Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Cây sài đất và 21 bài thuốc dân gian chữa bệnh cực hay

Mặc dù là một loại cỏ mọc hoang nhưng cây sài đất lại có thể phát huy nhiều tác dụng tốt giúp chữa bệnh. Dùng thảo dược ở cả dạng khô hay dạng tươi đều có khả năng làm giảm sốt, chữa rôm sảy, cảm cúm, viêm sốt… Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.

cây sài đất
Cây sài đất là thảo dược quen thuộc được ứng dụng vào rất nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Tên gọi khác: Cúc giáp, ngổ núi, húng trám, cúc dại, hoa múc…
  • Tên khoa học: Wedelia calendulacea (L.)
  • Họ khoa học: Cúc (Asteraceae)

Một số đặc điểm của Cây sài đất

1. Đặc điểm sinh thái

Sài đất thuộc nhóm cây cỏ, thân thảo, sống dai, phần thân bò dưới mặt đất, thân bò tới đâu rễ sẽ mọc theo tới đó. Nếu gặp thổ nhưỡng tốt thì thân cây có thể cao hơn nửa mét.

Phần thân của cây sài đất có màu xanh, phía ngoài được phủ một lông trắng nhỏ cứng. Lá sài đất có hình bầu dục thon dài, nhọn dần về 2 đầu, mọc đối nhau. Cả 2 bên mặt lá đều có lông cứng nhỏ.

Phần lá dường như không có cuống. Chiều dài lá từ 15 – 50mm còn chiều rộng từ 8 – 25mm, phần mép lá có từ 1 – 3 răng cưa. Mỗi lá có 2 gân phụ mọc ở 2 bên của gân chính, gân chính xuất phát từ phía cuống, cả phần gân chính và gân phụ đều nổi ở mặt dưới của lá.

Hoa sài đất mọc thành cụm có hình đầu, hoa có màu vàng tươi. Còn quả là dạng quả bế, đầu thu hẹp lại, không có lông nhưng tận cùng mang 1 vòng có răng.

2. Nơi phân bố

Cây sài đất ưa vùng thổ nhưỡng ẩm mát. Ở Việt Nam cây mọc hoang tại hầu khắp các tỉnh miền Bắc. Do nhu cầu dùng làm thuốc tăng cao mà hiện nay cây bắt đầu được trồng khá nhiều ở các địa phương.

Cách trồng: Chọn những đoạn thân sài đất có rễ đem cắt thành từng khúc rồi vùi khoảng 2/3 xuống duối đất. Với những vùng thổ nhưỡng ẩm ướt, màu mỡ, cây phát triển rất nhanh, sau 15 ngày đã có thể mọc tốt.

3. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây sài đất đều được tận dụng để làm vị thuốc. Trong đó, lá và thân thường được sử dụng nhiều hơn phần rễ.

4. Thu hái và sơ chế cây sài đất

Có thể thu hái thảo dược này vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là khi cây đang ra hoa vào khoảng tháng 4 – 5. Bởi lúc này dược tính được đánh giá tốt nhất.

Khi thu hái cần cắt sát gốc, đem về rửa sạch rồi có thể dùng tươi hay phơi khô để bảo quản dùng dần. Nếu chọn phơi khô thì trước khi đem phơi cần chần sơ qua nước sôi khoảng 5 phút.

Dược liệu đã được qua sơ chế khô cần cho vào túi kín hay hộp có nắp đậy. Bảo quản ở những nơi khô thoáng để tránh ẩm mốc, mối mọt.

dược liệu sài đất
Sau khi thu hái, dược liệu sẽ được đem đi rửa thật sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất

5. Các thành phần hóa học có trong cây sài đất

Theo phân tích từ nhiều nghiên cứu, cây sài đất có chứa một số thành phần hoạt chất bao gồm:

  • Cumarin
  • Isoflavonoid
  • Wedelolacton
  • Caroten
  • Tanin
  • Saponin
  • Tinh dầu
  • Các muối vô cơ

Vị thuốc Cây sài đất

1. Tính vị và quy kinh

Dược liệu sài đất có vị hơi chua và đắng nhẹ, tính mát, không độc. Được quy vào 2 kinh Can và Phế.

2. Cây sài đất có tác dụng gì?

– Theo y học cổ truyền:

  • Thanh nhiệt
  • Giải độc gan
  • Kháng viêm
  • Tiêu nhọt
  • Long đờm

– Theo dược lý hiện đại:

  • Giảm sốt
  • Giảm đau
  • Kháng viêm

3. Cách dùng và liều dùng

Dược liệu sài đất thường được dùng theo đường uống, có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc hay cao lỏng đều mang đến công dụng tốt. Liều thông dụng là khoảng từ 20 – 40g/ngày.

Cây sài đất và X bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm

Nhờ có chứa nhiều thành phần hoạt chất với công dụng đa dạng mà cây sài đất được ứng dụng vào rất nhiều các bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là những bài thuốc đến nay vẫn còn lưu truyền:

1. Dùng cây sài đất chữa bệnh cảm cúm

  • Chuẩn bị: 3g sài đất, 3g kinh giới, 3g tía tô, 3g cam thảo đất, 2g mạn kinh, 30g kim ngân hoa cùng 3 lát sinh khương.
  • Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên đem rửa sạch rồi cho vào ấm. Thêm 3 bát nước đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 bát. Gạn lấy nước, bỏ bã chia đều làm 2 lần uống/ngày. Dùng 1 thang/ngày cho tới khi hết cảm cúm.

2. Bài thuốc hạ sốt từ sài đất

  • Chuẩn bị: Khoảng 20 – 50g sài đất ở dạng tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu với nước muối loãng. Cho vào cối gã nát rồi chắt lấy nước uống. Tận dụng phần bã để đắp vào lòng bàn chân có tác dụng giúp hạ thân nhiệt nhanh chóng.
bài thuốc từ cây sài đất
Dược liệu dùng ở dạng tươi mang đến hiệu quả hỗ trợ kiểm soát bệnh rất tốt

3. Trị rôm sảy và nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 1 vài nắm cây sài đất tươi.
  • Thực hiện: Nấu nước để tắm cho trẻ với tần suất 1 – 2 lần/ngày. Khi tắm cần tận dụng phần bã để chà nhẹ nhàng lên da của trẻ. Sau cùng dùng nước sạch tắm lại 1 lần nữa.

4. Bài thuốc điều trị khạc ra máu

  • Chuẩn bị; 30g sài đất, 15g trắc bá diệp, 15g tử chu thảo cùng với 10g bách hợp.
  • Thực hiện: Các vị thuốc này cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ để lấy nước đặc. Dùng 1 thang/ngày, có thể chia đều làm nhiều lần uống.

5. Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 20g kim ngân hoa, 20g củ tóc tiên, 20g lá trắc lá, 20g củ sắn dây, 16g hoa hòe cùng với 16g cam thảo đất.
  • Thực hiện: Hoa hòe đem sao cháy còn trắc bá thì sao đen rồi gộp với các vị còn lại cho hết vào ấm. Sắc uống 1 thang/ngày, có thể chia nước thuốc thu được thành nhiều lần uống.

6. Bài thuốc trị viêm cơ bằng sài đất

  • Chuẩn bị: 50g sài đất, 20g bồ công anh, 20g kim ngân hoa cùng với 16g cam thảo đất.
  • Thực hiện: Cho hết các vị thuốc vừa chuẩn bị vào ấm. Thêm nước vào rồi sắc lấy nước đặc. Uống 1 thang/ngày, chia làm nhiều lần.
  • Lưu ý: Kết hợp với lấy cây sài đất tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp vào vị trí viêm để nâng cao tính công hiệu.

7. Dùng sài đất chữa nhiễm trùng phần mềm

  • Chuẩn bị: Khoảng từ 20 – 30g sài đất ở dạng tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo. Sau đó cho vào cối giã nát và đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
  • Lưu ý: Tuyệt đối không áp dụng trong trường hợp tổn thương có dấu hiệu mưng mủ.

8. Bài thuốc trị hôi miệng, nhiệt miệng, ăn nhiều nhưng nhanh đói, đau bụng

  • Chuẩn bị: 16g sài đất, 16g thục địa, 16g thạch cao, 12g mạch môn cùng với 10g rễ cỏ xước.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào trong ấm. Thêm 500ml nước sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 200ml. Chia đều làm 2 lần uống, dùng 1 thang/ ngày.

9. Cây sài đất giúp thanh nhiệt và giải độc gan

  • Chuẩn bị: Khoảng từ 100 – 200g sài đất ở dạng tươi.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đi ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch rồi để ráo. Dùng ăn sống trong bữa ăn thường ngày để thay thế cho rau.

10. Bài thuốc chữa sưng viêm tuyến vú

  • Chuẩn bị: 50g sài đất, 20g thông thảo, 20g bồ công anh, 20g kim ngân hoa cùng với 16g cam thảo đất.
  • Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên cho hết vào trong ấm. Thêm khoảng nửa lít nước rồi đun trên lửa nhỏ 20 phút. Loại bỏ bã, gạn lấy nước chia đều làm 3 lần uống, dùng 1 thang/ ngày.

11. Dùng cây sài đất trị ngứa da

Đây là mẹo dân gian có thể đáp ứng tốt trong cả trường hợp ngứa da theo mùa, do thời tiết thay đổi hay do các bệnh viêm da dị ứng, eczema…

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 30g kim ngân hoa. 15g kinh giới, 15g rau má cùng với 10g lá khế.
  • Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên rồi cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước. Đổ ra thau chờ nguội bớt rồi dùng lau rửa vùng da bị ảnh hưởng. Có thể tận dụng phần bã để nhẹ nhàng chà lên da giúp giảm ngứa hiệu quả hơn.

12. Bài thuốc chữa bệnh nhiễm trùng bàng quang

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 20g bồ công anh, 20g mã đề cùng với 16g cam thảo đất.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm. Thêm nửa lít nước sắc đến khi cạn còn khoảng 150ml. Gạn lấy nước, chia đều làm 3 lần uống/ ngày, dùng mỗi ngày 1 thang.

13. Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 12g bồ công anh, 12g thổ phục linh, 10g kim ngân hoa cùng với 10g ké đầu ngựa.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm, thêm nước rồi sắc lấy nước đặc. Có thể gạn nước và chia làm nhiều lần uống, dùng 1 thang/ ngày.
  • Lưu ý: Có thể kết hợp nấu nước lá sài đất tươi để tắm giúp tổn thương nhanh lành hơn.

14. Dùng cây sài đất chữa mụn lở, bệnh chàm

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 15g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất cùng với 10g khúc khắc.
  • Thực hiện: Cho hết các vị thuốc vào ấm, sắc lấy nước đặc. Uống 1 thang/ ngày.
  • Lưu ý: Kết hợp giã sài đất tươi để đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị.

15. Bài thuốc trị nổi mẩn ngứa trên da

  • Chuẩn bị: 15g sài đất, 12g hà thủ ô, 12g kim ngân hoa, 12g sa sâm, 12g ngưu tất, 10g diệp hạ châu, 8g thiên niên kiện, 6g thạch cao cùng với 4g cam thảo.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm để sắc lấy nước đặc. Gạn nước và chia thành nhiều lần uống, dùng 1 thang/ ngày.
tác dụng của cây sài đất
Cây sài đất được dùng phổ biến trong khắc phục chứng ngứa da do nhiều nguyên nhân

16. Bài thuốc trị bệnh viêm chân răng

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 15g bán liên biên cùng với 10g huyền sâm.
  • Thực hiện: Trộn đều các vị thuốc trên rồi cho vào ấm. Thêm nửa lít nước sắc trên lửa nhỏ để lấy nước đặc. Gạn nước và chia làm nhiều lần uống, dùng 1 thang/ ngày.

17. Dùng cây sài đất phòng ngừa bệnh sởi và bệnh bạch hầu

  • Chuẩn bị: Khoảng 30g sài đất ở dạng khô.
  • Thực hiện: Cho vào ấm đun sôi cùng nửa lít nước. Uống hết trong ngày. Dùng 1 thang/ ngày trong 3 ngày liên tục.

18. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư môn vị

  • Chuẩn bị: 30g sài đất, 30g bán linh chi cùng với 30g bạch hoa xà thiệt.
  • Thực hiện: Cho hết các vị thuốc trên vào ấm. Thêm 5 bát nước rồi sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 3 bát. Gạn lấy phần nước và chia đều thành 3 lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ ngày.

19. Bài thuốc điều trị viêm gan

  • Chuẩn bị: 10g sài đất, 10g nhân trần cùng với 5g kim ngân hoa.
  • Thực hiện: Cho vào ấm đun sôi cùng với nửa lít nước. Dùng uống thay cho trà hằng ngày.

20. Bài thuốc chữa ho gà, ho ra máu, viêm phổi, hạ huyết áp, viêm amidan

  • Chuẩn bị: Khoảng từ 15 – 30g sài đất ở dạng khô.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, thêm nước vào sắc trên lửa nhỏ để lấy nước đặc. Có thể chia làm nhiều lần uống nhưng chỉ dùng 1 thang/ ngày.

21. Dùng cây sài đất chữa nổi ban độc ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 6g sài đất, 4g cỏ mực, 4g bạc hà, 4g nhãn lồng, 2g thạch cao cùng với 3 con trùn hổ.
  • Thực hiện: Cho hết tất cả các vị thuốc trên vào ấm. Đổ thêm 600ml nước rồi đun trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml thì đạt. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày, dùng 1 thang/ ngày.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu cây sài đất

Dược liệu sài đất mặc dù tương đối lành tính và an toàn nhưng nếu không cẩn trọng khi dùng thì vẫn tiềm ẩn các rủi ro ngoại ý. Cần chú ý đến các vấn đề sau khi dùng dược liệu này:

  • Các bài thuốc từ sài đất chỉ có tác dụng hỗ trợ kiểm soát bệnh, không thể tác động toàn diện đến diến tiến của bệnh.
  • Dược liệu này rất dễ nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa, cần hết sức chú ý để không hái nhầm thuốc.
  • Một số thành phần trong sài đất có thể gây kích ứng ở những người có cơ địa và làn da nhạy cảm. Ngưng dùng dược liệu ngày nếu phát sinh các dấu hiệu bất thường.
  • Trường hợp đang dùng thuốc Tây thì cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp sử dụng sài đất,
  • Hiệu quả mà dược liệu mang lại còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Bạn có thể áp dụng nhưng đừng nên quá kỳ vọng vào các mẹo chữa bệnh từ cây sài đất.

Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm, tác dụng cũng như một số bài thuốc từ dược liệu cây sài đất. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi sử dụng dược liệu cho mục đích chữa bệnh, cần tham khảo thầy thuốc để được tư vấn kỹ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm: Cây lược vàng: Tác dụng chữa bệnh và bài thuốc hay lưu truyền

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn