Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Cây ngải cứu: Công dụng và bài thuốc hay chữa bệnh

Cây ngải cứu là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với công năng phá huyết, ôn trung, đuổi hàn, an thai, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc và món ăn giúp trị động thai, kinh nguyệt không đều, chứng thống kinh, bụng đau do lạnh, vô sinh ở nữ giới,… Ngoài ra ngải nhung (lông tơ trên lá ngải cứu) còn được sử dụng để làm mồi cứu (sử dụng trong châm cứu).

Cây ngải cứu
Ngải cứu là cây thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh và món ăn bồi bổ sức khỏe

  • Tên gọi khác: Ngải diệp, Ngải nhung, Thuốc cứu, Hoàng thảo và Ngải cảo
  • Tên dược: Folium Artemisiae Argyi
  • Tên khoa học: Artemisia vulgaris
  • Họ: Cúc Asteraceae (Compositae)

Mô tả dược liệu ngải cứu

1. Đặc điểm sinh thái của cây ngải cứu

Ngải cứu là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, chiều cao khoảng 50 – 100cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, phiến xẻ lông chim, bề mặt phủ lông trắng, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới màu nhạt hơn do có nhiều lông trắng. Các lá ở phần ngọn thường không xẻ và có kích thước nhỏ.

cây ngải cứu là cây gì
Lá ngải có hình xẻ lông chim, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có màu nhạt hơn do chứa nhiều lông trắng

Hoa mọc thành từng cụm hình đầu ở ngọn. Quả hình bế, kích thước nhỏ và không có túm lông. Toàn cây ngải cứu chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Loài cây này ưa những nơi đất ẩm, mềm xốp và ít nắng. 

2. Phân bố

Ngải cứu có nguồn gốc từ các quốc gia ôn đới ở Bắc Mỹ, Bắc Phi, Châu Á và Châu Âu. Ở nước ta, ngải cứu được trồng và mọc hoang ở nhiều địa phương.

3. Bộ phận dùng

Cành non và lá ngải cứu được sử dụng để làm thuốc hoặc dùng như một loại rau. Lá ngải dùng làm thuốc được gọi là ngải diệp, phần lông tơ được gọi là ngải nhung.

4. Thu hái – sơ chế, bảo quản

Nếu dùng ăn, có thể thu hái quanh năm. Trong trường hợp dùng làm thuốc, nên hái vào tháng 6 (ngày 5/5 âm lịch) để dược liệu có phẩm chất tốt. Khi hái về đem phơi trong râm đến khi khô hoàn toàn. Nếu dùng để làm mồi cứu (trong châm cứu), nên phơi khô, sau đó tán nhỏ và rây lấy phần lông trắng.

Một số phương pháp bào chế ngải cứu phổ biến:

  • Dùng tươi thì rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát và vắt lấy nước uống
  • Rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô. Sau đó sao qua và bảo quản dùng dần.
  • Phơi ngải cứu khô hoàn toàn, sau đó bỏ gân xanh và cho vào 1 ít bột lưu hoàng dùng để cứu. Hoặc thêm 1 ít bột gạo vào giã nhỏ, dùng để uống. 

Dược liệu sau khi được phơi khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi ẩm mốc, nhiệt độ cao. Nếu lâu không dùng, nên phơi lại để tránh ẩm mốc và biến chất. 

5. Thành phần hóa học

Cây ngải cứu chứa thành phần hóa học đa dạng, gồm có a-Amyrin, l-Quebrachitol, Thujone, Ferneol, Thujyl alcol, Phellandrene, Dehydromatricaria ester, Cineol,…

Vị thuốc ngải cứu (ngải diệp)

Hình ảnh cây ngải cứu
Ngải diệp có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, tác dụng phá huyết, an thai, đuổi phong hàn và ngừng máu

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị cay, đắng, mùi thơm và tính ấm. 
  • Quy vào kinh Thận, Phế, Tâm, Can và Tỳ

2. Tác dụng theo y học cổ truyền

Ngải diệp là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, được ứng dụng trong cả bài thuốc, món ăn bồi bổ và phương pháp châm cứu.

Tác dụng của ngải diệp theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng ấm kinh, an thai, ngừng máu, tán hàn thấp, ôn trung và lý khí huyết. 
  • Thường được dùng để chữa bụng lạnh đau, nôn ra máu, chảy máu cam, băng lậu, thai động, tiêu chảy kéo dài, tiết tả, ghẻ ngứa, ung nhọt, kinh nguyệt không đều, trị giun đũa, ngứa da, hầu họng bề tắc, cổ họng nóng đau, bụng trướng, mạch đới,…
  • Chủ cứu hơn 100 bệnh

3. Tác dụng theo dược lý hiện đại

Ngoài ghi chép từ y học cổ truyền, ngải cứu cũng đã được nghiên cứu trên cơ sở dược lý hiện đại. Một số tác dụng của ngải cứu đã được chứng minh trên phương diện khoa học:

  • Tác dụng cầm máu: Thực nghiệm trên thỏ cho thấy, uống nước ngải cứu có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu. Khi tiêm vào tĩnh mạch và ổ bụng chuột nhắt nhận thấy khả năng thẩm thấu của mao mạch giảm đáng kể. 
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, nước sắc từ ngải cứu có khả năng ức chế phế song cầu khuẩn, tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu alpha dung huyết, trực khuẩn thương hàn, thổ khuẩn tả, tụ cầu vàng và một số loại nấm gây bệnh thường gặp.
  • Tác dụng kháng virus: Khói của ngải cứu có tác dụng ức chế virus cúm, virus quai bị, virus Herpes, Adenovirus, Rhinovirus,…
  • Tác dụng giảm ho: Thực nghiệm trên súc vật như chuột lang và mèo nhận thấy, chích ổ bụng và thụt dạ dày bằng dầu ngải cứu có tác dụng giảm ho nhanh.
  • Tác dụng an thần: Tinh dầu từ ngải cứu có tác dụng an thần tương tự Barbital (thuốc điều trị mất ngủ do kích thích thần kinh).
  • Tác dụng hóa đờm: Dược liệu tác động trực tiếp lên phế quản và kích thích xuất tiết hô hấp. Thực nghiệm trên thỏ và chuột nhận thấy, khi dùng dầu ngải cứu chích vào ổ bụng/ dưới da và bơm vào dạ dày đều có tác dụng hóa đờm. 
  • Tác dụng co bóp tử cung: Thực nghiệm ở heo nhận thấy, sử dụng ngải cứu đường uống hoặc tiêm đều gây co bóp tử cung mạnh. 
  • Tác dụng hạ cơn suyễn: Tiêm dầu ngải cứu vào bắp, bơm vào dạ dày hoặc phun sương đều nhận thấy có hiệu quả làm giãn cơ trơn khí quản ở chuột lang. Nghiên cứu sâu nhận thấy, hoạt chất trong thảo dược có tác dụng kháng histamine và acetylcholine – các chất hóa học gây co thắt khí, phế quản. 
  • Một số tác dụng khác: Dầu ngải diệp có hiệu quả giảm choáng ở chuột lang bị dị ứng, tiêu viêm, giảm ngứa,…
  • Độc tính của thuốc: Thụt dạ dày và chích dầu ngải diệp vào ổ bụng chuột nhắt với liều 2.47ml/ kg và 1.12ml/ kg, phun sương 23g/ kg 2 lần trong liên tục 30 ngày có thể gây viêm phổi kẽ ở thỏ. 

4. Cách sử dụng – liều dùng

Ngải diệp được dùng tươi, sắc, nghiền bột hoặc nấu cao. Liều dùng khoảng 3 – 10g/ ngày (dược liệu khô) và 0.1ml/ 3 lần/ ngày (viên bọc ngải diệp). Sử dụng ngoài và châm cứu không quy định liều lượng. 

Nếu dùng để cầm máu, nên sao với giấm để gia tăng tác dụng. Trong trường hợp muốn giảm đau, tán hàn, nên dùng dược liệu tươi. 

Các bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ cây ngải cứu

Hình ảnh cây ngải cứu
Ngải cứu được sử dụng trong các món ăn bồi bổ và hỗ trợ điều trị chứng suy nhược, động thai, đau khớp

1. Bài thuốc trị rong huyết và rong kinh do huyết hư

  • Chuẩn bị: Ngải cứu 12g, bạch thược 5g, xuyên khung 3g, đương quy và sinh địa mỗi thứ 10g. 
  • Thực hiện: Đem sắc với 800ml đến khi còn 300ml thì chắt bỏ bã và thêm a giao 12 vào, khuấy đều và chia thành 3 lần uống, dùng hết trong ngày. 

2. Bài thuốc chữa chứng nữ giới ra nhiều huyết trắng, kinh nguyệt không đều, bụng đau và khó thụ thai do tử cung lạnh

  • Chuẩn bị: Xuyên khung, bạch thược, hoàng kỳ, đương quy, ngô thù du và ngải cứu mỗi thứ 120g, quan quế 20g, hương phụ 240g, tục đoạn 180g và sinh địa 40g.
  • Thực hiện: Tán bột làm hoàn, mỗi lần dùng khoảng 4g, sử dụng 3 lần/ ngày. 

3. Bài thuốc chữa chứng vô sinh ở phụ nữ do tử cung lạnh

  • Chuẩn bị: Hương phụ, đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa và ngải cứu gia giảm liều lượng tùy theo triệu chứng.
  • Thực hiện: Tán bột làm thành viên, ngày dùng 12 – 16g và chia thành 3 lần uống.

4. Bài thuốc chữa chứng kinh nguyệt không đều, bụng sườn đầy trướng, khí huyết ứ trệ gây đau nhói bụng dưới

  • Chuẩn bị: Hương phụ 240g, ngải cứu và đương quy mỗi thứ 80g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu và sắc uống, ngày dùng 1 thang.

5. Bài thuốc trị thai bị động ở phụ nữ mang thai tháng 2

  • Chuẩn bị: Sinh khương và ngải cứu mỗi thứ 24g, đại táo 24 quả.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sắc uống ngày dùng 1 thang.

6. Bài thuốc chữa chứng thai phụ bị thương hàn khiến da nổi phát ban và tiểu ra máu

  • Chuẩn bị: Ngải cứu 1 lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Nghiền nát, vo lại thành viên to bằng quả trứng gà và sắc với 200 ml rượu đến khi còn 100ml. Sau đó dùng 50ml, ngày dùng 2 lần. 

7. Bài thuốc trị dọa sảy thai

  • Chuẩn bị: Bạch truật và a giao (hòa vào uống) mỗi thứ 15g, tang ký sinh và đỗ trọng mỗi thứ 24g, sa nhân và ngải cứu mỗi thứ 6g, hoàng cầm và tô ngạnh mỗi thứ 12g, có thể gia giảm liều lượng tùy chứng bệnh.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

8. Bài thuốc trị các chứng hư ở nữ giới như băng lậu, đới hạ, chóng mặt, bụng sườn đầy trướng

  • Chuẩn bị: Hương phụ 240g, ngải cứu và đương quy mỗi thứ 80g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu chưng với giấm trong nửa ngày, sau đó phơi khô hoàn toàn và nghiền thành bột mịn. Dùng nếp nấu với nếp làm hồ, trộn với bột thuốc và làm viên hoàn. Mỗi ngày dùng 16 – 20g, chia đều thành 3 lần dùng.

9. Bài thuốc trị chứng thống kinh, kinh nguyệt kéo dài và không đều

  • Chuẩn bị: Ngải cứu và hương phụ mỗi thứ 500g, tá dược vừa đủ.
  • Thực hiện: Nấu thành cao, mỗi lần dùng 30ml, ngày dùng 2 lần (trước khi ăn sáng và ăn tối).

10. Cháo ngải cứu đường đỏ giảm đau thấp khớp và trị động thai

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 100g, lá ngải cứu tươi 50g và đường đỏ (vừa đủ).
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu, thái nhỏ và nấu lấy nước. Dùng nước ngải cứu nấu cháo mềm nhừ, khi ăn thêm đường đỏ vào và ăn khi cháo còn nóng. Chia thành 2 lần ăn (sáng – trưa) và dùng liên tục trong 3 – 5 ngày. 

11. Gà ác chưng ngải cứu trị lạnh bụng, suy nhược và ăn uống kém ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: Gà ác 1 con 200g và ngải cứu 20g.
  • Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và để riêng. Đem gà làm sạch và hầm với 1 ít muối, đến khi gà chín thì cho lá ngải vào hầm mềm nhừ. Dùng ăn 1 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn. 

12. Bài thuốc điều kinh từ ngải diệp

  • Chuẩn bị: Ngải diệp tươi 6 – 21g (có thể dùng đến 20g) hoặc có thể sử dụng dạng bột 5 – 10g, cao đặc 1 – 4g.
  • Thực hiện: Dùng lá ngải tươi sắc hoặc hãm, bột và cao đặc dùng uống trực tiếp, chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Nên sử dụng trước kỳ kinh 1 tuần và dùng liên tục trong thời gian hành kinh để giảm mệt mỏi và hạn chế lượng máu kinh.

13. Bài thuốc chữa chứng đau bụng và đi ra máu ở phụ nữ mang thai

  • Chuẩn bị: Lá tía tô và ngải cứu mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 100ml, chia thành 3 – 4 lần và dùng hết trong ngày.

14. Bài thuốc trị bong gân do té ngã

  • Chuẩn bị: Lá ngải cứu khô 100g.
  • Thực hiện: Tẩm với giấm hoặc rượu, sau đó bó vào vùng gân bị bong, thay 1 lần/ ngày. Có thể thay 2 lần/ ngày cho đến khi khỏi nếu tổn thương viêm, phù nề và đau nhiều.

15. Bài thuốc chữa mụn cóc và mụn cơm

  • Chuẩn bị: Lá ngải tươi.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và đắp lên mụn nhiều lần trong ngày. Mụn cóc và mụn cơm có thể giảm dần sau khoảng 3 – 10 ngày.

16. Bài thuốc trị mụn trứng cá

  • Chuẩn bị: Lá ngải tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, giã nát và đắp lên da mặt trong 20 phút. Sau đó rửa mặt với nước mát, nên thực hiện nhiều lần trong tuần để giảm mụn và nuôi dưỡng làn da trắng sáng.

17. Bài thuốc chữa rôm sảy, ghẻ lở và mụn ngứa ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: Lá ngải tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải, nghiền nát và lọc lấy nước. Sau đó hòa với nước tắm cho trẻ hằng ngày giúp giảm mụn đỏ, sẩn ngứa,…

18. Dưỡng da mặt với lá ngải cứu

  • Chuẩn bị: Lá ngải tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, chần sơ với nước sôi để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó thái nhỏ và đun sôi với 500ml nước trong 20 phút. Vớt bã nhỏ và bảo quản nước trong ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng, thoa nước ngải cứu lên mặt vào buổi sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ để nuôi dưỡng làn da. 

19. Trà ngải cứu giảm rôm sảy, viêm đỏ da cho phụ nữ sau khi sinh

  • Chuẩn bị: Một ít ngải cứu khô.
  • Thực hiện: Hãm với nước sôi trong 3 – 5 phút, sau đó thêm 1 ít đường vào, khuấy đều và uống khi trà còn nóng. 

20. Bài thuốc chữa chứng xuất huyết tử cung do hư hàn

  • Chuẩn bị: Ngải diệp thán 8g và a giao 16g.
  • Thực hiện: Sắc ngải diệp, sau đó cho a giao vào, khuấy đều và uống khi thuốc còn ấm.

21. Bài thuốc chữa chứng tiểu ra máu

  • Chuẩn bị: Đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, sài hồ và ngải cứu sao mỗi thứ 12g, thăng ma, trần bì, ngó sen sao và đương quy mỗi thứ 8g, cam thảo 6g và hạn liên thảo sao 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh

  • Chuẩn bị: Quất bì và gừng sống mỗi thứ 8g, ngải diệp 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, dùng thuốc khi còn ấm.

23. Bài thuốc chữa chứng thống kinh

  • Chuẩn bị: Hương phụ chế giấm 20g và ngải diệp 12g.
  • Thực hiện: Sắc với nước, sau đó cho 1 chén giấm nhỏ vào và đun sôi lại. Uống thuốc khi còn ấm giúp giảm nhanh cơn đau bụng kinh.

24. Bài thuốc chữa lở loét da

  • Chuẩn bị: Lá ngải khô. 
  • Thực hiện: Đốt tồn tính, sau đó rắc lên vùng da lở loét 1 – 2 lần/ ngày giúp làm lành vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm. 

25. Thịt nạc nấu ngải cứu giúp điều hòa kinh nguyệt, ứ huyết, bế kinh và khí hư ra nhiều

  • Chuẩn bị: Thịt lợn nạc 100 – 15g và lá ngải non tươi 1 nắm.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải, sau đó để ráo nước. Đem thịt nạc ướp gia vị, xào sơ cho ngấm rồi thêm nước vào đun sôi. Khi nước sôi cho lá ngải cứu vào nấu chín, nêm nếm và ăn 1 lần/ ngày trong liên tục vài ngày,

26. Trứng gà hấp lá ngải hỗ trợ trị thai ra máu

  • Chuẩn bị: Trứng gà 1 quả và lá ngải tươi 20g.
  • Thực hiện: Hấp trứng gà và ngải cứu chín, dùng ăn 1 – 2 lần/ ngày.

27. Lá ngải hầm cá chép và gà giúp làm sạch sản dịch sau sinh

  • Chuẩn bị: Lá ngải tươi, cá chép 1 con hoặc gà vừa đủ.
  • Thực hiện: Hầm cá chép hoặc gà với lá ngải, thêm gia vị và ăn vài lần/ tuần.

28. Bài thuốc chữa chứng phong ngứa, da bóc vảy (bệnh vảy nến)

  • Chuẩn bị: Lá ngải tươi và rượu.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải, để ráo và giã vắt lấy nước cốt. Thêm rượu vào lá ngải và thoa lên da nhiều lần trong ngày giúp giảm ngứa và cải thiện vảy bong.

29. Chân dê hầm lá ngải chữa phong thấp khiến cơ thể nhức mỏi

  • Chuẩn bị: Chân dê và lá ngải.
  • Thực hiện: Rửa sạch chân dê, chặt miếng vừa ăn và hầm nhừ. Sau đó cho lá ngải và gia vị vào, nêm nếm vừa ăn và dùng khi món ăn còn ấm.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu ngải diệp

Ngải cứu có đặc tính dược lý đa dạng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc, món ăn bồi bổ. Tuy nhiên sử dụng dược liệu này không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Vì vậy khi dùng ngải diệp, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân huyết nhiệt và âm hư.
  • Tránh sử dụng ngải cứu với liều lượng lớn. Đã có ghi nhận về trường hợp sử dụng liều cao gây nhiễm độc gan, viêm gan, vàng da và viêm ruột cấp.
  • Dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là Aspirin có thể làm giảm khả năng đông máu của dược liệu. 
  • Người bị cao huyết áp và viêm gan nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc từ ngải diệp.
  • Mặc dù có tác dụng an thai nhưng ngải cứu có thể làm tăng hưng phấn cơ trong tử cung. Vì vậy tránh sử dụng bài thuốc và món ăn từ thảo dược này trong 3 tháng đầu thai kỳ (trừ trường hợp động thai). Từ tháng thứ 4 có thể dùng ngải cứu nhưng cần chú ý liều lượng. Dùng liều cao có thể kích thích tử cung co bóp quá mức, thai ra máu và tăng nguy cơ sinh non.
  • Dùng ngải cứu quá liều có thể gây độc (cổ họng bị kích thích, khô rát, lợm giọng, đau bụng và buồn nôn). Nếu không xử lý kịp thời, hoạt chất từ ngải diệp có thể đi vào gan gây viêm gan, gan to, tiểu đục, gây xuất huyết tử cung và sảy thai. 

Cây ngải cứu là vị thuốc quý và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên lạm dụng thảo dược này quá mức có thể gây ngộ độc, ra máu tử cung và sảy thai. Do đó chỉ nên dùng bài thuốc và món ăn từ ngải cứu khi có chỉ định của thầy thuốc. 

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn