Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, thường xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Những biểu hiện của dị ứng có thể xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc từ vài ngày đến vài tuần. Nếu không nhanh chóng có biện pháp chăm sóc và điều trị thích hợp, người bệnh có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết
Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, xảy ra trong quá trình điều trị bệnh

Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh (antibiotics) được xác định là các kháng khuẩn (tên khoa học antibacterial substances) được tạo ra và phát triển bởi những chủng sinh vật (Actinomycetes, nấm và vi khuẩn).

Thuốc kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt. Khi được đưa vào cơ thể, chúng có tác dụng ức chế sự sinh sôi và phát triển của các vi sinh vật khác. Ngoài ra loại thuốc này có khả năng chống lại một số bệnh nhiễm trùng, cứu sống bệnh nhân khi sử dụng đúng cách.

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng bất thường và quá mức của cơ thể. Phản ứng này vô cùng có hại cho người bệnh khi tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc (sự kết hợp giữa lymoho bào mẫn cảm hoặc kháng thể dị ứng với dị nguyên) do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Dị ứng thuốc thường không phụ thuộc vào liều dùng kháng sinh, có tính mẫn cảm chéo, với hội chứng và một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Bệnh thường gây ra những tổn thương ngoài da kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Trong trường hợp bệnh nhân đã từng sử dụng lại loại thuốc kháng sinh đã gây dị ứng, thì các triệu chứng cùng với phản ứng dị ứng sẽ xảy ra nặng hơn. Người bệnh có thể tử vong khi không được điều trị kịp thời.

Các nhóm kháng sinh có khả năng gây dị ứng

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng cho người bệnh trong quá trình sử dụng:

  • Nhóm kháng sinh cephalosporin: Cefotetan, cephalexin, cefuroxim, cefazolin, cefadroxil, cefprozi,cefixime, cefaclor.
  • Nhóm kháng sinh penicillin: Penicillin V, ticarcillin, dicloxacillin, oxacillin, piperacillin, penicillin G, ampicilin, amoxicillin.

Trong trường hợp nhận thấy cơ thể bị ứng và phát sinh các dấu hiệu bất thường khi dùng một trong những loại kháng sinh thuộc hai nhóm trên, thì có khả năng cao người bệnh đang gặp phải dị ứng chéo với một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh khác cùng nhóm.

Vì thế, trước khi quyết định dùng thuốc, tốt nhất người bệnh nên trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn và sử dụng một loại thuốc phù hợp. Từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh dị ứng thuốc.

Các nhóm kháng sinh có khả năg gây dị ứng
Các nhóm kháng sinh có khả năng gây dị ứng gồm cephalosporin và penicillin

Mức độ nguy hiểm của tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh

Theo WAO – World Allergy Organization (Tổ chức Dị ứng thế giới), phản ứng dị ứng miễn dịch xảy ra do sử dụng thuốc được chia thành 2 loại:

  • Phản ứng dị ứng tức thời: Phản ứng dị ứng tức thời xảy ra trong vòng 1 giờ đầu sau khi bệnh nhân sử dụng liều thuốc đầu tiên.
  • Phản ứng dị ứng muộn: Phản ứng dị ứng muộn xuất hiện sau 1 giờ. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện sau 6 giờ, thậm chí là sau nhiều ngày, nhiều tuần kể từ khi bệnh nhân sử dụng thuốc.

Dị ứng thuốc thường khiến bệnh nhân bị sốt, phát ban, nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên bệnh lý này có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng khiến bệnh nhân tử vong.

Phản ứng tức thời khiến bệnh nhân có nguy cơ cao bị sốc phản vệ nếu tái sử dụng thuốc kháng sinh. Phản ứng này đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Phản ứng dị ứng xuất hiện trong vòng vài phút sau khi bệnh nhân tiếp xúc với thuốc. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xuất hiện sau 1 giời kể từ thời điểm uống thuốc. Đặc biệt là khi uống sau khi ăn hoặc uống cùng với bữa ăn, bị lượng thức ăn trong dạ dày làm chậm quá trình hấp thu.

Phản ứng dị ứng muộn từ việc sử dụng thuốc kháng sinh ít xảy ra hơn. Tuy nhiên tình trạng này thường nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bao gồm hội chứng The Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms (DRESS), hội chứng da nhiễm độc (TEN – toxic epiclermal necrolysis), hội chứng Stevens – Johnson (SJS).

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc kháng sinh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh là do cơ địa nhạy cảm với các thành phần của thuốc, yếu tố di truyền (tiền sử gia đình mắc bệnh), hệ miễn dịch suy yếu.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng thuốc kháng sinh
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh là do di truyền

Đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng thuốc kháng sinh

Một số đối tượng được liệt kê dưới đây nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị dị ứng với các thuốc kháng sinh, gồm:

  • Những người có tiền sử gia đình bị dị ứng với thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc điều trị khác.
  • Những người thường xuyên điều trị bệnh với thuốc kháng sinh.
  • Những người tự ý đưa thuốc kháng sinh vào quá trình điều trị bệnh mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân đang mắc phải một hoặc nhiều tình trạng dị ứng khác. Cụ thể như dị ứng sữa rửa mặt, dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa hoặc lông động vật…
  • Những người dùng thuốc kháng sinh đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng các loại thuốc đã biến đổi màu sắc và hình dạng.
  • Những người đang mắc các bệnh mãn tính như bệnh viêm phổi, bệnh viêm phế quản, bệnh viêm họng, bệnh thần kinh và bệnh thấp khớp. Điều này xuất hiện là do các bệnh mãn tính khiến cho hệ miễn dịch nhạy cảm và suy yếu hơn.
  • Người tăng tiếp xúc với các loại thuốc kháng sinh như sử dụng thuốc kéo dài, sử dụng thuốc với liều cao, sử dụng thuốc lặp đi lặp lại.
  • Người bị nhiễm virus Epstein-Barr hoặc nhiễm HIV.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Ho kéo dài
  • Sốt cao
  • Phát ban da, da bị nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy, bong tróc da hoặc sưng
  • Tiêu chảy và đau bụng
  • Họng bị căng tức, thở khò khè hoặc khó thở
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt.

Ngoài những triệu chứng nêu trên, người bị dị ứng với thuốc có thể bị sốc phản vệ. Đây là một phản ứng dị ứng mang tính đột ngột, xuất hiện nhanh chóng, đặc biệt nguy hiểm do có khả năng gây tử vong nếu không được kiểm tra và cấp cứu kịp thời.

Sốc phản vệ gây ra các triệu chứng nguy hiểm sau:

  • Khó khăn khi thở
  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy, đau bụng nghiêm trọng
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Mặt, họng, lưỡi, môi có dấu hiệu sưng phù
  • Co giật
  • Chóng mặt
  • Mê sản và ngất xỉu.

Những phản ứng này có thể xuất hiện ngay khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh hoặc khi ngưng sử dụng thuốc từ vài ngày đến vài tuần. Trong trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu được liệt kê bên trên, người bệnh cần ngưng ngay việc sử dụng thuốc. Đồng thời liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để tình trạng dị ứng được kiểm soát kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc kháng sinh
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thuốc kháng sinh gồm khó thở, chóng mặt, phát ban, ngứa, buồn nôn…

Dị ứng thuốc kháng sinh được chẩn đoán như thế nào?

Để xác định dị ứng thuốc kháng sinh, nguyên nhân gây bệnh cùng mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho bạn một vài câu hỏi có liên quan đến những vấn đề sau:

  • Tiền sử bản thân và tiền sử gia đình bị dị ứng với thuốc kháng sinh
  • Các loại thuốc kháng sinh được bệnh nhân sử dụng nhiều nhất trong thời gian gần đây
  • Trước khi xảy ra phản ứng, bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh gì
  • Tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe ở hiện tại.

Sau khi kiểm tra sức khỏe tổng thể, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung trước khi đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, chỉ định thực hiện xét nghiệm ở mỗi người không giống nhau.

Thông thường để chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ chuyên khoa có thể lấy một mẫu máu từ cánh tay hoặc từ tĩnh mạch của bệnh nhân để và gửi đến phòng xét nghiệm. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.
  • Test lẩy da: Để thực hiện phương pháp test lẩy da, bác sĩ sẽ tiêm vào cánh tay của bệnh nhân một lượng nhỏ thuốc kháng sinh. Sau đó theo dõi phản ứng xảy ra sau đó.
  • Test áp bì: Bác sĩ sẽ đặt trên da của bệnh nhân một lượng nhỏ thuốc kháng sinh, sau đó bao phủ lên vùng da đang được thực hiện xét nghiệm bằng miếng dán. Giữ nguyên miếng dán trên da trong 2 ngày. Thông qua các phản ứng dị ứng xảy ra trên bề mặt da, bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra một kết luận chính xác về tình trạng dị ứng thuốc.
  • Test kích thích: Nhằm xác định những phản ứng quá mẫn xảy ra trên cơ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh với liều dùng cao gấp 3 đến 6 lần so với liều bình thường.
Xét nghiệm máu chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh
Xét nghiệm máu chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh

Cách xử lý tại nhà khi bị dị ứng thuốc kháng sinh

Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh và nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng được liệt kê dưới đây, người bệnh cần gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ người thân đưa đến các cơ sở y tế gần nhất.

  • Khó nói hoặc khàn giọng
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Co thắt trong cổ họng khiến bệnh nhân có cảm giác đường thở đang đóng lại
  • Sưng lưỡi, môi hoặc sưng cổ họng
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chóng mặt hoặc lo lắng
  • Mạch đập hoặc nhịp tim nhanh
  • Mất ý thức
  • Phát ban da
  • Sốc phản vệ.

Những bước xử lý tiếp theo khi bị dị ứng thuốc gồm:

  • Ngưng ngay việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây ra tình trạng dị ứng hoặc có nghi ngờ
  • Sử dụng thuốc epinephrine (bút tiêm epinephrine tự động) để kiểm soát bệnh bằng cách tiêm thuốc vào bắp thịt đùi phía sau ngoài. Có thể tiêm thuốc này xuyên qua quần áo nếu cần thiết.
  • Đặt người bệnh lên giường với tư tế nằm ngửa, chân cao, đầu thấp. Trong trường hợp bệnh nhân bị buồn nôn và nôn ói, người nhà cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên (nên nghiêng về bên trái), không nên để bệnh nhân đứng lên hoặc ngồi dậy.
  • Không nên để bệnh nhân một mình.
  • Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được tiêm epinephrine lần thứ hai sau khi tiêm liều thứ nhất khoảng 5 phút.
  • Người nhà cần chắc rằng đã liên hệ với bác sĩ chuyên khoa và đưa người nhà đến bệnh viện.
Cách xử lý tại nhà khi bị dị ứng thuốc kháng sinh
Tiêm epinephrine vào bắp thịt đùi phía sau ngoài để xử lý dị ứng thuốc kháng sinh

Điều trị dị ứng thuốc kháng sinh tại bệnh viện

Nguyên tắc điều trị dị ứng thuốc kháng sinh gồm:

  • Tuyệt đối không để người bệnh tiếp xúc với những loại thuốc dùng để phòng bệnh hoặc chữa trị đã khiến họ bị dị ứng
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc điều trị khác.

Để điều trị dị ứng thuốc, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống dị ứng kháng histamin anti H1 thế hệ 2. Cụ thể như astemisol, loratadin, cetirizin, fexofenadin…

Trong trường hợp tình trạng dị ứng thuốc của bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống dị ứng kháng histamin anti H1 thế hệ 2 cùng với thuốc corticoid, điển hình như prednisolon và methylprednisolon tiêm truyền. Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng kết hợp với những loại thuốc điều trị dị ứng khác.

Ở một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể được yêu cầu bù nước và chât điện giải, kể cả thuốc lợi tiểu. Trong trường hợp xảy ra hiện tượng bội nhiễm, thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và yêu cầu sử dụng. Những loại thuốc kháng sinh này cần phải được sử dụng với liều lượng thích hợp, thuốc phải phù hợp với bệnh nhân và an toàn.

Để phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc chứng sốc phản vệ,  bệnh nhân cần được xử lý kịp thời tình trạng đỏ da, hội chứng Lyell và hội chứng Stevens-Johnson. Việc xử lý can thiệp những trường hợp này được thực hiện giống như trường hợp dị ứng thuốc nặng. Bên cạnh đó bệnh nhân cần được chăm sóc để bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Nếu bạn là người có tiền sử bị dị ứng với thuốc kháng sinh, bạn cần tránh sử dụng loại thuốc đó và những thành phần có trong thuốc. Điều này sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ tái phát bệnh.

Đối với những người không có tiền sử bị ứng với thuốc, bạn cần áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh bùng phát:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Không kéo dài thời gian dùng thuốc, không thay đổi liều lượng khi bác sĩ chưa cho phép.
  • Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên kiểm tra nguồn gốc của thuốc, chất lượng và thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng thuốc quá số liều quy định.
  • Nếu có tiền sử gia đình bị ứng với thuốc kháng sinh hoặc có tiền sử bản thân mắc phải các dạng dị ứng khác (lông chó mèo, phấn hoa, hóa mỹ phẩm, các loại thuốc kháng…), người bệnh nên chia sẻ thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để tìm và sử dụng một loại thuốc kháng sinh phù hợp.
  • Luôn mang theo bút tiêm epinephrine và chuẩn bị các dụng cụ chống sốc khác để kịp thời xử lý các trường hợp khẩn cấp.
  • Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh bị biến đổi màu sắc, hình dạng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Người bệnh cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay sau khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các phản ứng dị ứng kháng sinh.
Không sử dụng thuốc quá số liều quy định
Không sử dụng thuốc quá số liều quy định để phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không kịp thời xử lý. Vì thế bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Trong trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường ngay khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh cần di chuyển nhanh đến cơ sở y tế hoặc gọi cấp cứu để được kiểm tra và kịp thời xử lý, hạn chế sốc phản vệ.

Cùng chuyên mục

Dị ứng da: Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng da: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa nhanh khỏi

Dị ứng da là triệu chứng da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Trung bình có đến 70% người Việt Nam có cơ địa...

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì?

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Bên cạnh điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết. Vậy người bị...

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau...

Dị ứng son môi: Biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả

Dị ứng son môi điển hình bởi tình trạng da môi viêm đỏ, nổi mụn nước, khô ráp và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp dị ứng nặng, môi...

Dị Ứng Hải Sản: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Tại Chỗ Hiệu Quả

Dị ứng hải sản là phản ứng bất lợi của cơ thể sau khi dung nạp tôm, cua, mực, nghêu, sò,... Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây...

dị ứng sữa rửa mặt

Dị ứng sữa rửa mặt và cách xử lý nhanh tại chỗ

So với các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da khác thì sữa rửa mặt ít có khả năng gây dị ứng hơn. Tuy nhiên nếu bị dị ứng...

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Hiếu says: Trả lời

    Ba tôi bị dị ứng với kháng sinh, đã cấp cứu ba lần ở bệnh viện Nguyễn Trãi. Mấy năm gần đây ba tôi không dám uống bất cứ kháng sinh nào trong điều trị, vì vậy dù các bệnh và vết thương thông thường nhưng vẫn rất lâu khỏi và nhiễm trùng. Tôi muốn đưa ba tôi đi kiểm tra để xác định dị ứng với loại kháng sinh nào thì phải đến đâu? Ở ViMed có làm xét nghiệm này không? Nếu có thì chi phí như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn