Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng thịt gà: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có triệu chứng phát ban, ngứa ngáy, đau họng,… nặng hơn có thể gây sốc phản vệ, dẫn đến tử vong.

Dị ứng thịt gà
Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm

Dị ứng thịt gà là gì?

Dị ứng thịt gà là tình trạng cơ thể có các phản ứng dị ứng như: ngứa rát, nổi mẩn, sưng đỏ, buồn nôn, khó chịu,… sau khi ăn thị gà. Các biểu hiện của bệnh có thể khác nhau tùy cơ địa từng nguời.

Thịt gà là loại thực phẩm quen thuộc của mọi nhà, chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong Đông Y, gà có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ trung an thai, trị các bệnh ứ nước trong người, liền xương, tê dại. Ngoài ra, còn giúp ôn trung ích khí, ích tinh trị thân thể gầy ròm, hư nhiệt và ít sữa sau sinh.

Dị ứng thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm quen thuộc của mọi nhà, chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lại có thể gây dị ứng

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được thịt gà, có nhiều người sau khi ăn phải thì cơ thể bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên diện rộng và kéo dài liên tục. Có thể lí giải điều này là do trong thịt gà có nhiều protein, khi dung nạp vào cơ thể làm cho hệ miễn dịch nhầm tưởng đây là tác nhân gây hại nên sản sinh các kháng thể immunoglobulin E/IeG để tấn công chất này, kích hoạt dị ứng.

Mặc dù dị ứng do thịt gà không xảy ra phổ biến, chỉ chiếm 0,6-5% các ca dị ứng nhưng có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, ở mọi độ tuổi và giới tính nên mọi người không nên chủ quan mà cần có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời khi mắc phải.

Người dị ứng với thịt gà cũng có thể dị ứng với các món ăn hoặc thực phẩm sau đây:

  • Chà bông gà
  • Soup gà
  • Cá, tôm
  • Thịt bò
  • Thịt gia cầm: vịt, ngỗng, ngan,…
  • Thịt chim: cút, bồ câu, sẻ,…
  • Một số thực phẩm khác

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các vấn đề về hô hấp và tiêu hóa khi ăn hoặc tiếp xúc với các sản phẩm liên quan đến gà như trứng, lông, huyết thanh,… Nhưng trường hợp này chỉ chiếm số ít, có những người dị ứng thịt gà nhưng khi ăn trứng gà vẫn hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.

Cơ bản, dị ứng thịt gà sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe người mắc phải. Trường hợp bệnh kéo dài lâu, không được kiểm soát có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, có khả năng tử vong cao. Tốt nhất, khi bị dị ứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Những biểu hiện khi bị dị ứng thịt gà

Khi bị dị ứng thịt gà, người bệnh thường có những biểu hiện sau đây:

  • Kích ứng trên da: nổi mẩn đỏ, mề đay ở nhiều vùng trên cơ thể, nặng hơn có thể bị phát ban, sưng phù trên diện rộng, kèm theo cơn ngứa ngáy dữ dội.
  • Gặp các vấn đề về đường hô hấp: ngứa và sưng cổ họng, ho khò khè, khan tiếng, nghẹt mũi, chảy nước mắt,…
  • Khó chịu đường tiêu hóa: đau và co thắt bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…
Người dị ứng thịt gà thường có biểu hiện kích ứng trên da, ngứa ngáy, gặp các vấn đề tiêu hóa hoặc hô hấp

Ngoài ra, người bị dị ứng thịt gà nghiêm trọng có thể gặp biến chứng nguy hiểm là sốc phản vệ, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh thường có các dấu hiệu sau:

  • Nói nhịu
  • Lú lẫn, mất ý thức
  • Sốc
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Đau và co thắt bụng dữ dội
  • Huyết áp giảm đột ngột
  • Nhịp tim nhanh
  • Co thắt đường thở

Cách xử lý đúng khi bị dị ứng thịt gà

Tình trạng dị ứng thịt gà thường khởi phát khá nhanh, các dấu hiệu dị ứng có thể xuất hiện ngay khi ăn hoặc sau đó vài giờ khiến người bệnh trở tay không kịp. Dưới đây là những cách xử lý đúng mà bạn nên đọc!

1. Dùng mẹo dân gian

Là cách làm đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng tại nhà để xử lý các triệu chứng dị ứng thịt gà như phát ban, ngứa ngáy,… một cách an toàn và hiệu quả.

  • Đắp khăn lạnh: Đắp khăn lạnh lên vùng da bị dị ứng sẽ làm dịu tổn thương, giúp đẩy lùi tạm thời cơn ngứa, giúp bạn dễ chịu hơn. Tuyệt đối, không tắm hoặc lau người bằng nước nóng vì nhiệt độ cao sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.
  • Tắm các loại lá: Đây là phương pháp dân gian được truyền từ xưa, với công dụng làm sạch bề mặt da và loại đi các vi khuẩn gây hại đang tích tụ dưới da rất tốt và lành tính. Người bệnh có thể dùng lá khế, lá tía tô, lá chè xanh,.. để tắm hằng ngày, sau 1-2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm.
Dị ứng thịt gà
Đắp khăn lạnh lên vùng da bị dị ứng sẽ làm dịu tổn thương, giúp đẩy lùi tạm thời cơn ngứa

Vì đây là mẹo dân gian nên hiệu quả thường chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng mới đạt hiệu quả cao. Nếu sau vài ngày tình trạng bệnh không cải thiện hoặc cơ thể có dấu hiệu dị ứng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

2. Bổ sung dưỡng chất

Theo các chuyên gia, bổ sung dưỡng chất giúp cải thiện các bệnh dị ứng hiệu quả, đặc biệt là dị ứng thịt gà.

  • L-glutamine: Dưỡng chất có dạng bột, dùng để pha với nước uống với liều lượng từ 1000 – 3000mg/ngày tùy theo tình trạng sức khỏe. Khi dung nạp L-glutamine có thể cải thiện tính thấm của ruột, vì nếu như nó bị rò rỉ hoặc tăng lên có thể gây ra tình trạng dị ứng.
  • Probiotic: Rất có lợi với người bị dị ứng thịt gà, đặc biệt là trẻ em vì Probiotic có thể cải thiện tốt hệ thống tiêu hóa, giúp người bệnh giảm được các triệu chứng khó tiêu, tiêu chảy,…
  • Enzyme tiêu hóa: Bổ sung Enzyme tiêu hóa (chủ yếu là Enzyme lipase, Enzyme amylase, Enzyme protease) giúp giải quyết các protein, chất béo, carbohydrate còn thừa của thực phẩm. Đồng thời giúp bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như Omega-3, Vitamin D, Vitamin K,… nên giảm được các triệu chứng của dị ứng thịt gà.
  • Axit pantothenic:  Giúp làm giảm khả năng phản ứng quá mức của cơ thể trước tác nhân gây dị ứng, tăng cường chức năng miễn dịch và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Methylsulfonylmethane: Là hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có tác dụng phục hồi tính linh hoạt và tính thấm của màn tế bào, giúp chất lỏng thấm qua mô dễ dàng hơn nên cơ thể được thải độc liên tục, hỗ trợ điều trị dị ứng thịt gà hiệu quả.

3. Sử dụng thuốc tây

Nếu như dùng mẹo dân gian để chữa dị ứng thịt gà thường cho hiệu quả chậm thì sử dụng thuốc tây lại đem đến kết quả rất nhanh, các triệu chứng của bệnh cũng giảm đáng kể chỉ sau vài giờ. Nhưng thuốc tây phải được dùng theo đơn hoặc có sự cho phép của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng tại nhà để tránh các tác dụng phụ không đáng có, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Dị ứng thịt gà
Dùng thuốc tây chữa dị ứng thịt gà là cách xử lý nhanh và hiệu quả, đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh

Thuốc kháng Histamine

Sử dụng thuốc kháng Histamine để chữa dị ứng thịt gà là một trong những cách hiệu quả nhất hiện nay. Thông thường, bệnh sẽ được xử lý bởi thuốc Histamine thể H1, bao gồm 2 loại: thế hệ 1 và thế hệ 2. Điển hình như: Cetirizin hydroclorid, Loratadin, Acrivastin, Fexofenadin,…

Đây là loại thuốc có tác dụng tốt trong việc ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm chống mặt, buồn nôn, an thần nhẹ,… nên đẩy lùi rất nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, khó chịu do dị ứng thịt gà gây ra.

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn, tốt nhất là ngưng ngay khi hết bệnh. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng thuốc quá lâu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Thuốc tiêm Epinephrine

Khi bị dị ứng thịt gà nghiêm trọng như sốc phản vệ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm Epinephrine để khống chế được cơn dị ứng, đẩy lùi các triệu chứng bệnh, khiến chúng không chuyển biến nặng thêm.

Tuy nhiên, thuốc tiêm Epinephrine (Adrenaline hoặc Adrenalin) khi dung nạp vào cơ thể có thể đi kèm với các phản ứng phụ như:

  • Nhịp tim bất thường hoặc tăng nhanh
  • Run rẩy, đổ nhiều mồ hôi
  • Cảm thấy lo âu
  • Huyết áp tăng đột ngột

Các loại thuốc khác

Ngoài thuốc kháng Histamine và thuốc tiêm Epinephrine, người bệnh còn được các bác sĩ cho sử dụng thuốc Cortisone để giảm ngứa viêm và phát ban. Hoặc dùng thuốc dạng hít corticosteroid khi bệnh nhân gặp các vấn đề hô hấp như hen suyễn, khó thở,…

Phòng bệnh dị ứng thịt gà bằng chế độ ăn uống loại trừ

Thực hiện chế độ ăn uống loại trừ (Elimination Diet) là cách phòng dị ứng thịt gà hiệu quả. Cách này sẽ giúp người bệnh xác định được thực phẩm gây dị ứng và loại chúng ra khỏi thực đơn, ngăn không cho bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng tối đa trong 6 tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Cách thực hiện:

  • Trong 3 tuần đầu, không ăn các loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng như thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng, sữa,lúa mì, đậu phộng,… để xác định được tác nhân gây hại. Thay vào đó, hãy ăn uống khoa học và bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh, thịt hữu cơ,… để tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng bệnh hiệu quả hơn.
  • Ghi chép nhật ký ăn uống và những biểu hiện của cơ thể khi ăn các loại thực phẩm.
  • Trong 1-2 tuần tiếp theo, bắt đầu ăn lại các thực phẩm đã loại bỏ và quan sát triệu chứng sau khi ăn rồi ghi chép lại.
  • So sánh các thông tin có được để xác định nguyên nhân gây dị ứng có phải là thịt gà không. Nếu đúng hãy loại trừ nó ngay để bệnh không tái diễn.

Dị ứng thịt gà là một bệnh mãn tính, có thể bùng phát bất cứ lúc nào khi có điều kiện thuận lợi. Hiện bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm, mọi người cần chủ động trong cách phòng tránh để bảo vệ tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, khi có các triệu chứng dị ứng, người bệnh nên chủ động đến bác sĩ để làm kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải.

Cùng chuyên mục

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục là bị gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì tình trạng thường xuất hiện đột ngột, gây ra nhiều phiền toái...

Dị ứng bụi bẩn: Cách xử lý và phòng tránh hiệu quả

Dị ứng bụi bẩn là tình trạng thường hay xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm nặng. Thông thường, các dấu hiệu dị ứng thường biểu hiện không giống...

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa dị ứng nổi mề đay hiệu quả và an toàn

Dị ứng nổi mẩn ngứa không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm

Bài thuốc nam gia truyền 150 năm trị dứt điểm bệnh dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay được nhiều người bệnh và chuyên gia đánh giá cao được nghiên...

Dị ứng phấn hoa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Dị ứng phấn hoa là một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm....

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? Điều trị như thế nào?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ bệnh, cách chăm sóc và chữa trị của mỗi người. Thông thường, các...

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn