Dị ứng thuốc nhuộm tóc: Nguyên nhân và cách trị
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp của cả nữ giới và nam giới, một màu tóc phù hợp với cá tính sẽ khiến bạn trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc hiện nay rất phổ biến. Phần lớn các trường hợp bị dị ứng thuốc nhuộm tóc do dị ứng với paraphenylenediamine (PPD) thành phần có trong thuốc nhuộm.
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc nhuộm tóc
Bị dị ứng thuốc nhuộm tóc khi hệ miễn dịch phản ứng với các thành phần có trong thuốc nhuộm. Lúc này, cơ thể sẽ giải phóng IgE đi vào trong máu. IgE sẽ kích hoạt mast để tăng cường giải phóng Histamin dưới da, đây là chất gây ra các phản ứng dị ứng.
Theo các nghiên cứu, thành phần paraphenylenediamine (PPD) có khả năng gây dị ứng cao nhất, chất này còn có trong mực máy in, mực xăm và xăng. PPD còn có tên gọi khác như Phenylenediamine, PPDA, 1,4- Benzenediamine.
PPD không chỉ tác động đến thân tóc mà còn liên kết với các protein dưới da gây ra dị ứng. Thuốc nhuộm tóc có màu đen và nâu sẫm chứa nồng độ paraphenylenediamine cao nhất, do đó nếu bạn bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thành phần này, nên tránh xa những màu nhuộm này.
Tuy không phải là hóa chất nhưng PPD có khả năng gây ra dị ứng. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc hay các triệu chứng khác do bị dị ứng thuốc nhuộm tóc từ các thành phần như peroxide, ammonia và resorcinol.
Các biểu hiện dị ứng thuốc nhuộm tóc
Thông thường mọi người sẽ nhầm lẫn giữa nhạy cảm và dị ứng thuốc nhuộm tóc. Người bị nhạy cảm với thuốc nhuộm tóc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Da đầu bị nóng rát, da khô, đỏ, châm chích khó chịu.
Trường hợp bị dị ứng thuốc nhuộm tóc thường các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn trong vòng 2 ngày sau khi bạn tiếp xúc với thuốc nhuộm.
Các triệu chứng có thể khởi phát khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bao gồm:
- Xuất hiện các dấu hiệu nóng rát, châm chích trên da đầu hoặc cũng có thể lan ra vùng mặt và cổ
- Da bị khô và có hiện tượng phồng rộp
- Ngáy ngáy hoặc bị sưng ở da đầu và mặt
- Nổi mề đay, mẩn đỏ bất kỳ khu vực da nào trên cơ thể
- Sưng mí mắt, tay, chân hoặc môi
Trong một số trường hợp bị dị ứng thuốc nhuộm tóc nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ với các triệu chứng như: Sưng lưỡi và họng, buồn nôn và nôn, phát ban, bất tỉnh, nóng rát, sưng tấy da đầu và các vùng da lân cận. Khi nhận thấy các biểu hiện trên, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời, nếu diễn biến nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và các triệu chứng mà tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc có thể kéo dài khoảng vài ngày đến một vài tuần.
Các biện pháp chữa dị ứng thuốc nhuộm tóc
Khi bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện các triệu chứng, bao gồm:
- Trường hợp phản ứng dị ứng tức thời và không có biểu hiện nghiêm trọng, lúc này bạn hãy dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để gội sạch vùng da tiếp xúc với thuốc nhuộm.
- Sử dụng thuốc tím (kali pemanganat) bôi vào khu vực da bị tổn thương. Dung dịch này có khả năng oxy hóa PPD và cải thiện các triệu chứng dị ứng.
- Bạn có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa bằng các loại thuốc bôi tại chỗ có chứa corticoid. Thuốc có thể áp dụng cho các vùng da trên cơ thể, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp ở vùng miệng và mắt. Tuy nhiên, các loại thuốc có chứa corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc.
- Sử dụng các loại dầu gội có chứa corticoid như Clobex để loại bỏ các chất gây dị ứng có chứa trong thuốc nhuộm tóc.
- Để làm giảm tình trạng kích ứng, làm dịu da, sát trùng,…Bạn có thể sử dụng hydro peroxide hay còn gọi là nước oxy già.
- Dùng thuốc uống kháng histamin để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn các triệu chứng lan sang các khu vực da lân cận.
Nếu các dấu hiệu dị ứng thuốc nhuộm tóc không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Căn cứ vào mức độ tổn thương da mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bôi chứa corticoid, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ tai, thuốc uống,…
Cách phòng ngừa dị ứng thuốc nhuộm tóc
Dưới đây là một số cách phòng ngừa, giúp hạn chế tối đa dị ứng thuốc nhuộm tóc:
- Để tránh tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc, bạn nên kiểm tra kỹ các thành phần có trong thuốc nhuộm. Tránh sử dụng các thuốc nhuộm có thành phần gây kích ứng cao và bạn từng bị dị ứng.
- Trong quá trình thực hiện nhuộm tóc, khi nhận thấy các dấu hiệu dị ứng, hãy ngừng ngay sử dụng thuốc nhuộm tóc. Vì lúc này, hệ miễn dịch đã trở nên nhạy cảm với thành phần kích ứng dị ứng. Nếu tiếp tục sử dụng thuốc nhuộm sẽ khiến tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bên cạnh thuốc nhuộm tóc, bạn cũng nên lưu ý các loại mực xăm vì có chứa lượng PPD nhất định, có thể gây ra tình trạng dị ứng.
- Những trường hợp mẫn cảm với PPD cũng có thể bị kích ứng với các thành phần khác như thuốc gây tê Procaine, Benzocaine. Do đó, bạn nên thông báo với bác sĩ điều trị về tiền sử dị ứng trước khi tiến hành gây tê (nếu có).
- Bạn có thể sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc có thành phần tự nhiên để thay thế, tránh tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc.
- Trước khi sử dụng thuốc nhuộm tóc, bạn có thể thực hiện biện pháp test áp chì, giúp tìm ra nguyên nhân gây dị ứng tiếp xúc.
- Sau khi nhuộm tóc, bạn nên rửa và xả sạch thuốc nhuộm bám trên da đầu. Để tránh các phản ứng dị ứng khởi phát trên da đầu.
Trên đây là các thông tin về tình trạng dị ứng thuốc nhuộm tóc. Các biện pháp cải thiện các triệu chứng dị ứng thuốc nhuộm chỉ mang tính chất tham khảo, do đó khi có các dấu hiệu kích ứng dị ứng trong quá trình nhuộm tóc, bạn nên đến ngay bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!