Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng xi măng: Dấu hiệu nhận biết, Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng xi măng là tình trạng khá phổ biến thường gặp ở những người các công việc xây dựng như công nhân, thợ hồ, kỹ sư.. Tình trạng dị ứng nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến bội nhiễm khiến da trở nên sần sùi tróc vẩy rất khó để điều trị. Người bệnh cần phải tránh xa không tiếp xúc với xi măng thì có thể điều trị dứt điểm bệnh này.

Dị ứng xi măng là gì?

Xi măng là một loại vật liệu xây dựng cực kỳ quan trọng dùng để xây nhà, cây tường hay xây bất cứ một thứ gì vì có tính kết dính cực kỳ tốt. Thành phần chính của loại vật liệu này bao gồm đất sét, đá cùng một số chất hóa học khác. Các nguyên liệu sẽ được đem nung, nghiền nát, rồi đóng gói đưa đến các công trình. Để làm chất kết dính, xi măng khô sẽ được trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định rồi mới đem trám lên gạch hay tường.

dị ứng xi măng
Dị ứng xi măng thường gặp phổ biến ở những người làm trong ngành xây dựng như công nhân, thợ hồ, thợ xây

Dị ứng xi măng là một dạng viêm da tiếp xúc, xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với xi măng và xuất hiện các phản ứng dị ứng điển hình như ngứa ngáy, tróc vẩy, hình thành những mảng da cùi dày rất khó chịu. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người làm việc trong môi trường xây dựng, tiếp xúc nhiều với xi măng trong một thời gian dài như thợ xây, thợ hồ, kỹ sư..

Triệu chứng đặc trưng của những người bị dị ứng xi măng bao gồm

  • Da đỏ ửng, khô ráp, nổi sẩn đỏ, có xuất hiện kèm theo cả mụn nước.
  • Da trở nên dày hơn, sần sùi, đóng vảy khô cứng, nứt nẻ.
  • Da bị khô ráp, lớp vẩy trắng dần bong tróc ra, nếu tự cạy vảy có thể gây chảy máu.
  • Khi nắm tay vào thì tay đau rát, tiếp xúc với cũng khá xót.
  • Nếu điều trị muộn còn có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, để lại sẹo thâm vĩnh viễn.

Các triệu chứng này không xuất hiện ngay mà phải sau vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí cả năm mới bắt đầu có dấu hiệu. Thời gian này nếu vẫn liên tục tiếp xúc với xi măng ướt với cường độ lớn khiến cho da dần mất đi ngoại hình ban đầu, trở nên thô ráp và rất khó điều trị.

Nguyên nhân gây dị ứng xi măng

Hợp chất crom hóa trị 6 chính là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng xi măng. Đây là loại hóa chất có độ bào mòn cực mạnh khi được hòa tan trong nước khiến da ngày càng trở nên mỏng manh và nhạy cảm hơn. Các chất này khi tiếp xúc trên da sẽ được hệ miễn dịch nhận định là một chất lạ và phản ứng lại bằng các phản ứng trên da.

dị ứng xi măng
Hợp chất crom hóa trị VI cấu tạo nên xi măng chính là nguyên nhân chính gây ra các phản ứng dị ứng trên da.

Khi da tiếp xúc với loại hóa chất này sẽ làm hình thành các kháng nguyên kim loại, chúng sẽ kích thích lần lượt từ các tế bào T, đến phân tử CD4, CD8 đồng thời giải phóng cytokine gây nên dị ứng.

Tuy nhiên so với các dạng viêm da tiếp xúc khác, dị ứng xi măng có phần xuất hiện chậm hơn. Đó là do do các tế bào lympho đặc hiệu phải lưu thông trọn vẹn qua tuần hoàn máu hay bạch huyết rồi mới phóng ra histamin. Chính vì thế quá trình này khá dài, thậm chí có thể trong vòng 1 năm mới xuất hiện các triệu chứng.

Đây cũng là nguyên do lý giải vì sao chỉ những người tiếp xúc trong cường độ cao với xi măng mới bị dị ứng mà không phải những người vô tình chạm vào vật liệu này.

Dị ứng xi măng có nguy hiểm không?

Dị ứng xi măng thường xuất hiện ở những khu vực tiếp xúc với xi măng nhiều nhất như lòng bàn tay, kẽ ngón tay, đầu ngón tay, lòng bàn chân, kẽ chân, móng chân, cổ chân cùng các khu vực khác như đầu gối. Đặc biệt nếu không sử dụng các loại đồ bảo hộ thì diện tích các vùng bị dị ứng còn lây lan rộng hơn nữa.

dị ứng xi măng
Dị ứng xi măng làm da mất đi hình thái ban đầu, đồng thời ngứa ngáy và bong tróc da rất khó chịu

Các triệu chứng của dị ứng xi măng sẽ xuất hiện từ từ với những cấp độ nguy hiểm tăng dần. Bao gồm

  • Giai đoạn 1 (viêm cấp): Da nổi sẩn đỏ, có mụn nước nhỏ, khá ngứa ngáy  mụn nước kèm theo triệu chứng ngứa trong vài tuần hoặc vài tháng. Da trở nên dày hơn nhất là khu vực tiếp xúc nhiều với xi măng như mu tay chân, lòng bàn tay..
  • Giai đoạn 2 (viêm bán cấp): Da xuất tiết trên nền đỏ, xuất hiện các lớp vảy cứng.  Da trở nên thô ráp, sau một thời gian lớp vảy tự bong ra từng mảng nhỏ, để lộ ra một lớp da mới nhẵn bóng, sau đó lại lặp lại chu trình này.
  • Giai đoạn 3 (viêm mạn tính bội nhiễm): Da khô, thô ráp, nứt nẻ khắp bàn tay, bàn chân. Các lớp vảy cứng sần sùi và bong tróc, nếu dùng tay gỡ có thể làm chảy máu. Nếu trên bề mặt da bị lở loét kèm theo chảy dịch vàng hay mủ thì rất có thể dị ứng đã chuyển sang bội nhiễm.

Dị ứng xi măng không chỉ gây ra các vấn đề về da mà còn có thể gây ra một số tình trạng liên quan đến hô hấp như gây kích ứng niêm mạc mũi, họng làm người bệnh khó thở, nghẹt mũi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, xi măng sau khi được xây dựng xong được gọi là bê tông. Việc tiếp xúc với bụi bên tông thông qua các hoạt động như cắt, chà, mài cũng có thể hít phải silica tinh thể cao có trong bụi bê tông. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên, mức độ phơi nhiễm nặng có thể khiến người làm mắc bệnh bụi phổi silic. Đây là một dạng tổn thương phổi và có nguy cơ dẫn đến các tình trang nguy hiểm hơn phơi nhiễm silica tinh thể hay ung thư phổi.

Vì vậy có thể thấy tình trạng dị ứng xi măng không chỉ gây ra các bệnh ngoài da bên ngoài mà còn liên quan rất nhiều đến các vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể. Vì thế người bệnh cần phải sớm phát hiện và điều trị càng sớm các tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Điều trị dị ứng xi măng

Một bất lợi của những người dị ứng xi măng là các triệu chứng phát bệnh khá muộn vì thế không ít người nhầm lẫn và cho rằng do các nguyên nhân dị ứng khác nên chủ quan không đi điều trị. Nếu vẫn tiếp xúc với xi măng trong giai đoạn này sẽ thấy bệnh ngày càng trầm trọng và tiến tới giai đoạn bội nhiễm nhanh hơn làm việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

dị ứng xi măng
Người bệnh cần nhan chóng điều trị các triệu chứng dị ứng để giảm tình trạng ngứa rát đau nhức trên da, ngăn ngừa viêm nhiễm nguy hiểm

Dị ứng xi măng khiến da bị ăn mòn khá mạnh, ngoài ra còn có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe bên trong cơ thể, vì vậy để đảm bảo nhất người bệnh nên đến ngay các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất.

Xử lý tại chỗ

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng xi măng, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp xử lý sau đây

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với xi măng, bê tông hay các vật liệu xây dựng khác cho đến khi xác định chính xác bệnh.
  • Thay đồ, mặc các loại đồ rộng rãi thoáng mát không dính xi măng
  • Vệ sinh thân thể, đặc biệt các vùng da bị dị ứng. Tuy nhiên không nên dùng các loại mỹ phẩm hay sữa tắm để tránh làm tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
  • Uống nhiều nước.
  • Chườm lạnh để làm giảm ngứa tạm thời.
  • Đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để tránh làm lây lan viêm nhiễm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Điều trị bằng Tây Y

Điều trị bằng Tây Y là các phương pháp rất cần thiết để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sần sùi nứt nẻ ngoài da, vừa giải quyết các vấn đề gây dị ứng bên trong cùng một số bệnh lý khác nếu có.

dị ứng xi măng
Các loại thuốc bôi sẽ làm khôi phục các tổn thương trên da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu hiệu quả

Các loại thuốc bôi ngoài da

Các loại thuốc bôi ngoài da luôn có trong đơn thuốc điều trị dị ứng xi măng vì lúc này da bị bào mòn tổn thương khá nặng nên cần phải bôi thuốc để ngăn ngừa viêm nhiễm và làm làn da hiệu quả hơn. Một số loại thuốc ngoài da thường được chỉ định như

  • Thuốc bôi có chứa Corticoid: Có tác dụng giảm phù nề, chống viêm nhiễm trên da cực kỳ hiệu quả. Thường người bệnh sẽ được chỉ định bôi corticoid dạng gel hoặc hồ nước trước để làm lành các tổn thương, giúp vùng da được khô lại, sau đó mới tiếp tục bôi dạng corticoid cream. Một số loại thuốc thường được chỉ định như hydrocortisone, betamethasone, dexamethasone fluocinolone..
  • Kem làm mềm, dưỡng ẩm da: Làn da của người bị dị ứng không chỉ tổn thương nặng mà còn rất sần sùi, thô ráp, tróc vẩy nặng. Vì vậy cần dùng một số loại kem dưỡng ẩm, làm mềm để giảm tình trạng tróc vẩy, dày sừng hỗ trợ các tổn thương nhanh lành hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại kem dưỡng có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C để tăng khả năng kháng khuẩn đồng thời cấp ẩm tốt hơn.
  • Kháng sinh bôi ngoài da: với các trường hợp có nguy cơ bị bội nhiễm cần phải dùng thêm cả các loại kháng sinh dạng bôi để ngăn ngừa nhiễm trùng vào máu, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý làm sạch da trước khi sử dụng các loại kem bôi này. Chú ý chỉ thoa một lớp mỏng để các loại thuốc bôi thẩm thấu vào da, không dùng gạc băng lại. Sau khi bôi xong nhớ vệ sinh tay lại với nước sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Các loại thuốc uống

Người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc kháng histamin, giảm ngứa, thuốc chống viêm để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng ngứa rát khó chịu. Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng trong điều trị dị ứng xuii măng như

  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm ngay các tình trạng ngứa ngát, khó thở, ức chế quá trình phóng thích histamin giúp tình trạng dị ứng thuyên giảm nhanh chóng. Tùy từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm histamin khác nhau nhưng thường nhóm histamin thế hệ mới được dùng nhiều hơn do ít tác dụng phụ. Một số loại thuốc thường được chỉ định như cetirrizin, levocetirizin.. Nếu người bệnh là phụ nữ có thai sẽ được dùng  Chlorpheniramine để giảm ngứa để ngăn chặn các ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng trong một số trường hợp nghi ngờ có bội nhiễm, người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, sốt cao nguy hiểm.

Trong đó thuốc KetofHEXAN thuộc nhóm kháng histamin là loại thuốc thường được dùng nhất trong điều trị các triệu chứng của dị ứng xi măng. Thuốc có thể giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mệt mỏi, nổi mẩn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, hoa mắt, buồn ngủ. Vì thế người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn khi sử dụng các loại thuốc này.

Thuốc tiêm

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định tiêm thuốc nhóm K cort. Đây là loại thuốc có thể chống dị ứng kéo dài trong vòng 7 tháng và có thể giảm nhẹ các triệu chứng ngay trong làn tiêm đầu tiên. Tuy nhiên sau đó các tác dụng của thuốc bắt đầu giảm dần và không mang đến hiệu quả như ban đầu.

dị ứng xi măng
Một số loại thuốc tiêm cũng được chỉ định để giảm nhanh các tình trạng dị ứng, ngăn ngừa sẹo

Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, teo cơ nên ít được dùng hơn.

Điều trị tại nhà

Trong thời gian dùng các loại thuốc Tây, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau để hỗ trợ việc điều trị tình trạng dị ứng này hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bao gồm

  • Tránh không tiếp xúc với xi măng cho tới khi da khôi phục hẳn
  • Dùng dấm pha loãng hoặc thuốc tím để sát trùng trên da, ngăn ngừa viêm nhiễm và để lại sẹo.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có thể gây kích thích dị ứng, nhất là trong thời điểm cơ thể đang rất nhạy cảm. Các thực phẩm cần hạn chế như tôm, cua , cá, trứng, sữa, thịt bò. Đồng thời hạn chế các thực phẩm này cũng ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo trên các vùng da bị tổn thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài có thể gây dị ứng như lông chó mèo, bụi bẩn, mạt rệp..
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Uống nhiều nước để cấp ẩm cho da, có thể bổ sung thêm sinh tố, nước ép trái cây để tăng cường vitamin.

Phòng tránh tình trạng dị ứng xi măng

Dị ứng xi măng hầu hết chỉ xuất hiện khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc với xi măng với cường độ lớn, vì vậy cách đơn giản để phòng tránh bệnh chính là hạn chế tiếp xúc với vật liệu này. Tuy nhiên vì một số vấn đề mà người bệnh vẫn cần phải tiếp xúc với xi măng, không thể thay đổi môi trường làm việc được thì hãy chú ý các vấn đề bảo hộ để hạn chế tốt nhất tình trạng dị ứng này.

dị ứng xi măng
Chú ý an toàn lao động và các trang phục bảo hộ sẽ giúp phòng tránh tình trạng dị ứng xi măng hiệu quả

Chọn đồ bảo hộ lao động tốt

Những người làm các công việc chân tay, liên quan đến hóa chất hay các vật liệu xây dựng cần chú trọng hơn vào vấn đề bảo hộ lao động. Bao gồm

  • Chọn trang phục: Mang đồ dài, nên chọn các chất liệu vải dày dặn nhưng thoáng mát. Ưu tiên chọn những đồ rộng rãi thoải mái để không gây khó khăn khi làm việc. Giặt trang phục sạch sẽ không để đồ còn dính xi măng mà vẫn tiếp tục mặc.
  • Chọn găng tay: Găng tay butyl hoặc nitrile là các sản phẩm thường được khuyên dùng với những người làm các công việc liên quan đến xây dựng để hạn chế việc ăn mòn của xi măng. Bên cạnh đó, cũng chú ý chọn loại bao tay vừa vặn, không quá chật sẽ gây khó khăn khi chuyển động tay nhưng quá rộng có thể tạo điều kiện cho xi măng rơi vào trong. Có thể dùng thêm găng tay vải bên trong để bảo vệ đôi tay tốt nhất. Không sử dụng các loại găng đã bị mòn, cũ, rách nhiều chỗ vì không còn tác dụng bảo vệ tay.
  • Chọn giày: Nên chọn các loại ủng hay các loại giày cổ cao chuyên cho những công nhân xây dựng bởi các loại giày này vừa nhẹ và có khả năng chống ăn mòn rất tốt. Nếu không phải giày cổ cao nên đeo thêm tất để ngăn ngừa xi măng rớt xuống cổ chân.
  • Chọn đồ bảo hộ mặt: Mỗi người lao động cũng nên chuẩn bị các dụng cụ bảo hộ mặt như mũ, kính, khẩu trang để tránh hít phải các chất độc hại có trong một số vật liệu xây dựng tại công trường.

Chăm sóc da khỏe mạnh

Mỗi người lao động cũng nên chú ý đến các vấn đề chăm sóc da cơ bản, đơn giản tại nhà để da được khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng dị ứng tốt nhất.

Các phương pháp này cũng vô cùng đơn giản, chủ yếu là vệ sinh da sạch sẽ nhất, bao gồm

  • Tắm rửa sạch sẽ sau khi vừa lao động về
  • Rửa tay khô ráo trước và sau khi đeo găng tay lao động.
  • Nếu da tiếp xúc trực tiếp với xi măng, không nên chủ quan mà nên đi rửa ngay.
  • Sau mỗi ngày có thể dùng các dung dịch giấm đã được pha loãng hoặc dung dịch đệm (buffer solution) để trung hòa lại dư lượng xút của xi măng còn tồn đọng trên da.
  • Không sử dụng các sản phẩm nước rửa tay có độ cồn cao.
  • Ngâm tay chân với nước muối ấm sau mỗi ngày là việc vừa để thư giãn da, vừa loại bỏ các vi khuẩn còn tồn đọng trên da.

Tốt nhất nếu có cơ hội thì người bệnh nên thay đổi môi trường làm việc khác để ngăn ngừa tình trạng dị ứng quay trở lại và gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.

Các thống kê cho thấy hơn 30% những người làm việc trong các ngành xây dựng đều bị dị ứng xi măng có thể cho thấy mức độ phổ biến cũng như những nguy hiểm tiềm tàng từ loại vật liệu này. Vì thế mỗi người hãy đề cao tinh thần phòng tránh bệnh bằng các phương pháp bảo hộ lao động để bảo vệ cho sức khỏe cho bản thân cũng như những người trong gia đình.

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị ngứa ở tay chân và cách khắc phục an toàn

Bà bầu bị ngứa ở tay chân và cách khắc phục an toàn

Bà bầu bị ngứa ở tay chân là tình trạng thường gặp trong thời kỳ mang thai. Triệu chứng ngứa ngáy tay chân khi mang thai có thể khởi phát...

8 Cách giảm ngứa khi bị dị ứng đơn giản dứt ngay cơn ngứa

Khi dị các dị nguyên xâm nhập, cơ thể thường phóng thích ra histamin gây ra các phản ứng dị ứng với các triệu chứng đặc trưng như hắt hơi,...

Da mặt bị khô sần và ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da mặt bị khô sần và ngứa khiến cho những ai gặp phải đều cảm thấy khó chịu. Tình trạng này còn làm mất thẩm mỹ và luôn khiến người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn