Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Danh y chia sẻ bài thuốc đặc trị bệnh dị ứng, mề đay mẩn ngứa hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng phấn hoa: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Dị ứng phấn hoa là một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh thường khởi phát do sự thay đổi của mùa và hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Người bệnh cần chú ý những dấu hiệu nhận biết và trang bị sẵn những cách xử lý để có thể ứng biến kịp thời khi mắc phải.

Dị ứng phấn hoa
Dị ứng phấn hoa một dạng của bệnh dị ứng, thường xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Dị ứng phấn hoa là gì? Có nguy hiểm không?

Dị ứng phấn hoa (tên khoa học là Hay Fever) là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức khi nhầm tưởng phấn hoa là tác nhân gây hại. Khi mắc phải, người bệnh thường có các triệu chứng như hắt hơi liên tục, cơ thể phát ban và sưng tấy, chảy nước mắt, cổ họng ngứa rát,…

Theo các nghiên cứu, phấn hoa tồn tại dưới dạng bột mịn, có kích thước trung bình từ 0,01mm – 0,5mm với nhiều màu sắc khác nhau. Chúng phát tán nhờ gió, côn trùng hoặc truyền từ cây này sang cây khác, nếu con người vô tình tiếp xúc có thể gây dị ứng.

Dị ứng phấn hoa
Phấn hoa tồn tại dưới dạng bột mịn, có kích thước trung bình từ 0,01mm – 0,5mm với nhiều màu sắc khác nhau

Trong phấn hoa có thành phần Cellulose pentose, Extrin, Protein và Phosphore – là chất kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiết ra Histamin, gây ra các triệu chứng khó chịu ngoài da. Tùy theo cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc mà người bệnh có thể bị dị ứng ở mức độ nặng nhẹ khác theo.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây ra dị ứng phấn hoa là do mùa thay đổi. Cụ thể là:

  • Tháng 2 đến tháng 11: Đây là giai đoạn phấn hoa phát tán, người bệnh rất dễ bị dị ứng khi đi dạo gần vườn hoa hoặc đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió.
  • Tháng 5 đến tháng 6: Giai đoạn này phấn hoa hoạt động mạnh mẽ, cỏ dại và cây cối sinh trưởng nhiều nên gây dị ứng rất mạnh.
  • Giữa mùa hè: Tế bào rêu mốc phát triển và chúng sẽ tồn tại đến mùa đông. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa.

Thông thường, dị ứng phấn hoa không nguy hiểm cho người mắc phải mà chỉ gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do người bệnh chủ quan không điều trị sớm dẫn đến bệnh kéo dài, chuyển biến nặng, gây ra các biến chứng khác có thể tử vong.

Khi nghi ngờ bản thân bị dị ứng phấn hoa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa

Người bị dị ứng phấn hoa thường rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện đặc trưng ở đường hô hấp và bên ngoài da. Cụ thể, người bệnh sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Hắt hơi nhiều và kéo dài, mũi bị nghẹt và khó thở, thỉnh thoảng còn bị chảy nước mũi.
  • Mắt có dấu hiệu ngứa, đỏ và chảy nước mắt.
  • Cổ họng bị khô và ngứa rát, có khi sưng cả môi và lưỡi.
  • Phát ban ở nhiều vùng da trên cơ thể như mặt, tai, cổ,… đôi khi bị sưng tấy thành mảng lớn.
  • Các cơn khò khè, khó thở đến liên tục và kéo dài, tăng nguy cơ bị hen suyễn.
  • Giảm vị giác và khứu giác, dẫn đến không nhận biết rõ được mùi vị thức ăn.
Dị ứng phấn hoa
Người bị dị ứng phấn hoa thường có dấu hiệu hắt hơi liên tục, cơ thể phát ban, chảy nước mắt, cổ họng ngứa rát,…

Các loại dị ứng phấn hoa thường gặp

Có rất nhiều loại dị ứng phấn hoa, nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 loại dưới đây:

  • Dị ứng phấn hoa cỏ: Thường xuất hiện vào mùa hè. Phấn hoa cỏ nhỏ, dễ phát tán trong không khí, gây ra các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, rất khó điều trị. Nếu bạn là người có tiền sử bị dị ứng phấn hoa thì nên đi tiêm phòng trước khi phấn hoa nở rộ để tốt cho sức khỏe.
  • Dị ứng phấn hoa cỏ dại: Loài hoa này thường nở và phát tán phấn vào cuối mùa xuân và trong mùa thu. Phấn hoa có thể theo gió bay xa đến hàng trăm dặm, gây ra tình trạng dị ứng ở nhiều người.
  • Dị ứng phấn hoa Bạch Dương: Hoa Bạch Dương nở rộ vào mùa xuân. Trung bình mỗi cây có thể sản xuất ra 5 triệu hạt phấn hoa và khuếch tán được trong bán kính 90m nên đây là loài cây mang đến cho con người nhiều phấn hoa gây dị ứng nhất.
  • Dị ứng phấn hoa cây Sồi: Tương tự như Bạch Dương, hoa cây Sồi cũng nở vào mùa xuân. Phấn hoa Sồi tồn tại trong không khí khá lâu nên ngoài gây dị ứng thông thường, chúng còn khiến bệnh kéo dài và dễ trở nặng.

Cách xử lý khi bị dị ứng phấn hoa

Có nhiều cách xử lý khi bị dị ứng phấn hoa khác nhau như dùng thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc xịt mũi hoặc sử dụng mẹo dân gian. Tùy theo tình trạng và mức độ mắc phải, người bệnh sẽ chọn cách xử lý phù hợp.

1. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng thuốc uống

Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh thường được bác sĩ kê các loại thuốc kháng Histamine để điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể, kiềm hãm và đẩy lùi được các triệu chứng do bệnh gây ra như: phát ban, ngứa rát, sưng đỏ,… Tuy nhiên, đây là loại thuốc được dùng theo đơn, tuyệt đối không được tự ý sử dụng tại nhà, nếu không sẽ gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Dị ứng phấn hoa
Khi bị dị ứng phấn hoa, người bệnh thường được bác sĩ kê các loại thuốc kháng Histamine để uống

Các loại thuốc uống kháng Histamine thường được dùng là:

  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Cetirizine (Zyrtec)

Ngoài ra, thuốc kháng Histamine và thông mũi còn kết hợp với một số thuốc sau:

  • Claritin-D (gồm Pseudoephedrine, Loratadine)
  • Actifed (gồm Pseudoephedrine, Triprolidine)

2. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng thuốc xịt, thông mũi

Dùng thuốc xịt, thông mũi là một trong những cách xử lý dị ứng phấn hoa nhanh và hiệu quả. Nó có tác dụng chống viêm, chống ngứa, làm giảm các triệu chứng dị ứng vùng mũi như nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… nhưng chỉ với những người bệnh nhẹ, đối với trường hợp nặng, thuốc không có tác dụng.

Các thuốc xịt, thông mũi phổ biến có thể kể đến là:

  • Oxymetazoline (Afrin)
  • Pseudoephedrine (Sudafed)

Đây là loại thuốc có thể mua không cần kê đơn, nhưng tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt là những người mới sử dụng lần đầu, có tiền sử bị hô hấp hoặc đang điều trị thuốc khác không nên tự ý sử dụng.

3. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng thuốc tiêm

Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng các loại thuốc khác mà không thuyên giảm thì sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêm. Tuy nhiên, cách này sẽ được thực hiện bởi cán bộ y tế hoặc người có chuyên môn để đảm bảo đúng liều lượng và an toàn cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh sẽ có các loại thuốc tiêm khác nhau.

Ngoài thuốc tiêm chữa dị ứng phấn hoa, còn có thuốc tiêm dự phòng, giúp mọi người phòng ngừa được bệnh hiệu quả, giảm bớt tần suất mắc bệnh trong 1-3 năm.

Dị ứng phấn hoa
Thuốc tiêm được dùng trong trường hợp người bị dị ứng phấn hoa dùng các loại thuốc khác không giảm

4. Xử lý dị ứng phấn hoa bằng mẹo dân gian

Nếu như dùng các loại thuốc điều trị cho hiệu quả nhanh và lập tức thì xử lý dị ứng phấn hoa bằng mẹo dân gian lại mang đến hiệu quả từ từ và an toàn cho sức khỏe người bệnh. Cách này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ và nếu sau vài tuần điều trị bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu dị ứng, người bệnh nên đến bác sĩ được hỗ trợ.

Ăn hành tây

Ăn hành tây là một trong những mẹo dân gian chữa dị ứng phấn hoa hiệu quả và an toàn. Trong hành tây chứa nhiều hoạt chất Quercetin có tác dụng kiểm soát quá trình hình thành Histamine trong cơ thể nên có thể làm giảm các triệu chứng viêm mũi, ngứa ngáy trên da.

Có thể dùng hành tây ăn sống sau khi đã rửa sạch hoặc chế biến thành món ăn để đổi khẩu vị, làm mới thực đơn.

Dị ứng phấn hoa
Ăn hành tây là một trong những mẹo dân gian chữa dị ứng phấn hoa hiệu quả và an toàn

Uống nước lá húng quế

Uống nước lá húng quế có tác dụng giảm viêm khi dị ứng, giúp bệnh thuyên giảm và người cảm thấy khỏe khoắn hơn. Trong loại lá này có chứa các chất kiềm hãm sự sản sinh của histamine trong cơ thể nên chỉ cần duy trì uống 2 lần/ngày, đều đặn trong 7-14 ngày bệnh sẽ khỏi.

Cách thực hiện:

  • Lá húng quế tươi ngâm trong nước muối 5 phút để loại đi những vi khuẩn và bụi bẩn còn sót lại trên lá. Sau đó rửa lại lần nữa với nước sạch, để ráo.
  • Cắt nhỏ lá húng quế, cho vào cốc nước sôi.
  • Đợi cho nước nguội bớt rồi uống. Có thể thêm một chút mật ong để tạo độ ngọt sẽ dễ uống hơn.

Dùng trà bạc hà

Lá bạc hà có tính ấm, vị cay the, dùng mát, không độc, có tác dụng giải độc, kháng viêm, kháng khuẩn nên sẽ đẩy lùi được các độc tố gây dị ứng bên trong cơ thể, giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, bạc hà còn có đến 23,4% methone giúp cải thiện các vấn đề dị ứng, giảm nghẹt mũi, giúp người bệnh dễ thở hơn và mau lành bệnh.

Dị ứng phấn hoa
Uống trà bạc hà giúp giảm nhanh các triệu chứng dị ứng phấn hoa

Chuẩn bị:

  • 15gr lá bạc hà khô
  • Nước sôi
  • Bình pha trà

Cách thực hiện:

  • Cho lá bạc hà khô vào bình trà, châm nước sôi đến 2/3 bình.
  • Ngâm trà trong 5 phút để các hoạt chất trong lá bạc hà tan ra hết.
  • Lọc lấy nước uống, có thể thêm đường tùy khẩu vị.

Uống trà gừng

Uống trà gừng là cách xử lý dị ứng phấn hoa đơn giản, dễ thực hiện với các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp, có tác dụng giải độc, kháng viêm, phục hồi lại sức khỏe người bệnh hiệu quả. Ngoài ra, uống trà gừng còn giải cảm, chữa dạ dày rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy miếng gừng nhỏ khoảng 2cm đi rửa sạch, sau đó bào sợi hoặc giã nhuyễn.
  • Cho phần gừng vừa xử lý xong vào ngâm 5 phút trong nước nóng.
  • Lọc lấy nước uống. Thực hiện đều đặn mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Dùng mật ong

Dùng mật ong cũng là một cách chữa dị ứng hay, được nhiều người áp dụng. Vì phấn hoa khi gặp mật ong trong cơ thể sẽ thành chất tăng cường hệ miễn dịch nên sẽ ngăn chặn lại được cơn dị ứng, không cho chúng lan rộng.

Sử dụng mật ong rất đơn giản, có thể ăn không, bỏ vào nước ấm uống mỗi ngày hoặc dùng mật ong thoa vào vùng da phát ban, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Dị ứng phấn hoa
Dùng mật ong cũng là một cách chữa dị ứng phấn hoa hay, được nhiều người áp dụng

Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa

Có biện pháp phòng tránh phù hợp sẽ giúp hạn chế đối đa khả năng bị dị ứng phấn hoa, ngăn không cho bệnh tái phát và làm phiền đến cuộc sống. Dưới đây là một số cách bạn đọc có thể tham khảo:

  • Không phơi quần áo gần nơi có phấn hoa vì chúng có thể bám vào gây dị ứng. Thay vào đó, hãy phơi ở những nơi nhiều ánh sáng, tránh xa cây cối và bụi bẩn để phòng bệnh tốt hơn.
  • Hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời vào những ngày nhiều gió để tránh sự tiếp xúc của cơ thể với phấn hoa gây dị ứng.
  • Khi ra ngoài nên dùng khẩu trang hoặc dụng cụ che chắn để bảo vệ cơ thể trước các nhân gây hại.
  • Quét dọn và lau chùi nhà cửa sạch sẽ, đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, chăn,… phải được vệ sinh và thay mới thường xuyên. Nếu thực hiện điều này phấn hoa sẽ không còn nơi trú ẩn và không xâm nhập cơ thể gây dị ứng được.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin C, uống nhiều nước,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các tác nhân gây dị ứng.
  • Trong nhà nên hạn chế trồng hoặc trưng bày các loại hoa vì có thể khiến phấn của chúng lan tỏa vào không gian sống kích hoạt dị ứng.
  • Có thể sử dụng thêm bộ lọc không khi trong nhà để giữ cho môi trường sống luôn trong lành và sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin cần thiết và hữu ích về dị ứng phấn hoa. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thể chủ động được trong việc phòng tránh và xử lý bệnh một cách hiệu quả!

Cùng chuyên mục

Dị ứng thịt gà: Biểu hiện và cách xử lý đúng

Dị ứng thịt gà xảy ra không phổ biến, thường gặp nhiều nhất ở những người có cơ địa mẫn cảm. Khi mắc phải, người bệnh sẽ có triệu chứng...

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Môi bị sưng 1 cục là bị gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì tình trạng thường xuất hiện đột ngột, gây ra nhiều phiền toái...

Dị ứng bụi bẩn: Cách xử lý và phòng tránh hiệu quả

Dị ứng bụi bẩn là tình trạng thường hay xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm nặng. Thông thường, các dấu hiệu dị ứng thường biểu hiện không giống...

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không? Điều trị như thế nào?

Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng, mức độ bệnh, cách chăm sóc và chữa trị của mỗi người. Thông thường, các...

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh: Nguyên nhân và cách xử lý

Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều đối tượng. Hiện tượng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy ở tay,...

Viêm da do dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Bé bị viêm da do dị ứng thời tiết và cách chăm sóc mẹ cần biết

Khi khí hậu chuyển lạnh hoặc nóng, thời tiết giao mùa là thời điểm cơ thể chúng ta dễ mắc bệnh hơn hết nhất là nhóm đối tượng trẻ em....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn