Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Cây xạ đen: Hình ảnh, tác dụng và bài thuốc hay chữa bệnh

Cây xạ đen còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Bách giải, Bạch vạn hoa, Cây ung thư,… với danh pháp khoa học là Ehretia asperula Zoll. & Mor, thuộc họ Vòi voi. Cây xạ đen được cả hai giới y học nghiên cứu và cho biết, loại dược liệu này mang bản chất dược phẩm khá cao với các công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tăng cường sức đề kháng và nhiều bệnh lý khác.

cây xạ đen
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến dược liệu cây xạ đen: Đặc điểm, thành phần, công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hay

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Xạ đen cuống, Xạ cái, Bách giải, Cây ung thư, Cây bạch vạn hoa, Cây đồng triều,…
  • Danh pháp khoa học: Ehretia asperula Zoll. & Mor
  • Họ: Vòi voi (Boraginaceae)

Đặc điểm sinh thái

Mô tả cây xạ đen

Cây xạ đen là loại cây dây theo thân gỗ, thường mọc thành búi. Thân cây dạng dây có thể dài tới 10m, có cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không lông và chuyển dần sang nâu. Khi trưởng thành, cành non chuyển sang màu xanh lục, có lông.

Phiến có lá có hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ trên mỗi lá. Cả hai mặt lá đều có màu tương đối giống nhau và không có lông, bìa lá có răng thấp. Cuống lá ngắn và chỉ dài tới 7mm. Lá không rụng theo mùa.

Hoa nhỏ và mọc thành chùm ở ngọn hay nách lá. Mỗi hoa có 5 cánh và có màu trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Cuống hoa dài khoảng 2 – 4mm.

Quả nang có hình trứng và dài khoảng 1cm, nổ thành 3 mảnh. Trong mỗi quả có chứa hạt có áo màu hồng.

Cây xạ đen thường ra hoa tháng 3 – 5 và ra quả vào tháng 8 – 12 hằng năm.

Cây xạ đen phân bố nhiều ở đâu?

Cây xạ đen thường mọc hoang các đồi núi có độ cao từ 1000 – 1500m, nơi có nhiều ánh sáng và độ ẩm cao. Nhưng hiện nay, loại cây này cũng được trồng khá nhiều ở một số địa phương để làm thuốc chữa bệnh.

Ở nước ta, cây xạ đen phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Nam và một số Vườn Quốc gia lớn như Cúc Phương, Ba Vì,… Trên thế giới, loại cây này cũng được tìm thấy nhiều ở nước Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á (Thái Lan, Myanmar,…).

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng thân, cành và lá của cây xạ đen để làm thuốc.

Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm.

Chế biến: Thông thường, cây xạ đen vừa được thu hái về được đem rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, cắt thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.

Bảo quản: Bảo quản nguyên liệu đã khô ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, thi thoảng cần lấy ra phơi để tránh tình trạng nổi mốc. Đối với nguyên liệu còn tươi, có thể bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh và không được bảo quản quá 2 ngày.

hình ảnh cây xạ đen
Hoa cây xạ đen là loại hoa nhỏ, thường mọc theo chùm với những cánh hoa có màu trắng

Thành phần hóa học của cây xạ đen

Trong cây xạ đen có chứa nhiều thành phần hoạt chất:

  • Tanin
  • Flavonoid;
  • Saponin Triterpenoid;
  • Acid amin;
  • Quinone;
  • Cyanoglycosid;
  • Các Polyphenol;
  • Đường khử.

Tác dụng dược lý của cây xạ đen

Theo Y học hiện đại

Ứng dụng lâm sàng của cây xạ đen trong giới Y học hiện đại:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Thành phần hoạt chất Flavonoid có trong cây xạ đen giúp làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do là những tác nhân phá hủy tế bào, hình thành bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư máu,…;
  • Hỗ trợ điều trị các khối u: Thành phần Flavonoid, Quinone, Saponin Triterpenoid là những hoạt chất có tác dụng kháng u mạnh, hỗ trợ điều trị các khối u trong cơ thể. Điển hình là những khối u lành và u bướu như: u sơ, u nang, u mỡ, bướu cổ,…;
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, men gan cao, xơ gan,…;
  • Hỗ trợ điều trị cao huyết áp, điều hòa đường huyết;
  • Tăng cường tuần hoàn máu não, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ, suy nhược thần kinh, chứng hoa mắt, chóng mặt.

Theo Y học cổ truyền

Trong Đông y, cây xạ đen mang lại những công dụng sau:

  • Điều trị mụn nhọt, ung thũng;
  • Tiêu viêm;
  • Giải độc;
  • Giảm tiết dịch trong xơ gan cổ trướng;
  • Thông kinh, lợi niệu, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, trị bế kinh, bệnh lậu;
  • Ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư;
  • An thần, điều hòa hoạt huyết, giúp ngủ ngon;
  • Tăng cường sức đề kháng.

Tính vị – Quy kinh dược liệu cây xạ đen

Tính vị: Xạ đen có vị đắng, chát, tính hàn.

Quy kinh: Cây xạ đen được quy vào kinh Can.

Những đối tượng dùng được cây xạ đen

Về bản chất, cây xạ đen tương đối lành tính. Ở một số trường hợp có thể gặp phải những tác dụng phụ nhưng đó chỉ là triệu chứng thông thường và không đe dọa đến tính mạng con người. Vì thế, đối tượng sử dụng được cây xạ đen khá rộng, cụ thể hơn là các đối tượng thuộc khác trường hợp dưới đây:

  • Đối tượng bị viêm nhiễm đường tiêu hóa;
  • Đối tượng có huyết áp cao;
  • Đối tượng có vấn đề về gan như: gan nhiễm mỡ, men gan cao, viêm gan B, gan nhiễm mỡ,…;
  • Bệnh nhân có các khối u lành tính, các loại bướu;
  • Bệnh nhân ung thư.

Cách dùng và liều lượng sử dụng cây xạ đen

  • Cách dùng: Cây xạ đen chủ yếu sắc để lấy nước uống hoặc đem hãm cùng với nước trà. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác.
  • Liều lượng: Dùng 15 – 20 gram/ ngày.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây xạ đen

Cây xạ đen được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trong Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:

những bài thuốc từ cây xạ đen
Cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, ung thư, mụn nhọt, phòng ngừa tiểu đường, giúp tăng sức đề kháng,…

1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan

  • Nguyên liệu: 50 gram xạ đen, 30 gram cà gai leo và 10 gram mật nhân;
  • Cách thực hiện: Làm sạch các nguyên liệu đã được chuẩn bị bằng nước mát rồi cho vào nồi cùng với 2 lít nước. Tiến hành đun sôi khoảng 15 – 20 phút rồi tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước và loại bỏ phần bã. Dùng nước sắc thay cho nước lọc hằng ngày.

2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư

  • Nguyên liệu: 30 gram xạ đen, 20 gram cỏ lưỡi rắn và 6 gram cam thảo dây;
  • Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên hãm cùng với nước sôi như nước trà. Dùng để uống thay cho nước trà và nên dùng hết trong ngày, không được để qua đêm.

3. Bài thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi, phòng ngừa bệnh tiểu đường, ung thư

  • Nguyên liệu: Xạ đen, giảo cổ lam và nấm linh chi mỗi vị 15 gram;
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước và dùng hết trong ngày.

4. Bài thuốc giúp giải nhiệt, lợi tiểu, thông kinh

  • Nguyên liệu: 15 gram xạ đen và 12 gram kim ngân hoa;
  • Cách thực hiện: Làm sạch hai nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi đem phơi khô. Khi nguyên liệu đã khô hẳn, đem sao vàng rồi hãm cùng với nước sôi như nước trà. Dùng để uống thay thế cho nước trà.

5. Bài thuốc chữa mụn nhọt, các vết lở loét

  • Nguyên liệu: 3 – 4 lá cây xạ đen tươi;
  • Cách thực hiện:  Rửa sạch lá cây bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, giã nát lá xạ đen rồi đem đắp trực tiếp tại vị trí nổi mụn nhọt hay bị lở loét. Giữ yên khoảng 15 phút để các tinh chất thấm đều rồi rửa lại với nước sạch.

6. Bài thuốc từ cây xạ đen giúp tăng cường sức đề kháng

  • Nguyên liệu: 10 – 20 gram thân và lá cây xạ đen;
  • Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ nguyên liệu được chuẩn bị rồi đem sắc cùng với một lượng nước vừa đủ. Dùng phần nước sắc được thay cho nước trà hằng ngày.

Ngoài ra, cây xạ đen còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhưng không được liệt kê chi tiết ở đây như: điều trị chứng mất ngủ, trị viêm sưng, hỗ trợ điều trị huyết áp cao, giảm đau,… Để biết thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo những bài thuốc khác từ bác sĩ, lượng y.

Một số lưu ý khi sử dụng cây xạ đen để chữa bệnh

Trước và trong quá trình sử dụng cây xạ đen, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Không sử dụng các bài thuốc từ cây xạ đen cho các đối tượng bị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu;
  • Không sử dụng các bài thuốc từ cây xạ đen cho phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai. Phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ cần thận trọng khi sử dụng;
  • Các đối tượng có vấn đề về gan thận cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng;
  • Lạm dụng dược liệu xạ đen có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;
  • Cây xạ đen có tác dụng an thần dễ khiến người bệnh buồn ngủ. Do vậy, không nên pha dược liệu này quá đậm đặc, nhất là những buổi sáng sớm có thể làm ảnh hưởng tinh thần làm việc trong một ngày;
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc để qua đêm. Vì thuốc dễ bị hỏng và có thể gây đau bụng, tiêu chảy;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc từ cây xạ đen cho các đối tượng bị khối u.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu cây xạ đen cũng như một số bài thuốc chữa bệnh hay. Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ có ích cho bạn đọc. Trước khi sử dụng dược liệu này, bạn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia, lương y để tránh gặp phải những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

Thông tin bổ ích cho bạn đọc:

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn