Bibi Fiber: Phương pháp bổ sung chất xơ cho bé đúng cách

Các sản phẩm waxing và kem dưỡng nổi bật tại Nowax

PQA Nhuận Tràng tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Bài thuốc Nhất Nam Bình Vị Khang chữa viêm loét dạ dày HP có thực sự hiệu quả? [Review từ chuyên gia và người bệnh]

Mầm sống bị bóp nghẹt bởi áp lực học đường và kỳ vọng xã hội

Phun Môi – Bí Quyết Có Đôi Môi Quyến Rũ Tự Nhiên

Mụn trứng cá: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mua que thử rụng trứng ở đâu uy tín?

Điểm danh 6 thói quen có hại đến quá trình điều trị vết thương

Thoái hóa cột sống nên ăn gì để phòng ngừa và cải thiện bệnh

Cây ba kích: Công dụng và các bài thuốc hay từ dược liệu

Cây ba kích là một loại dược liệu quý trong Đông y với công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Vì vậy, nó thường được sử dụng để làm các bài các bài thuốc mang lại nhiều sức khỏe cho con người. Trước khi muốn sử dụng loại cây này trong chưa bệnh, bạn nên tìm hiểu kỹ công dụng cũng như cách thực hiện để có được hiệu quả tốt nhất.

Mô tả về cây ba kích

Cây ba kích hay còn gọi là Diệp Liễu Thảo, Đan Điền Âm, Dây Ruột Gà. Tên khoa học của loại cây này là Morinda Officinalis How thuộc họ cà phê. Đây là loại cây dạng thân leo, mảnh, trên thân có nhiều lông mịn. Cây thường mọc thành các bụi lớn và thường xuất hiện trong các khu rừng có độ cao trung bình dưới 500m.

Mô tả về cây ba kích
Cây ba kích thường mọc thành các bụi lớn và thường xuất hiện trong các khu rừng có độ cao trung bình dưới 500m

Phần lá đơn nguyên, mọc đối xứng, có hình bầu dục, cứng, đuôi lá hình tròn hoặc hình trái tim. Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu đài và thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả thì sẽ bắt đầu từ tháng 7 – 10.

Bộ phận dùng và đặc điểm dược liệu của cây ba kích

Cây ba kích có phần rễ, thân, lá, quả đều có thể sử dụng làm thuốc, trong đó rễ là phần được sử dụng nhiều nhất. Phần rễ này có kích thước lớn, được gọi là củ thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành từng đoạn ngắn rồi sử dụng.

Bộ phận dùng: Rễ của cây ba kích.

Đặc điểm: Đặc điểm dược liệu của cây ba kích được ghi nhận như sau:

  • Rễ ba kích có hình trụ tròn, độ dài phụ thuộc vào kích thước của cây. Mỗi của có đường kính từ 1 – 2 cm.
  • Bên ngoài có lớp vỏ cứng, sần sùi, cùi dày, dễ bóc vỏ.
  • Mặt ngoài màu xám, hơi nhám, có vân dọc.
  • Phần lõi bên trong có màu tím hoặc hồng nhạt, giữa có màu vàng nâu.
  • Vị ngọt, hơi chát, không có màu đặc trưng.

Cây ba kích phân bố ở đâu?

Cây ba kích có xuất xứ từ Trung Quốc sau đó mới du nhập vào Việt Nam. Hiện tại, loài thảo dược này đã được trồng ở nước ta, người dân trồng loại cây thảo dược này với mục đích chủ yếu là để ngâm rượu hoặc sản xuất và bán ra ở nhiều nơi.

Ba kích là loại cây mọc hoang nó thường được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp ở phía Bắc. Người ta tìm thấy cây ba kích nhiều ở các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây, Hà Nội,…

Thành phần hóa học của cây ba kích

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thành phần chứ trong loại cây này có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Đồng thời, nó là một trong những vị thuốc quan trọng giúp phòng và chữa nhiều loại bệnh. Cụ thể, thành phần hóa học của loại cây này bao gồm:

  • Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether
  • Gentianine
  • Choline
  • Trigonelline
  • Carpaine
  • Gitogenin
  • Tigogenin
  • Quercetin
  • Luteolin
  • Vitamin B1
  • Vitamin C
  • Phytosterol
  • Acid hữu cơ

Thu hái, sơ chế và bảo quản cây ba kích

Cây ba kích không phải là loại dược liệu xa lạ với mỗi người, nó được sử dụng nhiều trong Đông y để bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nhận thấy được những công dụng tuyệt vời từ loại cây này, người dân đã trồng rất nhiều để cung cấp đầy đủ nguyên liệu bào chế thuốc. Việc thu hái và chế biến cũng không quá phức tạp hay đòi hỏi kĩ thuật nhiều.

  • Thu hái: Cây ba kích có thể được thu khi đã được trồng trên 3 năm tuổi. Thời điểm thu hoạch thích hợp vào tháng 10 – 11. Bạn chỉ cần đào rộng xung quanh cây là lấy phần rễ bên dưới, phần rễ to, cùi dài thông thường sẽ có tác dụng tốt hơn so với loại rễ nhỏ kém chất lượng.
  • Sơ chế: Củ ba kích sau khi được thu hái thì đem rửa sạch và phơi khô. Sau đó, bạn dùng dao loại bỏ phần lõi chỉ giữ lại phần thịt. Phần thịt có thể đem ngâm rượu, nấu hoặc kết hợp với một số thảo dược khác làm thuốc chữa bệnh.
  • Bảo quản: Ba kích sau khi phơi khô nên được đóng gói hoặc cho vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi không ráo thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.

Công dụng của cây ba kích

Như đã nói, loài cây này mang lại rất nhiều giá trị sử dụng và lợi ích cho sức khỏe. Nhờ vậy, nó không chỉ được ưu chuộng trong  y học cổ truyền mà còn cả trong y học hiện đại.

Công dụng của cây ba kích
Cây ba kích mang lại rất nhiều giá trị sử dụng và lợi ích cho sức khỏe

Cụ thể, công dụng của cây ba kích như sau:

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, cây ba kích có nhiều tác dụng như sau:

  • Làm mát gan, kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
  • Chủ đại phong tà, cường gân cốt, an phủ tạng, bổ trung, tăng chí,…
  • Định tâm khí, trừ các loại phong.
  • Bổ thận, tán phong thấp.
  • Hạ khí, ích tinh.
  • Hóa đờm, tráng gân cốt
  • Trị bệnh liệt dương.
  • Trị bệnh mộng tinh, di tinh.
  • Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy.
  • Hỗ trợ người có kinh nguyệt không đều, bụng dưới lạnh, đau.
  • Trị thận hư, lưng, gối mỏi, tê bại, phong thấp gây đau nhứt.
  • Đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm, lở loét hay suy giảm chức năng sinh lý.
  • Ngăn ngừa huyết áp cao.
  • Đối với người già và trẻ nhỏ, cây ba kích còn co công dụng làm tăng sức đề kháng để chống chọi bệnh tật.

Theo y học hiện đại

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng trong cây ba kích có chứa hàm lượng dồi dào các thành phần hóa học hỗ trợ việc điều trị bệnh , tăng cường sức khỏe cho con người nhất là cải thiện vấn đề sinh lý cho nam giới. Cụ thể, các công dụng của cây ba kích trong y học hiện đại là:

  • Tăng cường sinh lý cho nam giới: Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh lý không bình thường, sử dụng loại dược liệu này có khả năng cải thiện sinh lực. Ba kích có tác dụng làm tăng sức dẻo dai khi bổ sung cho người dùng các loại khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình sản sinh các hormone cần thiết từ đó cải thiện chuyện phòng the cho nam giới hiệu quả.
  • Chống sưng, tiêu viêm hiệu quả: Sau thí nghiệm được các nhà nghiên cứu thực hiện trên chuột cống trắng đã chỉ ra rằng cây ba kích có tác dụng kháng viêm tiêu sưng rất hiệu quả. Vì trong thành phần của loại cây này có chứa rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp nhanh chóng làm lành các vết thương và ngăn ngừa chúng lan rộng.
  • Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng: Sử dụng cây ba kích giúp cơ thể người tăng được sức đề kháng để hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố độ hại. Do loại cây có thành phần dinh dưỡng cao, sử dụng nhiều sẽ làm xua tan mệt mỏi, giảm căng thẳng. Đồng thời giúp thanh lọ cơ thể, tạo cảm giác tràn đầy năng lượng để học tập và làm việc.
  • Đối với hệ thống nội tiết: Cây ba kích giúp làm tăng hàm lượng nội tiết trong cơ thể cho cả nam và nữ. Nó giúp cân bằng và hạn chế những bệnh thường gặp do rối loạn nội tiết gây ra.
  • Chữa đau lưng, đau mỏi xương khớp: Trong cây ba kích có chứa hàm lượng Choline là thành phần làm giảm đau xương khớp hiệu quả. Khi bị các chứ đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay do thời tiết thay đổi, sử dụng cây ba bích giúp bạn hạn chế được vấn đề này rất hiệu quả.

Các bài thuốc hay từ cây ba kích

Ba kích là một loại dược liệu quý được cánh mày râu sử dụng để tăng cường sinh lý cho nam giới và cải thiện chức năng sinh sản. Không chỉ vậy, ba kích còn được áp dụng để điều trị các bệnh khác để tăng cường sức khỏe.

Các bài thuốc hay từ cây ba kích
Cây ba kích còn được áp dụng để điều trị các bệnh khác để tăng cường sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ cây ba kích sau đây:

Bài thuốc giúp ngủ ngon, cải thiện ù tai, chảy nước mắt

Giấc ngủ rất cần thiết cho cơ thể của mỗi con người, nó giúp bạn nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi và tối ưu hiệu suất làm việc. Vì vậy, khi mắc phải tình trạng mất ngủ nó thường sẽ ảnh hưởng. Đây là bài thuốc giúp cho người hay mắc các chứng bệnh mất ngủ, ngủ không ngon hay tỉnh giấc vào giữa đêm. Ngoài ra, nó còn cải thiện ù tai, chảy nước mắt và đổ mồ hôi trộm.

Chuẩn bị:

  • 90 gram ba kích.
  • 180 gram lương khương.
  • 120 gram nhục quế.
  • 120 gram ngô thù.
  • 60 gram thanh diêm.
  • 100 gram kim tử đằng

Cách thực hiện:

  • Trộn các nguyên liệu trên với nhau sau khi đã tán chúng thành bột.
  • Cho vào một ít rượu nếp rồi vo thành viên (lưu ý không nên cho quá nhiều rượu vài hỗn hợp sẽ bị loãng).
  • Bạn sử dụng mỗi ngày từ 1 – 2 viên thuốc này hòa với nước muối loãng rồi uống.
  • Chỉ sử dụng bài thuốc này 2 – 3 tháng để điều trị chứng bệnh trên.

Bài thuốc trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều cho phụ nữ

Kinh nguyệt không đều là tình trạng rất hay xảy ra ở nữ giới. Nó thường xuất hiện khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược từ những áp lực cuộc sống, công việc. Từ đó, nó dẫn đến tình trạng stress lâu ngày gây rối loạn nội tiết tố bên trong khiến cho kinh nguyệt từ đó mà bị ảnh hưởng. Bạn nên tham khảo bài thuốc từ cây ba kích sau đây để khắc phụ sớm tình trạng này.

Chuẩn bị:

  • 120 gram ba kích.
  • 20 gram lương khương
  • 640 gram kim tử đằng.
  • 80 gram thanh diêm.
  • 160 gram nhục quế (bỏ vỏ).
  • 160 gram ngô thù du.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo sau đó tán nhỏ các thảo dược.
  • Vo thành viên nhỏ vừa uống.
  • Cho một ít rượu hồ vào để kết dính nguyên liệu lại với nhau.
  • Với bài thuốc này, mỗi ngày bạn uống khoảng 20 viên với rượu pha muối nhạt sẽ cải thiện được tình trạng tối loạn kinh nguyệt.

Bài thuốc bổ thận

Chức năng thận có liên quan mật thiết đến sinh lý ở cả nam và nữ. Do đó nếu thận bị suy yếu thì cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản. Không những vậy, thận còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động lọc máu, lọc các chất thải. Vì vậy, bài thuốc này giúp cải thiện các chức năng vốn có củ thận từ đó giúp tăng cường sinh lực, tráng dương cho phái nam và dưỡng sắc đẹp cho phái nữ.

Chuẩn bị:

  • 60 gram ba kích.
  • 60 gram cam cúc hoa.
  • 30 gram câu kỷ tử.
  • 20 gram phụ tử.
  • 46 gram thục địa.
  • 30 gram thục tiêu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rồi tán mịn các nguyên liệu trên.
  • Cho vào bình ngâm với 3 lít rượu.
  • Mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói và uống 2 lần. Lưu ý, bài thuốc này không áp dụng cho những người có dạ dày yếu hoặc mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.

Bài thuốc chữa bệnh liệt dương, xương khớp

Bệnh liệt dương gây ra hiện tượng rối loạn chức năng tình dục của nam giới khiến cho người mắc bệnh gặp khá nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, bạn nên khắc phụ chứng bệnh này càng nhanh càng tốt để tránh những hậu quả mà nó mang lại. Cách trị bệnh bằng cây ba kích rất đơn giản, bạn có thề tham khảo bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị:

  • 18 gram ba kích.
  • 20 gram đương quy.
  • 27 gran khương hoạt.
  • 18 gram ngưu tất.
  • 27 gram sinh khương.
  • 18 gram thạch hộc.
  • 2 gram tiêu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu rồi đem đi giã nát.
  • Cho vào bình sau đó đổ thêm 2 lít nước vào, đậy kín nắp.
  • Để khoảng 2 tiếng rồi đổ hỗn hợp vào nồi nấu 1 tiếng
  • Chia đều hỗn hợp vừa nấu mỗi ngày 3 lần uống, mỗi lần khoảng 15 – 20ml.

Bài thuốc chữa phong thấp, cước khí, phù nề

Cây ba kích có công dụng tốt trong việc điều trị phong thấp rất hiệu quả. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi và gây các tình trạng như: sưng, nóng, đó, đau, mất đi các chức năng của khớp. Bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng chữa các bệnh như đau nhứt xương khớp, cước khí, phù nề,…

Chuẩn bị:

  • 12 gram ba kích.
  • 12 gram đỗ trọng.
  • 12 gram tục đoạn.
  • 12 gram ngưu tất.
  • 10 gram tang ký sinh.
  • 8 gram sơn thù nhục.
  • 16 gram hoài sơn.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch.
  • Cho vào siêu và sắc lấy nước, bỏ phần bã.
  • Sử dụng bài thuốc này mỗi tuần từ 3 – 4 lần sẽ giúp người bệnh cải thiện được chứng bệnh của mình.

Bài thuốc lợi tiểu

Rễ cây ba kích rất tốt cho người dường tiểu, nó sẽ tác động đến thận nhằm làm giảm lượng muối và tăng khả năng đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Chuẩn bị:

  • Ba kích thiên
  • Ích trí nhân
  • Tang phiêu tiêu
  • Thỏ ty tử

Cách thực hiện:

  • Tán mịn các nguyên liệu và trộn đều.
  • Cho vào thêm một ít rượu để làm ướt,
  • Vò hỗn hợp này thành những viên bằng hạt ngô.
  • Mỗi lần sử dụng từ 12 viên với rượu pha nước muối hoặc sắc thành nước để uống.

Sử dụng cây ba kích sao cho đúng cách

Ba kích là loại dược liệt quý, rất tốt cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần biết các sử dụng chúng để phòng ngừa các trường hợp biến chứng không mong muốn.

Sử dụng cây ba kích sao cho đúng cách
Bạn cần biết các sử dụng cây ba kích để phòng ngừa các trường hợp biến chứng không mong muốn.

Cụ thể, đối với những trường hợp sau đây, bạn không nên sử dụng cây ba kích để chữa bệnh:

  • Người có bệnh về tim mạch.
  • Bệnh nhân huyết áp thấp.
  • Người bị chứng đau dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
  • Người quá mẩn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Người có biểu hiện sốt nhẹ.

Lưu ý khi sử dụng cây ba kích

Sử dụng cây ba kích trong điều trị bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị ít biến chứng và có hiệu quả tốt nhất.

  • Chỉ nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất để sắc thuốc, tuyệt đối không nên dùng nồi kim loại vì có thể làm thay đổi dược tính của thuốc, gây ngộ độc cho người sử dụng.
  • Dùng cây ba kích với liều lượng vừa đủ, không quá 15g mỗi ngày.
  • Tốt nhất nên dùng cây ba kích theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng cây ba kích trong thời gian dài.
  • Khi xuất hiện tác dụng phụ sau khi sùng thuốc, bạn nên ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây ba kích, hi vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích và cần thiết. Cây ba kích có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe, tuy nhiên bạn nên cẩn thận khi sử dụng chúng. Nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

Dược liệu khác

4 chế phẩm

Hồng sâm: Tác dụng và cách dùng bồi bổ sức khỏe

Hồng sâm là “thần dược” có nguồn gốc từ của những củ nhân sâm 6 tuổi giàu giá trị dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, hiện...

Huyền sâm: Tác dụng của vị thuốc và cách dùng chữa bệnh

Huyền sâm (hắc sâm) là vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Khoa học cũng đã nghiên cứu và công nhận dược liệu này có...

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi: Tác dụng và liều lượng sử dụng tốt cho sức khỏe

Nấm linh chi là một loại dược liệu quý có tính hàn, vị hơi đắng. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, vị thuốc có công dụng dưỡng tâm,...

Hoàng liên chân gà: Dược liệu quý với nhiều tác dụng trị bệnh

Hoàng liên chân gà là cây thuốc quý, phát triển chủ yếu ở những vùng núi cao từ 1500 - 2500m. Dược liệu có vị rất đắng, không mùi, tính...

Nhục thung dung: Vị thuốc vàng cho sức khỏe nam giới

Từ lâu, nhục thung dung đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và chức năng sinh lý của phái mạnh. Các bài thuốc uống, rượu ngâm và món...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn