Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy cảm dễ bị kích ứng và bùng phát các triệu chứng dị ứng thời tiết. Vậy dị ứng thời tiết khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn
Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết khi mang thai

Bên cạnh nguyên nhân chính do hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu gây ra các triệu chứng dị ứng thời tiết ở phụ nữ mang thai, thì các yếu tố thuận lợi cũng góp phần khiến tình trạng bên trở nên nghiêm trọng hơn, cũng như làm bệnh tái lại nhiều lần trở thành dị ứng thời tiết mãn tính.

Một số yếu tố thuận lợi gây bùng phát các triệu chứng dị ứng ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

Thời tiết chuyển lạnh: Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, không khí lạnh sẽ dễ kích hoạt gây sổ mũi, ho, đau họng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Trời nắng nóng: Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng oi bức gây tiết nhiều mồ hôi, khiến bà bầu bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu, nếu chà xát hay cào gãi mạnh có thể kích thích làm bùng phát triệu chứng dị ứng thời tiết. Bên cạnh đó, khói bụi ô nhiễm, không khí gia tăng cũng có thể gây ra bệnh lý.

Không khí khô hanh, nhiều gió: Thời tiết này sẽ vô tình phát tán phấn hoa trên diện rộng, khi vô tình tiếp xúc với chúng, cơ địa nhạy cảm của thai phụ sẽ bị kích thích và xuất hiện các triệu chứng dị ứng thời tiết.

Không khí ẩm ướt, mưa nhiều: Khi thời tiết vào mưa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển, gây ra tình trạng dị ứng thời tiết.

Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết khi mang thai
Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện khi hệ miễn dịch của bà bầu phản ứng với các dị nguyên

Các triệu chứng dị ứng thời tiết xuất hiện khi hệ miễn dịch của bà bầu phản ứng với các dị nguyên, bệnh có xu hướng xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong năm, đặt biệt là giai đoạn giao mùa. Các dị nguyên này sẽ khiến cơ thể người bệnh sản sinh ra các kháng thể IgE, từ đó kích thích cơ thể giải phóng Histamin và làm bùng phát các triệu chứng dị ứng thời tiết.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết khi mang thai

Theo các bác sĩ da liễu, khi phụ nữ mang thai bị dị ứng thời tiết sẽ có các dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Có biểu hiện ngứa ngáy, xuất hiện các sẩn đỏ tập trung hoặc lan rộng toàn thân. Các nốt sẩn có kích thước và hình dạng đa dạng. Triệu chứng này khi khởi phát thường khu trú ở khu vực ngực, chân, tay, cổ.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác châm chích, khó chịu trên da
  • Dị ứng thời tiết có thể kèm theo các biểu hiện như ngạt mũi, ho, đau họng, sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt, tụt huyết áp,…

Đối với trường hợp phụ nữ mang thai khi bị dị ứng thời tiết, các triệu chứng này sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng này nếu không được kiểm soát kịp thời có thể sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dị ứng thời tiết khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ khi mang thai nếu mắc phải bệnh lý nào cũng đều có tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng, bao gồm dị ứng thời tiết. Bệnh kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, trường hợp người bệnh cào gãi hay chà xát mạnh có thể khiến làn da bị trầy xước, chảy máu và gây bội nhiễm.

Trường hợp dị ứng thời tiết ở mức độ nặng, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thiếu máu sau sinh, thai nhi bị ngạt trong tử cung, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.

Ngoài ra, một số trường hợp mẹ bầu bị ngứa ngáy da mắc chứng herpes, thủy đậu hoặc ngứa ngáy kèm theo tổn thương ngoài da do bệnh vảy nến, chàm eczema,…Các tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Dị ứng thời tiết khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trường hợp dị ứng thời tiết ở mức độ nặng, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, thiếu máu sau sinh, thai nhi bị ngạt trong tử cung

Do đó, phụ nữ mang thai cần có các biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh dị ứng thời tiết hợp lý, để giúp mẹ bầu được khỏe mạnh, thai nhi được phát triển toàn diện từ trong bụng mẹ.

Cách xử lý khi mẹ bầu bị dị ứng thời tiết

Dựa vào mức độ các triệu chứng dị ứng thời tiết và tình trạng thai kỳ mà bác sĩ chuyên môn sẽ có các biện pháp điều trị bệnh phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số cách cải thiện các triệu chứng dị ứng thời tiết khi mang thai mà người bệnh có thể tham khảo.

Áp dụng các mẹo chữa dân gian

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu được khuyến khích tránh sử dụng thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các biện pháp điều trị từ thiên nhiên được áp dụng phổ biến vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng.

  • Sử dụng nước cốt chanh chữa dị ứng thời tiết: Phụ nữ mang thai có thể dùng nước cốt chanh pha với nước ấm và mật ong nguyên chất để uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng dị ứng thời tiết.
  • Dùng nước cốt trà xanh chữa dị ứng thời tiết: Người bệnh có thể sử dụng nước trà xanh thoa lên vùng da bị tổn thương do dị ứng gây ra. Các dưỡng chất trong trà xanh có tác dụng kháng viêm, giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng tấy. Mẹ bầu nên lưu ý vệ sinh sạch vùng da bị dị ứng và tay trước khi tiến hành thực hiện cách này.
  • Dùng khoai tây chữa dị ứng thời tiết: Bà bầu có thể thái lát khoai tây đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngứa, để yên kết hợp thư giãn 20 phút. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch da lại. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sáng và tối để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Các mẹo dân gian thường được áp dụng đối với các trường hợp người bệnh có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm trùng da. Trường hợp bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, lúc này mẹ bầu cần được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng thuốc Tây điều trị

Để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc Tây để kiểm soát các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết nhanh chóng.

Dùng thuốc Tây điều trị
Dựa vào mức độ các triệu chứng dị ứng thời tiết và tình trạng thai kỳ mà bác sĩ chuyên môn sẽ có biện pháp điều trị phù hợp

Một số loại thuốc thường được chỉ định chữa dị ứng thời tiết khi mang thai:

  • Chlorpheniramine (Chlor Trimeton)
  • Loratadine (Claritin)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Diphenhydramine (Benadryl)

Các loại thuốc này đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, do đó bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi chỉ định cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, người bệnh tránh tự ý mua thuốc điều trị vì có thể gây ra các rủi ro đáng tiếc.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các loại thuốc chống dị ứng, vì có thể tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi. Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần cẩn trọng với các loại thuốc chống dị ứng sau đây:

  • Pseudoephedrine (Sudafed): Nếu sử dụng thuốc này trong thời gian mang thai có thể sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thành bụng ở trẻ sơ sinh.
  • Phenylpropanolamine và Phenylephrine: Đây là các loại thuốc thông mũi không được đánh giá an toàn khi áp dụng cho phụ nữ mang thai.

Phòng ngừa dị ứng thời tiết khi mang thai

Dị ứng thời tiết thời có xu hướng tái lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cần lưu ý một số thông tin sau để phòng bệnh dị ứng thời tiết hiệu quả hơn.

  • Sử dụng nước muối xịt mũi, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc kết hợp 8 Ounce nước ấm và ¼ thìa muối.
  • Tránh ra ngoài trời khi gió lớn, lượng phấn hoa ngoài trời nhiều, vì sẽ có thể gây kích ứng và bùng phát các triệu chứng dị ứng. Đặt biệt, mẹ bầu tránh ra ngoài từ 5 đến 10 giờ sáng, thời gian này thường có lượng phấn hoa cao nhất.
  • Nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi ra ngoài, điều này giúp loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa bám trên quần áo và làn da.
Phòng ngừa dị ứng thời tiết khi mang thai
Phòng ngừa dị ứng thời tiết khi mang thai
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ các nấm mốc, tác nhân gây dị ứng thời tiết.
  • Mẹ bầu cần giữ ấm khi thời tiết thay chuyển lạnh đột ngột, có thể kết hợp máy tạo độ ẩm để giữ cân bằng độ ẩm tốt hơn.
  • Hạn chế treo khăn trải giường hay quần áo bên ngoài qua đêm vì có thể sẽ tạo điều kiện cho côn trùng, nấm mốc, phấn hoa bám lên gây kích ứng dị ứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời kết hợp tập luyện, vận động để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.

Dị ứng thời tiết ở phụ nữ mang thai nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Trường hợp các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến các rủi ro đáng tiếc, tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu an toàn không dùng thuốc

10 mẹo dân gian trị ngứa cho bà bầu dưới đây tận dụng nguồn thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính. Vì vậy, những cách làm này có thể...

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Dị ứng da mặt là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là nữ giới. Bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên...

Dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì?

Dị ứng thời tiết nên ăn và không nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ ăn uống...

Dị ứng bao cao su bao lâu khỏi? Cách xử lý hiệu quả

Dị ứng bao cao su bao lâu thì khỏi là câu hỏi chung của rất nhiều người. Bởi khi khởi phát nó gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn