Các sản phẩm waxing và kem dưỡng nổi bật tại Nowax

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Cây đinh lăng: Công dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng

Lá và rễ của cây đinh lăng thường được sử dụng làm thuốc. Nghiên cứu từ y học hiện đại nhận thấy, rễ của thảo dược này chứa hơn 8 loại saponin, trong đó có nhiều thành phần tương tự nhân sâm. Hiện nay, dược liệu được sử dụng trong bài thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa suy nhược cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, lợi sữa và tăng cường chức năng sinh lý nam.

Cây đinh lăng
Cây đinh lăng là vị thuốc quý và được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh

  • Tên gọi khác: Cây gỏi cá, Nam dương sâm
  • Tên khoa học: Polyscias fruticosa, Tieghentopanax fruiticosus, Nothopanax fruticosum, Panax fruticosum
  • Họ: Ngũ gia bì – Araliaceae

Mô tả dược liệu đinh lăng

1. Đặc điểm nhận biết cây đinh lăng

Đinh lăng là loại thực vật nhỏ, chiều cao khoảng 0.8 – 1.5m, thân nhẵn và không có gai. Lá kép dạng xẻ lông chim 3 lần, không có lá kèm rõ, chiều dài dao động khoảng 20 – 40cm. Phiến lá chét có răng cưa không đều, cuống nhỏ, dài 3 – 10mm và có mùi thơm nhẹ.

tác dụng của lá đinh lăng
Lá đinh lăng có dạng xẻ lông chim, không có lá kèm rõ, chiều dài dao động khoảng 20 – 40cm

Hoa mọc thành cụm, hình chùy dài 7 – 18mm và chứa nhiều hoa nhỏ bên trong. Nhị hoa gầy, thường có 5 nhị, 5 tràng và bầu hạt có 2 ngăn. Quả hơi dẹt, bề dày 1mm và dài 3 – 4mm. Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 – 7 hằng năm.

2. Phân bố

Cây đinh lăng được trồng nhiều ở nước ta, thường được sử dụng để làm cảnh hoặc làm rau ăn sống với gỏi cá. Ngoài ra, cây đinh lăng còn phân bố ở miền nam Trung Quốc và Lào. Trước đây, thảo dược này không được sử dụng làm thuốc và chỉ mới được dùng làm dược liệu trong những năm gần đây.

3. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây đinh lăng được sử dụng để làm thuốc, nhưng phổ biến nhất là rễ và lá,

4. Thu hái – sơ chế, bảo quản

Chỉ thu hái cây đinh lăng ít nhất 3 năm tuổi. Thu hái bằng cây đào rễ, sau đó rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô và để dùng dần.

Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng, độ ẩm cao,… Thỉnh thoảng nên đem sấy hoặc phơi khô để tránh ẩm mốc và biến chất.

5. Thành phần hóa học

Cây đinh lăng chứa hàm lượng thành phần hóa học dồi dào, đặc biệt là ở phần rễ. Nghiên cứu cho thấy rễ củ của dược liệu chứa 8 loại saponin, trong có nhiều loại saponin tương tự nhân sâm. Ngoài ra, dược liệu còn chứa hơn 20 loại axit amin, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Vị thuốc đinh lăng

Tác dụng của lá đinh lăng
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng bồi bổ khí huyết và thông huyết mạch

1. Tính vị

  • Rễ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát
  • Lá có vị đắng, tính mát

2. Tác dụng theo y học cổ truyền

  • Rễ có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch được sử dụng để lợi tiểu, làm thuốc bổ và trị cơ thể gầy yếu, suy nhược
  • Lá có công năng giải độc, kháng dị ứng được sử dụng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy
  • Thân và cành đinh lăng được sử dụng để chữa đau lưng và phong tê thấp

3. Tác dụng của đinh lăng theo y học hiện đại

Cây đinh lăng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học. Qua các công trình đã được thực hiện, y học hiện đại nhận thấy thảo dược này đem lại các lợi ích sau:

  • Tăng sức dẻo dai của cơ thể: Thực nghiệm vào năm 1961 cho thấy, nước sắc từ rễ đinh lăng có tác dụng làm sức dẻo dai của cơ thể.
  • Tác dụng co mạch: Sử dụng dung dịch nước 1.2 – 1% rễ đinh lăng trên thỏ nhận thấy có tác dụng co mạch tai.
  • Tác dụng đối với cơ tim: Thực nghiệm trên ếch nhận thấy, dược liệu có khả năng giảm trương lực cơ tim khiến tim giảm co bóp và ngừng đập.
  • Tác dụng hạ áp: Tiêm tĩnh mạch dung dịch cao đinh lăng 100 – 200% với liều 0.5ml/ kg thể trọng vào vành tai nhận thấy huyết áp hạ, tăng biên độ và tần số hô hấp.
  • Tác dụng co bóp tử cung nhẹ: Tiêm dung dịch cao đinh lăng 100% với liều 1ml/ kg thể trọng ở đường tĩnh mạch vào vành tai nhận thấy có tác dụng co bóp tử cung nhẹ.
  • Tác dụng lợi tiểu: Thí nghiệm trên chuột bạch nhận thấy, dược liệu có tác dụng tăng tiết niệu gần 5 lần khi cho chuột uống 2ml dung dịch đinh lăng 100%/ 100g thể trọng.
  • Độc tính: Đinh lăng ít độc tính hơn so với nhân sâm. Khi tiêm phúc mạc ở chuột với liều 32.9g/ kg nhận thấy tim, não, thận và gan của chuột bị tổn thương nặng và dẫn đến tử vong. Trong trường hợp nhiễm độc mãn, đinh lăng có thể gây biến loạn dinh dưỡng gan, thận, tim và gây sung huyết ở ruột, dạ dày, phổi,…

4. Cách dùng và liều lượng

Rễ đinh lăng được sử dụng ở dạng sắc, ngâm rượu, thuốc bột hoặc nấu cao. Nếu dùng dạng bột, chỉ nên sử dụng 0.23 – 0.5g, dạng sắc 1 – 6g (rễ), 30 – 50g (thân) và 50 – 100g (lá).

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

1. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và giảm mệt mỏi

  • Chuẩn bị: Rễ đinh lăng thái mỏng 0.5g.
  • Thực hiện: Sắc với 100ml nước và đun sôi khoảng 15 phút. Tắt bếp, chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống. Ngày dùng 1 thang đến khi hết mệt mỏi và suy nhược.

2. Bài thuốc chữa chứng ho lâu ngày không khỏi

  • Chuẩn bị: Rễ cây dâu, nghệ vàng, rễ đinh lăng, đậu săn, rau tần dày lá, bách bộ mỗi thứ 8g, gừng khô 4g và củ xương bồ 6g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu sau đó cho vào ấm sắc với 600ml nước đến khi còn 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày và sử dụng khi thuốc còn ấm.

3. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối và đau nhức cơ thể do phong tê thấp

  • Chuẩn bị: Thân cành đinh lăng 20 – 30g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 3 lần và dùng hết trong ngày. Trong trường hợp đau nhiều, có thể gia thêm 1 ít cam thảo, cúc tần và rễ cây xấu hổ.

4. Bài thuốc chữa cơ khớp sưng đau và vết thương do té ngã

  • Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi 40g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, giã nát và đắp vào vùng đau nhức. Thay 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi hết sưng đau là được.

5. Bài thuốc giúp phòng ngừa chứng co giật ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Lá đinh lăng.
  • Thực hiện: Đem phơi khô rồi trải xuống giường hoặc lót vào gối cho trẻ nằm.

6. Bài thuốc chữa chứng liệt dương và rối loạn cương dương ở nam giới

  • Chuẩn bị: Sa nhân 6g, cao ban lông và trâu cổ mỗi thứ 8g, cám nếp, rễ đinh lăng, long nhãn, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô và hoàng tinh mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang trong thời gian dài. Kết hợp với ăn uống và sinh hoạt điều độ để tăng tác dụng.

7. Bài thuốc trị căng vú và thông tia sữa cho sản phụ

  • Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 30 – 40g.
  • Thực hiện: Sắc với 500ml nước đến khi còn 2.5ml, dùng uống khi còn nóng. Thực hiện bài thuốc liên tục trong vòng vài ngày đến khi tia sữa thông là được.

8.Bài thuốc chữa chứng thiếu máu

  • Chuẩn bị: Tam thấp 20g, hoàng tinh, hà thủ ô, rễ củ đinh lăng và thục địa mỗi vị 100g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán bột, mỗi ngày dùng 100g bột sắc và chia nước sắc thành nhiều lần uống.

9. Bài thuốc trị kiết lỵ, ho, ban sởi và dị ứng

  • Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 10g.
  • Thực hiện: Sắc với 200ml nước và chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày.

10. Bài thuốc chữa đau dạ con và kích thích tiết sữa ở sản phụ

  • Chuẩn bị: Rễ đinh lăng thái nhỏ, sao vàng 8 – 16g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml thì tắt bếp và dùng thuốc khi còn nóng.

11. Rễ đinh lăng ngâm rượu giúp bồi bổ sức khỏe, giảm đau nhức và mệt mỏi

  • Chuẩn bị: Rễ đinh lăng khô 100g.
  • Thực hiện: Tán nhỏ, đem ngâm với 1 lít rượu từ 30 – 35 độ trong 7 – 10 ngày. Cứ 1 – 2 ngày lắc đều để tránh bột thuốc đóng cặn dưới đáy bình. Mỗi lần dùng 5 – 10ml trước khi ăn 30 phút, ngày dùng 2 lần.

12. Bài thuốc chữa sốt lâu ngày gây tiểu nước vàng, đau đầu, háo khát, đau tức ngực

  • Chuẩn bị: Rễ sài hồ, chua me đất và lá tre mỗi thứ 20g, rễ đinh lăng tươi, cam thảo dây và rau má mỗi thứ 30g, vỏ quýt và vỏ chanh mỗi thứ 10g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu thái nhỏ, đổ ngậm nước và sắc đến khi còn lại 250ml là được. Chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

13. Bài thuốc chữa viêm gan mãn tính

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh, ngũ gia bì, xa tiền tử, chi tử, biển đậu, rễ đinh lăng và hoài sơn mỗi thứ 12g, ngưu tất và uất kim mỗi thứ 8g, ý dĩ 16g và nhân trần 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Trong thời gian dùng bài thuốc, nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, dầu mỡ, gia vị, tránh dùng rượu bia và thuốc lá.

14. Bài thuốc giúp bồi bổ và tăng sức dẻo dai cho cơ thể

  • Chuẩn bị: Lá đinh lăng tươi 150 – 200g.
  • Thực hiện: Đun sôi với 200ml nước trong vài phút, sau 5 – 7 phút thì chắt lấy nước. Sau đó thêm vào 200ml nước và đun sôi lần 2, chắt lấy nước trộn đều với nước lần 1 và chia thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

15. Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa do dị ứng

  • Chuẩn bị: Lá đinh lăng khô 80g.
  • Thực hiện: Sắc với 500ml nước đến khi còn 250ml. Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 10 ngày.

16. Bài thuốc giúp tiêu thực, trị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu

  • Chuẩn bị: Rễ đinh lăng 10g.
  • Thực hiện: Sắc với 300ml nước đến khi còn 150ml nước thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 2 – 3 lần và dùng hết trong ngày.

17. Bài thuốc giúp lợi sữa sau sinh

  • Chuẩn bị: Gừng tươi 3 lát và rễ đinh lăng 20g.
  • Thực hiện: Cho 500ml vào ấm, sau đó bỏ dược liệu vào sắc đến khi còn 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần và dùng hết trong ngày. Nên dùng khi thuốc còn ấm và dùng liên tục trong vòng 5 ngày.

18. Bài thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp

  • Chuẩn bị: Thiên niên kiện, huyết rồng, hà thủ ô, rễ cỏ xước và cối xay mỗi thứ 8g, rễ đinh lăng 20g, quế chi (bỏ vào sau) và vỏ quýt mỗi thứ 4g.
  • Thực hiện: Sắc với 800ml nước đến khi còn 300ml. Mỗi lần dùng 150ml, ngày uống 2 lần khi thuốc còn ấm. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày và có thể lặp lại liệu trình nếu cơn đau tái phát.

19. Bài thuốc trị đau thắt ngực do mạch vành co thắt

  • Bài thuốc 1: Dùng 1 nắm lá đinh lăng lớn sắc 2 – 3 lần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị đan sâm 15g, lá đinh lăng 40g và ích mẫu 20g. Đem sắc uống hằng ngày trong một thời gian dài.

20. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ và thiếu tập trung khi làm việc

  • Chuẩn bị: Tang diệp và lá vông mỗi thứ 20g, lá đinh lăng 24g, liên nhục 16g và tâm sen 12g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, thêm 400ml nước vào và sắc lấy 150ml. Mỗi lần dùng 75ml, ngày dùng 2 lần.

21. Bài thuốc chữa chứng tiểu nước đỏ, đái buốt, đái rắt và hỗ trợ điều trị sỏi đường tiểu

  • Chuẩn bị: Kim tiền thảo, liên tiền thảo, xa tiền thảo và lá đinh lăng, mỗi thứ 1 nắm to.
  • Thực hiện: Rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang. Nếu không có cải thiện rõ, có thể gia thêm búp chè 10 – 12g.

22. Bài thuốc trị bí tiểu tiện và cơn đau do quặn thận

  • Chuẩn bị: Xa tiền thảo 20g, rau ngổ 30g, râu bắp 24g, xấu hổ tía và lá đinh lăng mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

23. Bài thuốc chữa chứng sản phụ bị tắc tia sữa nặng khiến vú sưng đau và phù nề

  • Bài thuốc 1: Dùng trần bì và ngân hoa mỗi thứ 12g, lá đinh lăng (sao vàng, hạ thổ) 40g, sài đất và bồ công anh mỗi thứ 20g. Đem sắc với 400ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp, mỗi lần uống 100ml, ngày dùng 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng bạch truật, đương quy, đan sâm, hoài sơn và xuyên khung mỗi thứ 12g, kim ngân 16g, rễ bí đỏ 20g và lá đinh lăng 40g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.

24. Bài thuốc chữa chứng vận động khó khăn, xơ cứng và đau mỏi các khớp ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Ngưu tất 16g, đại táo, trần bì, cam thảo, xuyên khung, khởi tử và đương quy mỗi thứ 12g, củ đinh lăng (sao thơm), nam tục đoạn và thổ linh mỗi thứ 20g, đỗ trọng 10g.
  • Thực hiện: Sắc với 800ml nước đến khi còn 250ml. Chia thành 2 – 3 lần uống/ ngày, cứ 12 – 15 ngày là 1 liệu trình.

25. Bài thuốc chữa chứng ho khan lâu ngày do phế nhiệt

  • Chuẩn bị: Cát cánh, trần bì, đại táo mỗi thú 12g, củ đinh lăng, xa tiền thảo, lá xương song và rau má mỗi thứ 20g, mạch môn, cam thảo và tía tô mỗi thứ 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi sử dụng

Cây đinh lăng có đặc tính dược lý đa dạng và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng dược liệu quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ngộ độc và tổn thương cơ quan nội tạng.

Cây đinh lăng
Không tự ý sử dụng bài thuốc từ cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai

Để phòng ngừa rủi ro khi sử dụng dược liệu này, bạn nên lưu ý một số thông tin sau:

  • Sử dụng rễ đinh lăng liều cao có thể gây say thuốc, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa,…
  • Có thể kết hợp với các món ăn từ đinh lăng để bồi bổ sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Người đang mang thai hoặc mắc các bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bài thuốc từ thảo dược này

Cây đinh lăng có dược tính mạnh và đa dạng. Tuy nhiên tùy tiện sử dụng có thể gây ngộ độc và say thuốc. Do đó trước khi sử dụng dược liệu này, bạn nên tìm gặp bác sĩ/ thầy thuốc để được thăm khám và cân chỉnh liều lượng tùy vào tình trạng sức khỏe.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn