Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội, trên da xuất hiện các mẩn ngứa, khó thở, nghẹt mũi, mắt đỏ,…Dị ứng tôm cua nếu không được kiểm soát kịp thời khiến tình trạng nghiêm trọng hơn dẫn đến sốc phản vệ.

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng
Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Bị dị ứng tôm cua là do đâu?

Dị ứng tôm cua là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây nên. Khi dung nạp các thực phẩm này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với hàm lượng protein có trong tôm cua vì chúng nghĩ đây là thành phần có hại cho cơ thể.

Lúc này hệ miễn dịch sẽ kích hoạt các kháng thể và giải phóng histamin gây ra phản ứng dị ứng đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu.

Bên cạnh đó, quy trình bảo quản, chế biến tôm cua cũng có thể sản sinh một số độc tố, khi dung nạp cơ thể sẽ bị kích ứng và những dấu hiệu bất lợi.

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua

Một số đối tượng dễ bị dị ứng tôm cua bao gồm:

Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua
Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng tôm cua
  • Người lớn tuổi
  • Trẻ em, các bé trai bị dị ứng tôm cua phổ biến hơn bé gái
  • Người từng bị dị ứng với các loại hải sản khác như hàu, mực,…
  • Người mắc các bệnh lý về cơ địa như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng
  • Nếu trong gia đình có ba mẹ có cơ địa bị dị ứng hay từng bị dị ứng cua, tôm thì bạn có nguy cơ bị dị ứng với các thực phẩm này khá cao.

Triệu chứng dị ứng tôm cua

Người bị dị ứng tôm cua sau khi dung nạp thực phẩm này sau vài phút hoặc vài giờ sẽ có các triệu chứng nhận biết như sau:

  • Da bắt đầu ngứa ngáy châm chích khó chịu
  • Nổi mẩn ngứa, phát ban có thể lan rộng ra toàn thân
  • Viêm da dị ứng
  • Nghẹt mũi, hắt hơi
  • Hoa mắt, chóng mặt mệt mỏi có thể bất tỉnh
  • Bị ngứa ran ở miệng
  • Buồn nôn và muốn nôn, đau bụng, đi đại tiện phân lỏng
  • Lưỡi, môi và đường hô hấp có thể bị sưng phù khiến bạn khó thở, thở khò khè, khó nuốt
  • Các dấu hiệu nghiêm trọng khi bị sốc phản vệ như huyết áp giảm, mạch đập nhanh, da tái lạnh nhợt nhạt, mất ý thức,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bị dị ứng tôm cua cần đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi và xử lý khi:

Bị dị ứng tôm cua khi nào cần gặp bác sĩ?
Bị dị ứng tôm cua khi nào cần gặp bác sĩ?
  • Dị ứng tôm cua có các biểu hiện nghiêm trọng, da nổi mẩn ngứa và phát ban nhiều gây ngứa ngáy dữ dội, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt.
  • Khi có các triệu chứng sốc phản vệ, lúc này cần đưa người bệnh đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. Tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử lý khi bị dị ứng tôm cua

Khi phát hiện bị dị ứng tôm cua, bạn nên ngừng dung nạp các thực phẩm này. Căn cứ vào các triệu chứng nặng hay nhẹ mà áp dụng cách xử lý phù hợp.

Chữa trị tại nhà

Đối với trường hợp bị dị ứng tôm cua kèm theo các triệu chứng không nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện các mẹo chữa tại nhà để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa lây lan.

Chườm đá giảm ngứa

Khi bị nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng tôm cua bạn có thể chườm lạnh để cải thiện các triệu chứng này. Hơi lạnh và độ ẩm trong đá có thể làm dịu da, làm tê liệt các dây thần kinh ở vùng da bị ngứa ngáy, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu. 

Với cách thực hiện đơn giản, bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước đá lạnh rồi vắt khô và đắp lên vùng da tổn thương. Hoặc có thể bỏ đá viên vào khăn mỏng và áp trực tiếp lên vùng da bị ngứa ngáy. Mỗi lần chườm 20 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.

Tắm nước rau má, lá khế

Lá khế và rau má là các loại thảo dược có tính hàn, có công dụng làm dịu da, kháng viêm, sát trùng, làm lành các tế bào da bị tổn thương nên được áp dụng trong điều trị các bệnh ngoài da và các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa do dị ứng.

Chữa dị ứng tôm cua tại nhà
Chữa dị ứng tôm cua tại nhà

Các thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá khế hoặc rau má ngâm nước muối để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn rồi rửa lại với nước sạch.
  • Đun 2 lít nước lọc đến khi sôi thì cho thảo dược vào.
  • Đun thêm 3 phút nữa rồi tắt bếp và để nguội.
  • Dùng nước lá khế, rau má tắm hoặc ngâm với vùng da bị tổn thương để làm giảm tình trạng ngứa ngáy.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để có hiệu quả.

Uống nước chanh mật ong

Nước chanh kết hợp với mật ong nguyên chất có công dụng giúp thanh lọc, giải độc, tăng cường kháng thể, hỗ trợ làm lành các vùng da bị tổn thương hiệu quả. 

Với cách thực hiện khá đơn giản, bạn lấy một cốc nước ấm pha với vài giọt chanh và 2 muỗng mật ong nguyên chất. Tranh thủ uống lúc còn ấm, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 ly nước chanh mật ong, nên dùng vào buổi sáng đạt được kết quả tốt nhất.

Dùng thuốc Tây điều trị

Với những trường hợp bị dị ứng tôm cua nặng hơn, sẽ cần đến sự can thiệp của y khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng một số loại thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của dị ứng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bùng phát lây lan.

Nhóm thuốc kháng Histamin

Các loại thuốc kháng Histamin thường được bào chế dưới dạng viên uống, thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi tại chỗ, dung dịch uống. Trong đó, các loại thuốc được áp dụng phổ biến như Cetirizine, Loratadine, Clorpheniramin,…

Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, phát ban, ngăn chặn dị ứng lan rộng sang các khu vực da khác.

Thuốc tiêm Epinephrine

Khi bị sốc phản vệ do dị ứng tôm cua, bác sĩ điều trị sẽ dùng thuốc tiêm Epinephrine kết hợp với áp dụng các phương pháp xử lý y khoa để kiểm soát tình trạng bệnh. Thuốc tiêm Epinephrine có tác dụng nhanh trong việc cải thiện tim mạch, giữ huyết áp ổn định, giảm sưng môi, miệng, giúp dễ thở hơn.

Những lưu ý khi bị dị ứng tôm cua

Song song với việc áp dụng các phương pháp điều trị khi bị dị ứng tôm cua, bạn cũng nên lưu ý một số vấn để sau giúp cải thiện tình trạng dị ứng tốt hơn và rút ngắn thời gian phục hồi.

Những lưu ý khi bị dị ứng tôm cua
Những lưu ý khi bị dị ứng tôm cua
  • Không dung nạp tôm cua, ngay cả những món ăn có chứa một lượng nhỏ tôm cua. Người bị dị ứng tôm cua cũng nên thận trọng khi ăn các thực phẩm hải sản khác vì cũng có thể gây dị ứng.
  • Vệ sinh da đúng cách. Trong thời gian điều trị bạn chỉ nên tắm với nước mát, nước ấm, các loại nước tắm từ thảo dược tự nhiên như nước lá khế, sài đất, rau má, mướp đắng. Hạn chế sử dụng các loại xà phòng tắm vì có thể gây kích ứng khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2- 2.5 lít nước lọc để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da tránh da bị khô ráp, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ đào thải các độc tố gây dị ứng.
  • Chọn mặc quần áo rộng rãi, thông thoáng, để tránh làm trầy xước, tổn thương vùng da bị dị ứng.
  • Rửa tay thường xuyên, tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị dị ứng vì có thể làm tổn thương da, gây nhiễm trùng da.
  • Người bị dị ứng tôm cua cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp các loại rau xanh, hoa quả giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, làm dịu da và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Dị ứng tôm cua tuy không nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu không phát hiện sớm và kiểm soát các triệu chứng kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong. Cách xử lý trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy khi bị dị ứng bạn nên đến gặp bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

dị ứng sữa rửa mặt

Dị ứng sữa rửa mặt và cách xử lý nhanh tại chỗ

So với các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da khác thì sữa rửa mặt ít có khả năng gây dị ứng hơn. Tuy nhiên nếu bị dị ứng...

Dị Ứng Hải Sản: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Tại Chỗ Hiệu Quả

Dị ứng hải sản là phản ứng bất lợi của cơ thể sau khi dung nạp tôm, cua, mực, nghêu, sò,... Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây...

Dị ứng son môi: Biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả

Dị ứng son môi điển hình bởi tình trạng da môi viêm đỏ, nổi mụn nước, khô ráp và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp dị ứng nặng, môi...

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Nguyên nhân và cách trị

Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Nguyên nhân và cách trị

Nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp của cả nữ giới và nam giới, một màu tóc phù hợp với cá tính sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn....

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng ở cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đối với các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn