Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết là bệnh mà hiện nay rất nhiều người gặp phải. Cùng với các triệu chứng xuất hiện khi đến thời điểm giao mùa khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Vậy bệnh dị ứng thời tiết là gì, bệnh được biểu hiện như thế nào cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết là trạng thái của cơ thể phản ứng quá mức khi gặp thay đổi thời tiết, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Nhiệt độ mà cơ thể có thể thích nghi tốt nhất là từ 20- 30 độ C. Vì vậy, khi thời tiết  thay đổi đột ngột trở nên quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến bạn bị dị ứng da.

Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là gì?

Bệnh dị ứng thời tiết được chia làm 2 loại: Dị ứng thời tiết nóng và Dị ứng thời tiết lạnh.

  • Dị ứng thời tiết nóng: Thường xảy ra vào mùa hè, vào những ngày nắng nóng cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi, da ẩm ướt nên sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, cơ thể mất nước và dẫn đến dị ứng thời tiết.
  • Dị ứng thời tiết lạnh: Vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp hơn 20 độ C, có thể sẽ gây ra tình trạng dị ứng thời tiết do thời tiết lúc này hanh khô hoặc ẩm ướt các vi khuẩn gây viêm nhiễm sẽ dễ dàng phát triển hơn.

Bệnh dị ứng thời tiết kèm theo các triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn như: Viêm da bội nhiễm, nhiễm trùng da và để lại sẹo.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết là do sự thay đổi của thời tiết trong khoảng thời gian giao mùa. Khi cơ thể không thể thích nghi kịp sẽ gây ra các phản ứng trên da biểu hiện qua các dấu hiệu như: Ngứa ngáy, nổi mề đay, phù nề, xung huyết,…

Ngoài ra, bệnh còn do một số các nguyên nhân khác như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch
  • Tâm lý không ổn định, căn thẳng hoặc áp lực trong một thời gian dài.
  • Do di truyền
  • Người mắc các bệnh về viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng hay hen suyễn.

Các nguyên nhân này sẽ tác động đến hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch nhạy cảm khi có tác động từ môi trường, từ đó sẽ sản sinh ra IgE. Kháng nguyên IgE giải phóng Histamin gây nên các biểu hiện của dị ứng thời tiết.

Các biểu hiện của dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi đột ngột trở nên quá nóng hoặc quá lạnh thì người bệnh sẽ có các biểu hiện sau đây:

Các biểu hiện của dị ứng thời tiết
Các biểu hiện của dị ứng thời tiết
  • Phát ban: Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi bị dị ứng thời tiết da sẽ bị nổi mẩn đỏ, các mẩn đỏ này thường tập trung ở vùng khủy tay, vùng mặt, đầu gối,…Gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khi người bệnh gãi thì các mẩn đỏ sẽ lan rộng ra các vùng khác.
  • Nổi mề đay cấp tính: Triệu chứng này có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Đây là giai đoạn nặng của bệnh dị ứng thời tiết. Các mề đay sẽ lan khắp cơ thể với tốc độ nhanh chóng dẫn đến khó thở, sốc phản hệ, tụt huyết áp và có nguy cơ tử vong.
  • Viêm mũi dị ứng: Đây là triệu chứng thường gặp đối với những người mắc bệnh dị ứng thời tiết cơ địa. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như: Hắt hơi, ngạt mũi, ngứa vùng mũi, vùng họng, cơ thể mệt mỏi,..Tùy vào tình trạng bệnh mà dấu hiệu này xuất hiện với tần suất nhiều hay ít, thông thường vùng mũi sẽ khó chịu theo từng đợt tầm 20-30 phút.
  • Chàm bội nhiễm: Bên cạnh nổi các mẩn đỏ thì có thể kèm theo các mụn nước li ti, các mụn nước này sẽ vỡ ra và tiết dịch màu vàng gây ảnh hưởng đến làn da của người bệnh, nếu không chăm sóc kỹ có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
  • Ho, khó thở: Triệu chứng ho, khó thở hay thở khò khè đặt biệt là ở trẻ em nên được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài nặng hơn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chẩn đoán bệnh dị ứng thời tiết

Đối với người bệnh dị ứng thời tiết, sẽ được chẩn đoán lâm sàng mà không cần dùng đến các xét nghiệm. Bạn sẽ được các bác sĩ hỏi qua về tình trạng bệnh cũng như biểu hiện các triệu chứng, có mắc các bệnh liên quan đến viêm mũi, viêm da, viêm phế quản,…Từ đó đưa ra kết luận và điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xảy ra trên cơ thể người bệnh phần lớn là do biến đổi thời tiết. Vì vậy, tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ bệnh cũng sẽ thể hiện khác nhau.

Dị ứng thời tiết nóng sẽ gây tình trạng đổ mồ hôi tay ẩm ướt dẫn đến viêm nhiễm khiến bệnh trở nên nặng hơn. Còn dị ứng thời tiết lạnh da của người bệnh sẽ nổi các mẩn đỏ, hoặc các mẩn đỏ có thể xuất hiện khi lúc trời mưa, có gió.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết ở 2 thể là dị ứng thời tiết cấp tính và dị ứng thời tiết mãn tính. Dị ứng thời tiết cấp tính sẽ diễn ra từ 2 ngày đến 6 tuần kèm theo các biểu hiện ngứa rát, khó chịu.

Nếu trong thời gian này người bệnh không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến dị ứng thời tiết mãn tính gây nguy hiểm trực tiếp cho cơ thể như tụt huyết áp, nhiễm trùng da, sốc phả hệ nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Vì vậy, khi có biểu hiện của dị ứng thời tiết người bệnh không nên xem thường mà hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết

Dùng thuốc Tây để điều trị dị ứng thời tiết

Dựa vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc giảm ngứa: Thuốc điều trị chứng giảm ngứa thuộc nhóm kháng Histamin giúp giải phóng các Histamin dưới da. Các loại thuốc như (Brompheniramine, Cetirizine, Dimenhydrinate,…)
  • Thuốc chứa Corticoid: Fluocinolone, Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone,…Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, ức chế quá trình phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Thuốc Omalizumab: Thuốc này dùng cho bệnh dị ứng thời tiết lâu ngày, nhưng các loại thuốc trên không thể đáp ứng được. Bên cạnh đó Omalizumab giúp chống lại các kháng nguyên IgE.
  • Các thuốc điều trị khác: Đối với người bệnh có những biểu hiện khác sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thêm các thuốc như: Thuốc đau đầu: Aspirin, Ibuprofen,…Thuốc chống co mạch,…
Dùng thuốc Tây để điều trị dị ứng thời tiết
Dùng thuốc Tây để điều trị dị ứng thời tiết

Lưu ý khi dùng thuốc Tây chữa dị ứng thời tiết

  • Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
  • Phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thêm liều hay bớt liều, thăm khám đúng định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh mà áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên chú ý tình trạng sức khỏe, vì có thể thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ. Nếu có các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc thì hãy đến gặp bác sĩ để được theo dõi kịp thời.

Các phương pháp chữa dị ứng thời tiết tại nhà

Đối với người bị dị ứng thời tiết ở tình trạng nhẹ, hoặc chưa thể đến bệnh viện thì có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Để tránh tình trạng da bị khô rát, các màng lipid của da bị phá vỡ khi thời tiết chuyển sang lạnh thì bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thoa đều lên vùng da bị dị ứng để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp phục hồi da.
  • Chườm đá và tắm nước lạnh: Phương pháp này giúp cải thiện đến 80% các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Đá lạnh hay nước lạnh có tác dụng co mạch máu, làm giảm tình trạng viêm ngứa,…
  • Bổ sung vitamin cần thiết: Vitamin C rất cần thiết để chống lại các tác nhân gây dị ứng thời tiết, đồng thời giúp tăng cường kháng thể, làm suy giảm sự phát của vi khuẩn gây bệnh. Một số loại trái cây có chứa vitamin C như: Cam, quýt, bưởi, chanh,…Rất thích hợp cho người bị dị ứng thời tiết.
  • Tránh xa các tác nhân thuận lợi gây bệnh: Bên cạnh bị ảnh hưởng bởi thời tiết dẫn đến bệnh dị ứng thời tiết, người bệnh cũng nên tránh xa các tác nhân như: Bụi bẩn, phấn hoa, áp lực, căng thẳng quá mức, thức khuya,…Vì các nhân tố này sẽ làm bệnh dễ phát triển hơn.

Sử dụng các thảo dược từ tự nhiên để trị dị ứng thời tiết

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược từ tự nhiên để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Các thảo dược này còn giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, chống lại dị ứng,…

Sử dụng các thảo dược từ tự nhiên để trị dị ứng thời tiết
Sử dụng các thảo dược từ tự nhiên để trị dị ứng thời tiết
  • Trà hoa cúc: Uống trà hoa cúc có công dụng giúp an thần, cải thiện miễn dịch trong cơ thể, kiểm soát các triệu chứng như: Nổi mề đay, ho, nghẹt mũi,…Trong trà hoa cúc không chứa thành phần caffeine nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Nước trà xanh: Trong lá trà xanh có các chất chống oxy hóa và các axit amin có tác dụng phục hồi vùng da bị tổn thương, giảm ngứa, kháng viêm,…Dùng lá trà xanh nấu nước tắm mỗi ngày 2 lần sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của dị ứng thời tiết và tránh vùng nổi mề đay lan rộng.
  • Kết hợp xông hơi với gừng: Dị ứng thời tiết gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ho, viêm đường hô hấp,…Thì có thể kết hợp xông hơi với gừng.
  • Trong gừng có chứa các hoạt chất Gingerol giúp kháng khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm. Khi thực hiện phương pháp này thường xuyên sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh, tránh tình trạng viêm mũi bội nhiễm.
  • Nước yến mạch: Dùng nước yến mạch để ngâm tay, chân thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa, chống viêm, cải thiện vùng da bị tổn thương

Ngoài các thảo dược trên, người bệnh có thể dùng các loại thảo dược như: Lá trầu không, lá quế, lá tía tô, sả, nha đam,…Dùng các thảo dược để tắm hoặc ngâm tay, chân giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc Đông y

Đông y quan niệm, dị ứng thời tiết sinh ra do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập, gặp lúc cơ thể suy nhược, khí huyết bế tắc, phủ tạng suy yếu gây ra tình trạng ngứa ngáy nổi mẩn trên da.

Nguyên tắc điều trị dị ứng, mề đay của Đông y là cân bằng âm dương, giải độc cho cơ thể, đẩy phong ra bên ngoài, đồng thời nâng cao chức năng can thận và sức khỏe. Nhờ đó, hiệu quả điều trị cao và bền vững hơn so với thuốc Tây.

Điểm nổi bật của thuốc Đông y là tính an toàn cao nhờ sử dụng nhiều thảo dược tự nhiên, kết hợp theo tỷ lệ nhất định. Bệnh nhân có thể uống thuốc lâu dài mà không lo gặp tác dụng phụ.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý cần thăm khám tại các cơ sở YHCT uy tín và dùng thuốc theo liều lượng của các lương y để việc điều trị đạt kết quả tốt.

Cách phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết

Bên cạnh việc điều trị bệnh dị ứng thời tiết theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế tình trạng tái phát bệnh.

Cách phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết
Cách phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết
  • Tránh để da tiếp xúc với nắng nóng, khi vào mùa đông nên giữ ấm cơ thể. Hạn chế đến những nơi ồn ào, ngột ngạt có thể dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, đau đầu.
  • Cung cấp nhiều rau xanh, các loại trái cây chứa vitamin C để tăng cường kháng thể, làm giảm các triệu chứng của dị ứng thời tiết. Người bệnh có thể bổ sung các loại thuốc bổ sung vitamin B1, B6, B12,…Uống từ 2-2.5 lít mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn.
  • Giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ổn định, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm tình trạng khô da, bong da.
  • Người bị dị ứng thời tiết nóng nên mặc quần áo thoáng mát, hạn chế vận động mạnh, luyện tập thể dục thể thao quá sức.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tâm trạng thoải mái, hạn chế áp lực, mệt mỏi. Tránh thức khuya, nếu ngủ không đủ giấc sẽ làm suy giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho bệnh dị ứng phát triển.

Trên đây là các thông tin cơ bản về dị ứng thời tiết. Bệnh dị ứng thời tiết cần được chữa trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thành dị ứng thời tiết mãn tính, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe kèm theo các biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng thời tiết có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên môn, các triệu...

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa có nguy hiểm không?

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa và mẹo xử lý cực đơn giản

Da mặt bị dị ứng nổi sẩn ngứa gây tổn thương da, khiến người bệnh mất tự tin. Nếu không xử lý kịp thời và chăm sóc da đúng cách...

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Khi mắc phải, người dùng...

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị sưng môi trên nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu nguy hiểm vì trong trường hợp này, môi cũng không có bất kỳ vết thương nào...

dị ứng mỹ phẩm

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Thiếu cẩn trọng trong việc lựa chọn, cộng thêm dùng mỹ phẩm không đúng cách sẽ rất dễ gây dị ứng, nhất là ở những người có làn da nhạy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn