Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên môn, các triệu chứng của bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch. Bệnh gây ngứa ngáy dữ dội, đau rát khiến người bệnh khó chịu. Bên cạnh đó, các triệu chứng dị ứng thời tiết có xu hướng bùng phát tự nhiên và tự khỏi, tuy nhiên sẽ tái lại nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Bệnh có xu hướng bùng phát tự nhiên và tự khỏi, tuy nhiên sẽ tái lại nếu gặp điều kiện thuận lợi

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết là bệnh dị ứng, các triệu chứng của bệnh khởi phát khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhất là ở trẻ em và phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai có hệ miễn dịch kém.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được căn nguyên chính xác gây ra dị ứng thời tiết. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh có thể bùng phát dữ dội và nghiêm trọng khi gặp điều kiện thuận lợi. Cụ thể khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, thời điểm giao mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột.

Ngoài ra, theo các chuyên gia khi hệ miễn dịch bị suy giảm cũng là một trong các yếu tố khiến bệnh dị ứng thời tiết khởi phát. Khi bị dị ứng thời tiết, người bệnh sẽ có các dấu hiệu nhận biết như:

  • Bề mặt da bị tổn thương trở nên khô ráp, ngứa ngáy và có xu hướng bong tróc.
  • Xuất hiện các sẩn đỏ trên da, thường khu trú ở vùng da mặt, bàn chân, bàn tay, khủy tay, đầu gối hoặc có thể lan rộng toàn thân.
  • Da bị tấy đỏ hoặc có thể phồng rộp, xung huyết và sưng phù.
  • Trường hợp dị ứng thời tiết đi kèm với các biểu hiện như tụt huyết áp, khó thở, hoa mắt, đây là các dấu hiệu của sốc phản vệ. Lúc này bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Viêm long đường hô hấp trên như đau đầu, sổ mũi, ho, đau họng, hắt xì, cơ thể mệt mỏi.
Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Các triệu chứng của dị ứng thời tiết sau khi bùng phát một thời gian sẽ có xu hướng tự thuyên giảm

Các triệu chứng của dị ứng thời tiết sau khi bùng phát một thời gian sẽ có xu hướng tự thuyên giảm. Tùy vào mức độ tổn thương và các biện pháp chăm sóc da mà thời gian tự khỏi sẽ nhanh hay chậm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị dị ứng thời tiết đều có khả năng bùng phát khi gặp các điều kiện thuận lợi.

Các trường hợp dị ứng thời tiết nhẹ

Với các trường hợp dị ứng thời tiết có các triệu chứng và mức độ tổn thương nhẹ, không quá nghiêm trọng, bạn sẽ kiểm soát tình trạng bệnh dễ dàng và thời gian phục hồi bệnh cũng sẽ nhanh chóng.

Thông thường, để kiểm soát các triệu chứng dị ứng thời tiết mức độ nhẹ, người bệnh cần tránh tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng và các dị nguyên khác. Bên cạnh đó, nên kết hợp các biện pháp chăm sóc da đúng cách và điều trị phù hợp.

Ở trường hợp này, các biểu hiện của dị ứng thời tiết có thể cải thiện đáng kể sau vài giờ bùng phát. Sau 1 đến 2 ngày các tổn thương ngoài da sẽ biến mất nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách.

Các trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính

Các biểu hiện của dị ứng thời tiết mãn tính thường có xu hướng tái lại nhiều lần, tổn thương có thể lan rộng sang các vùng da lân cận và có dấu hiệu viêm nhiễm. Do đó, trường hợp này thời gian khỏi sẽ lâu hơn. Các triệu chứng cần đến sự can thiệp y khoa, đồng hợp kết hợp với các biện pháp chăm sóc da để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Quá trình điều trị bệnh dị ứng thời tiết mãn tính thường gặp khó khăn, cũng như rất khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ bùng phát dưới các hình thức khác nhau nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Dị ứng thời tiết không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp kiểm soát kịp thời, đến khi bệnh tiến triển thành mãn tính sẽ tác động xấu đến sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh.

Các trường hợp dị ứng thời tiết mãn tính
Quá trình điều trị bệnh dị ứng thời tiết mãn tính thường gặp khó khăn trong quá trình điều trị, cũng như rất khó điều trị dứt điểm

Ngoài ra, nếu các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến phát sinh các bệnh liên quan cơ địa như viêm da cơ địa, hen suyễn,…

Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời thực hiện điều trị hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các biện pháp kiểm soát khi bị ứng thời tiết

Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết tốt nhất, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái lại hiệu quả.

  • Tránh chà xát, cào gãi mạnh: Khu vực da bị tổn thương do dị ứng thời tiết gây ra thường kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Nếu chà xát hay cào gãi mạnh chỉ có thể giảm cơn ngứa ngáy tạm thời, nhưng vùng da sẽ bị trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da, khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc áp dụng chườm ấm tại nhà.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Tổn thương do dị ứng thời tiết có thể khiến da trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc ngứa ngáy và dễ kích ứng hơn. Do đó, người bệnh nên dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu da, cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời phòng ngừa bệnh tái lại. Lưu ý, nên chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, có nguồn gốc tự nhiên, hoặc bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Các biện pháp kiểm soát khi bị ứng thời tiết
Dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên: Bệnh dị ứng thời tiết sẽ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng như: Hóa chất, chất tẩy rửa, khói bụi, lông động vật, phấn hoa, thực phẩm dễ gây dị ứng, các loại mỹ phẩm, mủ nhựa thực vật,…Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, chọn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát khi trời nóng.
  • Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh: Thói quen tắm nước quá lạnh hay quá nóng sẽ gây mất cân bằng độ ẩm của làn da, khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích và bùng phát các triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết. Tốt nhất, bạn có thể tắm nước ấm khi trời lạnh và tắm nước mát khi trời nóng. Lưu ý không tắm quá lâu, chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút.
  • Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trời chuyển lạnh, lúc này bạn nên giữ ấm cơ thể tránh bùng phát các triệu chứng dị ứng thời tiết.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Để cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp kiểm soát bệnh dị ứng thời tiết và phòng ngừa bệnh tốt hơn, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm có lợi, giàu khoáng chất và vitamin cần thiết. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn nên có các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3, thực phẩm giàu vitamin C, D, A,…, thực phẩm giàu chất xơ và các thực phẩm khác.

Thông tin bài viết đã trả lời câu hỏi “Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?”. Tùy vào mức độ và thể trạng của mỗi người mà bệnh có thể cải thiện nhanh hay chậm. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh dị ứng thời tiết, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển thành mãn tính sẽ gây khó khăn trong quá trình triệu liệu.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ...

dị ứng sữa rửa mặt

Dị ứng sữa rửa mặt và cách xử lý nhanh tại chỗ

So với các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da khác thì sữa rửa mặt ít có khả năng gây dị ứng hơn. Tuy nhiên nếu bị dị ứng...

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng ở cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đối với các...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Khi mắc phải, người dùng...

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị sưng môi trên nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu nguy hiểm vì trong trường hợp này, môi cũng không có bất kỳ vết thương nào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn