Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Dị ứng thời tiết mùa hè nắng nóng: Xử lý và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng mật ong: Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thời tiết: Biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa

Dị ứng nước đặc trưng bởi tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa trong thời gian ngắn, khi làn da tiếp xúc trực tiếp với nước máy, nước hồ bơi, nước giếng,…Những tạp chất lẫn trong các nguồn nước này có nguy cơ gây ra viêm da tiếp xúc, đặc biệt là người có làn da và cơ địa nhạy cảm.

Dị ứng nước: Biểu hiện, Cách điều trị và phòng ngừa
Dị ứng nước đặc trưng bởi tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa trong thời gian ngắn khi làn da tiếp xúc trực tiếp với nước máy, nước hồ bơi,…

Dị ứng nước và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng nước là tình trạng cơ thể không thích ứng với nguồn nước mà người bệnh đang sử dụng hoặc tiếp xúc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường do trong nước có chứa thành phần không hợp với làn da của người dùng.

Khi đó cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng lại với các tác nhân gây kích ứng da. Lúc này cơ thể sẽ bắt đầu giải phóng các kháng thể để chống lại dị nguyên, đồng thời lượng histamin dưới da cũng sẽ tăng lên đột ngột, đây là chất gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn và các biểu hiện dị ứng bắt đầu xuất hiện.

Hầu hết các trường hợp bị dị ứng nước đều có các dấu hiệu nhận biết xuất hiện trên bề mặt da mà các bác sĩ chuyên môn gọi đó là viêm da tiếp xúc. Khi sử dụng nước hay uống nước cũng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng nước.

Dưới đây là một số nguồn nước có nguy cơ gây ra tình trạng dị ứng nước cho người sử dụng, bao gồm:

  • Nước máy: Nước máy là nguồn nước đã được xử lý, khử trùng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện xử lý nước, nhà máy có sử dụng một số chất hóa học để làm sạch nước. Khi nồng độ những chất này đạt mức cao hoặc các trường hợp có cơ địa nhạy cảm sẽ gây ra dị ứng nước.
  • Nước giếng: Nguồn nước giếng có chứa nhiều chất độc, không được xử lý và khử trùng. Thông thường những chất độc này sẽ không tương thích với làn da, nên khi sử dụng có thể gây viêm da.
  • Nước hồ bơi: Nước ở hồ bơi thường chứa nhiều vi trùng, sinh vật, chất hóa học và chất khử trùng nước. Vì vậy, khi tiếp xúc với nguồn nước này sẽ có nguy cơ gây dị ứng.
  • Nước sông: Trong nước sông có thể chứa các chất độc hại, cùng với tình trạng ô nhiễm nguồn nước nên có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy khi tiếp xúc.
Dị ứng nước và dấu hiệu nhận biết
Nước ở hồ bơi thường chứa nhiều vi trùng, sinh vật, chất hóa học và chất khử trùng nước
  • Nước biển: Những vùng nước biển chứa hàm lượng muối cao cùng các tạp chất khác. Khi cơ địa hoặc làn da không tương thích với các tạp chất trong nước biển có thể dẫn đến khởi phát các triệu chứng dị ứng.
  • Dị ứng nước mưa: Với hiện trạng ô nhiễm ngày càng cao dẫn đến lượng nước mưa cũng chứa các hoạt chất gây hại. Trường hợp da tiếp xúc với các độc tố này sẽ dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Trong một số trường hợp, có thể bị dị ứng với nước hoa, nước lạnh, nước muối sinh lý, nước hoa, nước lọc,…

Dị ứng nước là bệnh ngoài da mãn tính thường không phổ biến. Hiện nay, y học vẫn chưa thể tìm ra căn nguyên gây bệnh, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và điều trị, các bác sĩ nhận thấy các biểu hiện của dị ứng nước có mối liên quan mật thiết đến cơ địa và di truyền. Bên cạnh đó, có thể làn da của người bệnh không tương thích với hợp chất Oxy và Hidro.

Dấu hiệu nhận biết dị ứng nước

Dị ứng nước đặc trưng bởi tổn thương bề mặt da, người bệnh có thể quan sát và nhận biết các triệu chứng nhận biết như:

  • Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, da bị nổi mề đay, mẩn ngứa
  • Hiện tượng phát ban diễn ra nhanh chóng
  • Tình trạng nổi mề đay có thể lan rộng từ khu vực tiếp xúc với nước sang những vùng da lân cận
  • Da xuất hiện mụn nhọt, mụn nước
  • Khó thở, thở khò khè
  • Cơ thể mệt mỏi, choáng váng
  • Đau đầu
  • Khó nuốt

Khi nhận thấy các biểu hiện choáng váng, khó thở, mệt mỏi,…Cho thấy tình trạng dị ứng nước đang ở mức độ nghiêm trọng. Lúc này người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm điển hình là sốc phản vệ, hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng nước nguy hiểm không?

Các triệu chứng của dị ứng nước thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh lý gây tác động trực tiếp đến sinh hoạt cũng như chức năng thẩm mỹ của người bệnh. Tổn thương da do nổi mẩn, ngứa ngáy nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến viêm loét, bội nhiễm.

Dị ứng nước nguy hiểm không?
Các triệu chứng của dị ứng nước thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Ngoài ra, khi nhận thấy các triệu chứng toàn thân như khó thở, mệt mỏi, choáng váng, đau bụng,…Là dấu hiệu của tình trạng dị ứng nước chuyển biến nặng hơn và có nguy cơ đe dọa sức khỏe người bệnh. 

Khi nhận thấy các dấu hiệu dị ứng nước, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. 

Các biện pháp điều trị dị ứng nước

Bệnh dị ứng nước tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu bạn vô tình tiếp xúc với nguồn nước gây bệnh. Do đó, không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này, điều bạn cần làm là áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc hợp lý.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Sử dụng thuốc Tây kiểm soát các triệu chứng dị ứng nước là biện pháp phổ biến được nhiều người bệnh tìm đến. Dựa vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng bệnh lý mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng trường hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng để đẩy lùi các biểu hiện dị ứng nước:

Các loại thuốc uống: Khi các triệu chứng dị ứng nước khởi phát sẽ khiến hàm lượng histamin tăng cao, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin H1 như Dexclorpheniramin, Hydroxyzine,…Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,…

Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng nhóm thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng đau, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương da

Thuốc tiêm: Thuốc tiêm được chỉ định với các trường hợp dị ứng có triệu chứng nặng, tác dụng kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng thụ thể H1 để tiêm giúp điều trị dị ứng ngoài da và mề đay,…

Các loại thuốc điều trị tại chỗ: Sử dụng nhóm thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng đau, ngứa ngáy, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương da do dị ứng nước gây ra. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp thuốc uống và thuốc bôi cho bệnh nhân để đẩy lùi các triệu chứng hiệu quả, rút ngăn thời gian điều trị.

Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, việc lạm dụng thuốc quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận hoặc ngộ độc,…

Áp dụng quang trị liệu

Điều trị quang học là một trong những phương pháp khắc phục các triệu chứng dị ứng nước. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng ánh sáng nhân tạo PUVA và PUVB chiếu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để ức chế hoạt động của các thụ thể histamin, từ đó làm lành các vùng da bị tổn thương.

Điều trị dị ứng nước bằng quang học sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị chỉ mang tính chất tạm thời, khi gặp điều kiện thuận lợi các triệu chứng dị ứng sẽ tái bùng phát.

Áp dụng quang trị liệu
Quang trị liệu là một trong những phương pháp khắc phục các triệu chứng dị ứng nước

Ngoài ra, phương pháp này cũng gây ảnh hưởng đến làn da người bệnh sau khi thực hiện, làn da sẽ trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và dễ bị bắt nắng hơn. Do đó, trong quá trình thực hiện điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bệnh không tiến triển xấu đi.

Tận dụng các thảo dược tự nhiên

Việc áp dụng các mẹo dân gian để chữa dị ứng nước là một biện pháp kiểm soát bệnh lý hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược dễ tìm, lành tính như lá khế, lá tía tô, gừng, lá ổi,…

Đây là các vị thuốc có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng các thảo dược này nấu nước tắm hoặc đắp lên vùng da bị tổn thương giúp cải thiện các triệu chứng dị nước.

Hầu hết các bài thuốc dân gian khá lành tính, an toàn nhưng lại phát huy tác dụng chậm và chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả nhanh hay chậm.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc điều trị tại nhà, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn bài thuốc phù hợp với tình trạng của mình.

Cách kiểm soát và phòng ngừa dị ứng nước

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng nước và phòng ngừa tái phát bằng cách thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng nước để tránh tiếp xúc ngừa bệnh tái phát, đồng thời nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước có nguy cơ gây kích ứng dị ứng như: Nước hồ bơi, nước giếng, nước sông,…
Cách kiểm soát và phòng ngừa dị ứng nước
Vệ sinh cá nhân, tắm gội hàng ngày bằng nguồn nước sạch
  • Lựa chọn các sản phẩm tắm gội, chăm sóc da phù hợp với da, có nguồn gốc từ tự nhiên, không chứa chất tạo mùi hương, tạo màu vì có thể gây kích ứng da và bùng phát các triệu chứng dị ứng. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Vệ sinh cá nhân, tắm gội hàng ngày bằng nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tránh chà xát hay cào gãi mạnh sẽ gây ra trầy xước và dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi để giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành các tổn thương do dị ứng nước gây ra.
  • Tránh dung nạp các thực phẩm có hại cho sức khỏe cũng như bệnh dị ứng nước như: Bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích khác, thịt bò, hải sản, thịt gà,…

Dị ứng nước là bệnh ngoài da mãn tính, các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra dị ứng nước. Do đó, việc phòng tránh và các biện pháp chăm sóc sức khỏe là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu?

Ngủ dậy bị sưng môi trên là do đâu? Nguy hiểm không?

Ngủ dậy bị sưng môi trên nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu nguy hiểm vì trong trường hợp này, môi cũng không có bất kỳ vết thương nào...

Dị ứng bột ngọt: Triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Dị ứng bột ngọt xảy ra không phổ biến nhưng có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Khi mắc phải, người dùng...

Dị ứng thịt bò: Dấu hiệu và cách xử lý ngay tại nhà

Dị ứng thịt bò không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với một số triệu chứng ở cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Đối với các...

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt đơn giản hiệu quả

Sử dụng lá lốt chữa dị ứng thời tiết có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm giúp người bệnh cảm giác dễ chịu hơn. Vậy...

Ngứa toàn thân như kiến bò là bệnh gì? Làm sao hết?

Nhiều người hay gặp phải tình trạng ngứa toàn thân như kiến bò nhưng không rõ nguyên nhân tại sao. Điều này xảy ra khiến nhiều đối tượng lo lắng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn