dược này đã được sử dụng cách đây khoảng hơn 3000 năm. Hiện nay, giảo cổ lam đã được nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong sản xuất các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp hỗ trợ phòng ngừa – điều trị căng thẳng thần kinh, tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp,…

Mô tả dược liệu giảo cổ lam

1. Đặc điểm

Giảo cổ lam là thực vật thân thảo, có thân leo, kích thước mảnh và có nhiều tua cuốn ở nách lá. Lá có hình chân vịt với 5 lá nhỏ, lá chính giữa lớn và nhỏ dần về cuống.

Hình ảnh cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam là cây thân leo, có các cuốn tua ở nách lá, hoa mọc thành cụm và quả có hình cầu

Hoa đơn tính với hoa cái và hoa đực mọc khác gốc. Hoa mọc thành cụm hình chùy, bên trong có nhiều hoa nhỏ màu trắng và bầu có 3 vòi nhụy. Quả giảo cổ lam có hình cầu, khô, khi chín chuyển thành màu đen và đường kính khoảng 5 – 9mm.

2. Phân bố

Giảo cổ lam mọc chủ yếu ở những vùng đồi núi có độ cao từ 200 – 2000m và phát triển mạnh ở các khu rừng thưa, độ ẩm cao tại Indonesia, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước châu Á khác. Ở nước ta, thảo dược này mọc hoang tại một số địa phương thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sa Pa (Lào Cai),…

3. Phân loại

Giảo cổ lam có 3 loại chính, bao gồm loại 3 lá, 5 lá và 7 lá. Trong đó, loại 5 lá (ngũ diệp sâm) có dược tính cao nhất và thường được sử dụng để làm thuốc.

Tác dụng của cây giảo cổ lam
Cây giảo cổ lam 3 lá có tác dụng kém nên ít được sử dụng để làm thuốc
  • Giảo cổ lam 3 lá: Giảo cổ lam 3 lá là loại thực vật có dây khá lớn, lá bao gồm 3 lá nhỏ, vị ngọt, không đắng và không có mùi thơm (ngay cả khi phơi khô). Do dược tính thấp nên thảo dược này không được sử dụng phổ biến và hiện đang trong quá trình nghiên cứu cụ thể hơn.
  • Giảo cổ lam 5 lá: Giảo cổ lam 5 lá (ngũ diệp sâm) là loại cây có thân nhỏ, vị đắng, mùi thơm đặc trưng và chỉ phát triển ở những vách núi có độ cao 1000m so với mực nước biển. Thảo dược này có dược tính tốt nhất và thường được sử dụng để pha trà. Mặc dù có vị đắng nhưng trà giảo cổ lam có hậu ngọt, thơm và dễ uống.
  • Giảo cổ lam 7 lá: Cây có 7 lá, thân lớn, vị đắng và khó uống. Khi phơi khô không có mùi thơm đặc trưng nên hiếm khi được sử dụng. Thảo dược này chỉ được nhân dân Việt Nam sử dụng làm thuốc.

4. Thành phần hóa học

Thành phần chính của thảo dược này là flavonoid và saponin. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa một số khoáng chất khác như magan, sắt, kẽm, phốt pho, senlen,… Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy, giảo cổ lam chứa hàm lượng saponin cao gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm.

5. Cách bảo quản

Đem giảo cổ lam phơi khô bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp.

Tác dụng của giảo cổ lam theo y học cổ truyền

1. Tính vị – Quy kinh

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, không độc.

2. Tác dụng dược lý

Tác dụng chống phù nề, kháng viêm, làm tiêu khối u và thường dùng để chữa chứng đi tiểu ra máu.

3. Liều lượng

Nhân dân chủ yếu dùng giảo cổ lam hãm với nước sôi uống thay trà hằng ngày. Liều lượng khuyến cáo khoảng 20g/ ngày.

Công dụng của giảo cổ lam theo y học hiện đại

Vượt ra khỏi phạm vi y học cổ truyền, giảo cổ lam đã được khoa học nghiên cứu chuyên sâu và kỹ lưỡng. Dưới đây là một số công dụng của giảo cổ lam đã được công nhận trên cơ sở khoa học.

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Giảo cổ lam đã được chứng minh có hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Chất phanoside trong thảo dược có khả năng tăng mức độ nhạy cảm của insulin, tăng khả năng sử dụng đường (glucose) của tất cả các tế bào trong cơ thể, từ đó giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

Tác dụng của cây giảo cổ lam
Trà giảo cổ lam có tác dụng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường type 2

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 bởi Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý – Trường Đại học Y Hà Nội trên các bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 nhận thấy, các bệnh nhân sử dụng 6g giảo cổ lam/ ngày trong 12 tuần có đường huyết giảm xuống 1 nửa. Từ thực nghiệm này, giảo cổ lam bắt đầu được sử dụng để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

2. Giảo cổ lam có tác dụng hạ mỡ trong máu

Với hơn 100 loại saponin, giảo cổ lam được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hạ mỡ máu. Tác dụng này đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh nhân sử dụng trà giảo cổ lam thường xuyên có thể giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm LDL (cholesterol xấu), giảm triglyceride và tăng cholesterol tốt (HDL). Hiệu quả có thể đạt từ 63 – 97% tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng của từng trường hợp.

Vào năm 2005, nghiên cứu tại Đại học Sydney – Úc cũng cho thấy, trà giảo cổ lam giúp giảm cholesterol toàn phần 44%, giảm LDL 35%, giảm triglyceride 85% và có hiệu quả giảm nồng độ mỡ trong máu tương đương với thuốc Atorvastatin.

3. Tác dụng ổn định huyết áp

Trà giảo cổ lam có khả năng kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric có khả năng giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn và điều hòa huyết áp.

Để chứng minh hiệu quả của thảo dược này, các nhà khoa học đã tiến hành thực nghiệm trên 223 bệnh nhân bị cao huyết áp. Các bệnh nhân chia thành 3 nhóm, một nhóm sử dụng thuốc hạ huyết áp Indapamide, một nhóm dùng nhân sâm và nhóm còn lại dùng giảo cổ lam.

Kết quả nhận thấy, nhóm sử dụng nhân sâm chỉ giảm 41%, nhóm dùng tân dược giảm 93% và nhóm dùng giảo cổ lam giảm chỉ số huyết áp đến 82%. Hiện nay, giảo cổ lam được kỳ vọng có thể thay thế cho các loại thuốc điều trị cao huyết áp vì không chứa độc tính và tương đối an toàn khi sử dụng lâu dài.

4. Hỗ trợ điều trị các bệnh u bướu

Nghiên cứu vào năm 2011 bởi PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền – Viện y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy, giảo cổ lam có khả năng kìm hãm và ngăn chặn sự phát triển của các khối u. Đến năm 2012, GS. TS Phạm Thanh Kỳ cùng với các cộng sự đã tìm thấy nhiều hoạt chất mới trong thảo dược. Các hoạt chất này có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính gây ung thư tử cung, ung thư bạch cầu, ung thư phổi và ung thư đại tràng.

5. Kiểm soát cân nặng, cải thiện thừa cân – béo phì

Giảo cổ lam có khả năng hoạt hóa men AMPK – enzyme có vai trò chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa đạm, mỡ, thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và đốt cháy mỡ thừa. Do đó, sử dụng thảo dược này thường xuyên có thể kiểm soát cân nặng và hỗ trợ cải thiện tình trạng thừa cân – béo phì.

6. Giảo cổ lam tốt cho tim mạch

Hoạt chất adenosine trong giảo cổ lam 5 lá có tác dụng tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, tăng cường máu lên não, ổn định huyết áp và làm giảm các cơ đau tim rõ rệt. Với khả năng này, thảo dược này còn giúp cải thiện tình trạng hồi hôp, lo âu và tăng cường chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân có các vấn đề về tim mạch.

7. Cải thiện gan nhiễm mỡ và bảo vệ tế bào gan

Giảo cổ lam có khả năng ức chế các loại virus gây viêm gan, từ đó giúp bảo vệ tế bào và ngăn ngừa tình trạng xơ gan, gan nhiễm mỡ. Tác dụng này cũng đã được chứng minh qua thực nghiệm ở chuột.

Tác dụng của cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ

Thực nghiệm trên cơ thể chuột được cho ăn nhiều chất béo nhận thấy, giảo cổ lam có khả năng giảm lipid và chất béo trung tính có trong gan, từ đó phòng ngừa gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan thường gặp.

8. Hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson

Parkinson là tình trạng rối loạn thoái hóa hệ thần kinh vận động. Bệnh xảy ra khi các tế bào trong não bộ bị thoái hóa dẫn đến tình trạng cơ thể khó cử động, đi lại chậm chạp, chân tay run cứng,… Vì khởi phát do ảnh hưởng của quá trình lão hóa nên đến nay không có phương pháp điều trị bệnh lý này hoàn toàn.

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu Sinh học & Sức khỏe – Hàn Quốc cho thấy, chiết xuất ethanol từ giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson ở người cao tuổi.

9. Cải thiện sức khỏe

Giảo cổ lam chứa nhiều axit amin, vitamin và flavonoid có khả năng chống oxy hóa, giảm mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện hệ miễn dịch và tiêu trừ gốc tự do trong cơ thể. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính và giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, tiểu đường, huyết áp,…

Cũng chính vì có khả năng cải thiện sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật nên giảo cổ lam còn được gọi là trường sinh thảo (thảo dược giúp kéo dài tuổi thọ).

Với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, trà giảo cổ lam được khuyến khích dùng cho người trung niên và cao tuổi muốn cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, người thường xuyên bị đau đầu, chóng măt, căng thẳng,…

Ngoài ra, bệnh nhân gặp phải di chứng sau tai biến mạch máu não, người bị béo phì, tiểu đường type 2, mỡ máu, cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não và mắc các bệnh về tim mạch cũng có thể sử dụng giảo cổ lam để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Cách dùng giảo cổ lam cải thiện sức khỏe – điều trị bệnh

công dụng của giảo cổ lam
Giảo cổ lam thường được dùng để pha trà hoặc dùng trong các bài thuốc thang

1. Trà giảo cổ lam cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng

  • Chuẩn bị: Giảo cổ lam 20g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào bình, hãm với nước ấm trong 15 – 20 phút và uống hết trong ngày.

2. Trà giảo cổ lam, cà gai leo phòng ngừa viêm gan B, tiểu đường

  • Chuẩn bị: Cà gai leo 20g, giảo cổ lam và xạ đen mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Hãm với 1.5 lít nước sôi, ủ trong 30 phút là dùng được. Chia trà thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày.

3. Bài thuốc chữa tiểu đường theo kinh nghiệm dân gian

  • Chuẩn bị: Thiên môn đông và giảo cổ lam mỗi thứ 25g, cây nắp ấm 30g.
  • Thực hiện: Sắc với 3 lít nước, để sôi trong vòng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, chia thành 3 – 4 lần và dùng hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 1 – 3 tháng.

Lưu ý khi dược liệu giảo cổ lam

Giảo cổ lam là vị thuốc có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao chức năng đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh mãn tính thường gặp. Tuy nhiên trước khi dùng thảo dược này, bạn nên lưu ý một số thông tin quan trọng sau:

  • Không sử dụng giảo cổ lam cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người đang dùng thuốc chống thải ghép, trẻ dưới 6 tuổi và các trường hợp mắc chứng hư hàn (đổ nhiều mồ hôi, chịu lạnh kém, chân tay lạnh, hơi thở ngắn, cơ thể mệt mỏi và dễ đuối sức).
  • Dùng trà giảo cổ lam có thể gây ra một số tác dụng phụ như khó ngủ, mất ngủ, đầy bụng và hạ huyết áp (thường do sử dụng quá liều).
  • Thảo dược có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống đông máu,… Do đó trước khi sử dụng phối hợp, nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Giảo cổ lam là thảo dược quý có tác dụng cải thiện sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Mặc dù không chứa độc tính nhưng lạm dụng thảo dược này quá mức có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về liều lượng và một số lưu ý đặc biệt.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn