Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến do sức đề kháng của bé còn yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lạ ngoài môi trường. Tuy nhiên cũng do sức khỏe còn yếu nên nếu phụ huynh không có hướng điều trị phù hợp cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tham khảo chi tiết cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tại đây.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh do đâu?

Trẻ sơ sinh là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với những tác nhân bên ngoài do sức đề kháng còn rất yếu, các cơ quan nội tạng còn chưa hoàn thiện hoàn toàn. Đồng thời cơ địa và làn da mỏng manh của trẻ cũng là những tác nhân chính khiến bé dễ gặp các kích ứng có liên quan đến yếu tố thời tiết, môi trường bên ngoài. Thống kê cũng cho thấy, trẻ sơ sinh có tỷ lệ mắc chứng dị ứng thời tiết cao hơn hẳn người trưởng thành.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu

Khi tiếp xúc với các dị nguyên sẽ làm kích thích phóng thích các histamine của hệ miễn dịch đi vào trong máu, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó những yếu tố thuận lợi từ môi trường khiến bé dễ dàng mắc bệnh bao gồm

  • Thời điểm giao mùa thường có sự thay đổi nhiệt độ, không khí, nắng mưa bất thường khiến bé không kịp thích nghi và dễ mắc bệnh dị ứng
  • Nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột
  • Phấn hoa thường xuất hiện trong mỗi mùa cũng có thể là yếu tố kích ứng bùng phát các triệu chứng dị ứng ở trẻ nhỏ
  • Vào mùa mưa, nhiệt độ giảm cùng không khí ẩm ướt khiến da bé dễ bị khô hanh, bong ráp gây ngứa ngáy, nổi mẩn
  • Vào mùa nóng, nhiệt độ tăng cao, bé dễ bị đổ mồ hôi khiến các bụi bẩn tích tụ vào lỗ chân lông và tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm tấn công gây bệnh

Một số bé co cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng thì dù một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm bệnh bộc phát. Do đó phụ huynh cần phát hiện và kiểm soát sớm các nguyên nhân để phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Các triệu chứng Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh cực kỳ dễ nhận biết với tình trạng da nổi mẩn đỏ, bé hắt hơi, ốm sốt, cơ thể khó chịu và có thể sốt nhẹ. Các tổn thương ngoài da có thể xuất hiện trong một diện tích nhỏ nhưng cũng có thể lan trên diện rộng. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh, bé chưa thể nói và thể hiện rõ mong muốn nên chủ yếu sẽ biểu hiện thông qua việc quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ ngủ. Đồng thời các mẩn đỏ ngứa rát cũng khiến bé xu hướng dù tay cào nhiều làm xước da.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh nếu không được kiểm soát nhanh chóng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng

Thực tế đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể kiểm soát sớm được. Tuy nhiên ở  một số trẻ đây có thể là yếu tố làm bùng phát các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng.. Đồng thời nếu các vết xước trên da nếu không được xử lý nhanh cũng có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây bệnh.

Trẻ bị dị ứng thời tiết có thể biếng ăn, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi do quấy khóc nhiều nên có thể xuống cân nhẹ. Đồng thời bệnh cũng có xu hướng dễ tái phát, nếu phụ huynh không có hướng chăm sóc đúng thì có thể làm giảm độ nhạy của hệ miễn dịch và dễ mắc nhiều bệnh lý khác. Vì vậy phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh mà cần nhanh chóng tiến hành điều trị.

Điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

Tốt nhất phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gàn nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp, tránh nhầm lẫn với một số bệnh lý có các triệu chứng tương tự. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị bằng thuốc nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ có thể gây nguy hiểm trực tiếp cho bé.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Phụ huynh nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp

Hầu hết bác sĩ sẽ ưu tiên việc điều trị bằng các liệu pháp tự nhiên, tăng cường sức đề kháng để bé khỏe lại và chống lại được các dị nguyên. Tuy nhiên trong trường hợp bé bị dị ứng tái phát hay có dấu hiệu nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc bôi hay thuốc uống để kiểm soát triệu chứng, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

Một số thuốc điều trị dị ứng thường được chỉ định cho trẻ sơ sinh như

  • Thuốc mỡ nhẹ: có chứa hàm lượng corticoid thấp có thể giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, chống viêm có thể an toàn với trẻ sơ sinh.
  • Kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da: giúp làm dịu và giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm trên da. Một số loại kem dưỡng ẩm có thể dùng cho trẻ sơ sinh như A-derma, Vaseline, Eucerin, Cerave hay Cetaphil…
  • Thuốc kháng histamine: thường dùng trong thời gian ngắn nhằm ức chế hoạt động của chất trung gian gây dị ứng histamine. Thuốc có thể khắc phục nhanh các triệu chứng trên toàn thân giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều, tuy nhiên thường kèm theo nhiều tác dụng phụ. Một số thuốc an toàn cho trẻ sơ sinh như Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin melead, Loratadin,…
  • Thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid:  thường dùng tên những trường hợp nặng vì thường kèm theo các tác dụng phụ. Thuốc giúp chống viêm, chống dị ứng mạnh đồng thời ức chế các phản ứng phóng thích histamine để làm lành nhanh các tổn thương.
  • Thuốc Epinephrine:  thường được chỉ định ở dạng tiêm hay hít cho trẻ sơ sinh để làm giảm cơn hen  trong trường hợp có liên quan. Tuy nhiên cũng được dùng rất hạn chế do có nhieefuu phản ứng phụ không mong muốn và tiềm ẩn nguy cơ sốc phản vệ.

Phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ để làm giảm nhanh các triệu chứng, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Không nên sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ hay lạm dụng thuốc quá mức, dừng thuốc sớm so với đơn thuốc đều có thể đem lại kết quả điều trị không như mong muốn.

Chăm sóc trẻ bị dị ứng thời tiết

Bên cạnh việc dùng thuốc, quá trình chăm sóc tại nhà cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị. Hầu hết bác sĩ đều sẽ hướng tới việc điều trị tại nhà thông qua việc vệ sinh thân thể, tăng cường đề kháng để hạn chế tối đa việc dùng thuốc có thể gây hại cho con. Đồng thời chăm sóc trẻ một cách khoa học lành mạnh cũng là cách tốt nhất giúp hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát.

Trong chế độ sinh hoạt

Để bé nhanh chóng khỏi bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xuất hiện, phụ huynh nên chú ý những vấn đề sau

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
  • Tắm rửa sạch sẽ cho con ngay khi có dấu hiệu dị ứng, nên tắm bằng nước ấm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chú ý nên tắm cho bé trong phòng kín gió, thời gian tắm tốt nhất là trước 16h chiều khi trời còn ấm.
  • Giặt giũ quần áo sạch sẽ để phòng tránh tình trạng phấn hoa hay bụi bẩn bên ngoài còn sót lại
  • Giữ ấm cơ thể cho bé vào mùa lạnh, cho bé mặc đồ thoải mái vào mùa heF
  • Lựa chọn những bộ đồ dễ chịu, thoải mái, chất vải mềm mịn thấm hút tốt, tránh những bộ đồ thô, cứng hay quá chật có thể làm trầy xước những vùng da bị tổn thương của bé
  • Tránh dùng những loại sữa tắm có độ PH cao trong giai đoạn này vì có thể gây kích ứng những vùng da bị tổn thương trầy xước. Thay vào đó phụ huynh có thể cho thêm vài giọt dầu dừa, dầu oliu hay tinh dầu bạc hà vào nước tắm vừa có tính kháng khuẩn cao vừa giúp các tổn thương nhanh hồi phục hơn.
  • Để làm giảm tình trạng ngứa rát kích ứng trên da, có thể nấu nước tắm với các thảo dược như lá ổi, lá trầu không, lá bạc hà, lá tía tô hay lá trà xanh.. Các dược liệu này đều có tính kháng viêm kháng khuẩn khá tốt lại cực kỳ an toàn.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế ra ngoài quá nhiều, nếu cần ra ngoài cần đảm bảo mặc đồ kín cẩn thận
  • Cắt ngắn móng tay để bé không cào gãi làm xước những vùng da bị dị ứng
  • Đóng cửa sổ để tránh nắng hay gió thổi vào trực tiếp. Có thể dùng quạt hay điều hòa trong phỏng nghỉ của bé để làm thoáng không khí nhưng không để thổi thẳng trực tiếp vào người bé.

Trong chế độ dinh dưỡng

Bé bị dị ứng thời tiết thường có dấu hiệu sút cân nhẹ, cơ thể mệt mỏi khó chịu. Do đó việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế những ảnh hưởng xấu trên toàn diện, nhờ đó hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng dị ứng nhanh chóng hơn.

Cụ thể, phụ huynh nên chú ý các vấn đề sau

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa ăn thô được mẹ nên cho bé bú nhiều hơn.
  • Với trẻ trên 6 tuổi, bên cạnh sữa mẹ, mẹ cũng có thể cho bé uống thêm nước lọc. Nước sẽ giúp ổn định hoạt động các cơ quan nội tạng, tăng cường đào thải độc tố dư thừa nhất là khi phải sử dụng thuốc đường uống
  • Bổ sung dinh dưỡng qua các món ăn dặm thông qua các loại trái cây, rau củ được nghiền nhỏ
  • Tránh ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, lạc, trứng, sữa.. Một số loại sữa công thức có thể kích ứng các phản ứng ngứa, viêm trầm trọng hơn. Do đó nên ưu tiên cho bé bú mẹ nhiều hơn.
  • Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh do có thể gây ngộ độc.

Phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Phụ huynh cần chú ý giữ ấm cho bé vào các thời điểm giao mùa để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh
  • Vào thời điểm giao mùa cần giữa ấm cơ thể cho bé
  • Tránh để da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay mưa. Nếu cần tắm nắng nên tắm nắng trước 9h sáng và sau 5h chiều, chú ý cần cuốn cho bé một lớp khăn mỏng
  • Rèn luyện cho bé thói quen đeo khẩu trang mỗi ngày để hạn chế tối đa nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên.
  • Dọn dẹp phòng ốc nơi ở thường xuyên, không nên trồng hoa hay nuôi động vật bên trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh
  • Tăng cường sức đề kháng thông qua sữa mẹ hoặc chế độ ăn thô hằng ngày của trẻ
  • Tham khảo với bác sĩ một số loại thuốc bổ hay các vitamin phù hợp với trẻ sơ sinh
  • Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ
  • Nếu bé có cơ địa dễ dị ứng cần đề cao các biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng vẫn nên có các biện pháp để điều trị và phòng ngừa từ sớm. Phụ huynh cần theo dõi và chủ động đưa bé đi thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường để phòng tránh tối đa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Cùng chuyên mục

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? 9 loại lá lành tính hiệu quả

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? là câu hỏi chung của rất nhiều người. Chọn đúng loại lá, làm đúng phương pháp sẽ giúp cải thiện được các triệu...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn