Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Top 9 loại men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ tốt nhất hiện nay

Đau thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần biết

9+ bài thuốc trị thoái hóa cột sống bằng thảo dược dân gian

Trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam với các cây thuốc quen thuộc

Cây Cam thảo: Vị thuốc quý chữa bách bệnh và cách dùng

Cây cam thảo là một trong những loại dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách để tránh được các tác dụng phụ không hay. Dưới đây là những chia sẻ về cam thảo vị thuốc quý chữa bách bệnh và cách dùng mà bạn có thể tham khảo. 

Đặc điểm của cây cam thảo

Cây cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis Fisch. Cam thảo cũng có nhiều loại, mỗi loại có sự khác nhau về đặc điểm. Dưới đây là đặc điểm của ba loại cây cam thảo chính mà mà bạn đọc có thể tham khảo.

Cây cam thảo bắc

Cây cam thảo bắc có tên khoa học là Clyryrrhiza uralensis Fisch glabra L, hay còn gọi là sinh cam thảo, quốc lão… Đặc điểm của cây là sống lâu năm, có kích thước khoảng 1 – 1,5m. Lá của cây là lá kép hình trứng có chiều dài khoảng 2 – 2,5cm.

Cây cam thảo bắc
Cây cam thảo bắc thuộc họ cánh bướm

Hoa của cây cam thảo bắc có hình cánh bướm và thường nở vào mùa hạ đến đầu mùa thu. Quả có hình cong lưỡi liềm, có mày nâu và có nhiều lông. Loài cây này phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và hiện nay đã được di thực trồng khá nhiều ở miền bắc Việt Nam.

Cây cam thảo đất

Cây cam thảo đất có tên khoa học Seoparia dulcis L hay còn được biết đến với những cái tên như cam thảo nam, giả cam thảo. Đặc điểm cây cam thảo đất là có chiều cao khoảng 40 – 80cm, thân ngắn hơn cam thảo bắc.

Cây cam thảo đất
Cây cam thảo đất thuộc họ hoa mõm chó

Rễ của loại cây này khá to có hình trụ. Lá cây mọc đơn, mọc đối xứng hoặc 1 vòng có 3 phiến lá. Lá của cây có hình trụ lộn ngược hoặc hình mác. Kích thước của lá rộng khoảng 8 – 12mm, chiều dài lá khoảng 1,5 – 3cm. Cuống lá ngắn, hẹp dần về cuống và mép lá có răng cưa to.

Hoa của cây này có mày trắng, mọc ở kẽ lá. Hoa có thể mọc thành đôi hoặc mọc lẻ và thường nở vào mùa hè. Quả có hình cầu, nhỏ, và bên trong có chứa các hạt li ti. Ở nước ta, cam thảo đất mọc ở hầu hết các tỉnh thành. Nó thường mọc hoang bạn có thể chủ động thu hái quanh năm.

Cây cam thảo dây

Cây cam thảo dây cũng là một loại thảo dược quý và có nhiều tên gọi khác như tương tư tử, tương tư đằng, dây chi chi, cây cam thảo rừng… Tên khoa học của loại cây này là Abrus precatorius L.

Cây cam thảo dây
Cây cam thảo dây thuộc họ Đậu – Fabaceae

Loại cây dây leo này thân có nhiều xơ và có cành gầy, nhỏ. Lá cây có hình lông chim với chiều dài cả cuống là 15 – 24cm. Lá cây có hình chữ nhật, dài từ 5 – 20mm, rộng từ 3 – 9mm.

Hoa của cây nó có màu hồng ngọc, thường mọc ở đầu cành hoặc mọc ở kẽ lá, thường nở thành từng chùm nhỏ. Quả có chiều dài từ 5 – 15mm, dày khoảng 7 – 8mm. Hạt có màu đỏ  với 1 điểm đen lớn, vỏ cứng và có hình dạng như quả trứng.

Tác dụng của cây cam thảo

Dược liệu này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe điều này được cả y học cổ truyền và y học hiện đại công nhận. Cụ thể:

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền tác dụng của cam thảo bao gồm:

  • Giúp giải độc, trưởng cơ nhục, nội lực và kiên gân.
  • Lưu thông khí huyết, hạ chí, ôn trung và đả thông kinh mạch, chỉ khát.
  • Giúp dưỡng khí, thông cửu khiếu, ích tinh, an hồn và lợi bách mạch.
  • Giúp thông hành 12 kinh, nhuận phế, ích khí và hoãn cấp.
  • Thanh nhiệt, chỉ khái, chỉ thống.

Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, thành phần của cây thảo dược này có hơn 300 hợp chất khác nhau với khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì vậy cam thảo có những công dụng như:

  • Chữa nhiễm trùng, viêm da nhờ khả năng chống vi khuẩn, cải thiện tình trạng chốc lở viêm nang lông hay viêm mô tế bào.
  • Điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhờ chứa hoạt chất chống oxy hóa glabridin và glabren ở trong thành phần của cây.
  • Chữa viêm gan C nhờ hoạt chất glycyrrhizin với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm.
  • Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị sâu răng, chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, viêm họng, tiêu đờm,…

Cách sử dụng

Đối với loại cây này, phần rễ và thân của cây là phần được sử dụng để làm dược liệu. Để dùng cam thảo người ta sẽ bào chế thành 3 dạng chính đó là:

  • Sinh thảo tức là phần rễ cây được rửa sạch, đồ mềm rồi thái thành miếng nhỏ để phơi hoặc sấy khô.
  • Bột cam thảo tức là lấy phần rễ cạo vỏ ngoài, thái thành từng miếng tròn nhỏ, sấy khô và tán thành bột.
  • Chích thảo tức là lấy cam thảo sấy khô tẩm với mật. Liều lượng là 1kg cam thảo sẽ tẩm với 200gr mật pha với 200ml nước sôi. Cuối cùng đem đi sao vàng cho đến khi khô.

Về cách dùng

Cam thảo có thể dùng bằng nhiều cách khác nhau
Cam thảo có thể dùng bằng nhiều cách khác nhau

Giống như khi sử dụng nhiều loại thảo dược khác, dùng đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Ngược lại, nếu bạn dùng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là cách dùng mà bạn cần lưu ý:

  • Cách sử dụng cam thảo khô thường là sắc thuốc uống.
  • Với dược liệu tươi bạn cũng có thể sắc nước uống hoặc nhai trực tiếp.
  • Với những sản phẩm có chứa vị thuốc này như kẹo, trà cam thảo….bạn có thể dùng để ăn, ngậm, hoặc uống đều được.

Về liều dùng

Tùy thuộc vào từng bệnh lý sẽ có liều dùng khác nhau. Tuy nhiên các thầy thuốc luôn khuyến cáo bạn chỉ nên dùng ở mức từ 4 – 80gram một ngày.

Một số bài thuốc điều trị bệnh bằng cam thảo

Với mỗi bệnh lý khác nhau, cách dùng cam thảo để điều trị bệnh cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh lý mà mình đang gặp phải.

Bài thuốc chữa ho

Dưới đây mà một số cách dùng cam thảo trị ho mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Bài thuốc 1:

Dùng khoảng 10g cây cam thảo tươi đem ngâm với nước sôi giống như khi bạn uống trà. Khi nào nước hết vị ngọt thì đem bỏ. Uống liên tục có thể giúp bạn chữa ho, viêm họng mãn tính.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị:

  • Nhân sâm hoặc đảng sâm: 8 -12g.
  • Phục linh: 12g.
  • Bạch truật: 12g.
  • Cam thảo: 4 – 8g.
Thảo dược thiên nhiên này có tác dụng trị ho rất tốt
Thảo dược thiên nhiên này có tác dụng trị ho rất tốt
Thảo dược thiên nhiên này có tác dụng trị ho rất tốt

Bạn đem tất cả các loại thảo dược này sắc lấy nước uống. Sử dụng bài thuốc này có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, cải thiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi.

Bài thuốc 3:

Dùng khoảng 4 – 20g cam thảo đem tán thành bột và pha với nước ấm hoặc nước chanh để uống. Hoặc bạn cũng có thể dùng thảo dược này pha với trà để uống hàng ngày. Bài thuốc này có tác dụng trị ho do cảm lạnh, viêm họng.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần có trong cây thảo dược này có thể giúp tiêu diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy bạn có thể thực hiện bằng bài thuốc sau.

Thảo dược có tác dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Thảo dược có tác dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Thảo dược có tác dụng chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Chuẩn bị khoảng 3 – 5g bột cam thảo hoặc cao lỏng thêm vào đồ uống nóng. Chia làm 3 lần uống trong ngày và uống liên tục từ 7 – 14 ngày. Lưu ý cần uống khoảng 20 – 30 phút trước bữa ăn để bảo vệ dạ dày được tốt hơn.

Bài thuốc chữa mụn nhọt

Dùng 1 – 2 thìa cà phê cạo mềm cam thảo để uống hàng ngày. Dùng trong vài ngày sẽ giúp tình trạng mụn nhọt được cải thiện một cách hiệu quả nhờ đặc tính giải độc, kháng viêm của loài thảo dược này.

Bài thuốc chữa khó thở, tâm phế suy nhược

Chuẩn bị 12g cam thảo, 8g nhị sâm, 10g đương quy. Đem các loại thảo dược này đi sấy khô và tán thành bột để dùng. Mỗi lần sử dụng khoảng 4g bột này đem pha với nước ấm. Uống khoảng 3 – 4 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Bài thuốc chữa viêm tắc tĩnh mạch

Chuẩn bị 50g cam thảo tươi đem rửa sạch. Sau đó cho vào nồi và cho thêm 3 bát nước để đun cho đến khi cạn còn 1 bát nước. Chia bát nước thành 3 phần để uống 3 lần trong ngày. Lưu ý uống trước khi ăn khoảng 15 – 20 phút để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Bài thuốc chữa viêm gan

Chuẩn bị 10g uất kim, 5g cam thảo sao, 2g chè, 25g mật ong. Sau đó bỏ tất cả vào nồi sắc với 1 lít nước và đun sôi khoảng 10 phút. Để sử dụng hãy lọc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Một số lưu ý khi dùng loại thảo dược này

Mặc dù loại dược liệu này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi bạn sử dụng không đúng cách có thể gây hại. Vì vậy khi sử dụng loại thảo dược này bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Cần lưu ý khi sử dụng thảo dược này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Cần lưu ý khi sử dụng thảo dược này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Sử dụng đúng liều lượng

Thành phần của loại thảo dược này có chứa khoảng 6 – 14% glycyrrhizin. Dùng quá nhiều dễ dẫn đến tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Nghiêm trọng hơn  thì dẫn đến suy tim, mắc hội chứng co giật…

Bởi vậy nên bạn cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Có như vậy mới tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm này xảy ra. Đem lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe của bạn.

Không dùng dược liệu cho một số đối tượng

Phụ nữ mang thai không nên dùng cây thảo dược này. Nguyên nhân là hoạt chất glycyrrhizin có thể gây hại đến não bộ đang phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Sử dụng nhiều dược liệu này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra những đối tượng sau cũng không nên dùng cam thảo:

  • Người mắc bệnh viêm thận.
  • Huyết áp cao hoặc bất thường.
  • Người thường xuyên bị táo bón.
  • Người già, người cao tuổi.
  • Đang mắc bệnh lợi tiểu trừ thấp.
  • Bị đầy hơi, phù trướng…

Không dùng dược liệu chung với một số loại thuốc

Theo các chuyên gia nghiên cứu thảo dược này có thể tương tác với một số loại thuốc. Từ đó gây nên những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe của bạn. Do đó nếu đang dùng các loại thuốc sau bạn nên tránh dùng dược liêụ này.

  • Thuốc lợi tiểu gồm có chlorothiazide, hydrochlorothiazide.
  • Thuốc hạ kali.
  • Thuốc điều chỉnh nhịp tim.
  • Thuốc chữa tăng huyết áp.
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc làm loãng máu.
  • Một số loại thuốc hormone nội tiết tố….

Do đó trước khi dùng thảo dược này bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc có chuyên môn, uy tín để đảm bảo an toàn. Tránh tình trạng sử dụng bừa bãi, lạm dụng, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin về cây cam thảo mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng đúng cách vị thuốc quý này một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn