Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Bên cạnh điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết. Vậy người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thứ người bệnh nên kiêng để rút ngắn điều trị bệnh cũng như phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì?
Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Người bị dị ứng thời tiết thường có cơ địa nhạy cảm, rất dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm, thức uống và thay đổi một số thói quen để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Bên cạnh đó, thực hiện kiêng cữ trong thời gian bị dị ứng thời tiết sẽ giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả, kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

Dưới đây là một số thứ người bị dị ứng thời tiết cần kiêng:

Bị dị ứng thời tiết kiêng ra gió

Theo quan niệm dân gian, khi bị dị ứng thời tiết nên hạn chế tiếp xúc với gió lạnh. Hiện tượng nhiễm phong là một trong các nguyên nhân gây kích hoạt phản ứng dị ứng bùng phát. Khi bị nhiễm gió lạnh, các kháng thể từ hệ miễn dịch sẽ được sản sinh quá mức. 

Điều này dẫn đến giải phóng các histamin dưới da, đây là chất trung gian trong phản ứng của cơ thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn trên bề mặt da. Do đó, người bị dị ứng thời tiết hạn chế ra gió để các triệu chứng của bệnh không nghiêm trọng hơn.

Tuy kiêng gió nhưng người bệnh cũng không nên ở trong phòng kín suốt ngày, mặc quần áo dày vì có thể sẽ gây ra hầm bí, tiết mồ gây dễ gây kích ứng. Thay vào đó, người bệnh mặc quần áo thoáng mát, sinh hoạt như bình thường. Tránh ra ngoài trời, nếu cần thiết nên che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên chú ý giữ ấm.

Kiêng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Một số thực phẩm có nguy có gây dị ứng sẽ khiến các triệu chứng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn, khiến vùng da bị tổn thương trở nên ngứa ngáy dữ dội hơn. Vì vậy, trong thực đơn hàng ngày, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm sau đây:

Kiêng các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng
Trường hợp đang bị dị thời tiết nên thận trọng khi dùng các thực phẩm chứa protein

Thực phẩm giàu protein:

Protein là thành phần quan trọng cho sức khỏe, tuy nhiên trường hợp đang bị dị thời tiết nên thận trọng khi dùng các thực phẩm chứa dưỡng chất này như: Hải sản, đậu nành, đậu phộng, thịt bò, thịt gà, các chế phẩm từ trứng, sữa bơ,…

Các thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn các yếu tố gây hại và phản ứng lại. Dẫn đến các triệu chứng dị ứng thời tiết ngày càng nặng hơn như ngứa ngáy dữ dội, sưng lưỡi họng, khó thở, sốc phản vệ.

Các món ăn chứa nhiều muối và đường:

Dung nạp quá nhiều đồ ăn mặn hay ngọt sẽ kích thích hệ thần kinh ngoại biên, từ đó gây ra tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên da.

Ngoài ra, khi tiêu thụ lượng đường quá nhiều có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, viêm nhiễm da trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, muối sẽ tác động xấu đến chức năng của thận, cản trở quá trình đào thải độc tố dưới da.

Món ăn cay nóng:

Các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ nếp, tiêu, mù tạt, ớt,…Có thể khiến các triệu chứng dị ứng thời tiết bùng phát dữ dội hơn, làm tăng cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, bứt rứt khó chịu.

Một số loại trái cây:

Trái cây là thực phẩm cung cấp các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho người bị dị ứng thời tiết. Do đó, khi bị bệnh, bạn nên kiêng một số loại quả như: Vải, nhãn, táo, kiwi,…

Kiêng rượu bia

Người bị dị ứng thời tiết, nhất là trong quá trình điều trị tuyệt đối không sử dụng rượu bia. Việc sử dụng các thức uống có cồn sẽ dẫn đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trở nên suy yếu, lâu ngày sẽ tích tụ độc tố gây ra các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, bia rượu còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị, ảnh hưởng đến kết quả trị liệu bệnh dị ứng thời tiết.

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị

Khi nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng thời tiết, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ và thuốc kháng sinh, chống dị ứng vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị về sau.

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị
Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ bệnh lý và độ tuổi sẽ đưa ra phác đồ điều trị và theo dõi tình trạng bệnh. Từ đó áp dụng các phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất, mang lại hiệu quả cho người điều trị.

Kiêng tắm nước nóng hoặc nước lạnh

Người bị dị ứng thời tiết nên tránh tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng, nhất khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. 

Tắm nước quá nóng: Làn da sẽ được bảo vệ bởi lớp lipid mỏng, khi tắm nước quá nóng sẽ khiến lớp màng này bị phá vỡ, dẫn đến sức đề kháng của bề mặt da bị suy yếu, có hiện tượng khô ráp và bong tróc gây ngứa ngáy. Lúc này da dễ bị kích thích và bùng phát các triệu chứng dị ứng.

Tắm nước quá lạnh: Khi tắm nước quá lạnh có thể khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn như nhiệt độ môi trường, không khí, ánh nắng, độ ẩm. Do đó, thường xuyên tắm nước lạnh sẽ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh dị ứng thời tiết, đồng thời làm phát sinh các triệu chứng của viêm da cơ địa và nổi mề đay.

Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý không tắm quá 15 phút, tránh chà xát mạnh hay tắm bằng nguồn nước chứa hàm lượng khoáng chất cao.

Tránh để da quá khô

Viêm da cơ địa, nổi mề đay và dị ứng thời tiết thường khởi phát ở những người có làn da khô. Do đó, người bệnh tránh để da khô ráp, bong tróc, nhất là trong thời gian giao mùa. Làm da khô ráp thường có độ đàn hồi kém, sức đề kháng yếu và rất dễ bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như ánh nắng, nhiệt độ, độ ẩm.

Ngoài ra, tình trạng khô da còn khiến các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn, tăng quá trình lão hóa ở da.

Kiêng mặc quần áo bó sát

Thói quen mặc quần áo bó sát có thể gây ma sát trên da, khiến da dễ bị kích thích và dị ứng hơn. Trong quá trình cọ xát, khu vực da tiếp xúc có thể kích thích sản sinh histamin, không cần thông qua phản ứng dị ứng. Thói quen này sẽ khiến các triệu chứng dị ứng thời tiết trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời kích thích chứng mề đay vẽ nổi.

Tránh tiếp xúc với các dị nguyên

Bên cạnh sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh nắng,…Các biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết còn có thể bùng phát mạnh mẽ nếu tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích thích sau:

Tránh tiếp xúc với các dị nguyên
Người có cơ địa nhạy cảm và bị dị ứng thời tiết nên hạn chế tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Lông động vật
  • Khói thuốc lá
  • Côn trùng có nọc độc
  • Mủ nhựa thực vật
  • Hóa mỹ phẩm
  • Kim loại nặng

Vì vậy, người có cơ địa nhạy cảm và bị dị ứng thời tiết nên hạn chế tiếp với các tác nhân có nguy cơ gây dị ứng nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tránh sử dụng mỹ phẩm

Trường hợp đang bị dị ứng thời tiết, bạn nên kiêng sử dụng mỹ phẩm, nhất là các sản phẩm dưỡng trắng, phấn trang điểm. Các sản phẩm này có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng viêm nhiễm da trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người bị dị ứng thường có làn da khá nhạy cảm, da bạn có thể bị kích ứng nặng hơn sau khi dùng mỹ phẩm. Do đó, người bệnh nên cân nhắc sử dụng mỹ phẩm sau khi các triệu chứng dị ứng thời tiết được cải thiện.

Kiêng gãi ngứa, chà xát

Hành động gãi ngứa hay chà xát mạnh có thể làm cải thiện cơn ngứa tạm thời. Nhưng có thể khiến da bị tổn thương, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da. Để giảm tình trạng ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, các biện pháp tại nhà.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý cắt móng tay, móng chân thường xuyên, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa nhiễm trùng da nếu vô tình gãi ngứa.

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết

Bên cạnh việc kiêng cữ các thực phẩm, thức uống, thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa bệnh tái lại. Người bệnh cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Các biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng

Một số biện pháp phòng ngừa dị thời tiết:

  • Chăm sóc da đúng cách và tránh sử dụng mỹ phẩm trong thời gian giao mùa
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế hoạt động ngoài trời, nên mặc ấm và mang khẩu trang để giảm nguy cơ kích ứng khi tiếp xúc với phấn hoa hay trời lạnh.
  • Vệ sinh không gian sống để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn và các tác nhân gây kích thích dị ứng khác như phấn hoa, côn trùng, lông động vật.
  • Bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng độ ẩm tránh tình trạng niêm mạc đường hô hấp và da bị kích thích.
  • Giảm áp lực căng thẳng, mệt mỏi, kết hợp tập yoga, thiền, đọc sách,…

Trên đây là những thứ mà người bị dị ứng thời tiết nên kiêng. Trường hợp các triệu chứng của bệnh vẫn tái đi tái lại sau khi áp dụng các biện pháp trên. Lúc này bạn nên chủ động gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em: Biểu hiện, hướng điều trị và lưu ý

Dị ứng thời tiết ở trẻ em là tình trạng phổ biến, bệnh có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay và một số biểu hiện như sốt, đau...

Dị ứng bao cao su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng bao cao su bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi khi khởi phát nó gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát...

Dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì?

Dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ ăn uống...

Dị ứng da: Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng da: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa nhanh khỏi

Dị ứng da là triệu chứng da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Trung bình có đến 70% người Việt Nam có cơ địa...

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, thường xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Những biểu hiện của dị ứng có...

Dị ứng son môi: Biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả

Dị ứng son môi điển hình bởi tình trạng da môi viêm đỏ, nổi mụn nước, khô ráp và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp dị ứng nặng, môi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn