Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết có được tắm không? Có kiêng nước không?

Dị ứng thời tiết có được tắm không, có cần phải kiêng nước là băn khoăn của rất nhiều người bệnh trong quá trình điều trị. Thực tế người bệnh nên tắm ngay khi có các dấu hiệu bị dị ứng nhưng cần đảm bảo tắm đúng cách. Chi tiết thế nào, xin mời tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết có được tắm không? Có kiêng nước không?

Dị ứng thời tiết là bệnh lý cực kỳ dễ gặp vào các thời điểm giao mùa. Nguyên nhân chủ yếu thường do cơ địa hay do sức đề kháng suy yếu khiến cơ thể không kịp thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ bất thường. Bên cạnh đó các dị nguyên trong thời tiết như phấn hóa cũng là yếu tố kích thích hệ miễn dịch phóng thích các histamine số lượng lớn gây ra các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng thời tiết có được tắm không
Dị ứng thời tiết có được tắm không là băn khoăn của rất nhiều người

Một số quan niệm dân gian cũ thường cho rằng khi bị dị ứng thời tiết hay các dạng dị ứng chung gây mẩn ngứa thì cần kiêng nước kiêng tắm vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Đồng thời các quan điểm này cũng cho rằng việc tắm rửa có thể khiến các vi khuẩn, dị nguyên khác xâm nhập, dễ gây cảm lạnh và làm suy giảm sức khỏe hơn. Vậy dị ứng thời tiết có được tắm không?

Thực tế đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc không tắm thậm chí có thể làm các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy nổi mẩn thêm trầm trọng. Thống kê cho thấy cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 6 trường hợp bị nhiễm trùng da do không đảm bảo được các yếu tố vệ sinh da dẻ hằng ngày.

Việc tắm rửa trước hết sẽ giúp làm sạch da, loại bỏ các dị nguyên còn dính trên quần áo, trên da để hạn chế tình trạng bệnh lây lan qua các vùng da lân cân. Mặt khác tắm cũng giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, giảm ngứa rát đáng kể, nhất là khi tắm với nước ấm.

Dù là người lớn hay trẻ sơ sinh mắc dị ứng thời tiết cũng luôn cần đảm bảo yếu tố vệ sinh da dẻ hằng ngày. Việc kiêng nước hay kiêng tắm hoàn toàn không giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt mà ngược lại còn khiến bệnh trầm trọng hơn, tạo điều kiện cho các dị nguyên khác tấn công gây bệnh.

Như vậy với băn khoăn Dị ứng thời tiết có được tắm không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể tắm rửa như bình thường, không cần phải kiêng nước. Tuy nhiên cần phải tắm đúng cách.

Những chú ý khi tắm với người bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết có được tắm không thì câu trả lời là được nhưng tắm thế nào cho đúng, để bệnh nhanh khỏi thì không phải ai cũng biết. Theo đó người bệnh có thể tham khảo những điều nên và không nên thực hiện khi tắm để cải thiện bệnh nhanh nhất.

Không nên

Để tránh các triệu chừng nguy hiểm của dị ứng thời tiết, khi tắm người bệnh không nên thực hiện những điều sau

Dị ứng thời tiết có được tắm không
Người bệnh không nên tắm quá muộn trong thời gian quá lâu
  • Tắm quá muộn: Do dị ứng thời tiết cũng có thể gây sốt trên một số người đặc biệt là trẻ sơ sinh do đó việc tắm quá muộn có thể khiến tình trạng sốt nặng hơn.
  • Tắm nước lạnh: nước lạnh có thể dễ gây cảm lạnh khi hệ miễn dịch đang rất nhạy cảm đồng thời cũng không mang đến tác dụng quá nhiều trong việc giảm các triệu chứng dị ứng
  • Tắm nước quá nóng: nhiệt độ cao từ nước nóng có thể làm da khô ráp hơn khiến các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn ngứa bị kích hoạt trầm trọng hơn.
  • Dùng sữa tắm có độ PH cao: Khi dùng các sữa tắm thông thường trên những vùng da bị tổn thương có thể gây ngứa rát, xót khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Đặc biệt nếu dùng các sữa tắm này trên những vùng da có nhiều vết xước có thể dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Tắm quá lâu: Đặc biệt với trẻ nhỏ, việc tắm quá lâu có thể dễ nhiễm lạnh khiến tình trạng cảm lạnh, sốt trầm trọng hơn. Tắm quá lâu cũng làm giảm độ ẩm của da khiến da khô và dễ bị kích ứng hơn
  • Kỳ cọ quá mạnh: tình trạng ngứa rát khiến nhiều người có xu hướng kỳ mạnh để dễ chịu hơn. Tuy nhiên điều này có thể tăng nguy cơ trầy xước da và gây nhiễm trùng khi tắm.
  • Mặc lại đồ cũ: trên quần áo của bạn có thể còn dinh những dị nguyên như phấn hoa, do đó việc mặc lại đô cũ có thể khiến tình trạng dị ứng xuất hiện ở các khu vực khác.

Nên

Tắm đúng cách không chỉ đem lại sự dễ chịu cho người bệnh mà còn đẩy nhanh tốc độ điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xuất hiện. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các cách sau đây

Dị ứng thời tiết có được tắm không
Tắm với nhiệt độ phù hợp sẽ giúp cơ thể dễ chịu và giảm các triệu chứng đáng kể
  • Nhiệt độ nước tắm phù hợp: bạn có thể tự đo nhiệt độ nước tắm có độ ấm vừa phải, tốt nhất là trong khoảng 37 độ tương đương với nhiệt độ cơ thể.
  • Tắm trong phòng kín gió: bên cạnh việc nên tắm khi trời còn ấm, bạn cũng nên tắm trong phòng kín gió trong thời gian ngắn. Điều này có thể giúp bạn tránh được những cơn “gió độc”, nhờ đó hạn chế nguy cơ cảm lạnh hay sốt.
  • Sử dụng sữa tắm riêng: bạn nên chọn những sữa tắm dịu nhẹ, độ PH thấp để hạn chế những kích ứng trên da. Có thể trao đổi thêm với bác sĩ để có các sản phẩm phù hợp.
  • Tắm với các loại thảo dược: nếu không có sẵn các loại sữa tắm chuyên dụng, bạn có thể thay thế bằng các loại tinh dầu như dầu dừa, tinh dầu bạc hà.. các tinh dầu này đa phần đều có tính kháng khuẩn chống viêm rất cao. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng các dược liệu quen thuộc như bạc hà, tía tô, lá ổi, trầu không để đun nước tắm hằng ngày.
  • Lau khô người nhanh chóng: ngay sau khi tắm xong, bạn nên dùng khăn bông người lau thật khô người rồi mặc đồ ấm. Chú ý không mặc đồ khi người còn ẩm sẽ tạo điều kiện cho các vi nấm tấn công phát triển.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Bạn có thể bôi ngay sau khi tắm xong và lau khô người để các hoạt chất thẩm thấu tốt nhất vào da, hạn chế sự tấn công từ các dị nguyên bên ngoài vào các tổn thương trên da.
  • Thời điểm tắm: Bạn nên ưu tiên tắm trước 5h khi trời còn ấm sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe hơn. Chú ý chỉ nên tắm 1 lần/ 1 ngày trong khoảng 5- 10 phút.

Tham khảo một số thảo dược dùng làm nước tắm phù hợp

Để tăng tác dụng điều trị và có thể hạn chế tối đa việc dùng thuốc, người bệnh có thể tham khảo việc sử dụng những dược liệu sau để đun làm nước tắm.

Dị ứng thời tiết có được tắm không
Người bệnh có thể kết hợp với các thảo dược để cải thiện bệnh nhanh nhất

Lá chè xanh

Hàm lượng flavonoid, tanin và nhiều acid amin có trong lá chè xanh đều có tính kháng khuẩn chống viêm mạnh, giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm trên da.  EGCG bên trong lá chè có thể chống lại quá trình oxy hóa để ngăn chặn sự tấn công của các dị nguyên, đồng thời kích thích quá trình phục hồi các tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.

Thực hiện như sau

  • Dùng 20g lá chè xanh già
  • Rửa sạch lá ngâm cùng nước muối trong 15 phút để loại bỏ tạp chất
  • Nấu lá với 1 lít nước sôi trong 5- 7 phút
  • Pha loãng nước để tắm hằng ngày.

Lá khế

Theo y học cổ truyền, lá khế với tính lạnh nên đem đến tác dụng tán nhiệt độc, sát trùng và kháng khuẩn cực kỳ tốt. Các thành phần hoạt chất trong dược liệu này cũng giúp ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trên da. Do đó mà từ xưa đến nay dân gian cũng thường dùng dược liệu này để trị các bệnh lý ngoài da như dị ứng cơ địa hay viêm da, nổi mề đay..

Thực hiện như sau

  • Chuẩn 1 nắm lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút
  • Vò nát lá khế và nấu với 2 lít nước cho sôi trong  3-5 phút
  • Pha loãng nước để tắm hằng ngày

Cây và quả ké

Xanthine và xanthin có trong cây và quả ké có tính kháng khuẩn chống viêm khá mạnh, hỗ trợ tác dụng ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Đông y cũng thường dùng dược liệu này để điều trị các bệnh dị ứng, nổi mề đay vừa đơn giản vừa giảm ngứa rát rất hiệu quả.

Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị  200g ké, 200g cây vòi voi và 200g bèo tía
  • Các dược liệu rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Nấu các dược liêu với 5 lít nước, đun trong khoảng 15 phút
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn Dị ứng thời tiết có được tắm không. Người bệnh cần phải tắm đúng cách, đúng thời điểm để kiểm soát bệnh nhanh chóng, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Cùng chuyên mục

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? 9 loại lá lành tính hiệu quả

Dị ứng thời tiết tắm lá gì? là câu hỏi chung của rất nhiều người. Chọn đúng loại lá, làm đúng phương pháp sẽ giúp cải thiện được các triệu...

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ và cách xử lý hiệu quả nhanh

Dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn đỏ là triệu chứng phổ biến thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu....

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol: Biểu hiện và cách xử lý kịp thời

Dị ứng Paracetamol có thể làm khởi phát các phản ứng dị ứng ngoài da nghiêm trọng như ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP), hội chứng Stevens...

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai: Phòng ngừa và xử lý an toàn

Dị ứng thời tiết khi mang thai là tình trạng phổ biến, vì trong giai đoạn mang thai sức đề kháng và hệ miễn dịch ở người mẹ thường nhạy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn