Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Cây rau mương: Tác dụng dược lý và bài thuốc chữa bệnh

Cây rau mương còn có tên gọi khác là rau mương nằm, rau mương thon, rau mương đất, rau lục. Tên khoa học Ludwigia prostrate. Thuộc họ rau dừa nước. Nhờ bị ngọt và tính mát, vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, mát hóa tiêu sưng, trừ thấp, tiêu thũng, hỗ trợ cầm ỉa và lỵ. Ngoài ra vị thuốc còn có tác dụng kiểm soát nhiều bệnh lý như đau khớp, viêm ruột, viêm họng, tiểu đường, đau dạ dày…

Cây rau mương: Tác dụng dược lý và bài thuốc chữa bệnh
Tìm hiểu tính vị của vị thuốc rau mương, tác dụng dược lý và các bài thuốc chữa bệnh

  • Tên khác: Rau mương nằm, rau mương thon, rau mương đất, rau lục
  • Tên khoa học: Ludwigia prostrate.
  • Thuộc họ: Rau dừa nước (danh pháp khoa học: Onagraceae)
  • Thuộc bộ: Sim

Mô tả cây rau mương

1. Đặc điểm sinh thái của cây rau mương

Rau mương là một loại dược liệu thiên nhiên được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày do nhiễm H.Pylori và nhiều bệnh lý khác. Dược liệu có chiều cao từ 25 – 50cm.  Thân cây thẳng đứng, có phân nhánh, cành và thân có 4 góc tù. Cây có lá màu xanh lục, thuôn dài, có mũi nhọn, hinh dải – ngọn giáo.

Dược liệu có hoa xuất hiện với màu trắng. Hoa thường mọc thành cụm và mọc ở nách lá. Mỗi cụm sẽ chứa từ 1 – 8 bông, không có cuốn.

Rau mương có quả hình trụ, quả nhẵn, hơi phồng lên ở đỉnh. Từ 2 – 3cm là chiều dài trung bình của mỗi quả.

2. Phân bố

Cây rau mương thường sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi ẩm ướt và những chứa nhiều nước như gò ruộng, hồ nước, bờ đê…

Loại thảo dược thiên nhiên này thường được tìm thấy ở Lào Cai, Quảng trị, Quảng Ninh, Huế hoặc đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thuộc Tây nguyên.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng

Toàn thân cây rau mương được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái

Cây rau mương là một vị thuốc rất dễ trồng. Chính vì thế, người dùng có thể thu hoặc vị thuốc này quanh năm. Tuy nhiên để làm tăng tác dụng điều trị bệnh và đảm bảo chất lượng của vị thuốc, rau mương nên được thu hái vào mùa hè thu.

Chế biến

Sau khi thu hái, mang dược liệu rửa sạch, để ráo nước, sau đó hái khúc và phơi khô.

Bảo quản

Người dùng nên bảo quản vị thuốc ở những nơi khô  ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản vị thuốc rau mương
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản vị thuốc rau mương

4. Thành phần hóa học của cây rau mương

Hiện tại chưa có bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đề cập đến thành phần hóa học của dược liệu rau mương.

Vị thuốc rau mương

1. Tính vị

Vị ngọt, tính mát và hơi sít.

2. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng của vị thuốc chưa được nghiên cứu.

Theo Y học cổ truyền

Nhờ những đặc tính có lợi, cây rau mương có tác dụng tiêu thũng, thanh nhiệt cơ thể, mát mát tiêu sưng, trừ thấp, hỗ trợ cầm ỉa chảy và lỵ.

Ngoài ra vị thuốc còn có tác dụng kiểm soát nhiều bệnh lý như đau khớp, viêm ruột, viêm họng, tiểu đường, đau dạ dày, giảm chứng đau nhức cơ răng, nhiễm H.Pylori, mụn.

3. Cách sử dụng và liều dùng

Cách dùng

Trong những bài thuốc điều trị bệnh, cây rau mương thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, nhai nuốt tươi hoặc giã nát vị thuốc.

Liều dùng

  • Đối với dược liệu khô: Dùng 20 – 40 gram.
  • Đối với dược liệu tươi: Dùng 40 – 50 gram.
Cách sử dụng và liều dùng dược liệu rau mương
Cách sử dụng và liều dùng dược liệu rau mương

Những bài thuốc điều trị bệnh từ cây rau mương

Nhờ đặc tính và những tác dụng hữu hiệu nêu trên, cây rau mương thường xuyên góp mặt trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Bao gồm:

1. Bài thuốc từ cây rau mương điều trị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. Pylori

Nguyên liệu:

  • Cây rau mương có hoa vàng và có chiều cao trung bình khoảng 1m.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo và cắt rau mương thành từng khúc nhỏ
  • Mang dược liệu phơi khô, sau đó sao vàng và hạ thổ
  • Sắc rau mương để lấy nước thuốc uống mỗi ngày
  • Người bệnh nên kiên trì thực hiện bài thuốc từ rau mương điều trị bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. Pylori trong 5 ngày. Điều này sẽ giúp bạn làm giảm cảm giác khó chịu và cơn đau do bệnh dạ dày gây ra.

2. Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường bằng dược liệu rau mương

Nguyên liệu:

  • 15 gram rau mương
  • 15 gram dây mây
  • 15 gram chuối hột
  • 10 gram lá vú sữa tím
  • 10 gram cam thảo
  • 15 gram lục bình
  • 20 gram khổ qua.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả vị thuốc vào ấm sau khi rửa sạch
  • Thêm 3 chén nước lọc vào ấm
  • Thực hiện sắc thuốc cho đến khi nước thuốc còn 8 phân
  • Lọc lấy nước thuốc, không sử dụng phần bã
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày (buổi sáng và buổi chiều)
  • Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường bằng dược liệu rau mương mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng.
Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường bằng dược liệu rau mương
Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường bằng dược liệu rau mương

3. Bài thuốc sử dụng cây rau mương làm hạ đường huyết

Nguyên liệu:

  • Rau mương.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo và cắt rau mương thành từng khúc nhỏ
  • Tiếp tục mang vị thuốc phơi khô và sao sơ
  • Mang rau mương khô sắc cùng với nước để lấy nước thuốc uống mỗi ngày
  • Hoặc lấy một lượng vừa đủ rau mương cho vào tách, chế 300ml nước sôi vào cùng và thực hiện hãm vị thuốc trong 20 phút
  • Chắt lấy nước và uống thuốc như uống nước trà
  • Người bệnh kiên trì áp dụng bài thuốc sử dụng cây rau mương làm hạ đường huyết đến khi bệnh thuyên giảm.

4. Bài thuốc điều trị bệnh viêm amidan và viêm họng bằng lá cây rau mương

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá cây rau mương
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang lá rau mương rửa sạch và để ráo nước
  • Cho một ít muối vào phần giữa của lá rau mương và thực hiện nhai nuốt chung
  • Mỗi ngày người bệnh nên nhai lá rau mương một lần vào buổi tối, nhai thuốc trước khi đi ngủ để nâng cao hiệu quả chữa trị
  • Để kiểm soát bệnh lý, người bệnh cần thực hiện bài thuốc điều trị bệnh viêm amidan và viêm họng bằng lá cây rau mương mỗi ngày, ngưng sử dụng khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm.
Bài thuốc điều trị bệnh viêm amidan và viêm họng bằng lá cây rau mương
Bài thuốc điều trị bệnh viêm amidan và viêm họng bằng lá rau mương

5. Bài thuốc từ lá cây rau mương điều trị đầy bụng và tiêu chảy

Nguyên liệu: 

  • Lá cây rau mương
  • Nước muối loãng.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá cây rau mương trong nước muối pha loãng
  • Vớt lá cây ra ngoài và để ráo nước
  • Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát
  • Sử dụng rây lọc hoặc vải mùng để chắt lấy phần nước cốt
  • Uống thuốc ngay khi vừa thực hiện
  • Sau 3 – 5 ngày áp dụng bài thuốc từ lá cây rau mương điều trị đầy bụng và tiêu chảy, người bệnh sẽ nhận thấy các bệnh lý thuyên giảm đáng kể.

6. Bài thuốc điều trị áp xe, mụn nhọt và chín mẻ từ dược liệu rau mương

Để điều trị áp xe, mụn nhọt và chín mẻ, người bệnh cần sử dụng đồng thời bài thuốc đắp và bài thuốc uống.

Bài thuốc đắp

Nguyên liệu:

  • Một nắm lá và thân rau mương
  • Nước muối loãng.

Cách thực hiện:

  • Mang lá và thân rau mương đã chuẩn bị rửa sạch
  • Tiếp tục ngâm và rửa vị thuốc trong nước muối loãng khoảng 10 phút
  • Vớt vị thuốc ra ngoài, rửa lại và để ráo nước
  • Thực hiện giã nát lá và thân rau mương trong cối
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Đắp thuốc vào những vùng da có áp xe, mụn nhọt và chín mẻ trong 15 phút
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Bài thuốc uống

Nguyên liệu:

  • 30 – 40 gram cây rau mương khô

Cách thực hiện:

  • Mang rau mương khô sắc cùng với nước để lấy nước thuốc uống mỗi ngày
  • Hoặc lấy một lượng vừa đủ rau mương cho vào tách, chế 600ml nước sôi vào cùng và thực hiện hãm vị thuốc trong 20 phút
  • Chắt lấy nước và uống thuốc khi còn ấm nóng
  • Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
  • Người bệnh dùng thuốc cho đến khi những tổn thương lành hẳn.
Bài thuốc điều trị áp xe, mụn nhọt và chín mẻ từ dược liệu rau mương
Bài thuốc giúp điều trị áp xe, mụn nhọt và chín mẻ từ dược liệu rau mương

7. Bài thuốc giúp tẩy giun từ cây rau mương

Nguyên liệu:

  • 100 gram cây rau mương khô hoặc tươi.

Cách thực hiện:

  • Mang cây rau mương khô hoặc tươi sắc cùng với một lượng nước vừa đủ
  • Sau khi tắt bếp, chắt lấy nước thuốc và không sử dụng bã
  • Uống thuốc trước bữa ăn 20 phút
  • Thực hiện một lần một ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây rau mương điều trị bệnh

Khi đưa cây rau mương vào quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả chữa trị:

  • Thận trọng khi sử dụng rau mương cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Rau mương là một loại dược liệu tương đối lành tính. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng vị thuốc này. Bởi việc lạm dụng vị thuốc, sử dụng thuốc sai liều, sai cách và sai thời gian quy định, người bệnh có thể mắc phải nhiều rủi ro không mong muốn.
  • Người bệnh không nên tự ý đưa cây rau mương và quá trình điều trị. Việc sử dụng dược liệu cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thận trọng khi sử dụng rau mương cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai
Thận trọng khi sử dụng rau mương cho phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai

Cây rau mương là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiêu chảy, lỵ, tiểu đường, mụn nhọt, áp xe, bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn H. Pylori… Tuy nhiên trước khi đưa dược liệu vào quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên tham vấn y khoa để cân chỉnh liều lượng phù hợp với sức khỏe và được hướng dẫn về cách dùng.

Bài viết liên quan:

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Bình luận (1)

  1. ĐÀO VĂN BÁ says: Trả lời

    Tôi được 1 người đồng bào tây nguyên chỉ cây này uống xương khướp rất hiệu quả nhưng kg biết tên, hình bên phải của tiêu đề, mong tác giả phản hồi.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn