Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

5 lý do bạn nên chọn điêu khắc chân mày tại Seoul Center

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Răng thưa có nên niềng hay không? Vì sao?

Cây lá vối: Tác dụng và cách dùng dược liệu trị bệnh

Cây lá vối thường được người dân nước ta thu hái và dùng phần lá, nụ pha trà uống có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó, loại cây này còn được biết đến là dược liệu dùng chữa một số bệnh lý thường gặp như đái tháo đường, viêm da, đầy bụng khó tiêu, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gout,…

Cây lá vối: Tác dụng và cách dùng dược liệu trị bệnh
Cây lá vối thường được người dân nước ta thu hái và dùng phần lá, nụ pha trà uống có tác dụng giải độc, thanh nhiệt

  • Tên gọi khác: Cây trâm nắp, Mạn kinh tử
  • Tên khoa học: Cleistocalyx operculatus
  • Họ: Cây họ Sim –  Myrtaceae

Mô tả cây lá vối

1. Đặc điểm cây thuốc

Cây lá vối thuộc nhóm thực vật có hoa thuộc thân mộc cỡ vừa, thường sinh trưởng và phát triển ở những khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Trong đó, có hai loại cây lá vối được dùng phổ biến là vối tẻ (hình thoi, lá to và có màu xanh thẫm) và vối nếp (cây có lá nhỏ màu xanh vàng).

Cây lá vối thường dễ trồng, tăng trưởng và phát triển nhanh. Thông thường, một cây lá vối trưởng thành sẽ cao từ 5 – 6cm. Lá vối hơi nhọn ở phần gốc, có hình trái xoan, ở chóp lá phần mũi nhỏ, lá màu xanh, phiến khá dày, có đốm nâu và cứng.

Vào tháng 5 – 7 trong năm, cây lá vối sẽ ra hoa và quả. Quả lá vối thường có hình quả trứng hoặc hình cầu, da hơi nhăn nheo, trong quả có chứa dịch. Quả lá vối khi chín có màu tím giống với màu hoa sim.

Cây lá vối được xem là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Cả phần vỏ, lá vối, nụ hoa của dược liệu đều có công dụng chữa bệnh. Hoặc bạn có thể sử dụng lá vối nấu nước uống thay nước lọc mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp.

2. Phân bố

Cây lá vối thuộc nhóm thực vật sinh trưởng và phát triển ở vùng nhiệt đới nên thường phân bố rộng rãi ở những quốc gia như Trung Quốc, Camphuchia, châu Á, Lào, Việt Nam,… Ở nước ta, dược liệu thường mọc ở suối, bờ hồ và được trồng để thu hái nụ hoa, lá pha trà, hãm lấy nước để uống.

Hiện nay, cây lá vối phân bố rộng rãi ở những tỉnh Trung du Bắc bộ và một số tỉnh miền Trung như Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Giang, Thanh Hóa, một số tỉnh Tây Nguyên, Vũng Tàu, Đồng Nai,…

3. Bộ phận sử dụng

Nụ hoa và lá của cây lá vối được dùng nấu nước, làm trà uống chữa một số bệnh lý thường gặp

4. Thu hái và chế biến

Lá vối sau khi thu hái có thể sử dụng tươi hoặc mang ủ lên rồi dùng. Việc ủ lá vối nhằm mục đích để loại bỏ mùi nhựa và phá hủy chất diệp lục trên lá. Bởi lúc này sử dụng lá sẽ mang lại tác dụng và chất lượng tốt hơn.

Thu hái và chế biến
người dân thường thu hoạch nụ vối và lá vối tươi, sơ chế sạch và mang phơi khô dùng làm thuốc

Cách ủ nụ và lá vối: Nụ và lá vối sau khi được thu hoạt, mang đi rửa sạch phần nhựa, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn gây hại rồi để ráo nước. Kế đến, cho tất cả vào rỗ tre hoặc thúng rồi phủ rơm rạ lên trên, đến khi lá và nụ vối chuyển sang màu đen thì mang phơi khô, bỏ vào lọ lưu trữ và dùng dần. Ngoài ra, người dân cũng thu hoạch nụ vối và lá vối tươi, sơ chế sạch và mang phơi khô dùng làm thuốc.

5. Bảo quản

Bảo quản cây lá vối lên men, khô trong hộp kín hoặc thùng có nắp đậy. Tránh những nơi có nhiệt độ cao, ẩm thấp, có côn trùng, sâu bọ. Với nước lá vối khi chưa sử dụng, bạn nên bảo quản ở ngăn mát trong tủ lạnh.

6. Thành phần hóa học

Trong lá vối chứa các khoáng chất, tamin, vitamin, khoảng 4% tinh dầu. Do đó, bên cạnh tác dụng cải thiện sức khỏe, tiêu trừ các vi khuẩn gây hại cho cơ thể thì dược liệu này còn có mùi thơm dễ chịu

Nụ của cây lá vối chứa hàm lượng lớn Beta – Sitosterol có tác dụng chuyển hóa nồng độ cholesterol, đồng thời hỗ trợ làm giảm lượng mỡ thừa và kháng sinh.

Những bộ phận khác của vị thuốc có thể chứa chất béo, tanin catechic, sterol và gallic. Trong đó, lá và nụ vối chứa acid triterpenic.

Ngoài ra, cây lá vối có chứa một số độc tố nhẹ. Nếu sử dụng đúng cách có thể điều hòa gan, giúp sát trùng, hỗ trợ hoạt động của bàng quang, phổi diễn ra tốt hơn, thanh lọc cơ thể.

Vị thuốc cây lá vối

1. Tính vị

Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, Mạn kinh tử hay quả vối có tính hàn, vị cay, đắng có công dụng thanh lọc máu, chữa phong nhiệt.

Lá vối có vị hơi chát, đắng, chứa một số độc tố nhẹ giúp sát trùng, thanh nhiệt, điều hòa phổi, gan và bàng quang. Nước được nấu từ lá của cây vối còn có tác dụng giúp giảm đau, tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại, chống viêm, tiêu đờm, điều chỉnh huyết áp duy trì ở mức ổn định. Việc sử dụng nước lá vối thường xuyên còn có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ thừa trong máu, điều hòa thân nhiệt, chữa say nắng.

Tính vị cây lá vối
Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, Mạn kinh tử hay quả vối có tính hàn, vị cay, đắng có công dụng thanh lọc máu, chữa phong nhiệt

2. Quy kinh

Cây lá vối được quy vào kinh can, phế và bàng quang

3. Tác dụng dược lý

Cây lá vối là dược liệu quý và mang lại nhiều lợi ích trong chữa trị một số bệnh lý thường gặp. Cụ thể:

Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa: Trong lá vối có chứa thành phần Tanin với tác dụng tiêu trừ các vi khuẩn gây hại, đồng thời bảo vệ niêm mạc đường ruột hiệu quả. Việc sử dụng lá vối sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tác dụng kháng khuẩn: Cây lá vối có chứa hàm lượng kháng sinh thực vật cao, có hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây bất lợi cho cơ thể. Do đó, dược liệu được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị mụn, chữa viêm da, viêm đại tràng,…

Thanh lọc cơ thể: Nấu nước lá vối uống thường xuyên giúp lợi tiểu, làm mát và thanh lọc cơ thể. Loại bỏ các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu.

Có lợi với phụ nữ mang thai: Nước lá vối có tác dụng đối với hoạt động tiêu hóa, do đó sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong việc hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, nước cây lá vối còn kích thích cảm giác thèm ăn, ngon miệng khi ăn, giúp cả mẹ và thai nhi tăng cường sức đề kháng.

Giúp lợi sữa: Phụ nữ trong thời gian cho con bú có thể sử dụng nước cây lá vối giúp lợi sữa, tăng hoạt động ở tuyến sữa. Nhờ đó, đảm bảo được chất lượng sữa cũng như tăng cường sức đề kháng, thể chất cho trẻ.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Nguyên nhân chính phát sinh bệnh gout do dung nạp quá nhiều chất béo từ thức ăn nhanh và chế độ sinh hoạt không khoa học, lành mạnh. Tình trạng này dâu dần sẽ tăng lượng chất béo dư thừa trong cơ thể khiến các khớp xương đau nhức, sưng tấy khó chịu.

Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Nước lá vối với tác dụng đào thải các độc tố bên trong cơ thể, thanh lọc, giải nhiệt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả

Nước lá vối với tác dụng đào thải các độc tố bên trong cơ thể, thanh lọc, giải nhiệt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Bên cạnh đó, đây còn là biện pháp ngăn ngừa bệnh lý và cải thiện các cơn đau đơn giản, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí điều trị.

Hỗ trợ làm giảm mỡ máu và bệnh tiểu đường: Mỡ máu cao, bệnh tiểu đường là các bệnh lý phổ biến và trở thành nỗi lo của nhiều người. Bài thuốc từ cây lá vối có tác dụng làm giảm lượng mỡ thừa trong máu, hỗ trọ đào thải các độc tố trong cơ thể, đồng thời cân bằng lượng đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần thực hiện đều đặn trong thời gian dài.

Chữa viêm đại tràng: Nước cây lá vối với công dụng giảm viêm, sát khuẩn nên mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ, khó chịu, đi ngoài phân sống. Đây được xem là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý đơn giản, tiết kiệm được chi phi và thời gian điều trị.

Công dụng trị bỏng da: Với những trường hợp bị bỏng rát do nấu nướng, có thể sử dụng vỏ cây lá vối giúp loại bỏ vết bỏng, giảm phồng rát, đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn có hại.

Trị ngứa ngáy do dị ứng: Nhờ vào tác dụng kháng khuẩn và tiêu trừ các vi khuẩn gây hại nên cây lá vối được áp dụng trong cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng. Uống nước lá vối đúng cách sẽ giúp khắc phục cơn ngứa ngáy, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Điều trị viêm gan: Một trong những tác nhân dẫn đến bệnh viêm gan là do lạm dụng bia rượu và các chất kích thích, thường xuyên tiêu thụ thức ăn cay nóng. Việc sử dụng cây lá vối sẽ hỗ trợ giải độc, loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể, từ đó làm giảm áp lực cho gan.

4. Liều lượng và cách dùng

Liều lượng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng sẽ áp dụng cây lá vối với liều lượng cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong quá trình dùng dược liệu, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn cụ thể.

Cách dùng:

  • Sử dụng dược liệu làm trà hoặc hãm với nước sôi dùng nóng. Hoa cây lá vối sau khi thu hái, sơ chế cũng có thể dùng để pha trà uống. Bên cạnh đó, có thể dùng nụ, lá và hoa vối kết hợp với lá Hoắc hương, Bạch đàn hỗ trợ cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa.
  • Sắc nước lá vối có tác dụng sát trùng vết thương, kháng sinh, vệ sinh ghẻ lở, mụn nhọt, vết loét,…
  • Thân, nụ, hoa, vỏ, lá vối có thể dùng sắc thuốc chữa khó tiêu, đầy bụng, mụn nhọt, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm đại tràng mãn tính.
  • Bạn cũng có thể sử dụng dược liệu bào chế dưới dạng siro thoa vào các khớp bị sưng viêm hoặc uống chữa bệnh phong thấp.

Những bài thuốc từ cây lá vối

Cây lá vối là một trong những dược liệu có nhiều công dụng trong điều trị một số bệnh lý thường gặp như trị bỏng rát, cải thiện các cơn ngứa ngáy, giảm lượng mỡ thừa trong máu, chữa đầy bụng,… Dưới đây là một số bài thuốc chữa một số bệnh lý thường gặp từ cây lá vối được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực.

1. Điều trị chốc lở, ngứa ngáy

Chuẩn bị một lượng lá vối vừa đủ, mang đi rửa sạch, ngâm với nước pha loãng để loại bỏ các tạp chất gây hại, vi khuẩn. Mang lá vối đun với 2 lít nước lọc đến khi sôi thì tắt bếp và pha với nước lạnh để tắm. Bạn nên vệ sinh sạch vùng da cần điều trị với nước lá vối nhằm giúp sát khuẩn, giảm ngứa và hỗ trợ làm lành vùng da bị tổn thương hiệu quả.

Điều trị chốc lở, ngứa ngáy
Mang lá vối đun với 2 lít nước lọc đến khi sôi thì tắt bếp và pha với nước lạnh để tắm giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hiệu quả

2. Chữa bỏng rát

Bạn cần chuẩn bị vỏ cây lá vối, sau đó dùng dao cạo bỏ phần thô rồi mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại lần nữa với nước sạch. Cho vỏ cây lá vối vào cối giã nát rồi hòa với một ít nước lọc, sau đó lọc bỏ phần bã. Sử dụng nước vỏ cây lá vối thoa lên vết bỏng. Nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nên bài thuốc sẽ giúp giảm đau, sưng do bỏng.

3. Hỗ trợ điều trị viêm da

Chuẩn bị một lượng lá vối vừa đủ, mang đi rửa sạch với nước và ngâm với nước muối pha loãng trong 20 phút, sau đó mang đi sắc với lượng nước lọc vừa đủ. Sắc đến khi nước thuốc đặc thì tắt bếp và lọc lấy phần nước thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm sau khi đã được làm sạch. Áp dụng thường xuyên sẽ cải thiện các triệu chứng viêm da hiệu quả.

4. Chữa bệnh viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng thường gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đi ngoài phân sống. Để hỗ trợ cải thiện bệnh lý, người bệnh có thể sử dụng nước lá vối. Chuẩn bị khoảng 200 gam lá vối tươi mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi xả lại với nước lần nữa. Vò nát lá vối rồi hãm với nước sôi dùng uống mỗi ngày thay nước lọc. Thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

5. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Để cải thiện chứng khó tiêu, đầy bụng với cây vối, người bệnh cần chuẩn bị 12 gam vỏ cây vối, mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng và sắc với nước lọc. Dùng nước thuốc chia thành 2 phần uống hết trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng 15 gam nụ vối sắc lấy nước uống cũng hỗ trợ điều trị triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

6. Chữa tiêu chảy

Chuẩn bị 3 gam lá vối, 10 gam núm quả chuối tiêu mang đi thái nhỏ, phơi khô và 8 gam lá ổi rộp. Cho tất cả các dược liệu vào ấm sắc với 400ml nước lọc. Chia nước thuốc thành 2 phần và dùng hết trong ngày. Áp dụng liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ cải thiện chứng tiêu chảy.

7. Giảm lượng mỡ thừa trong máu

Bạn chuẩn bị khoảng 20 gam nụ hoa vối rửa sạch, để ráo nước rồi mang hãm với nước sôi để uống mỗi ngày 3 lần. Ngoài tác dụng loại bỏ lượng mỡ thừa trong máu, bài thuốc còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần áp dụng đều đặn trong thời gian dài.

Giảm lượng mỡ thừa trong máu
Ngoài tác dụng loại bỏ lượng mỡ thừa trong máu, bài thuốc còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc

8. Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các thành phần hoạt chất có trong nụ vối có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. người bệnh có thể chuẩn bị khoảng 20 gam nụ hoa vối mang đi sắc với nước rồi lọc lấy phần nước thuốc chia thành 3 phần dùng hết trong ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng nụ hoa vối hãm với nước sôi để uống cũng có tác dụng tương tự như bài thuốc trên.

9. Chữa viêm gan

Cây lá với với khả năng thanh lọc cơ thể, loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể, từ đó làm giảm áp lực cho gan, rất tốt đối với người đang điều trị bệnh viêm gan. Chuẩn bị 200 gam vỏ cây vối, sau khi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng thì mang đi phơi khô rồi mang đi hãm với nước sôi uống mỗi ngày. Thực hiện đều đặn trong thời gian dài sẽ cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.

10. Chữa chứng lạnh bụng và suy nhược cơ thể

Chuẩn bị lá vối, trần bì mỗi vị thuốc 16 gam, cam thảo 8 gam. Các thảo dược trên sau khi rửa sạch, để ráo nước thì tán thành bột mịn. Cho vào ly thêm 3 lát gừng tươi rồi hãm với nước sôi uống hàng ngày.

11. Hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh Gout, người bệnh chuẩn bị nụ hoa vối hoặc lá vối mang đi rửa sạch, ngâm với nước pha loãng và sắc lấy phần nước thuốc uống hàng ngày. Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ làm tan chất Uric, từ đó cải thiện bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

12. Cây lá vối giúp lợi tiểu

Chuẩn bị một lượng lá vối vừa đủ mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi mang hãm với nước sôi hoặc nấu uống mỗi ngày. Nước lá vối có tác dụng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, lợi tiểu.

13. Giải độc lá ngón

Nếu trúng độc lá ngón, bạn có thể sử dụng một nắm lá vối tươi rửa sạch rồi mang đi giã nát, sau đó cho thêm một ít nước vào rồi lọc lấy nước cho người bị trúng độc uống trực tiếp để giải độc.

Một số lưu ý khi dùng cây lá vối 

Trong quá trình sử dụng cây lá vối trong điều trị các bệnh lý thường gặp và tăng cường sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một số lưu ý khi dùng cây lá vối 
Mỗi ngày chỉ nên sử dụng dược liệu với liều lượng vừa đủ để đạt được kết quả chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe tốt nhất
  • Đối với cây lá vối tươi sẽ mang lại hiệu quả điều trị, cải thiện các bệnh lý cao hơn so với dược liệu sau khi ủ hoặc phơi khô. Bên cạnh đó, vị thuốc này có tính kháng khuẩn mạnh, do đó trong một số trường hợp cây lá vối sẽ loại bỏ những vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Chính vì vậy, những đối tượng bị suy nhược, có sức đề kháng kém nên cân nhắc khi sử dụng cây lá vốn chữa bệnh.
  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng dược liệu với liều lượng vừa đủ để đạt được kết quả chữa bệnh cũng như tăng cường sức khỏe tốt nhất. Bạn nên sử dụng 1 ấm nước lá vối/ ngày. Tránh lạm dụng nước lá vối vì có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết.
  • Không nên sử dụng nước cây lá vối khi đói vì có thể khiến bụng cồn cào, khó chịu. Bên cạnh đó, khi sắc nước cây lá vối chữa bệnh, tránh sắc nước thuốc quá đặc, bởi điều này có thể kích thích hoạt động hệ tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt,…
  • Chỉ nên sử dụng nước vối trong ngày. Tránh sử dụng nước thuốc hoặc trà từ cây lá vối để qua đêm, bốc mùi hoặc hư hỏng.
  • Cây lá vối là dược liệu mang lại lợi ích đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy nhiên, tránh tình trạng lạm dụng vì có thể gây ra một số tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn tốt nhất.
  • Đối với khâu thu hái và sơ chế, bạn nên lưu ý rửa sạch bụi bẩn rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Lá vối sau khi phơi khô nên bảo quản ở nơi thoáng máy, sạch sẽ và nên rửa lại với nước sạch trước khi hãm trà hoặc sắc thuốc.

Trên đây là những thông tin chi tiết về dược liệu cây lá vối, vị thuốc có tác dụng thanh lọc cơ thể và hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần kết hợp với phương pháp điều trị chuyên sâu, chế độ ăn uống và luyện tập. Ngoài ra, trước khi sử dụng cây lá vối, bạn cần tham vấn thầy thuốc Đông y để được hướng dẫn liều lượng và cách dùng cụ thể.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn