Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng son môi: Biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả

Dị ứng son môi điển hình bởi tình trạng da môi viêm đỏ, nổi mụn nước, khô ráp và ngứa ngáy. Ở một số trường hợp dị ứng nặng, môi có thể bị căng phồng, sưng nóng, đau rát và ngứa dữ dội. Nếu xử lý không đúng cách, tổn thương ở môi có khả năng tiến triển dai dẳng gây chảy máu, nứt nẻ nặng và khiến nền môi thâm sạm.

Dị ứng son môi
Dị ứng son môi là gì?

Dị ứng son môi là gì?

Dị ứng son môi là tình trạng da môi bị viêm đỏ, nứt nẻ, ngứa ngáy và khô ráp do dị ứng với các thành phần có trong son môi. Các triệu chứng dị ứng thường xảy ra ngay sau khi sử dụng son khoảng vài phút hoặc vài giờ.

Mức độ dị ứng son môi phụ thuộc vào cơ địa, thành phần và thời gian sử dụng son. Ở các trường hợp nhẹ, dị ứng son chỉ gây ngứa ngáy nhẹ, viêm đỏ và nứt nẻ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, dị ứng có thể khiến da môi bị kích ứng mạnh, phù nề, nổi mụn nước, viêm đỏ và đau nhức.

Hầu hết các trường hợp bị dị ứng son môi đều có mức độ nhẹ và thuyên giảm hoàn toàn nếu chăm sóc – điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu xử lý không đúng cách, môi có thể bị chảy máu, nứt nẻ và thâm sạm.

Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các biểu hiện do dị ứng môi gây ra tác động không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý của nữ giới. Ngoài ra, tổn thương ở môi còn kích thích các bệnh da liễu mãn tính bùng phát như chàm môi, viêm môi bong vảy,…

Biểu hiện của dị ứng son môi

Dị ứng son môi có biểu hiện lâm sàng tương đối đa dạng, triệu chứng không có tính điển hình và đồng nhất. Hình thái tổn thương phụ thuộc phần lớn vào cơ địa, nguyên nhân gây dị ứng và một số yếu tố khác.

bị dị ứng son môi nên làm gì
Khi bị dị ứng son, môi thường bị viêm đỏ, ngứa ngáy, nóng rát, khô ráp và nứt nẻ

Một số biểu hiện thường gặp do dị ứng son môi gây ra, bao gồm:

  • Sau khi sử dụng son khoảng vài phút đến vài giờ, da môi có cảm giác nóng rát bất thường và ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội
  • Môi có dấu hiệu viêm, phù nề hoặc sưng tấy nghiêm trọng. Một số trường hợp nặng có thể khiến môi căng phồng, nổi phỏng nước lớn và đau rát
  • Xung quanh viền môi có thể nổi các mụn nước nhỏ, li ti, mọc tập trung hoặc rải rác
  • Khi làm sạch hoàn toàn vết son nhận thấy da môi thâm sạm, xỉn màu, nứt nẻ, bong tróc và ngứa ngáy
  • Nếu gãi cào và liếm môi thường xuyên, vùng da tổn thương có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn hoặc virus
  • Trong trường hợp có bội nhiễm, da môi có dấu hiệu sưng nóng, mưng mủ, đau rát và khó chịu

Nguyên nhân gây dị ứng son môi

Dị ứng thực chất là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với các thành phần có trong son môi. Khi tiếp xúc với các thành phần này, da bị kích thích và dẫn truyền tín hiệu đến cơ quan miễn dịch.

Hệ miễn dịch có xu hướng đối kháng với các thành phần kích thích bằng cách hoạt hóa tế bào, tăng kháng nguyên trong máu và giải phóng các thành phần trung gian vào da. Các thành phần trung gian kích thích phản ứng viêm khiến da môi phù nề, sưng đỏ, ngứa ngáy, bong tróc và nứt nẻ.

Một số nguyên nhân gây dị ứng son môi thường gặp:

1. Sử dụng son môi kém chất lượng

Son môi là sản phẩm làm đẹp không thể thiếu đối với phái nữ. Chính vì nhu cầu sử dụng cao nên hiện nay có khá nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh các loại son môi kém chất lượng, nguồn gốc trôi nổi và thành phần không an toàn.

Cách trị môi bị dị ứng với son
Sử dụng son môi không rõ nguồn gốc và kém chất lượng là nguyên nhân chính gây dị ứng

Sử dụng son môi kém chất lượng thường có nguy cơ dị ứng cao. Ngoài ra, thành phần trong các sản phẩm này còn khiến da môi thâm sạm, nứt nẻ, khô ráp và chảy máu. Bên cạnh đó, một số loại son môi còn chứa hàm lượng chì lớn nhằm giúp son lên màu chuẩn và lâu trôi. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm này trong thời gian dài không chỉ gây kích ứng môi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Son môi chứa thành phần dễ kích ứng

Hầu hết các loại son môi đều chứa một lượng chì nhất định, chất bảo quản, hương liệu,… Các thành phần này được điều chỉnh ở nồng độ phù hợp và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số trường hợp bị dị ứng các thành phần có trong son môi.

Ngoài ra, một số loại son môi còn chứa hoạt chất chống nắng nhằm bảo vệ vùng da môi trước tia UV và hạn chế tình trạng môi thâm sạm. Tuy nhiên, các thành phần chống nắng có thể gây dị ứng và mẫn cảm ở một số đối tượng.

3. Dùng son môi quá hạn sử dụng

Phần lớn, các loại son môi đều chỉ được sử dụng trong 6 – 12 tháng tính từ thời điểm mở nắp. Tuy nhiên hầu hết nữ giới đều không chú trọng thời gian sử dụng son. Son quá hạn sử dụng có thể bị biến đổi về tính chất và trạng thái. Tình trạng này làm tăng nguy cơ dị ứng, nứt nẻ và thâm sạm môi.

4. Không làm sạch son môi sau khi sử dụng

Như đã đề cập, phần lớn các loại son môi đều chứa một lượng chì nhất định nhằm giúp son giữ màu và lâu trôi. Do đó sau khi sử dụng son, bạn cần làm sạch son môi với các dung dịch tẩy trang chuyên dụng.

Cách trị môi bị dị ứng với son
Không làm sạch hoàn toàn son môi sau khi sử dụng có thể khiến da môi ngứa ngáy, viêm đỏ

Nếu không làm sạch đúng cách, lượng chì và một số thành phần trong son có thể tích tụ ở vùng da môi khiến môi bị dị ứng, viêm đỏ, phù nề, nổi mụn nước, nứt nẻ và ngứa ngáy.

5. Cơ địa dị ứng

Người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ cao bị dị ứng mỹ phẩm và các loại son môi. Đối với những trường hợp này, cần sử dụng son môi hữu cơ chứa thành phần tự nhiên, an toàn và lành tính. Mặc dù độ an toàn cao nhưng hầu hết các sản phẩm son môi hữu cơ đều giữ màu kém và hạn sử dụng ngắn.

Bị dị ứng son môi có sao không?

Dị ứng son môi là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới. Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp dị ứng son đều có mức độ nhẹ, chỉ gây ngứa ngáy, viêm đỏ và nứt nẻ. Nếu chăm sóc và xử lý đúng cách, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên ở một số trường hợp dị ứng nặng, thương tổn có thể phát triển nghiêm trọng dần theo thời gian, làm tăng nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo thâm. Hơn nữa, phản ứng dị ứng còn kích thích các bệnh da liễu ở môi bùng phát như chàm môi và viêm môi tróc vảy.

Cách chữa bị dị ứng son môi
Dị ứng son có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và ngoại hình

Ngoài ra, dị ứng son môi còn ảnh hưởng đến ngoại hình, yếu tố thẩm mỹ khiến nữ giới có tâm lý e ngại và thiếu tự tin khi giao tiếp.

Cách khắc phục dị ứng son môi đơn giản, hiệu quả

Đối với những trường hợp dị ứng son môi có mức độ nhẹ đến trung bình, bạn có thể xử lý với một số biện pháp tại nhà sau đây:

1. Ngưng sử dụng son môi gây dị ứng

Tiếp tục sử dụng son môi gây dị ứng có thể khiến da môi phù nề, viêm đỏ, nổi mụn nước lớn, đau rát và ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy ngay sau khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở môi, cần ngưng sử dụng sản phẩm gây kích ứng da.

Bên cạnh đó, nên tránh để môi tiếp xúc với các yếu tố kích thích khác như thuốc lá, thức ăn có vị chua, cay, nước súc miệng, nhựa latex,… Tiếp xúc với những yếu tố này có thể khiến tổn thương ở môi bùng phát mạnh và chậm lành.

2. Làm dịu và phục hồi da môi

Sau khi ngưng sử dụng son môi gây dị ứng, bạn nên thực hiện các mẹo chăm sóc nhằm làm mềm, dưỡng ẩm và phục hồi vùng da môi hư tổn.

Cách chữa bị dị ứng son môi
Sử dụng son dưỡng giúp làm mềm môi, giảm nứt nẻ, khô ráp và phục hồi các mô hư tổn

Các biện pháp giúp phục hồi da môi bị dị ứng, bao gồm:

  • Làm sạch môi hoàn toàn: Sử dụng tẩy trang chuyên dụng mắt môi để làm sạch hoàn toàn son môi và các chất kích thích. Sau đó có thể dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để làm dịu vùng môi viêm đỏ và sưng phù.
  • Thoa son dưỡng ẩm: Nên thoa son dưỡng ẩm lên môi 2 lần/ ngày nhằm làm giảm khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Ngoài ra, môi được dưỡng ẩm đều đặn còn giảm mức độ ngứa ngáy, làm dịu hiện tượng kích ứng và hạn chế tình trạng thâm sạm.
  • Chườm khăn mát: Nếu môi bị ngứa ngáy và viêm đỏ nhiều, bạn có thể chườm khăn mát lên vùng môi trong 5 phút để cải thiện triệu chứng. Nhiệt độ từ khăn mát giúp làm giảm ngứa ngáy, nứt nẻ và viêm đỏ môi rõ rệt.
  • Phục hồi môi với nguyên liệu tự nhiên: Bạn có thể sử dụng nha đam, mật ong, sữa chua, dầu dừa hoặc dầu ô liu để làm mặt nạ dưỡng môi. Sử dụng các nguyên liệu này trong khoảng 10 – 15 phút có tác dụng nuôi dưỡng vùng da môi mềm mịn, giảm ngứa và tái tạo các tế bào hư tổn.

Đối với những trường hợp nhẹ, tổn thương ở vùng da môi có xu hướng thuyên giảm ngay sau khi thực hiện các biện pháp phục hồi trên. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp này thường xuyên để duy trì đôi môi mịn màng, dưỡng môi hồng và căng bóng.

3. Kết hợp với thói quen chăm sóc

Bên cạnh các biện pháp phục hồi da môi, bạn nên kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế nguy cơ thâm sạm vùng môi và cải thiện một số triệu chứng dị ứng son gây ra.

Cách chữa bị dị ứng son môi
Uống nhiều nước giúp nuôi dưỡng làn da, làm ẩm môi và cải thiện mức độ ngứa ngáy do dị ứng gây ra

Thói quen chăm sóc giúp kiểm soát và rút ngắn thời gian điều trị dị ứng son môi, bao gồm:

  • Tuyệt đối không dùng tay chà xát hoặc gãi cào mạnh lên vùng da môi dị ứng. Thói quen này có thể khiến môi sưng phù, chảy máu, nứt nẻ và ngứa ngáy dữ dội.
  • Nên hạn chế sử dụng son môi và trang điểm trong thời gian bị dị ứng. Hầu hết các sản phẩm này đều chứa chì và một số chất bảo quản có khả năng kích ứng da.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời nhằm hạn chế ảnh hưởng của tia UV và bảo vệ môi trước các yếu tố kích thích.
  • Uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, nấm, trái cây, củ,… trong chế độ dinh dưỡng nhằm tăng tốc độ phục hồi da, giảm ngứa và hạn chế nứt nẻ.
  • Hạn chế các loại đồ uống và thực phẩm như thịt bò, rau muống, thịt gà, cà phê, nước ngọt có gas và rượu bia. Các loại thực phẩm và đồ uống này có thể khiến da môi ngứa ngáy, sưng đỏ và để lại sẹo thâm sau điều trị.
  • Tránh liếm môi hoặc cắn môi. Các thói quen này có thể khiến môi khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy và chậm lành.

Dị ứng son môi có phải sử dụng thuốc?

Hầu hết các trường hợp dị ứng son môi đều thuyên giảm rõ rệt sau khi chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu vùng da môi bị viêm đỏ, phù nề và ngứa ngáy nhiều, bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc sau:

Cách chữa bị dị ứng son môi
Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị dị ứng son môi
  • Thuốc bôi corticoid hoạt tính nhẹ: Trong trường hợp da môi viêm và phù nề nhiều, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi chứa corticoid có hoạt tính nhẹ để giảm viêm, kháng dị ứng và giảm ngứa. Loại thuốc này thường được sử dụng từ 1 – 2 lần/ ngày trong khoảng 5 – 7 ngày.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Nếu triệu chứng ở môi không thuyên giảm sau khi dùng corticoid, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc ức chế calcineurin để thay thế. Loại thuốc này có tác dụng tương tự corticoid nhưng không gây giãn mao mạch, nổi mụn trứng cá và mỏng da khi sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm kháng dị ứng, giảm tổn thương và cải thiện ngứa ngáy. Hầu hết các loại thuốc kháng histamine H1 (Chlorpheniramine, Cetirizin, Loratadin,…) đều tương đối an toàn và ít gây ra tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Thuốc kháng virus, kháng sinh: Các loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp có bội nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm trùng cao. Tùy vào tình trạng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh, kháng virus dạng bôi hoặc dạng uống.

Các loại thuốc điều trị dị ứng son môi chỉ được sử dụng khi cần thiết. Tùy tiện dùng thuốc có thể khiến tổn thương da chậm lành, bội nhiễm, đau rát và để lại sẹo thâm. Vì vậy nếu có ý định sử dụng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Phòng ngừa dị ứng son môi tái phát

Dị ứng son môi hầu như chỉ gây thương tổn ngoài da, ngứa ngáy nhẹ và dễ dàng kiểm soát thông qua chế độ chăm sóc – điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này tái phát nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ thâm sạm môi, bội nhiễm và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình của nữ giới.

Để hạn chế nguy cơ dị ứng son môi, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Thận trọng khi chọn mua son môi. Nên ưu tiên các sản phẩm của thương hiệu lớn, thành phần an toàn và lành tính.
  • Cân nhắc sử dụng các sản phẩm hữu cơ nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng son môi nhiều lần.
  • Sử dụng son dưỡng 2 – 3 lần/ ngày nhằm dưỡng ẩm môi, hạn chế khô ráp và kích ứng.
  • Hạn chế một số thói quen ảnh hưởng xấu đến vùng da môi như cắn môi, liếm môi, thường xuyên dùng tay bóc vảy môi khô,…
  • Nên uống nhiều nước và duy trì chế độ ăn khoa học nhằm nâng cao sức khỏe, nuôi dưỡng làn da nói chung và vùng da môi nói riêng.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài nhằm hạn chế da mặt và da môi tiếp xúc với bụi bẩn, nhiệt độ nóng, phấn hoa, kim loại nặng có trong không khí,…

Dị ứng son môi là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới. Mặc dù có mức độ nhẹ nhưng nếu không xử lý đúng cách, da môi có thể bị nứt nẻ, chảy máu, ngứa ngáy, nổi mụn nước lớn và thâm sạm. Vì vậy khi nhận thấy môi xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động chăm sóc và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm: 

Cùng chuyên mục

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị cần biết

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, thường xảy ra trong quá trình điều trị bệnh. Những biểu hiện của dị ứng có...

Dị ứng da: Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng da: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chữa nhanh khỏi

Dị ứng da là triệu chứng da liễu phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Trung bình có đến 70% người Việt Nam có cơ địa...

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì?

Người bị dị ứng thời tiết nên kiêng những gì để phòng bệnh?

Bên cạnh điều trị các triệu chứng của dị ứng thời tiết thì việc kiêng cữ để bệnh không trở nên nghiêm trọng là rất cần thiết. Vậy người bị...

Dị Ứng Hải Sản: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Tại Chỗ Hiệu Quả

Dị ứng hải sản là phản ứng bất lợi của cơ thể sau khi dung nạp tôm, cua, mực, nghêu, sò,... Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây...

dị ứng sữa rửa mặt

Dị ứng sữa rửa mặt và cách xử lý nhanh tại chỗ

So với các sản phẩm chăm sóc và làm sạch da khác thì sữa rửa mặt ít có khả năng gây dị ứng hơn. Tuy nhiên nếu bị dị ứng...

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua: Cách nhận biết và xử lý nhanh chóng

Dị ứng tôm cua là hiện tượng cơ thể phản ứng với thành phần protein có trong các thực phẩm này. Từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn