Nổi mề đay có ăn thịt gà, trứng gà được không? Giải đáp

Da nổi hột giống da gà và ngứa và các bệnh lý có thể gặp

Nổi mề đay do HIV và các dấu hiệu nhận biết chính xác

Nổi mẩn ngứa ở mông: Nguyên nhân và cách xử lý

Mề đay Cholinergic là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Nổi chấm đỏ trên da như nốt ruồi son là bị gì? Có nguy hiểm?

Ngứa như kim châm khắp người và những bệnh lý liên quan

Ngứa chân tay về đêm: Cách điều trị và phòng ngừa ngăn tái phát

Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và cách xử lý mẹ cần biết

Nổi mẩn đỏ ngứa ở cổ: Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Dị ứng thuốc nổi mề đay và các biện pháp xử lý

Dị ứng thuốc nổi mề đay thường kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ gây khó thở, tụt huyết áp. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời đối với các triệu chứng dị ứng nhẹ và nhanh chóng đến bệnh viện nếu thấy có các biểu hiện bất thường để tránh các biến chứng chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.

Dị ứng thuốc nổi mề đay là gì?

Dị ứng thuốc là tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số loại thuốc do cơ thể không dung nạp được một số chất trong thuốc. Khi uống một số loại thuốc, hệ miễn dịch có thể nhận biết và tạo ra kháng thể đặc biệt Immunoglobulin E (IgE) nhằm chống lại các chất lạ. Các phản ứng này sẽ gây phóng thích ra histamin và gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như hắt hơi hay nổi mề đay.

Dị ứng thuốc nổi mề đay đặc trưng bằng các tổn thương trên da, có thể là nổi mẩn đỏ, sưng phù nổi cộm hoặc cũng có thể bằng phẳng. Một số người cũng có thể bị nổi mụn nước hay mụn mủ, ngứa và đau tại các vùng da bị nổi mề đay. Hầu như các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc đều có tính đối xứng, tức là các phản ứng dị ứng này sẽ xuất hiện ở cả hai bên cơ thể, ví dụ cả hai tay hay cả hai chân.

Trong các loại thuốc luôn có một lượng nhỏ các chất như tá dược, chất bảo quản, có thể có cả tạp chất nên đều có thể gây dị ứng với cơ thể. Dị ứng có thể xuất hiện ngay cả khi sử dụng một liều lượng nhỏ nhất bởi nó không phụ thuộc vào liều lượng. Có những trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng vẫn có thể xảy ra ở lần thứ hai.

Dị ứng thuốc nổi mề đay
Dị ứng thuốc nổi mề đay tình trạng phóng thích histamin quá mức của hệ miễn dịch với một số loại thuốc do cơ thể không dung nạp được

Lưu ý rằng, dị ứng thuốc nổi mề đay không phải là tác dụng phụ của thuốc. Bệnh thường chỉ xảy ra ở một số người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc dị ứng trước đó với một thành phần nào của thuốc nên có người dùng thuốc bị dị ứng nhưng có người lại không hề có triệu chứng gì. Theo thống kê chỉ có 5- 10% bị dị ứng thuốc nổi mề đay.

Những nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng cao như nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, giảm sốt, các loại thuốc có nguồn gốc từ chất đạm… Dị ứng thuốc kháng sinh (penicillin, ampicillin, streptomycin, sulfonamide) cũng là trường hợp hay gặp. Đây đều là những loại thuốc quen thuộc được dùng trong điều trị rất nhiều bệnh từ đau dạ dày, cảm lạnh, sốt, ho ..

Các phản ứng dị ứng này xảy ra đột ngột và nằm ngoài dự đoán của hệ miễn dịch và chỉ biểu hiện bằng một số triệu chứng bên ngoài. Các triệu chứng ban đầu thường là da phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ, thở khò khè , nôn mửa.. nặng hơn khó thở, tiêu chảy, nổi mề đay phát ban trên toàn cơ thể. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không biểu hiện ra ngoài mà gây ra các triệu chứng khác như rối loạn tiền đình hay suy thận khiến người bệnh không nắm bắt được.

Tuy nhiên, nổi mề đay có thể nói là một trong những triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của những người bị dị ứng thuốc. Nếu nổi mề đay chỉ kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng nổi mề đay lan ra toàn thân, người nóng sốt, nôn mửa, khó thở thì có thể người bệnh đang bị sốc phản về và cần đưa ngngw thuốc ngay và đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Biện pháp xử lý khi bị dị ứng thuốc nổi mề đay

Người bị dị ứng thuốc có thể nổi mề đay sau vài phút uống thuốc nhưng cũng có thể vài ngày sau mới có triệu chứng. Mề đay có thể xuất hiện nhanh chóng nhưng cũng biến mất nhanh chóng say khi người bệnh ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên do cơ địa hay một số người có sức đề kháng yếu, mề đay có thể tồn tại dai dẳng và cần dùng sự hỗ trợ của một số loại thuốc để ngăn ngừa chuyển biến sang mãn tính.

Dùng thuốc điều trị

Người bệnh cần phải ngưng ngay các loại thuốc gây dị ứng, tùy vào tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị bệnh khác để giảm nhẹ triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu triệu chứng mề đay không thuyên giảm, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị khác, bao gồm:

dị ứng thuốc nổi mề đay
Một số loại thuốc sẽ được chỉ định để ức chế các phản ứng dị ứng trong cơ thể

Thuốc kháng Histamin

Nguyên nhân khiến da nổi mề đay chính là do cơ thể phóng thích histamin quá đà và gây nên các phản ứng dị ứng. Vì vậy bác sỉ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc kháng histamin để ức chế bớt lượng histamin, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi hay nổi mề đay.

Thuốc kháng Histamine có nhiều loại, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Claritin, Zyrtec, Benadryl…

Mặc dù thuốc kháng histamin có thể làm lặn mề đay, mẩn ngứa nhanh chóng nhưng nó lại gây ra một số tác dụng phụ khác như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn ngủ. Vì vậy nếu dùng thuốc này điều trị người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về liều dùng để đảm bảo việc học tập hay làm việc không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó những người có tiền sử hay đang điều trị các bệnh về gan cũng cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc sao cho phù hợp.

Thuốc chống viêm không Steroid

Với những người bị mề đay không dị ứng với nhóm thuốc chống viêm không Steroid thì sẽ được chỉ định dùng thuốc này để xử lý các phản ứng dị ứng.  Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp PGF2 alpha, giảm đau tại các vùng da bị nổi mề đay bằng cách giảm tính cảm thụ với các chất gây phản ứng histamin tại các đầu dây thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó thuốc cũng có tác dụng hạ sốt cho những người bị dị ứng thuốc nặng.

dị ứng thuốc mề đay
Thuốc chống viêm không Steroid có thể ức chế tạm thời các phản ứng histamin gây đau rát và phù nề da

Các loại thuốc chống viêm không Steroid thường được chỉ định như Ibuprofen, Aspirin, Natri Naproxen… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt đau đầu, rối loạn tiêu hóa hay buồn ngủ. Người bệnh nếu cần làm việc hay học tập trong thời gian này nên trao đổi thêm với bác sĩ để được chỉ định với liều lượng phù hợp.

Như đã nói, hoặc dù thuốc chống viêm không Steroid được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng nhưng chính nó cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, làm phình mạch, khó thở, nổi mề đay. Vì vậy người bệnh cần phải có sự chỉ định và chẩn đoán của bác sĩ mới sử dụng để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra, một số người đang mắc các bệnh lý về gan thận , tim hay rối loạn tuần hoàn máu cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Thuốc giãn phế quản

Với nhưng người bị dị ứng thuốc nổi mề đay có kèm theo các triệu chứng như ho, hắt hơi, khó thở do sưng tấy tại họng, mũi có thể được chỉ định một số loại thuốc giãn phế quản để cải thiện các triệu chứng này. Thuốc có tác dụng mở rộng hệ thống hô hấp và nhờ đó giúp người bệnh có thể hô hấp được, các triệu chứng dị ứng được thuyên giản nhanh chóng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định như Metaproterenol, Albuterol, Pirbuterol, Levalbuterol…Thuốc giãn phế quản thường chỉ được chỉ định dùng trong một thời gian ngắn bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như có cảm giác lo lắng, đánh trống ngực, tim đạp nhanh và mạnh, khó ngủ. Một số trường hợp sau dùng loại thuốc này có thể bị đau dạ dày, đau cơ hay chuột rút.

Thuốc thoa ngoài da

Với những loại thuốc phía trên được dùng để ức chế các tác nhân gây dị ứng bên trong, song song đó người bệnh cũng nên dùng một số loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc để giảm sưng phù, mụn nước hay ngứa rát tại các vùng da bị nổi mề đay.

Đồng thời dùng các loại thuốc này cũng phòng tránh viêm nhiễm gây ra các biến chứng nguy hiểm khác trong khi hệ miễn dịch người bệnh đang bị suy yếu. Một số loại thuốc thường được chỉ định như

  • Kem bôi hoặc thuốc mỡ Corticosteroid:  Giảm sưng viêm và ngứa rát tại vùng da bị nổi mề đay. Tuy nhiên thuốc chỉ nên dùng ngắn ngày vì có thể gây mỏng da hay nổi mụn nhọt.
  • Kem dưỡng ẩm: Người bệnh nên dùng các các loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin B để cấp ẩm giúp làm mềm, dịu ngứa rát đồng thời ngăn ngừa nổi mề đay hiệu quả.

Dùng thuốc Đông y điều trị dị ứng thuốc nổi mề đay

Để xử lý dứt điểm dị ứng mề đay mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc Đông y.  Y học cổ truyền coi con người là một chỉnh thể, việc điều trị bệnh phải bắt nguồn từ gốc rễ, vì vậy phương pháp không chỉ giúp loại bỏ triệu chứng bên ngoài mà còn trị căn nguyên gây bệnh.

Tùy theo mức độ bệnh của mỗi người mà các thầy thuốc Đông y sẽ bốc thuốc, phối hợp thành phần theo tỷ lệ phù hợp. 

Thuốc Đông y có những ưu điểm sau:

  • Hiệu quả cao, bền vững, chữa dứt điểm bệnh dị ứng.
  • Lành tính, an toàn, không gây tác dụng phụ do sử dụng thảo dược tự nhiên để điều trị.
  • Phù hợp với đa số cơ địa người bệnh.
  • Chi phí hợp lý.

Chăm sóc tại nhà

Với các trường hợp nổi mề đay dạng nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Các phương pháp tại nhà chủ yếu là làm dịu da, từ đó giảm cảm giác ngứa rát và sưng tấy trên da. Các biện pháp có phần an toàn hơn vì một số loại thuốc thường gây ra tác dụng phụ đồng thời cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác.

dị ứng thuốc nổi mề đay
Chườm lạnh có thể làm giảm cảm giác ngứa rát tạm thời tại những vùng da bị nổi mề đay

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho những người bị dị ứng thuốc nổi mề đay như

  • Chườm đá lạnh: Với các triệu chứng nổi mề đay xuất hiện đột ngột sau khi uống thuốc, người bệnh có thể chườm đá lạnh từ 10 -15 để làm dịu cảm giác nóng rát trên da đồng thời giúp triệu chứng sưng nề giảm nhanh chóng.
  • Tắm bằng nước thảo dược: Nếu các vùng da bị mề đay chưa lặn ngay, người bệnh không nên dùng sữa tắm hay mỹ phẩm mà nên đun nước tắm với các loại thảo dược. Nước tắm này không chỉ làm dịu cảm giác bỏng rát ở da mà còn giúp kháng khuẩn, chống viêm đề phòng viêm nhiễm gây nên các bệnh khác.
  • Không gãi ngứa: Đặc trưng chung của nổi mề đay dù do bất cứ nguyên nhân nào chính là vô cùng ngứa rát. Tuy nhiên người bệnh không nên gãi hay chà xát vào các vùng da vì có thể khiến nó bị tổn thương và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh nguy hiểm, nhất là khi hệ miễn dịch đang bị suy yếu.
  • Uống nhiều nước: Da bị mất nước sẽ càng làm các triệu chứng ngứa rát do mề đay bùng nổ hơn. Vì vậy hãy cấp ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm bằng nước trái cây hay nước rau củ để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Người bị dị ứng thuốc ngoài nổi mề đay còn có thể bị sốt cao, tiêu chảy gây mất sức và mệt mỏi. Vì vậy hãy chú ý nhiều hơn để tăng cường sức đề kháng, cải thiện nhanh tình trạng bệnh hiệu quả.
  • Mặc quần áo thoải mái: Nổi mề đay do dị ứng thuốc có thể lặn nhanh nhưng cũng có thể kéo dài. Vì vậy người bệnh cần mặc đồ thoải mái, ưu tiên các loại vải mềm, thấm hút tốt để hạn chế sự cọ xát vào da, tránh gây viêm nhiễm.
  • Ăn uống khoa học: Người bị dị ứng uống chứng to có cơ địa dễ dị ứng, vì vậy trong thời gian điều trị này nên hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng để tránh làm bệnh bùng phát mạnh.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng: Khi hệ miễn dịch bị suy yếu kết hợp với cơ địa dễ dị ứng nếu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có thể khiến bệnh biến chứng nặng hay nhanh chóng tái phát hơn nên người bệnh cũng cần chú ý.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Mề đay có thể lặn ngay sau vài tiếng nhưng cũng có thể kéo dài trong vài ngày mà không có quá nhiều triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh không nên quá chủ quản tự áp dụng các biện pháp tại nhà bởi các biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị hoặc dùng cho những trường hợp dị ứng thuốc nhẹ.

Hãy đến ngay bệnh viện nếu người bị dị ứng thuốc nổi mề đay có các biểu hiện sau đây

  • Mề đay kéo dài không lặn
  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh liên tục mà không rõ lý do
  • Ngứa ran khó chịu, có dấu hiệu sưng ở lòng bàn tay, bàn chân và ở môi
  • Sưng lưỡi, cổ họng, miệng hoặc mặt
  • Khó thở, thở khò khè, mạch đập nhanh
  • Huyết áp thấp hay tăng giảm bất thường
  • Nôn mửa và  tiêu chảy
  • Choáng váng, hôn mê, mất ý thức
  • Người nhợt nhạt hoặc xanh xao
  • Đau tim hoặc đột quỵ

Nếu có các triệu chứng trên rất có thể người bệnh bị sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng đi cấp cứu có thể gây tử vong nhanh chóng. Vì vậy người bệnh cần hết sức chú ý không chủ quan.

Dị ứng thuốc nổi mề đay tuy không phải trường hợp phổ biến nhưng cũng không quá nghiêm trọng nếu điều trị đúng cách. Người bệnh nếu thấy tình trạng nổi mề đay kéo dài liên tục không lặn dù đã dùng thuốc cùng với các triệu chứng bất thường khác hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Cùng chuyên mục

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý

Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa cảnh báo nhiều bệnh lý – Chuyên gia gợi ý cách chữa TẬN GỐC

Tình trạng ngứa khắp người càng gãi càng ngứa thường xuất hiện ở nhiều người, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Hiện tượng này có thể do...

7 Cách chữa mề đay bằng gừng cắt ngay cơn ngứa ngáy

Thông thường, người bị nổi mề đay được các chuyên gia khuyến cáo đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và có phác đồ điều trị...

Cách chữa mề đay bằng lá kinh giới an toàn hiệu quả

Đối với các trường hợp mắc bệnh mề đay ở mức độ nhẹ, thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y người bệnh có thể áp dụng một số...

Chữa mề đay mãn tính bằng Đông y – Ưu và nhược điểm

Cách chữa mề đay mãn tính bằng Đông y có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Chính vì vậy, phương pháp...

Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho mọi đối tượng

5 Cách chữa mề đay bằng lá khế hiệu quả cho mọi đối tượng

Chữa mề đay bằng lá khế được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Giúp giảm các triệu chứng  ngứa ngáy, sưng đỏ, hỗ trợ phục hồi vùng...

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là do đâu? Làm sao hết?

Bị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân có thể là biểu hiện của một số bệnh ngoài da như bệnh mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn